1, Bà A có một vườn sầu riêng rộng 3000m2 nhưng không làm hàng rào. Tối 20/12/2006 C và D rủ nhau vào vườn bà A tâm sự, C bị sầu riêng rơi trúng đầu gây thương tật với tỷ lệ 30%.
2, H, 45 tuổi, bị bệnh tâm thần, rất thích ăn khoai nướng. Trưa 12/11/2005, H đã đốt nhà hàng xóm để nướng khoai.
3, Anh Huỳnh (42 tuổi, ở xã Phước Nghĩa, H.Tuy Phước, Bình Định) có vợ là chị Bốn (37 tuổi). Do nghi ngờ vợ mình ngoại tình nên giữa hai vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Tối 31/5/2006, Huỳnh nằm đợi sẵn trong nhà, khi chị Bổn vừa mở cửa vào thì Huỳnh chồm dậy dùng dao lê đâm vào ngực của vợ. Nạn nhân kêu cứu và được hàng xóm kịp thời đến can ngăn, đưa vào bệnh viện cấp cứu. Theo bệnh án, chị Bổn bị tràn dịch màng phổi phải, tỷ lệ thương tật 21%.
33 trang |
Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 1586 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật học - Bài 6: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNGTình huống vi phạm pháp luật1, Bà A có một vườn sầu riêng rộng 3000m2 nhưng không làm hàng rào. Tối 20/12/2006 C và D rủ nhau vào vườn bà A tâm sự, C bị sầu riêng rơi trúng đầu gây thương tật với tỷ lệ 30%. 2, H, 45 tuổi, bị bệnh tâm thần, rất thích ăn khoai nướng. Trưa 12/11/2005, H đã đốt nhà hàng xóm để nướng khoai.3, Anh Huỳnh (42 tuổi, ở xã Phước Nghĩa, H.Tuy Phước, Bình Định) có vợ là chị Bốn (37 tuổi). Do nghi ngờ vợ mình ngoại tình nên giữa hai vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Tối 31/5/2006, Huỳnh nằm đợi sẵn trong nhà, khi chị Bổn vừa mở cửa vào thì Huỳnh chồm dậy dùng dao lê đâm vào ngực của vợ. Nạn nhân kêu cứu và được hàng xóm kịp thời đến can ngăn, đưa vào bệnh viện cấp cứu. Theo bệnh án, chị Bổn bị tràn dịch màng phổi phải, tỷ lệ thương tật 21%. 1- Khái niệm vi phạm pháp luật Hành viTrái pháp luậtCó lỗiDo chủ thể có năng lực TNPL thực hiệnXâm hại hoặc đe dọa xâm hại các QHXH được PL bảo vệI. VI PHẠM PHÁP LUẬT2. Dấu hiệu của vi phạm pháp luật Thứ nhất, hành vi nguy hiểm cho xã hội.Các Mác đã viết: “Ngoài hành vi của mình ra tôi hoàn toàn không tồn tại đối với pháp luật, hoàn toàn không phải là đối tượng của nó”.Cho nên vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi của con người hoặc là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội... gây nguy hiểm hoặc có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội. Nói cách khác, không có hành vi của con người thì không có vi phạm pháp pháp luật. Hành vi đó có thể biểu hiện bằng hành động hoặc không hành động của các chủ thể pháp luật. Vì thế, suy nghĩ, tình cảm, những đặc tính cá nhân khác của con người và cả những sự biến cho dù có nguy hiểm cho xã hội cũng không bị coi là vi phạm phạm pháp luật.2. Dấu hiệu của vi phạm pháp luật Thứ hai, hành vi có tính trái pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.Hành vi trái pháp luật là những hành vi được các chủ thể thực hiện không đúng với quy định của pháp luật và hành vi này xâm hại đến các quan hệ XH được pháp luật xác lập và bảo vệ, Vì vậy, một hành vi dù có trái với các quy tắc đạo đức, phong tục, tập quán hay bất hợp lý đi chăng nữa nhưng nếu nó không phải là quan hệ được pháp luật bảo vệ thì cũng không coi là trái pháp luật.Hành vi trái pháp luật ở những mức độ khác nhau đều xâm hại tới những quan hệ XH mà mỗi nhà nước xác lập và bảo vệ Tính trái pháp luật là dấu hiệu không thể thiếu của hành vi bị coi là vi phạm pháp luật2. Dấu hiệu của vi phạm pháp luật Thứ ba, hành vi đó có lỗi của chủ thể.Lỗi là yếu tố chủ quan thể hiện thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình. Nếu một hành vi trái pháp luật được thực hiện do những điều kiện và hoàn cảnh khách quan, chủ thể hành vi đó không cố ý và cũng không vô ý thực hiện hoặc không thể ý thức (nhận thức) được, từ đó không thể lựa chọn được cách xử sự theo yêu cầu của pháp luật thì chủ thể hành vi đó không thể bị coi là có lỗi và hành vi đó không bị coi là vi phạm pháp luật.Tất cả mọi vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi trái pháp luật, nhưng ngược lại, không phải tất cả mọi hành vi trái pháp luật đều bị coi là vi phạm pháp luật. Chỉ những hành vi trái pháp luật nào có lỗi (được chủ thể thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý) mới có thể bị coi là vi phạm pháp luật.2. Dấu hiệu của vi phạm pháp luật Thứ tư, chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý.Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng phải chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể do pháp luật qui định, trong pháp luật xã hội chủ nghĩa chỉ quy định cho những người đã đạt được một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có khả năng lý trí và có tự do ý chí.Nghĩa là, người đó phải có khả năng nhận thức, điều khiển được hành vi của mình, có điều kiện lựa chọn và quyết định cách xử sự cho mình và chịu trách nhiệm độc lập về hành vi của mình. Căn cứ vào loại quan hệ xã hội cũng như tầm quan trọng, tính chất của loại quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật, pháp luật quy định độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý khác nhau.3.Cấu thành vi phạm pháp luật Mặt khách quanMặt chủ quanChủ thểKhách thểVi phạm pháp luật3.1 Mặt khách quan của vi phạm pháp luậtKhái niệm: là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật mà con người có thể nhận thức được bằng trực quan sinh động. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật gồm các yếu tố sau:Hành vi trái pháp luật: thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động, trái pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội, bao gồm các dạng:● Làm điều pháp luật cấm: cướp, giết người, gây thương tích...● Làm không đúng điều pháp luật cho phép: vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.● Không thực hiện nghĩa vụ do pháp luật quy định: không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; không tố giác tội phạm; không đóng thuế...3.1 Mặt khách quan của vi phạm pháp luậtHậu quả (sự thiệt hại của xã hội): là những tổn thất thực tế về mặt vật chất, tinh thần mà xã hội phải gánh chịu hoặc nguy cơ tất yếu xảy ra thiệt hại ấy nếu hành vi trái pháp luật không được ngăn chặn kịp thời; ví dụ: hậu quả chết người, hậu quả mất uy tín với khách hàng;chỗ.Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả: hành vi trái pháp luật là nguyên nhân, còn sự thiệt hại của xã hội là kết quả.Ngoài những yếu tố nói trên, còn có các yếu tố khác thuộc mặt khách quan của vi phạm pháp luật như: công cụ, thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm 3.2 Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật*Khái niệm: Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật gồm các yếu tố sau:LỗiĐộng cơMục đích3.2.1 Yếu tố lỗiLỗi: là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra. Lỗi có các hình thức sau: + Các loại lỗiTrên cơ sở xem xét lý trí và ý chí của chủ thể, lỗi của chủ thể được xác định bao gồm: 1, Lỗi cố ý 2, Lỗi vô ý Cố ý trực tiếpCố ý gián tiếpVô ý do quá tự tinVô ý do cẩu thảBảng phân tích và so sánh các loại lỗi Tên Lỗi Tiêu chíCó ý trực tiếpCố ý gián tiếpVô ý do quá tự tinhVô ý do cẩu thảLý tríNhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả của hành viNhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả của hành vi có thể xẩy raThấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu qủa nguy hại cho xã hộiKhông biết tính nguy hiểm của hành vi mặc dù có thể hoặc cần phải biếtBảng phân tích và so sánh các loại lỗi Tên Lỗi Tiêu chíCó ý trực tiếpCố ý gián tiếpVô ý do quá tự tinhVô ý do cẩu thảÝ chíMong muốn hậu quả xẩy raKhông mong, nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xẩy raCho rằng hậu quả không xảy ra hoặc nếu có thì sẽ khắc phục được(Không xác định)3.2.2 Động cơ và mục đíchĐộng cơ: là động lực thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, như do ghen tuông, đê hèn, vụ lợi Ví dụ: cán bộ nhà nước nhận hối lộ để vụ lợi, gây thương tích cho người khác để trả thùMục đích: là kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Ví dụ: một người thực hiện hành vi cướp giật với mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác. Tuy nhiên, kết quả thực tế không phải lúc nào cũng trùng khớp với mong muốn của chủ thể thực hiện vi phạm pháp luật.3.3 Mặt Khách thể của VPPLKhách thể của vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới như chủ quyền quốc gia, trật tự quản lý kinh tế của nhà nước, chế độ hôn nhân và gia đình Tính chất của khách thể bị xâm hại phản ánh mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật. Ví dụ: khách thể của tội trốn thuế là trật tự quản lý kinh tế của nhà nước.3.4 Chủ thể của vi phạm pháp luật * Khái niệm: Cá nhânChủ thể Tổ chứcCó năng lực trách nhiệm pháp lýThực hiện hành viVPPL* Năng lực