Luật học - Bản chất và những đặc điểm chung của pháp luật
Bản chất và những đặc điểm chung của pháp luật II. Quy phạm pháp luật III. Quan hệ pháp luật IV. Ý thức pháp luật V. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật học - Bản chất và những đặc điểm chung của pháp luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II
PHÁP LUẬT- CÔNG CỤ ĐIỀU CHỈNH
CÁC QUAN HỆ XÃ HỘI
Đề cương bài giảng
I. Bản chất và những đặc điểm chung của
pháp luật
II. Quy phạm pháp luật
III. Quan hệ pháp luật
IV. Ý thức pháp luật
V. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
Bản chất và những đặc điểm chung của
pháp luật
Nguồn gốc của pháp luật
Khái niệm và những đặc điểm chung của
pháp luật
Khái niệm pháp luật
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có
tính bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra và
bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai
cấp thống trị và nhu cầu tồn tại của xã hội
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập
trật tự, ổn định cho sự phát triển xã hội.
Những đặc điểm chung của pháp luật
Tính giai cấp của pháp luật
Tính xã hội của pháp luật
Tính quy phạm của pháp luật
Tính nhà nước của pháp luật
Mối quan hệ giữa pháp luật với các loại
quy phạm xã hội khác
Các quy phạm xã hội:
Pháp luật
Đạo đức
Tập quán
Tín điều tôn giáo
Điều lệ
Phân biệt giữa pháp luật với đạo
đức
Tiêu chí Pháp luật Đạo đức
Hình thành Nhà nước ban hành Từ nhân dân
Cơ chế bảo đảm Cưỡng chế +
Thuyết phục
Tự nguyện +Dư
luận XH
Tính chặt chẽ về
hình thức
Chặt chẽ hơn Ít chặt chẽ hơn
Phạm vi QHXH
tác động
Hầu hết các quan
hệ xã hội
Quan hệ tình cảm
trong gia đình, cơ
quan
Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức
Mối quan hệ tác động lên sự hình thành
Mối quan hệ khi cùng điều chỉnh một quan hệ
xã hội
II. QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Khái niệm
Đặc điểm
Cơ cấu
Quy phạm pháp luật đặc biệt
Khái niệm
Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự
có tính bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra
và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai
cấp thống trị và nhu cầu tồn tại của xã hội,
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập
trật tự ổn định cho sự phát triển xã hội.
Đặc điểm
Tính giai cấp
Do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực
hiện
Được áp dụng nhiều lần
Áp dụng cho nhiều đối tượng
Cơ cấu
Giả định
Quy định
Chế tài
Giả định
Là bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó
nêu rõ với những điều kiện, hoàn cảnh hoặc
những đối tượng nào thì thuộc phạm vi điều
chỉnh của quy phạm pháp luật đó.
Quy định
Là phần chỉ ra trong hoàn cảnh, điều kiện đã giả định người ta
được làm gì, phải làm gì và không được làm gì.
Quy định bao gồm:
Quy định mệnh lệnh nêu lên một cách dứt khoát, rõ ràng điều
không được làm hoặc điều bắt buộc phải làm.
Quy định tuỳ nghi không nêu dứt khoát, rõ ràng cách xử sự
nhất định mà để cho các bên được tự thoả thuận, định đoạt
trong phạm vi nào đó.
Quy định giao quyền là trực tiếp xác định quyền hạn của một
chức vụ, một cơ quan nào đó trong bộ máy Nhà nước hoặc xác
nhận các quyền nào đó của công dân, của một tổ chức.
Chế tài
Là phần chỉ rõ nếu làm hay không làm như
phần quy định thì sẽ phải chịu hậu quả như
thế nào.
Các loại chế tài:
Chế tài hình sự
Chế tài hành chính
Chế tài kỷ luật
Chế tài dân sự
Ví dụ:
‘Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào
tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại
diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có
nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối
với doanh nghiệp, hợp tác xã đó’. Điều 15 Khoản
1 Luật phá sản 2004.
‘Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương
thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng
bệnh, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm’.
(Điều 157 Khoản 1 Bộ luật hình sự 1999)
Quy phạm pháp luật đặc biệt
Quy phạm nguyên tắc là được dùng làm cơ
sở xuất phát và tư tưởng chỉ đạo cho việc
xây dựng và thi hành các quy phạm pháp luật
khác.
