Luật học - Bài 4: Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư Việt Nam

QUY TẮC CHUNG – NGHĨA VỤ CƠ BẢN Quy tắc 1. Bảo vệ công lý và nhà nước pháp quyền Luật sư có nghĩa vụ trung thành với Tổ Quốc. Bằng hoạt động nghề nghiệp của mình, luật sư góp phần bảo vệ công lý và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

pdf49 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật học - Bài 4: Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4 QUY TẮC ĐẠO ĐỨC VÀ ỨNG XỬ NGHỀ NGHIỆP CỦA LUẬT SƯ VIỆT NAM GVC.THS. Nguyễn Hữu Ước HỌC VIỆN TƯ PHÁP Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 68/QĐ-HĐLSTQ ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng luật sư toàn quốc. CƠ CẤU  LỜI NÓI ĐẦU  CHƯƠNG I: QUY TẮC CHUNG (5 Quy tắc)  CHƯƠNG II: QUAN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG (9 Quy tắc)  CHƯƠNG III: QUAN HỆ VỚI ĐỒNG NGHIỆP (8 Quy tắc)  CHƯƠNG IV: QUAN HỆ VỚI CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG (2 Quy tắc)  CHƯƠNG V:QUAN HỆ VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC KHÁC (1 Quy tắc)  CHƯƠNG VI: CÁC QUY TẮC KHÁC (2 Quy tắc). QUY TẮC CHUNG – NGHĨA VỤ CƠ BẢN Quy tắc 1. Bảo vệ công lý và nhà nước pháp quyền Luật sư có nghĩa vụ trung thành với Tổ Quốc. Bằng hoạt động nghề nghiệp của mình, luật sư góp phần bảo vệ công lý và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Tình huống  Luật sư A được 1 Công ty thuộc tập đoàn đầu tư nước ngoài ký hợp đồng làm việc với tư cách cá nhân. Qua thực hiện dịch vụ được biết dịch vụ của mình đang là mắt xích làm tăng làm tăng lợi nhuận tối đa cho tập đoàn nước ngoài, gây thiệt hại lớn cho ngân sách nhà nước Việt Nam. Con của luật sư được Công ty này cấp học bổng học tập tại nước ngoài và được cam kết công việc lâu dài.  Nếu anh (chị) là luật sư A sẽ xử sự như thế nào?: + Xin thôi việc, báo cho các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền; + Không thôi việc và ngầm báo cho các cơ quan có thẩm quyền; + Tiếp tục làm việc và có chỉ thực hiện dịch vụ ở mức tối thiểu. + Phương án xử lý riêng của anh (chị)? QUY TẮC CHUNG – NGHĨA VỤ CƠ BẢN Quy tắc 2. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan Luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, không vì lợi ích vật chất, tinh thần hoặc bất kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.  Tình huống  Luật sư A là người duy nhất chứng kiến vụ tai nạn giao thông đường bộ, gây chết người, lỗi thuộc về chủ phương tiện B. Luật sư A được chính chủ phương tiện B này nhờ bảo vệ từ giai đoạn điều tra. Là luật sư A anh (chị) sẽ xử sự như thế nào?: + Nhận lời và tiết lộ việc mình là nhân chứng duy nhất; + Không nhận lời, giới thiệu đến TCHNLS Khác; + Không nhận lời B, làm nhân chứng của vụ án; + Phương án riêng của Anh (chị)? QUY TẮC CHUNG – NGHĨA VỤ CƠ BẢN Quy tắc 3. Bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng  Luật sư có nghĩa vụ bảo đảm chất lượng dịch vụ pháp lý cung cấp cho khách hàng, tận tâm sử dụng các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của khách hàng theo quy định của pháp luật, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.  Tình huống Luật sư A bảo vệ cho bị cáo B, người chưa thành niên. TAND huyện H đã xử phạt B 1 năm tù cho hưởng án treo. Gia đình bị cáo B đã chấp nhận. Qua nghiên cứu HS, luật sư thấy mức án trên là quá nghiêm khắc, bị cáo B có đủ căn cứ để được chuyển tội danh và áp dụng hình phạt nhẹ hơn. Nếu anh (chị) là luật sư A sẽ xử sự như thế nào? QUY TẮC CHUNG – NGHĨA VỤ CƠ BẢN Quy tắc 4. Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí  Trợ giúp pháp lý miễn phí là lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư. Luật sư có nghĩa vụ thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và các đối tượng chính sách bằng sự tận tâm, vô tư và trách nhiệm nghề nghiệp như các vụ việc có nhận thù lao.  