TNPL của chủ thể Tổ chứcCá nhânTổ chức phải chịu TNPL đối với các VPPL, ngoại trừ VP hình sự Độ tuổiĐạt đến một độ tuổi nhất định (được xác định trong từng ngành luật cụ thể) Nhận thứcKhả năng nhận thức bình thường (không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh làm hạn chế khả năng nhận thức)4. Phân loại của VPPLCăn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội, vi phạm pháp luật được chia thành bốn loại:a) Vi phạm hình sự (tội phạm): là hành vi nguy hiểm nhất cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự và do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện; ví dụ: phản bội Tổ quốc, giết người, hiếp dâm;b) Vi phạm hành chính: là hành vi có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn so với tội phạm và được pháp luật hành chính quy định; ví dụ: xây dựng trái phép, mại dâm, sử dụng ma túy trái phép, vi phạm quy định về đăng ký hộ khẩu;4. Phân loại của VPPLc) Vi phạm dân sự: là hành vi xâm hại tới quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân phi tài sản và chủ yếu được quy định trong pháp luật dân sự; ví dụ: vi phạm hợp đồng dân sự, xâm phạm quyền tác giả, cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên;d) Vi phạm kỷ luật: là những hành vi xâm phạm kỷ luật của cơ quan, đơn vị, trường học; ví dụ: công chức nghỉ việc không có lý do, nhân viên đi làm trễTình huống vi phạm pháp luật3, H, 45 tuổi, bị bệnh tâm thần, rất thích ăn khoai nướng. Trưa 12/11/2005, H đã đốt nhà hàng xóm để nướng khoai.4, Tối 27/4/2006, K (26 tuổi, quê ở Đồng Nai) điều khiển xe ben đi từ đường Nguyễn Thị Định (Q.2) hướng ra xa lộ Hà Nội, khi qua khỏi cầu Giồng Ông Tố, K cho xe lấn trái, vượt lên trên xe ô tô đang chạy phía trước không may đụng trực diện vào xe gắn máy do anh T điều khiển đi chiều ngược lại. Tai nạn anh T chết ngay tại chỗ.II. Trách nhiệm pháp lýKhái niệm trách nhiệm pháp lýĐặc điểm trách nhiệm pháp lýNguyên tắc truy cứu trách nhiệm pháp lýPhân loại trách nhiệm pháp lý1. Khái niệm trách nhiệm pháp lýTrách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà nước và chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó, chủ thể vi phạm phải gánh chịu các hậu quả bất lợi, các biện pháp cưỡng chế được quy định trong chế tài của quy phạm pháp luật.II. Trách nhiệm pháp lý2. Đặc điểm trách nhiệm pháp lýa) Trách nhiệm pháp lý là sự lên án của nhà nước và xã hội đối với chủ thể vi phạm pháp luật, là sự phản ứng của nhà nước đối với hành vi vi phạm pháp luật.Tòa án, các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền không sáng tạo ra trách nhiệm pháp lý, mà chỉ áp dụng các biện pháp trách nhiệm pháp lý quy định trong phần chế tài của quy phạm pháp luật đối với người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.Khi có vi phạm pháp luật xảy ra thì các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp có tính cưỡng chế khác nhau, nhưng không phải bất cứ biện pháp tác động nào cũng là biện pháp trách nhiệm pháp lý. Biện pháp trách nhiệm pháp lý chỉ là những biện pháp có tính chất trừng phạt, tức là tước đoạt, làm thiệt hại ở một phạm vi nào đó các quyền, tự do, lợi ích hợp pháp mà chủ thể vi phạm pháp luật đáng ra được hưởng (như phạt tiền, phạt tù).2. Đặc điểm trách nhiệm pháp lýTrách nhiệm pháp lý chỉ là một loại biện pháp cưỡng chế nhà nước, chỉ áp dụng khi có vi phạm pháp luật xảy ra và có tính chất trừng phạt. Như vậy, cưỡng chế nhà nước bao hàm các biện pháp trách nhiệm và các biện pháp cưỡng chế nhà nước khác. Các biện pháp cưỡng chế khác đó được áp dụng ngay cả khi chưa có vi phạm pháp luật xảy ra với mục đích phòng ngừa vi phạm pháp luật, bảo vệ lợi ích nhà nước và công dân: đình chỉ hoạt động của xí nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc vi phạm các quy tắc an toàn lao động, dùng vũ lực bắt phạm nhân, hoặc kẻ tình nghi... b) Cơ sở của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Điều đó có nghĩa là nhà nước mới có thẩm quyền xác định một cách chính thức hành vi nào là vi phạm pháp luật và áp dụng các biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật.2. Đặc điểm trách nhiệm pháp lýc) Cơ sở của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật. Có vi phạm pháp luật thì có trách nhiệm pháp lý. Chủ thể có thẩm quyền chỉ được tiến hành truy cứu trách nhiêm pháp lý của một cá nhân, tổ chức nhất định khi cá nhân, tổ chức đó vi phạm pháp luật