1. Khái niệm hình thức nhà nước
Khái niệm hình thức nhà nước: là cách tổ
chức quyền lực nhà nước và những phương
pháp để thực hiện quyền lực nhà nước.
Đây là một khái niệm bao gồm ba yếu tố:
– Hình thức chính thể nhà nước: cách thức tổ chức
quyền lực nhà nước ở trung ương
– Hình thức cấu trúc nhà nước: các thức tổ chức
quyền lực nhà nước theo cơ cấu lãnh thổ
– Chế độ chính trị: phương thức thức thực hiện
quyền lực nhà nước
13 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật học - Bài 5: Hình thức nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5 HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC
Thời lượng: 3 tiết
Yêu cầu: hiểu và phân tích được các nguyên
lý tổ chức và vận hành quyền lực nhà nước
Phương pháp: Thuyềt trình, thảo luận
Nội dung
1. Khái niệm hình thức nhà nước
2. Hình thức chính thể
3. Hình thức cấu trúc
4. Chế độ chính trị
1. Khái niệm hình thức nhà nước
Khái niệm hình thức nhà nước: là cách tổ
chức quyền lực nhà nước và những phương
pháp để thực hiện quyền lực nhà nước.
Đây là một khái niệm bao gồm ba yếu tố:
– Hình thức chính thể nhà nước: cách thức tổ chức
quyền lực nhà nước ở trung ương
– Hình thức cấu trúc nhà nước: các thức tổ chức
quyền lực nhà nước theo cơ cấu lãnh thổ
– Chế độ chính trị: phương thức thức thực hiện
quyền lực nhà nước
2. Hình thức chính thể
2.1 Khái niệm hình thức chính thể
2.2 Phân loại hình thức chính thể
2.1 Khái niệm hình thức chính thể
• Khái niệm: Là cách thức tổ chức và trình tự để
lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước ở trung
ương, xác lập mối quan hệ cơ bản giữa các cơ
quan này và sự tham gia của nhân dân.
• Đặc điểm khái niệm
– Nguồn gốc của quyền lực nhà nước
– Cách thức tổ chức quyền lực nhà nước
– Trình tự thành lập các cơ quan nhà nước trung ương
– Mối quan hệ giữa các cơ quan này
– Sự tham gia của nhân dân
Nguồn gốc của quyền lực nhà nước
• Nguồn gốc quyền lực nhà nước từ bên ngoài
xã hội, từ “trời”
– Chịu ảnh hưởng của tôn giáo, tín ngưỡng
– Phổ biến trong thời kỳ phong kiến trở về trước
• Nguồn gốc quyền lực của nhà nước từ nhân
dân
– Hình thành và phát triển trong cách mạng tư sản
– Phân biệt với “dân là gốc”, “dân làm gốc”
Cách thức tổ chức quyền lực nhà nước
• Cách thức tổ chức
– Thành ba cơ quan lập pháp hành, pháp, tư pháp
– Thêm loại cơ quan khác, ví dụ Kiểm sát
• Thành lập:
– bầu, bầu cử: nhiều người bỏ phiếu hoặc toàn dân
bỏ phiếu
– bổ nhiệm: cơ quan cao hơn (thường 1 người) cử
một người khác giữ một chức vụ
– thế tập: cha truyền con nối hoặc nắm giữ vị trí theo
dòng họ, huyết thống
Trình tự thành lập các cơ quan
• Trình tự thành lập kế tiếp
– Thành lập ra một cơ quan sau đó cơ quan này hình
thành các cơ quan khác.
– Đảm bảo sự thống nhất, vị trí thứ bậc
• Trình tự thành lập các cơ quan độc lập
– Các cơ quan hình thành bằng những con đường
khác nhau, độc lập với nhau
– Đảm bảo sự độc lập, vị trí ngang bằng
Mối quan hệ giữa các cơ quan này
• Mối quan hệ giữa các cơ quan ngang bằng:
– Các cơ quan độc lập với nhau
– Nhằm kìm chế, đối trọng với nhau, kiểm soát nhau
và đảm bảo quyền lực tối cao thuộc về nhân dân
• Mối quan hệ trên dưới, phụ thuộc
– Các cơ quan có sự phụ thuộc qua lại
– Thống nhất, tập trung quyền lực
• Cách thức thành lập:
– bầu, bầu cử
– bổ nhiệm
– thế tập
• Trình tự thành lập: trình tự kế tiếp hoặc độc lập
• Mối quan hệ giữa các cơ quan: ngang bằng và
kìm chế, đối trọng với nhau; quan hệ trên dưới,
phụ thuộc
• Sự tham gia của nhân dân vào việc thiết lập các
cơ quan nhà nước: số lần tham gia, hình thức
tham gia
2.2 Phân loại hình thức chính thể
• Phân loại:
– Chính thể quân chủ: quyền lực hình thành theo con
đường thế tập và vua là người đứng đấu nhà nước
– Chính thể cộng hòa: quyền lực của nhà nước thuộc
về một cơ quan được bầu trong thời gian nhất định
Phân loại chính thể quân chủ
• Quân chủ tuyệt đối: Vua là người đứng đầu nhà
nước nắm giữ tất cả quyền lực cơ bản của nhà
nước (Ô- Man, Bru Nây)
• Quân chủ hạn chế: Nhà vua chỉ nắm một phần
quyền lực tối cao và bị hạn chế quyền lực.
– Quân chủ nhị hợp: Quyền của nguyên thủ bị hạn chế
trong lãnh vực lập pháp, song lại rất rộng trong lãnh
vực hành pháp
– Quân chủ đại nghị: nhà vua không có quyền hạn lập
pháp và quyền hành pháp bị hạn chế. Vua đóng vai trò
tượng trưng cho dân tộc.
– Quân chủ lập hiến: quyền lực nhà vua bị hạn chế bởi
hiến pháp.
Phân loại hình thức chính thể cộng hòa
• Cộng hòa quí tộc: chủ nô và phong kiến
• Cộng hòa dân chủ: chủ nô và tư sản
• Cộng hòa dân chủ tư sản bao gồm:
– Cộng hòa tổng thống
– Cộng hòa đại nghị
– Cộng hòa lưỡng tính
• Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
– Công xã Paris
– Nhà nước xô viết
– Cộng hòa dân chủ nhân dân