Luật học - Bài 5: Quan hệ pháp luật

Cho các quan hệ xã hội sau: Công dân A (nam giới, 20 tuổi) và công dân B (nữ giới, 18 tuổi), còn độc thân, thương yêu nhau, cùng nhau tới nhà thờ tổ chức lễ cưới. Chị X (45 tuổi) làm nội trợ, ra chợ mua rau muống. P là kỹ sư xây dựng, 30 tuổi, tới cơ quan nhà nước có thẳm quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân. Hãy xác định: Đâu là quan hệ pháp luật? Điểm khác biệt giữa quan hệ pháp luật với các quan hệ xã hội khác?

ppt19 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật học - Bài 5: Quan hệ pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNGI. Khái niệm và đặc điểm quan hệ pháp luậtCho các quan hệ xã hội sau:Công dân A (nam giới, 20 tuổi) và công dân B (nữ giới, 18 tuổi), còn độc thân, thương yêu nhau, cùng nhau tới nhà thờ tổ chức lễ cưới.Chị X (45 tuổi) làm nội trợ, ra chợ mua rau muống. P là kỹ sư xây dựng, 30 tuổi, tới cơ quan nhà nước có thẳm quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân.Hãy xác định: Đâu là quan hệ pháp luật? Điểm khác biệt giữa quan hệ pháp luật với các quan hệ xã hội khác?1. Khái niệm quan hệ pháp luật 1.1 Quan hệ xã hội là gì?Do nhu cầu phát triển và tồn tại con người phải liên kết với nhau thành cộng đồng Nảy sinh những sự liên hệ giữa các thành viên với nhau về vật chất, về tinh thần goi là quan hệNhững quan hệ này xuất hiện trong quá trình hoạt động xã hội của con người goi là quan hệ xã hộiQuan hệ XH tồn tại khách quan không lệ thuộc vào ý chí của con người.QHXH rất đa dạng và phong phú (QH gia đình, QH lao động...)1. Khái niệm quan hệ pháp luật 1.2 Khái niệm quan hệ pháp luật“Quan hệ pháp luật là quan hệ nảy sinh trong xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó, các chủ thể có những quyền và nghĩa vụ nhất định và được nhà nước đảm bảo thực hiện” 2. Đặc điểm quan hệ pháp luật (tt) 2.1 Quan hệ pháp luật có mối quan hệ biện chứng quan hệ xã hộiQuan hệ xã hội sẽ là cơ sở để nhà làm luật ban hành quy phạm điều chỉnh khi cần thiết.Quan hệ pháp luật thuộc kiến trúc thượng tầng và phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng.Trong các xã hội có giai cấp, mỗi kiểu quan hệ sản xuất thì có kiểu quan hệ pháp luật. Các quan hệ pháp luật phát triển, biến đổi theo sự phát triển, biến đổi của quan hệ sản xuất và phục vụ cho quan hệ sản xuất.Quan hệ pháp luật đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc “trật tự hoá” các quan hệ xã hội, hướng chúng phát triển phù hợp với mong muốn của nhà làm luật. 2. Đặc điểm quan hệ pháp luật (tt) 2.2 QHPL là quan hệ xã hội có ý chí.QHPL là dạng QH cụ thể hình thành giữa chủ thể nhất định Các QH này không ngẫu nhiên hình thành mà phải qua hành vi có ý thức của 1 hoặc cả hai chủ thểCũng có những QHPL được hình thành trên cơ sở ý chí của nhà nước.Thông qua ý chí, quan hệ xã hội từ trạng thái vô định ( không có cơ cấu chủ thể nhất định) chuyển sang trạng thái cụ thể (có cơ cấu chủ thể nhất định)2. Đặc điểm quan hệ pháp luật (tt)2.3 QHPL xuất hiện trên cơ sở quy phạm pháp luậtQHPL mang tính giai cấp sâu sắc. Việc lựa chọn QHXH nào để điều chỉnh bằng pháp luật phụ thuộc ý chí của nhà nước.Nhiều QHXH vốn là quan hệ đạo đức dưới tác động của QPPL chúng trở thành quan hệ pháp luật. Định rõ những chủ thể tham gia quan hệ pháp luật, những quyền và nghĩa vụ pháp lý của họ cũng như những biện pháp bảo vệ những quyền và nghĩa vụ ấy khi chúng bị xâm phạm2. Đặc điểm quan hệ pháp luật (tt)2.4 Nội dung của QHPL được cấu thành bởi quyền, nghĩa vụ pháp lý mà việc thực hiện được đảm bảo bằng sự cưỡng chế nhà nước.Quyền và nghĩa vụ pháp lý có mối quan hệ biện chứng có nghĩa là, trong một quan hệ pháp luật, quyền chủ thể của một bên phải tương ứng với nghĩa vụ pháp lý của bên kia và ngược lạiQHPL xác định rõ trách nhiệm pháp lý của các chủ thể vi phạm nghĩa vụ pháp lý hoặc quyền chủ thể, đồng thời quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các cơ quan bảo vệ pháp luật, giám sát việc thực hiện pháp luật và xử lý khi có vi phạm.Chủ thể tham gia QHPL có quyền thoả thuận thêm các quyền và nghĩa vụ pháp lý khác cho phù hợp với ý chí và điều kiện, hoàn cảnh riêng của mình, miễn là các nội dung này không được trái với quy định pháp luật. II. Thành phần quan hệ pháp luật1. Chủ thể quan hệ pháp luật1.1 Khái niệm: Chủ thể của QHPL là những cá nhân hay tổ chức đáp ứng những điều kiện do nhà nước qui định cho mỗi loại QHPL và tham gia vàoQHPL1.2 Năng lực chủ thểNăng lực chủ thể là những điều kiện theo quy định của PL mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng khi tham gia vào quan hệ pháp luật. Năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi 1. Chủ thể quan hệ pháp luật Năng lực pháp luật: là khả năng của chủ thể được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật;Năng lực hành vi: là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận, bằng hành vi của chính mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như độc lập chịu