Tình huống Luật sư A là Trưởng VPLS vừa được thành lập nhận được đơn đề nghị TGPL về lĩnh vực dân sự của bà B là người dân tộc thiểu số sống vở vùng núi cao (cách VP 500 Km). Trong đơn có nói nghèo không có đủ tiền để đến VP, gửi đầy đủ các giấy tờ về vụ việc. Nếu anh (chị) là luật sư A sẽ xử sự như thế nào?: QUY TẮC CHUNG – NGHĨA VỤ CƠ BẢN Quy tắc 5. Bảo đảm sự tin cậy của xã hội Luật sư có nghĩa vụ phát huy truyền thống tốt đẹp của nghề luật sư, luôn giữ gìn phẩm chất và uy tín nghề nghiệp; thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa trong hành nghề và lối sống để luôn tạo được sự tin cậy và tôn trọng của xã hội đối với luật sư và nghề luật sư. Tình huống Do vội đến Tòa án để kịp phiên xét xử, Luật sư A đã vi phạm luật giao thông đường bộ. Khi bị cảnh sát yêu cầu xuất trình giấy tờ, ký biên bản xử lý, giữ phương tiện, luật sư A xuất trình thẻ luật sư và đưa cho cảnh sát giao thông 1 ví, nói “trong đó có tất cả, muốn giữ hoặc lấy cái gì thì tùy, trừ giữ phương tiện, tôi đang rất vội”. Anh (chị) hãy nhận xét về xử sự của luật sư A. Nếu anh (chị) là luật sư A sẽ xử sự như thế nào?: CÁC NHÓM QUY TẮC VÀ ỨNG XỬ NGHỀ NGHIỆP CỤ THỂ CỦA LUẬT SƯ Nhóm 1: Quan hệ với khách hàng; Nhóm 2: Quan hệ với đồng nghiệp; Nhóm 3: Quan hệ với cơ quan tiến hành tố tụng; Nhóm 4:Quan hệ với các cơ quan nhà nước khác; Nhóm 5: Các quy tắc khác. 5 NHÓM QUY TẮC 1.Nhóm quy tắc:Quan hệ với khách hàng (9 quy tắc) 1. Quy tắc nhận vụ việc của khách hàng  1.1. Luật sư không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, tuổi tác, khuyết tật, tình trạng tài sản khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng.  1.2. Luật sư tôn trọng sự lựa chọn luật sư của khách hàng; chỉ nhận vụ việc theo khả năng chuyên môn, điều kiện của mình và thực hiện vụ việc trong phạm vi yêu cầu hợp pháp của khách hàng. 1. Quy tắc nhận vụ việc của khách hàng  1.3. Luật sư giải thích cho khách hàng biết về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ trong quan hệ với luật sư; về phạm vi hợp pháp trong yêu cầu của khách hàng; những khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện dịch vụ; quyền khiếu nại và thủ tục giải quyết khiếu nại của khách hàng.  1.4. Khi nhận vụ việc của khách hàng, luật sư, tổ chức hành nghề luật sư phải xác định rõ các quyền, nghĩa vụ của hai bên trong Hợp đồng dịch vụ pháp lý. 2. Quy tắc thù lao  Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư phải tư vấn cho khách hàng những quy định của pháp luật về căn cứ tính thù lao, phương thức thanh toán thù lao; thông báo rõ ràng mức thù lao, chi phí cho khách hàng và phải ghi trong Hợp đồng dịch vụ pháp lý. 3. Quy tắc thực hiện vụ việc của khách hàng 1. Luật sư chủ động tích cực giải quyết vụ việc của khách hàng và thông báo tiến trình giải quyết vụ việc để khách hàng biết. 2. Trong khi thực hiện cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, luật sư không coi tiền bạc, lợi ích vật chất là mục tiêu duy nhất của hành nghề luật sư. 3.Quy tắc thực hiện vụ việc của khách hàng  3. Luật sư không từ chối vụ việc đã nhận, trừ trường hợp bất khả kháng, theo quy định của pháp luật luật sư, của Quy tắc này hoặc được khách hàng đồng ý.  4. Luật sư, Tổ chức hành nghề luật sư ký nhận và có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn bản chính tài liệu, hồ sơ trong trường hợp khách hàng tin cậy giao cho mình; hoàn trả hồ sơ, tài liệu này khi đã giải quyết xong vụ việc hoặc khách hàng yêu cầu, trừ trường hợp khách hàng chưa thanh toán hết thù lao và chi phí theo Hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết. 4.1.Quy tắc từ chối nhận vụ việc của khách hàng  