Luật học - Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập tư pháp

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM & NGUỒN TPQT 1. Quốc gia nước ngoài là chủ thể cơ bản của TPQT. 2. Sự kiện pháp lý là căn cứ xác lập và thay đổi các quan hệ xảy ra ở nước ngoài. 3. Người VN định cư ở nước ngoài là công dân VN cư trú, sinh sống lâu dài tại nước ngoài. 4. Phương pháp áp dụng tập quán, tương tự pháp luật đặt ra khi pháp luật trong nước không có quy phạm điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế. 5. Khi các bên có thỏa thuận về việc áp dụng tập quán hoặc tương tự pháp luật thì sẽ áp dụng tập quán hoặc tương tự pháp luật. 6. Quy phạm thực chất thông thường không phải là quy phạm điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế. 7. Nguồn của tư pháp quốc tế gồm pháp luật quốc gia, ĐƯQT và TQQT. 8. Pháp luật quốc gia là nguồn có vai trò quan trọng sau ĐƯQT. 9. Hình thức của ĐƯQT song phương là các hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý giữa VN và các quốc gia. 10. Nếu 1 quốc gia không công nhận 1 TQQT đã được công nhận rộng rãi thì TQQT đó không là nguồn của TPQT quốc gia đó.

pdf11 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 772 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật học - Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập tư pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Ôn Tập Tư Pháp CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM & NGUỒN TPQT 1. Quốc gia nước ngoài là chủ thể cơ bản của TPQT. 2. Sự kiện pháp lý là căn cứ xác lập và thay đổi các quan hệ xảy ra ở nước ngoài. 3. Người VN định cư ở nước ngoài là công dân VN cư trú, sinh sống lâu dài tại nước ngoài. 4. Phương pháp áp dụng tập quán, tương tự pháp luật đặt ra khi pháp luật trong nước không có quy phạm điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế. 5. Khi các bên có thỏa thuận về việc áp dụng tập quán hoặc tương tự pháp luật thì sẽ áp dụng tập quán hoặc tương tự pháp luật. 6. Quy phạm thực chất thông thường không phải là quy phạm điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế. 7. Nguồn của tư pháp quốc tế gồm pháp luật quốc gia, ĐƯQT và TQQT. 8. Pháp luật quốc gia là nguồn có vai trò quan trọng sau ĐƯQT. 9. Hình thức của ĐƯQT song phương là các hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý giữa VN và các quốc gia. 10. Nếu 1 quốc gia không công nhận 1 TQQT đã được công nhận rộng rãi thì TQQT đó không là nguồn của TPQT quốc gia đó. 11. TQQT biểu hiện dưới hình thức bất thành văn. 12. Chỉ áp dụng ĐƯQT khi pháp luật quốc gia hoặc ĐƯQT có liên quan quy định áp dụng hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành áp dụng. 13. Trong lý luận và thực tiễn pháp luật VN đều không công nhận án lệ là nguồn của TPQT CHƯƠNG 2: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT 1. XĐPL là hiện tượng đặc thù của TPQT. 2. XĐPL là hiện tượng xảy ra ở tất cả các lĩnh vực trong TPQT. 3. Trong pháp luật của 1 quốc gia không bao giờ có hiện tượng XĐPL. 4. Để giải quyết XĐPL, các quốc gia có thể lựa chọn phương pháp xây dựng các quy phạm xung đột để lựa chọn các quy phạm pháp luật của quốc gia khác. 5. Phương pháp giải quyết XĐPL bằng cách xây dựng và áp dụng quy phạm thực chất được áp dụng cho các quan hệ về sở hữu trí tuệ. 6. Phương pháp giải quyết XĐPL có phạm vi tương đương với phương pháp điều chỉnh của TPQT. 7. Quy phạm xung đột là quy phạm đặc thù của công pháp quốc tế. 8. Cơ cấu của quy phạm xung đột chỉ bao gồm phạm vi và hệ thuộc. 9. 1 quy phạm xung đột có thể không có hệ thuộc. 