Quy phạm định nghĩa xác định những đặc
điểm, những thuộc tính cơ bản của sự vật
hay hiện tượng, hoặc của những khái niệm,
những phạm trù được sử dụng trong văn bản
đó.
Ví dụ
‘Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan
khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo
nguyên tắc tập trung dân chủ’. (Điều 6 Hiến pháp
1992)
‘Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế cú tờn riờng, cú
tài sản, cú trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký
kinh doanh theo quy định của phỏp luật nhằm
mục đớch thực hiện cỏc hoạt động kinh doanh’.
(Điều 4 Khoản 1 Luật doanh nghiệp 2005)
III. QUAN HỆ PHÁP LUẬT
1. Khái niệm, đặc điểm quan hệ pháp luật
2. Chủ thể của QHPL
3. Nội dung của QHPL
4. Khách thể của QHPL
5. Sự kiện pháp lý
Khái niệm quan hệ pháp luật
Quan hệ pháp luật là quan hệ giữa người với
người (quan hệ xã hội) do một quy phạm
pháp luật điều chỉnh, biểu hiện thành quyền
và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các bên,
được đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước.
Đặc điểm quan hệ pháp luật
Tính khách quan
Tính ý chí
Tính giai cấp
Chủ thể của QHPL
Khái niệm
Chủ thể là cá nhân
Chủ thể là tổ chức
Khái niệm
Chủ thể của quan hệ pháp luật là những cá
nhân hay tổ chức dựa trên cơ sở của các
quy phạm pháp luật mà tham gia vào các
quan hệ pháp luật, trở thành người mang các
quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể.
Các loại chủ thể quan hệ pháp luật
Chủ thể là cá nhân
Chủ thể là tổ chức
Chủ thể là cá nhân
Khi là chủ thể của quan hệ pháp luật, một cá
nhân có thể là chủ thể trực tiếp hoặc chủ
thể không trực tiếp.
Chủ thể trực tiếp
Chủ thể trực tiếp trong một quan hệ pháp luật
là một chủ thể luôn luôn có đủ cả năng lực
pháp luật và năng lực hành vi (năng lực
chủ thể).
Năng lực pháp luật
Năng lực pháp luật là khả năng của một chủ
thể được hưởng quyền và làm nghĩa vụ trong
một quan hệ pháp luật nhất định.
Về nguyên tắc mọi công dân đều có năng lực
pháp luật , trừ trường hợp bị pháp luật hạn
chế hoặc Toà án tước đoạt.
“ Năng lực dân sự của cá nhân có từ khi
người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó
chết” (Điều 14 Bộ luật Dân sự 2005 ).
Năng lực hành vi
Năng lực hành vi là khả năng của một chủ thể có
thể bằng hành vi của mình mà tham gia vào một
quan hệ pháp luật để hưởng quyền và làm nghĩa
vụ.
Người có năng lực hành vi là người hiểu rõ ý nghĩa
và kết quả hành vi mà mình thực hiện. Cho nên
pháp luật coi những người chưa đến một độ tuổi
nhất định, người mắc các bệnh tâm thần là những
người không có năng lực hành vi.
Tuổi cụ thể để được coi là có năng lực hành vi được
xác định khác nhau tuỳ theo từng loại quan hệ pháp
luật.
Chủ thể không trực tiếp
Là trường hợp một người có năng lực pháp
luật mà không có năng lực hành vi.
Khi tham gia quan hệ pháp luật, hành vi của
người này phải được thực hiện thông qua
hành vi của người đại diện, người giám hộ.
Chủ thể là tổ chức
Tổ chức có đủ các điều kiện sẽ được coi là pháp
nhân và được tham gia QHPL một cách độc lập.
Theo điều 84 Bộ Luật dân sự 2005, một tổ chức
được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều
kiện sau:
Được thành lập hợp pháp;
Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự
chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật
một cách độc lập.
Phân loại pháp nhân
Theo Điều 100 Bộ Luật Dân sự 2005 các loại pháp
nhân bao gồm:
Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân.
Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội .
Tổ chức kinh tế .
Tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp.
Quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
Các tổ chức khác có đủ điều kiện.
Nội dung của quan hệ pháp luật
Nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm,
quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể.
Quyền là mức độ, phạm vi được phép xử sự
của các chủ thể được nhà nước bảo vệ.