1. Luật sư không đủ khả năng chuyên môn hoặc điều kiện thực tế để thực hiện vụ việc;  2. Khách hàng thông qua người khác yêu cầu luật sư mà người này có biểu hiện lợi dụng tư cách đại diện cho khách hàng để mưu cầu lợi ích cá nhân làm ảnh hưởng đến uy tín của luật sư và quyền lợi hợp pháp của khách hàng;  3. Khách hàng yêu cầu luật sư trợ giúp pháp lý với quan niệm sự trợ giúp này chỉ mang tính hình thức hoặc khách hàng không tự nguyện mà bị phụ thuộc theo yêu cầu của người khác; 4.1.Quy tắc từ chối nhận vụ việc của khách hàng 4. Có căn cứ rõ ràng xác định khách hàng đã cung cấp chứng cứ giả hoặc yêu cầu của khách hàng không có cơ sở, trái đạo đức, trái pháp luật; 5. Có sự xung đột về lợi ích giữa các khách hàng, nếu tiếp nhận vụ việc đó; 6. Khách hàng có thái độ không tôn trọng luật sư và nghề luật sư. 4.2.Quy tắc từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc trong các trường hợp sau đây:  1. Khách hàng đưa ra yêu cầu mới mà yêu cầu này không thuộc phạm vi hành nghề hoặc trái đạo đức, trái pháp luật;  2. Khách hàng không chấp nhận ý kiến tư vấn giải quyết vụ việc đúng pháp luật, phù hợp với đạo đức do luật sư đưa ra, mặc dù luật sư đã cố gắng phân tích thuyết phục;  3. Khách hàng vi phạm cam kết theo hợp đồng dịch vụ pháp lý mà các bên không thể thỏa thuận được hoặc quan hệ giữa luật sư với khách hàng bị tổn hại không phải do lỗi của luật sư;  4. Có sự đe dọa hoặc áp lực nào khác về vật chất hoặc tinh thần từ khách hàng hoặc người thứ ba buộc luật sư phải làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp; 4.2.Luật sư từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc trong các trường hợp sau đây: 5. Khách hàng sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư để thực hiện hành vi trái pháp luật, vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội; 6. Có căn cứ xác định khách hàng đã cố ý lừa dối luật sư; 7. Phát hiện vụ việc thuộc trường hợp quy định tại Quy tắc 9.1; 8. Các trường hợp do quy định của pháp luật hoặc trường hợp bất khả kháng khác. 5. Quy tắc đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý 1. Khi đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý theo Quy tắc 4.2, luật sư, tổ chức hành nghề luật sư thông báo bằng văn bản cho khách hàng trong thời hạn hợp lý để khách hàng tìm luật sư khác thực hiện dịch vụ pháp lý cho mình, đồng thời giải quyết nhanh chóng các vấn đề liên quan đến việc chấm dứt Hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết. 2. Khi chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý, luật sư, tổ chức hành nghề luật sư có thái độ tôn trọng, xử sự ôn hòa, không dùng lời lẽ có tính chất xúc phạm đối với khách hàng, làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín của nghề luật sư, danh dự và uy tín của khách hàng. 5.Quy tắc giải quyết xung đột về lợi ích Xung đột về lợi ích là sự đối lập về quyền lợi vật chất hay tinh thần đã xảy ra hoặc có khả năng xẩy ra giữa hai hay nhiều khách hàng, giữa luật sư, nhân viên, vợ, chồng, con, cha mẹ, anh em của luật sư với khách hàng trong cùng một vụ việc hoặc trong vụ việc khác có liên quan tới vụ việc đó.  Ứng xử của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư trong trường hợp có xung đột về lợi ích:  1. Không nhận vụ việc của khách hàng mới có sự đối lập về quyền lợi với khách hàng mà luật sư đảm nhận theo Hợp đồng dịch vụ pháp lý đang còn hiệu lực thực hiện trong cùng một vụ án Hình sự, Dân sự, Hôn nhân gia đình, Lao động, Hành chính hoặc các vụ việc khác theo quy định của pháp luật.  2. Không nhận vụ việc của khách hàng nếu vợ, chồng, con, cha mẹ, anh em của luật sư đang thực hiện cung cấp dịch vụ pháp lý cho người có sự đối lập về quyền lợi với khách hàng đó;  3. Luật sư trong một tổ chức hành nghề không đồng thời nhận vụ việc của các khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ việc đó.  4. Từ chối trong các trường hợp khác có xung đột về lợi ích. 7. Quy tắc giữ bí mật thông tin  .Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện dịch vụ pháp lý và cả khi đã kết thúc dịch vụ đó, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật; luật sư có trách nhiệm yêu cầu các nhân viên của mình cam kết không tiết lộ những bí mật thông tin mà họ biết được và giải thích rõ nếu tiết lộ thì nhân viên đó phải chịu trách nhiệm. 8. Quy tắc tiếp nhận khiếu nại của khách hàng  1. Khi tiếp nhận yêu cầu khiếu nại của khách hàng, luật sư, tổ chức hành nghề luật sư có thái độ ôn hòa, nhã nhặn, chủ động thương lượng, hòa giải với khách hàng; nếu không có kết quả thì hướng dẫn khách hàng thủ tục khiếu nại tiếp theo để quyền lợi của khách hàng được giải quyết theo quy định của pháp luật, bảo vệ uy tín của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư.  2. Việc trả lời khiếu nại của khách hàng được thực hiện bằng văn bản. 9.Quy tắc những việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng:  1. Dùng lời lẽ trực tiếp xúi giục, kích động đối với khách hàng;  2. Sử dụng tiền bạc, tài sản của khách hàng trong khi hành nghề vào mục đích riêng của cá nhân luật sư;  3. Soạn thảo hợp đồng tặng cho tài sản của khách hàng cho chính luật sư hoặc cho những người thân thích, ruột thịt của luật sư, trừ trường hợp khách hàng đó cũng là người thân thích của luật sư tự nguyện yêu cầu; 9.Quy tắc những việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng:  4. Nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích vật chất nào khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện vụ việc gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng;  5. Đòi hỏi từ khách hàng hoặc người có quyền, lợi ích liên quan với khách hàng bất kỳ khoản tiền chi thêm hoặc tặng vật nào ngoài khoản thù lao và các chi phí kèm theo đã thỏa thuận, trừ trường hợp khách hàng đã tự nguyện cam kết trong Hợp đồng dịch vụ pháp lý;  6. Tạo ra các tình huống xấu, những thông tin sai sự thật, bất lợi cho khách hàng để lôi kéo, đe dọa, làm áp lực nhằm tăng mức thù lao đã thỏa thuận hoặc mưu cầu lợi ích bất chính khác từ khách hàng; 8.Quy tắc những việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng:  7. Sử dụng thông tin biết được từ vụ việc mà luật sư đảm nhận để mưu cầu lợi ích cá nhân;  8. Trả tiền thuê người môi giới khách hàng để giành vụ việc cho mình;  9. Thông tin trực tiếp cho khách hàng hoặc dùng lời lẽ ám chỉ để khách hàng biết về mối quan hệ cá nhân của mình với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc công chức nhà nước có thẩm quyền khác, nhằm mục đích gây niềm tin với khách hàng về hiệu quả công việc như là một tiêu chí để khuyến khích khách hàng lựa chọn luật sư; 9.Quy tắc những việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng:  10. Cố ý làm cho khách hàng nhầm lẫn về khả năng và trình độ chuyên môn của mình; đưa ra những lời hứa hẹn giả tạo để lừa dối khách hàng;  11. Cam kết bảo đảm kết quả vụ việc nhằm mục đích lôi kéo khách hàng hoặc để tính thù lao theo kết quả cam kết;  12. Lợi dụng nghề nghiệp để quan hệ tình cảm nam nữ bất chính với khách hàng làm ảnh hưởng tới danh dự luật sư và nghề luật sư; 9.Quy tắc những việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng:  13. Đòi hỏi tiền bạc hoặc lợi ích vật chất từ khách hàng khi thực hiện trợ giúp pháp lý theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý;  14. Từ chối vụ việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật và Quy tắc này, trường hợp bất khả kháng hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Trong trường hợp có căn