trên thực tế. Khi truy cứu trách nhiệm pháp lý cần phải xem xét từng yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật để có thể truy cứu trách nhiệm pháp lý một chính xác và nghiêm minh. Không truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật trong các trường hợp sau đây:Chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý;Do sự kiện bất ngờ;Do phòng vệ chính đáng;Thực hiện phù hợp với tình thế cấp thiết.Các trường hợp không truy cứu TNPLa. Sự kiện bất ngờ: Là việc một người thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội không thể thấy trước và không buộc phải thấy trước hậu qủa của hành vi mà mình thực hiện. b. Tình thế cấp thiết:Không đầy đủ đấu hiệu cấu thành VPPL).Người thực hiện hành vi trong TTCT hướng tới việc bảo vệ lợi ích nhà nước,tập thể, cá nhân nên không thể truy cứu TNHC đối với họ.Nếu gây thiệt hại rõ ràng là qúa đáng, tức là vượt qúa yêu cầu của tình thế cấp thiết thì ngưòi có hành vi đó phải chịu trách nhiệm.c. Phòng vệ chính đáng: Lưu ý:Tạo điều kiện thuận lợi để công dân bảo vệ các quyền, lợi ích hợp phápSự chống trả phải được thực hiện ngay khi đang có hành vi VPPL mà không thể có sự gián đoạn về mặt thời gian. Người chống trả nếu gây thiệt hại thì phải gây thiệt hại cho chính bản thân người vi phạm chứ không phải cho người khác.Nếu hành vi chống trả vượt qúa giới hạn PVCĐ thì người có hành vi đó phải chịu trách nhiệm.Đồng nghĩa với việc loại trừ việc áp dụng biện pháp chế tàid. Không có năng lực TNPL:Hoặc chưa đủ tuổi chịu TNPL do pháp luật quy định Là người mắc bệnh tâm thần hoặc 1 bệnh khác làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi <3. Nguyên tắc truy cứu trách nhiệm pháp lýChủ thể bị truy cứu trách nhiệm pháp lý sẽ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi đó là những biện pháp cưỡng chế của nhà nước nên có ảnh hưởng lớn đối với chủ thể bị truy cứu TNPL và đối với xã hội. Vì vậy, việc truy cứu TNPL phải dựa trên những nguyên tắc hết sức chặt chẽ:Chỉ truy cứu TNPL đối với những hành vi trái PL, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện; Đảm bảo nguyên tắc pháp chế;Đảm bảo tính nhân đạo; Đảm bảo tính phù hợp khi truy cứu TNPL;Nhanh chóng, kịp thời, công minh, chính xác và có hiệu quả.4. Phân loại trách nhiệm pháp lýCăn cứ vào việc phân loại vi phạm pháp luật, có bốn loại trách nhiệm pháp lý:a) Trách nhiệm hình sự: là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất do tòa án áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội. trách nhiệm này chỉ áp dụng đối với chủ thể là cá nhân khi họ phạm tội.b) Trách nhiệm hành chính: do các cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền áp dụng đối với các chủ thể vi phạm hành chính.c) Trách nhiệm dân sự: do tòa án áp dụng đối với các chủ thể vi phạm dân sự.d) Trách nhiệm kỷ luật: do thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp, trường học... áp dụng đối với cán bộ, công chức, nhân viên, sinh viên... của cơ quan, xí nghiệp, trường học... khi họ vi phạm.Hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý :Là trường hợp vi phạm pháp luật xảy ra đã qua một khoảng thời gian nhất định Vi phạm hình sự:Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng; Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng; Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng;Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọngVi phạm hành chính : qúa 1 năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiệnqúa 2 năm nếu đó là vi phạm hành chính trong các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, sở hữu trí tuệ, xây dựng, môi trường, an toàn và kiểm soát bức xạ, nhà ở, đất đai, đê điều, xuất bản, xuất khẩu, xuất nhập cảnh, các hành vi buôn lậu, sản xuất hàng giả .Là trường hợp vi phạm hành chính đã xảy ra qúa 3 tháng kể từ ngày người cóthẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm THỜI HIỆU TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝVi phạm kỷ luậtQuá 3 tháng kể từ ngày người có thẩm quyền phát hiện công chức có vi phạm pháp luậtQuá 6 thángTrong trường hợp hoãn truy cứu trách nhiệm kỷ luật Nhà nước quy định về thời hiệu như trên vì:Có khi tính nguy hiểm của vi phạm pháp luật đã giảm bớt, thậm chí không còn nữa nên không cần truy cứu trách nhiệm pháp lý .Đề cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền phải nhanh chóng phát hiện và xử lý vi phạm