I. Khái quát về tài phán hành chính
II. Đối tượng xét xử hành chính của Tòa án
III. Thẩm quyền xét xử hành chính của Toà án
IV. Chủ thể tham gia tố tụng hành chính
V. Các giai đoạn tố tụng hành chính
45 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật hành chính Việt Nam - Chương V: Xét xử hành chính ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
Chương trình cử nhân
hành chính (60 tiết)
GV Nguyễn Minh Tuấn
Chương V: Xét xử hành chính ở Việt
Nam
I. Khái quát về tài phán hành chính
II. Đối tượng xét xử hành chính của Tòa án
III. Thẩm quyền xét xử hành chính của Toà án
IV. Chủ thể tham gia tố tụng hành chính
V. Các giai đoạn tố tụng hành chính
I. Khái quát về tài phán hành chính
1. Quan niệm về tài phán hành chính
2. Phân biệt tài phán hành chính với tài phán
tư pháp
1. Quan niệm về tài phán hành chính
Khái niệm
Đặc điểm
Khái niệm
Là phương thức giải quyết tranh chấp giữa
cơ quan hành chính với người dân thông qua
cơ quan tư pháp;
thực chất của tài phán hành chính là xét xử
các khiếu kiện của dân đối với cơ quan hành
chính
Đặc điểm
Được thực hiện bởi các tòa hành chính, có
tính độc lập và là một bộ phận của tòa án
Xét xử tranh chấp trong hoạt động quản lý
nhà nước
Tố tụng hành chính là tố tụng viết
Tòa hành chính phán quyết về tính hợp pháp
của các hành vi, quyết định hành chính
2. Phân biệt tài phán hành chính với
tài phán tư pháp
Khác nhau về đối tượng xét xử
Khác nhau về chủ thể chịu trách nhiệm
trước tòa án
II. Đối tượng xét xử hành chính của
Tòa án
1. Quyết định hành chính
2. Hành vi hành chính
3. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc
4. Quyết định hành chính, hành vi hành chính
mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức
1. Quyết định hành chính
Khái niệm
Đặc điểm
Khái niệm
Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan
hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác
hoặc người có thẩm quyền trong các cơ
quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về
một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý
hành chính được áp dụng một lần đối với
một hoặc một số đối tượng cụ thể.
Đặc điểm
Một quyết định hành chính thuộc đối tượng
xét xử của Tòa án phải được thể hiện dưới
hình thức văn bản.
là quyết định hành chính cá biệt
là quyết định trái pháp luật
Chủ thể ban hành quyết định là cơ quan từ
cấp Bộ trở xuống
2. Hành vi hành chính
Khái niệm
Đặc điểm
Khái niệm
Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan
hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác
hoặc của người có thẩm quyền trong cơ
quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực
hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của
pháp luật.
Đặc điểm
Chủ thể của hành vi là cơ quan từ cấp Bộ
trở xuống;
là hành vi thực hiện hay không thực hiện
công vụ trái pháp luật.
3. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc
là văn bản thể hiện dưới hình thức quyết
định của người đứng đầu cơ quan, tổ
chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc
thôi việc đối với công chức thuộc quyền
quản lý của mình.
4. Quyết định hành chính, hành vi
hành chính mang tính nội bộ của cơ
quan, tổ chức
là những quyết định, hành vi quản lý, chỉ
đạo, điều hành hoạt động thực hiện chức
năng, nhiệm vụ trong phạm vi cơ quan, tổ
chức đó.
III. Thẩm quyền xét xử hành chính
của Toà án
1. Những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải
quyết của Toà án
2. Thẩm quyền xét xử của Toà án các cấp
3. Xác định thẩm quyền trong trường hợp
vừa có đơn khiếu nại, vừa có đơn khởi kiện
1. Những khiếu kiện thuộc thẩm
quyền giải quyết của Toà án (Điều 28
Luật TTHC 2010)
Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi
hành chính, trừ các quyết định hành chính,
hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà
nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an
ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ
quy định và các quyết định hành chính, hành
vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan,
tổ chức.
Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại
biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại
biểu Hội đồng nhân dân.
Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc
công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng
và tương đương trở xuống.
Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về
quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
2. Thẩm quyền xét xử của Toà án
các cấp
Thẩm quyền của tòa cấp huyện
Thẩm quyền của tòa cấp tỉnh
Tòa cấp huyện giải quyết
Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi
hành chính của CQNN từ cấp huyện trở
xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính
với Toà án hoặc của người có thẩm quyền
trong CQNN đó;
Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc
của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp
huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới
hành chính với Toà án đối với công chức
thuộc quyền quản lý của CQ, tổ chức đó;
Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử
đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu
cử đại biểu Hội đồng nhân dân của cơ
quan lập danh sách cử tri trên cùng
phạm vi địa giới hành chính với Toà án.