trách nhiệm về những hành vi đó 1. Chủ thể quan hệ pháp luật 1.3 Mối quan hệ giữa năng lực pháp luật và năng lực hành viNăng lực pháp luật là điều kiện cần, năng lực hành vi là điều kiện đủ để cá nhân, tổ chức trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật;Năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi nên không thể có chủ thể pháp luật không có năng lực pháp luật mà lại có năng lực hành vi. Vì khi nhà nước không quy định các quyền, nghĩa vụ pháp lý cho chủ thể thì nhà nước cũng không cần tính đến điều kiện để cá nhân, tổ chức có thể thực hiện chúng;Nếu chủ thể có năng lực pháp luật mà không có hoặc mất năng lực hành vi hay bị nhà nước hạn chế năng lực hành vi thì họ không thể tham gia một cách tích cực vào các quan hệ pháp luật. Chủ thể chỉ có thể tham gia thụ động vào quan hệ pháp luật (thông qua hành vi của người thứ ba) hoặc được nhà nước bảo vệ trong những quan hệ pháp luật nhất định; Lưu ý: Năng lực pháp luật và năng lực hành vi là những thuộc tính gắn liền với các cá nhân, tổ chức nhưng không phải là thuộc tính tự nhiên, sẵn có mà đó là những thuộc tính pháp lý do Nhà nước thừa nhận thông qua các quy định của pháp luật.Đối với các cá nhân, năng lực pháp luật xuất hiện khi cá nhân được sinh ra và mất đi khi người đó chết. Năng lực hành vi chỉ xuất hiện khi con người đạt đến một độ tuổi nhất định và phải trong trạng thái thần kinh bình thường, tức là không mắc bệnh tâm thần hay các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.Lưu ý: Như vậy, một cá nhân hay một tổ chức muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật thì đồng thời phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Đối với cá nhân, năng lực pháp luật xuất hiện trước, năng lực hành vi xuất hiện sau; nhưng đối với tổ chức thì năng lực pháp luật và năng lực hành vi xuất hiện cùng một lúc khi tổ chức đó ra đời.Đối với các quốc gia khác nhau hoặc trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, năng lực chủ thể qui định khác nhau.Chủ thể quan hệ pháp luật 1.4. Các loại chủ thể Cá nhânĐối với công dânĐối với người nước ngoài không có quốc tịchPháp nhânPháp nhânNăng lực pháp luật của Pháp nhânNăng lực hành vi của pháp nhânTổ chức2. Nội dung quan hệ pháp luật2.1 Khái niệm Nội dung quan hệ pháp luật là quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ pháp luật, được nhà nước xác lập và bảo đảm thực hiện 2.2 Quyền pháp lý của chủ thểQuyền pháp lý là cách xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể tiến hành. Biểu hiện:Chủ thể có khả năng xử sự theo cách thức nhất định mà pháp luật cho phép;Chủ thể có khả năng yêu cầu các chủ thể có liên quan thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hoặc yêu cầu họ chấm dứt hành vi cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình;Chủ thể có khả năng yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.Ví dụ: A và B giao kết hợp đồng mua bán nhà ở. Khi bên A đã thanh toán đầy đủ tiền mua nhà mà bên B vẫn không giao nhà thì bên A có quyền yêu cầu bên B giao nhà hoặc có quyền khởi kiện ra toà án để buộc bên B giao nhà.2. Nội dung quan hệ pháp luật2.3 Nghĩa vụ pháp lý Nghĩa vụ pháp lý là cách xử sự mà nhà nước bắt buộc chủ thể phải tiến hành nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác. Nghĩa vụ pháp lý tự nó không phải là hành vi mà chỉ là sự cần thiết phải xử sự như vậy. Nếu sự cần thiết ấy được thể hiện trong hoạt động thực tiển thì nghĩa vụ pháp lý đó được thực hiệnBiểu hiện:Chủ thể phải tiến hành một số hành động nhất định;Chủ thể phải kiềm chế, không thực hiện một số hành động nhất định;Chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý khi xử sự không đúng với những quy định của pháp luật.3. Khách thể quan hệ pháp luậtKhách thể của quan hệ pháp luật là lợi ích (lợi ích vật chất, tinh thần) mà các chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia quan hệ pháp luật.vì chúng mà họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ chủ thể của mình. Khách thể là yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia quan hệ pháp luật. Ví dụ: Trong quan hệ pháp luật về quyền sở hữu, khách thể là những lợi ích mà tải sản có thể mang lại cho chủ sở hữu. Khách thể của quan hệ pháp luật là một phạm trù có tính trừu tượng. Tuy nhiên, không phải bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào mà chủ thể mong muốn đạt được cũng đều có thể là khách thể của quan hệ pháp luậtIII. Sự kiện pháp lý1. Khái niệm sự kiện pháp lý Sự kiện pháp lý là điều kiện, hoàn cảnh, tình huống của đời sống thực tế mà pháp luật quy định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật.2. Phân loại sự kiện pháp lýCăn cứ vào số lượng các điều kiện, hoàn cảnh làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt QHPL( SKPL giản đơn và sự kiện pháp lý phức tạp)Căn cứ theo tiêu chuẩn ý chí (sự biến và hành vi) Căn cứ vào kết quả tác động của sự kiện pháp lý đối với quan hệ pháp luật THANK YOU FOR YOUR LISTENING