Nghĩa vụ là mức độ phạm vi xử sự cần phải
có đủ các chủ thể, được bảo đảm bằng sự
cưỡng chế của Nhà nước.
Sự kiện pháp lý
Sự kiện pháp lý là những sự việc cụ thể xảy
ra trong đời sống phù hợp với những điều
kiện, hoàn cảnh đã được dự liệu trong một
quy phạm pháp luật từ đó làm phát sinh, thay
đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật cụ
thể.
Phân loại sự kiện pháp lý
Sự kiện pháp lý bao gồm sự biến và hành vi:
Sự biến là những sự kiện phát sinh không
phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con
người nhưng cũng làm phát sinh thay đổi,
chấm dứt một quan hệ pháp luật.
Hành vi (bao gồm hành động và không hành
động) là những sự kiện xảy ra thông qua ý
chí của con người.
IV. Ý THỨC PHÁP LUẬT
Ý thức pháp luật được hiểu là tổng hợp
những tư tưởng, quan điểm, thái độ, sự hiểu
biết của con người đối với pháp luật hiện
hành cũng như đối với tinh thần chung của
pháp luật nhà nước.
V. VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
Bản chất và những dấu hiệu cơ bản của vi
phạm pháp luật
Trách nhiệm pháp lý
Khái niệm
Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động
hoặc không hành động ) trái pháp luật và có
lỗi do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện,
xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật
bảo vệ.
Các dấu hiệu của VPPL
Vi phạm pháp luật luôn luôn là một hành vi
(hành động hoặc không hành động) của con
người.
Trái với các quy định của pháp luật, xâm hại
tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo
vệ.
Phải chứa đựng lỗi của chủ thể của hành vi.
Năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể đã
thực hiện hành vi trái pháp luật.
Phân loại VPPL
Vi phạm hình sự (tội phạm)
Vi phạm hành chính
Vi phạm dân sự
Vi phạm kỷ luật.
Trách nhiệm pháp lý
Khái niệm
Khái niệm
Trách nhiệm pháp lý được hiểu là những hậu
quả bất lợi mà theo quy định của pháp luật
có thể áp dụng đối với các chủ thể đã có
hành vi vi phạm pháp luật.
Cơ sở để truy cứu TNPL (các yếu tố
cấu thành của VPPL)
Mặt khách quan
Mặt chủ quan
Chủ thể
Khách thể
Mặt khách quan (I)
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là
những biểu hiện bên ngoài của vi phạm pháp
luật. Nó bao gồm:
Hành vi trái pháp luật.
Thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần mà xã
hội gánh chịu.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp
luật và thiệt hại.
Mặt chủ quan
Lỗi: là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với
hành vi trái pháp luật. Lỗi có thể là:
Lỗi cố ý trực tiếp: Chủ thể vi phạm nhìn thấy
trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành
vi của mình gây ra và mong muốn điều đó
xảy ra.
Lỗi cố ý gián tiếp: Chủ thể vi phạm nhìn thấy
hậu quả xảy ra, tuy không mong muốn song
để mặc nó xảy ra.
Mặt chủ quan (II)
Lỗi vô ý vì quá tự tin: Chủ thể vi phạm nhìn thấy
trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của
mình gây ra những hy vọng, tin tưởng điều đó
không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Lỗi vô ý do cẩu thả: Chủ thể vi phạm đã không nhìn
thấy hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của
mình gây ra, mặc dù có thể hoặc cần phải nhìn thấy
được.
Động cơ: Là cái thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi
trái pháp luật.
Mục đích: Là kết quả cuối cùng mà trong suy nghĩ
của mình chủ thể mong muốn đạt được khi thực
hiện hành vi trái pháp luật.
Chủ thể
Chủ thể của hành vi vi phạm pháp luật có thể
là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách
nhiệm pháp lý.
Năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi
phạm pháp luật được xem xét đối với từng
loại vi phạm pháp luật cụ thể.
Khách thể
Khách thể của vi phạm pháp luật là những
quan hệ xã hội đang được pháp luật bảo vệ
và đang bị xâm hại. Tính chất của khách thể
phản ánh mức độ nguy hiểm của hành vi vi
phạm pháp luật.
Phân loại TNPL
Trách nhiệm pháp lý hình sự.
Trách nhiệm pháp lý hành chính.
Trách nhiệm pháp lý kỷ luật.
Trách nhiệm pháp lý dân sự.