Luật học - Bài 6: Thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật

Khái niệm: Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Đặc điểm: Thực hiện pháp luật là một trong những hình thức để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật Thực hiện pháp luật là giai đoạn không thể thiếu và quan trọng trong cơ chế điều chỉnh pháp luật Thực hiện pháp luật do nhiều chủ thể tiến hành với nhiều cách thức khác nhau

ppt10 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật học - Bài 6: Thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNGBài 6. THỰC HIỆN PHÁP LUẬTVÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬTI. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Khái niệm: Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.Đặc điểm:Thực hiện pháp luật là một trong những hình thức để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luậtThực hiện pháp luật là giai đoạn không thể thiếu và quan trọng trong cơ chế điều chỉnh pháp luật Thực hiện pháp luật do nhiều chủ thể tiến hành với nhiều cách thức khác nhau 2. Các hình thức thực hiện pháp luậtTuân thủ pháp luật: Trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật ngăn cấm (lái xe không vượt đèn đỏ) Thi hành pháp luật: Trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình theo đúng qui định của pháp luật ( đóng thuế, thực hiện nghĩa vụ quân sự) Sử dụng pháp luật: Trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình theo quy định pháp luật ( Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng) Áp dụng pháp luật1.1 Khái niệm và đặc điểm áp dụng pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc người có thẳm quyền của cơ quan nhà nước áp dụng các quy định của pháp luật vào trường hợp cụ thể đối với cá nhân hoặc tổ chức cụ thể nhằm giải quyết quyền, nghĩa vụ hoặc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với cá nhân hay tổ chức đó.II. Áp dụng pháp luật 1.2 Các trường hợp áp dụng pháp luậtKhi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước, hoặc áp dụng các chế tài pháp luật đối với những chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luậtKhi những quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý mà các chủ thể không tự giải quyết được Trong một số quan hệ pháp luật mà nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia vào quan hệ đó, hoặc nhà nước xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại một số sự việc, sự kiện thực tế.II. Áp dụng pháp luật *Áp dụng pháp luật có một số đặc điểm sau:Thứ nhất, áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước.Thứ hai, áp dụng pháp luật là hoạt động có hình thức thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. Thứ ba, áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ xã hội xác định. Thứ tư, áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo Khi áp dụng pháp luật. Tóm lại “Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, quyền lực của nhà nước được thực hiện thông qua những cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền, hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể”. II. Áp dụng pháp luật a. Phân tích đánh giá đúng, chính xác mọi tình tiết hoàn cảnh, điều kiện của vụ việc thực tế xảy ra. Giai đoạn này yêu cầu:Nghiên cứu khách quan, toàn diện và đầy đủ những tình tiết của vụ việcXác định đặc pháp lý của nó;Tuân thủ tất cả các quy định mang tính thủ tục gắn với mỗi loại vụ việcb. Chọn lựa quy phạm pháp luật phù hợp và phân tích làm sáng tỏ nội dung , ý nghĩa của QPPL đối với trường hợp cần áp dụng Giai đoạn này yêu cầu: Lựa chọn đúng quy phạm pháp luật Xác định quy phạm pháp luật được lựa chọn là đang có hiệu lực và không mâu thuẫn với các đạo luật và VBQPPL khác có hiệu lực cao hơn.Xác định và làm rõ nội dung, tư tưởng của QPPL áp dụng 3. Các bước của quá trình áp dụng pháp luật: c. Ra văn bản áp dụng pháp luật. Những yêu cầu đòi hỏi đối với một VBADPL:VBADPL phải được ban hành đúng thẳm quyền;VBADPL phải được ban hành có cơ sở pháp lý đúng;VBADPL phải được ban hành có cơ sở thực tế;VBADPL phải được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.d. Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật Việc tổ chức thực hiện trên thực tế văn bản áp dụng pháp luật là giai đoạn cuối cùng của quá trình áp dụng pháp luật. Ở giai đoạn này, những hoạt động tổ chức nhằm bảo đảm về mặt vật chất, kỹ thuật cho việc thực hiện đúng văn bản áp dụng pháp luật được tiến hành. Thí dụ: tổ chức thi hành bản án đã tuyên, dẫn giải người bị kết án tới trại cải tạo...Cũng ở giai đoạn này, cần tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thi hành quyết định áp dụng pháp luật. Đó là một trong những đảm bảo quan trọng để quyết định đó được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống3. Các bước của quá trình áp dụng pháp luật: Bài tập: A, KD Karaoke thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Văn hóa –thông tin. Căn cứ vào quy định của pháp luật và Biên bản vi phạm, CT UBND phường đã ra quyết định xử phạt ông A số tiền 5.000.000 đồng. A đã đến kho bạc nhà nước để nộp phạt.Hãy xác định hành vi của A, Của CT UBND phường có phải là sự thể hiện của các hình thức thực hiện pháp luật không? * Xác định hành vi của các chủ thể+ Hành vi kinh doanh karaoke quá giờ qui định của A là hành vi vi phạm pháp luật.+ Hành vi nộp phạt của A là hành vi thi hành pháp luật+ Hành vi xử phạt A của CT UBND là hành vi áp dụng pháp luật