cứ từ chối, luật sư phải có văn bản thông báo cho tổ chức trợ giúp pháp lý và khách hàng biết. 2.Nhóm quy tắc:Quan hệ với đồng nghiệp (8 quy tắc) 2. Quy tắc quan hệ với đồng nghiệp 1.Quy tắc bảo vệ danh dự, uy tín luật sư 2.Quy tắc tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp; 3.Quy tắc tình đồng nghiệp trong đời sống 4. Quy tắc cạnh tranh nghề nghiệp 5. Quy tắc ứng xử khi có tranh chấp quyền lợi với đồng nghiệp 6. Quy tắc những việc luật sư không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp 7. Quy tắc quan hệ luật sư với tổ chức hành nghề luật sư và tổ chức xã hội-nghề nghiệp luật sư 8. Quy tắc quan hệ với người tập sự hành nghề luật sư 3.Nhóm quy tắc:Quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng (2 Quy tắc) 3.Quy tắc quan hệ với các cơ quan tố tụng 1.Quy tắc ứng xử của luật sư trong quan hệ với cơ quan tiến hành tố tụng. 2. Quy tắc những việc luật sư không được làm trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng: 4.Nhóm quy tắc:Quan hệ với các cơ quan nhà nước khác (1 quy tắc) 4. Quy tắc ứng xử với các cơ quan nhà nước khác 1.Quy tắc ứng xử của luật sư trong quan hệ với các cơ quan nhà nước khác: Khi quan hệ với cơ quan nhà nước khác với tư cách đại diện ngoài tố tụng, luật sư tư vấn hoặc thực hiện dịch vụ pháp lý khác cho khách hàng, luật sư cần có thái độ đúng mực, hợp tác với các cơ quan này trong việc giải thích cho khách hàng các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo nhằm khuyến nghị khách hàng tránh việc khiếu nại, tố cáo trái pháp luật, làm ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội. 2. Luật sư không dùng những thủ đoạn nhằm kéo dài, gây khó khăn cho việc giải quyết của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 5. Nhóm quy tắc khác (2 Quy tắc) 12.Quy tắc khác 1.Quy tắc quan hệ với các cơ quan thông tin đại chúng; 3.Quy tắc quảng cáo. TÌNH HUỐNG 1 Ông A và ông B đang tranh chấp về H ĐCNQSD đất ông B khởi kiện ông A ra Tòa án, Luật sư K Trưởng Văn phòng luật sư K đã tư vấn cho Khách hàng B, trong khi đang đàm phán giá dịch vụ hợp đồng (chưa ký kết hợp đồng) thì ông A đến nhờ bảo vệ tại Tòa và trả giá cao hơn gấp 1,5 mức giá mà ông B đang đề nghị. Là luật sư K anh (chị) sẽ xử sự như thế nào? Tại sao? Tình huống 2 Ông A được ông nội viết giấy tặng cho 300 m2 đất và đã được UBND xã xác nhận nhưng chưa sang tên trước bạ. Năm năm sau, ông nội của ông A đòi lại ½ thửa đất trên để cho người cháu khác đang gặp khó khăn. Sau khi sát nhập vào Thủ Đô, thửa đất nói trên đã tăng giá gấp 10 lần. Ông A mời luật sư làm thủ tục khởi kiện ông nội ra Tòa án. Là LS anh chị sẽ xử sự như thế nào? Tại sao? Nhận lời hay từ chối? Tình huống 3 Trong khi tư vấn cho khách hàng X, là khách hàng thân thiết, Luật sư A đã phát hiện thấy khách hàng X đang chuẩn bị thực hiện tội phạm. Công việc luật sư A làm giúp X là một phần của công việc chuẩn bị đó. Nếu là ls A anh (chị) sẽ làm gì? Tại sao? Tình huống 4  Công ty A là khách hàng thường xuyên của Công ty luật TNHH CL (do Luật sư C thuộc Công ty CL đảm nhiệm cung cấp dịch vụ thường xuyên).  Công ty A và Công ty B xẩy ra tranh chấp. Công ty B nhờ luật sư L của Công ty luật TNHH CL với mức phí rất cao (mặc dù biết Công ty A là khách hàng thường xuyên của CL)  Anh (chị) là Giám đốc Công ty TNHH luật CL sẽ xử sự như thế nào? Tạo sao? Tình huống 1 Luật sư nhận khách hàng nhưng không có đủ khả năng cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Một số tình huống về Quy tắc chung về đạo đức nghề luật sư Tình huống luật sư trong trong đời sống; Tình huống luật sư trong tư vấn; Tình huống luật sư trong tranh tụng; Tình huống luật sư trong hành nghề đại diện ngoài tố tụng; Tình huống luật sư trong hành nghề cung cấp dịch vụ pháp lý khác;