Tòa án cấp tỉnh giải quyết
Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi
hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc CP, Văn phòng CTN, Văn phòng
QH, Kiểm toán nhà nước, TANDTC,
VKSNDTC và quyết định hành chính, hành vi
hành chính của người có thẩm quyền trong
cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú,
nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi
địa giới hành chính với Toà án;
trường hợp người khởi kiện không có nơi
cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh
thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết
thuộc Toà án nơi cơ quan, người có thẩm
quyền ra quyết định hành chính, có hành
vi hành chính;
Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi
hành chính của cơ quan thuộc một trong các
cơ quan nhà nước quy định trên và quyết
định hành chính, hành vi hành chính của
người có thẩm quyền trong các cơ quan đó
mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm
việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới
hành chính với Toà án;
trường hợp người khởi kiện không có nơi
cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh
thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết
thuộc Toà án nơi cơ quan, người có thẩm
quyền ra quyết định hành chính, có hành
vi hành chính;
Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi
hành chính của cơ quan nhà nước cấp
tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành
chính với Toà án và của người có thẩm
quyền trong cơ quan nhà nước đó;
Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi
hành chính của cơ quan đại diện ngoại giao
của Việt Nam ở nước ngoài hoặc của người
có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người
khởi kiện có nơi cư trú trên cùng phạm vi địa
giới hành chính với Toà án. Trường hợp
người khởi kiện không có nơi cư trú tại Việt
Nam, thì Toà án có thẩm quyền là Toà án Hà
Nội hoặc Toà án thành phố Hồ Chí Minh;
Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi
việc của người đứng đầu cơ quan, tổ
chức cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương mà
người khởi kiện có nơi làm việc khi bị kỷ
luật trên cùng phạm vi địa giới hành
chính với Toà án;
Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về
quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà người
khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ
sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với
Toà án;
Trong trường hợp cần thiết, Toà án cấp tỉnh
có thể lấy lên để giải quyết khiếu kiện thuộc
thẩm quyền của Toà án cấp huyện.
3. Xác định thẩm quyền trong trường hợp
vừa có đơn khiếu nại, vừa có đơn khởi kiện
Trường hợp người khởi kiện có đơn khởi
kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm
quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thẩm
quyền giải quyết theo sự lựa chọn của người
khởi kiện.
IV. Chủ thể tham gia tố tụng hành
chính
1. Cơ quan, người tiến hành tố tụng
2. Người tham gia tố tụng
1. Cơ quan, người tiến hành tố tụng
Các cơ quan tiến hành tố tụng hành chính
gồm có: Toà án, Viện kiểm sát.
Những người tiến hành tố tụng hành chính
gồm có: Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội
thẩm nhân dân, Thư ký Toà án; Viện trưởng
Viện kiểm sát, Kiểm sát viên.
2. Người tham gia tố tụng
Những người tham gia tố tụng hành chính
gồm đương sự, người đại diện của đương
sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự, người làm chứng, người giám
định, người phiên dịch.
V. Các giai đoạn tố tụng hành chính
1. Khởi kiện, thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử
2. Xét xử sơ thẩm
3. Xét xử phúc thẩm
4. Thi hành án
5. Xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án
đã có hiệu lực pháp luật (giám đốc thẩm và
tái thẩm).
1. Khởi kiện, thụ lý vụ án, chuẩn bị
xét xử
Quyền khởi kiện vụ án hành chính
Thời hiệu khởi kiện
Trường hợp trả lại đơn khởi kiện
Quyền khởi kiện vụ án hành chính
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi
kiện vụ án hành chính đối với QĐHC, HVHC,
quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong
trường hợp không đồng ý với quyết định,
hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết
thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định
của pháp luật về khiếu nại mà khiếu nại
không được giải quyết hoặc đã được giải
quyết, nhưng không đồng ý với việc giải
quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó.
Cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện vụ
án hành chính đối với quyết định giải
quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh trong trường hợp không
đồng ý với quyết định đó.
Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính
về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội,
danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng
nhân dân trong trường hợp đã khiếu nại với
cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại,
nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định
của pháp luật mà khiếu nại không được giải
quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không
đồng ý với cách giải quyết khiếu nại.
Thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cá
nhân, cơ quan, tổ chức được quyền khởi
kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án
hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết
thúc thì mất quyền khởi kiện.
Thời hiệu khởi kiện
01 năm, kể từ ngày nhận được hoặc biết
được quyết định hành chính, hành vi hành
chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định
giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh;
thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở
ngại khách quan khác không tính vào thời
hiệu khởi kiện.
Từ ngày nhận được thông báo kết quả
giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh
sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải
quyết khiếu nại mà không nhận được
thông báo kết quả giải quyết khiếu nại
của cơ quan lập danh sách cử tri đến
trước ngày bầu cử 05 ngày.
Trả lại đơn khởi kiện
Người khởi kiện không có quyền khởi
kiện;
Người khởi kiện không có đủ năng lực
hành vi tố tụng hành chính;
Thời hiệu khởi kiện đã hết mà không có lý
do chính đáng;
Chưa có đủ điều kiện khởi kiện vụ án
hành chính;
Sự việc đã được giải quyết bằng bản án
hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu
lực pháp luật;
Sự việc không thuộc thẩm quyền giải
quyết của Toà án;
Người khởi kiện lựa chọn giải quyết vụ
việc theo thủ tục giải quyết khiếu nại;
Đơn khởi kiện không có đủ nội dung quy
định
Hết thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận
được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí,
người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án
phí, mà người khởi kiện không xuất trình
biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Toà
án, trừ trường hợp có lý do chính đáng;