10. Phạm vi của quy phạm xung đột chỉ ra phạm vi pháp luật quốc gia nào được áp dụng để giải quyết QHPL. 11. Điều 773 BLDS là trường hợp 1 hệ thuộc áp dụng nhiều phạm vi. 12. Quy phạm xung đột 1 bên là quy phạm mệnh lệnh. 13. Luật nhân thân có thể là luật nơi đương sự đang thường trú hoặc tạm trú. 14. Tại Việt Nam, quốc tịch pháp nhân là quốc tịch của nước nơi đăng ký thành lập. 15. Tòa án khi xét xử vụ việc chỉ áp dụng pháp luật của nước mình nếu pháp luật có quy định nguyên tắc luật tòa án. 16. Việc xác định quyền sở hữu tài sản được xác định theo luật nơi có vật hoặc luật nơi kí kết hợp đồng. 17. Máy bay mang cờ Việt Nam, do Hoa Kỳ sản xuất, được Trung Quốc chuyển giao và kí kết hợp đồng chuyển giao tại Hàn Quốc sẽ mang quốc tịch của Trung Quốc. 18. Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động tại Hoa Kỳ khi giải thể sẽ phải áp dụng pháp luật Hoa Kỳ. 19. Các bên có thể thỏa thuận pháp luật áp dụng nếu việc áp dụng không trái các nguyên tắc cơ bản của luật các bên; việc thỏa thuận không có ý định lẩn tránh pháp luật và luật lựa chọn phải chứa quy phạm thực chất trực tiếp giải quyết quyền và nghĩa vụ các bên. 20. Tại Việt Nam, luật nơi vi phạm pháp luật là luật của nước nơi thực hiện hành vi gây thiệt hại hoặc của nước chủ thể có hành vi gây thiệt hại. 21. Việc bảo lưu trật tự công cộng chỉ áp dụng khi luật nước ngoài nếu áp dụng sẽ gây hậu quả xấu hoặc mâu thuẫn với các nguyên tắc cơ bản của PL quốc gia. 22. Để xử lý vấn đề lẩn tránh pháp luật, các quốc gia có thể không công nhận kết quả mà chủ thể đạt được sau khi lẩn tránh. 23. Khi xảy ra hiện tượng dẫn chiếu ngược có thể xảy ra hiện tượng quốc gia có thẩm quyền không chấp nhận dẫn chiếu ngược. CHƯƠNG 3: CHỦ THỂ CỦA TPQT 1. Chủ thể TPQT gồm: Người nước ngoài, pháp nhân NN và quốc gia. 2. Người nước ngoài là người mang quốc tịch nước ngoài. 3. Người nước ngoài là người cư trú ngoài lãnh thổ quốc gia sở tại. 4. Tại VN, năng lực pháp luật cá nhân xác định theo pháp luật nước người đó mang quốc tịch. 5. Người nước ngoài có NLPLDS tại VN như công dân VN. 6. Năng lực hành vi của người ko quốc tịch đc xác định theo PL của nước nơi họ thường trú. 7. Nguyên tắc áp dụng xác định năng lực chủ thể là nguyên tắc luật quốc tịch và pháp luật VN. 8. Chủ thể cơ bản của chế độ tối huệ quốc là pháp nhân nước ngoài. 9. Chế độ báo phục quốc là chế độ đặc thù của TPQT. 10. Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài có trường hợp rộng hơn so với công dân VN. 11. Quy chế pháp lý của người 2 hay nhiều quốc tịch có tính ko ổn định. 12. Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài luôn tuân theo pháp luật của nước pháp nhân mang quốc tịch. 13. Quyền và nghĩa vụ cụ thể của pháp nhân nước ngoài áp dụng hệ thuộc luật nơi pháp nhân đó tiến hành hoạt động. 14. Khi hoạt động tại nước sở tại, pháp nhân nước ngoài chỉ phải tuân thủ pháp luật của nước sở tại về hoạt động chức năng của mình. 15. Các xí nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại VN thì có quốc tịch VN. 16. Mọi pháp nhân ko mang QTVN đều là pháp nhân nước ngoài. 17. Một pháp nhân có thể có nhiều quốc tịch. 18. Biện pháp bảo hộ ngoại giao không được áp dụng với pháp nhân nước ngoài đang hoạt động trên lãnh thổ nước sở tại. 19. Theo PLVN, năng lực pháp luật của pháp nhân NN đc xác định theo PL nước nơi thành lập. 20. QG là chủ thể đặc biệt TPQT. 21. Viên chức NG ko được hưởng miễn trừ tư pháp tuyệt đối. 22. QG được hưởng quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối trong mọi nơi, mọi lúc. 23. Trong thực tế, tài sản của QG có thể bị kê biên. CHƯƠNG 4: QUYỀN SỞ HỮU 1. Để giải quyết XĐPL trong vấn đề quyền sở hữu, VN áp dụng phương pháp xung đột. 2. Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu tài sản, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản . 3. Tranh chấp về tàu bay, tàu biển được xác định theo pháp luật của quốc gia đăng kí tàu bay, tàu biển. 4. Quyền sở hữu đối với động sản trên đường vận chuyển được xác định theo sự thỏa thuận của các bên. 5. Để định danh tài sản của công dân Pháp trên lãnh thổ Việt Nam là ĐS hay BĐS cần áp dụng pháp luật Pháp để giải quyết. 6. Quá cảnh quốc tế bao gồm cả trường hợp vận chuyển hàng hóa từ QG này --> QG khác có cùng chung biên giới QG. 7. Theo PLVN, nếu ko có thỏa thuận khác, bên bán chịu rủi ro đối với tài sản đến khi giao tài sản cho bên mua. CHƯƠNG 5: THỪA KẾ 1. Người không quốc tịch không có quyền thừa kế tại Việt Nam. 2. Tại VN, XĐPL trong việc thừa kế theo pháp luật áp dụng hệ thuộc Luật Quốc tịch để giải quyết. 3. Tại VN, để định danh loại tài sản thừa kế sẽ áp dụng hệ thuộc luật nơi có di sản thừa kế, trừ trường hợp người được hưởng di sản có thỏa thuận khác. 4. Việc giải quyết vấn đề thừa kế BĐS áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch để giải quyết. 5. Nếu di sản là động sản tại Việt Nam thì áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch để giải quyết XĐPL. 6. Năng lực hành vi người lập di chúc tuân theo pháp luật nước nơi người đó có gắn bó mật thiết nhất về quyền và nghĩa vụ. 7. Hình thức lập di chúc của công dân Pháp tại VN bắt buộc phải theo hình thức văn bản. 8. Phạm vi thừa kế của người nước ngoài hẹp hơn của CDVN. 9. CDVN lập di chúc tại nước ngoài nếu có chứng nhận của CQ ngoại giao, lãnh sự VN tại nước ngoài thì sẽ được công nhận tại VN. 10. Lập di chúc trên tàu bay, tàu biển không cần chứng thực vì không có người có thẩm quyền. 11. Công dân Đức lập di chúc tại Việt Nam sẽ xác định các nguyên tắc theo pháp luật VN. 12. Công dân Hungari lập di chúc tại VN sẽ xác định các nguyên tắc theo pháp luật VN. 13. Các bên có thể thỏa thuận xác định thẩm quyền CQ tư pháp của các nước kí kết hiệp định TTTP với VN trong việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp. 14. Hình thức di chúc của công dân Cuba trên lãnh thổ VN phải phù hợp với PL VN. 15. Di sản không có người thừa kế là di sản không có người thừa kế theo pháp luật và theo di chúc. 16. Di sản không có người thừa kế là BĐS sẽ thuộc nước nơi có BĐS, trừ trường hợp PL VN có quy định khác. 17. Theo các Hiệp định TTTP, di sản không có người thừa kế là động sản được giao lại cho nước kí kết mà người để lại di sản thường trú trước khi chết. CHƯƠNG 6: HỢP ĐỒNG 1. Hình thức HĐ áp dụng PL nơi kí kết HĐ. 2. Nếu giao kết HĐ vắng mặt, để xác định nơi giao kết HĐ áp dụng PL nước nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở chính pháp nhân là bên được đề nghị giao kết HĐ nếu các bên ko có thỏa thuận. 3. Nếu giao kết HĐ vắng mặt, thời điểm giao kết HĐ sẽ được xác định theo thuyết tống phát nếu các bên ko có thỏa thuận. 4. HĐ vô hiệu theo PL nước ngoài thì đương nhiên vô hiệu tại VN. 5. Người nước ngoài lập HĐ thuê tài sản tại VN phải lập thành văn bản. 6. Các bên có thể tự do thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng để xác định nội dung HĐ, miễn không trái với PL nước nơi kí kết. 7. Nếu ko có thỏa thuận, PL áp dụng xác định nội dung HĐ là PL nơi kí kết. 8. PLVN có thể được áp dụng nếu HĐ không ghi nơi thực hiện HĐ. 9. HĐ có hiệu lực khi chủ thể kí kết HĐ có tư cách chủ thể theo quy định tại Điều 761, 762 BLDS. 10. Thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐ là thời điểm giao kết, trừ TH các bên có thỏa thuận khác. 11. Thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐ có thể là luật nơi có BĐS khi các bên ko có thỏa thuận. 12. Theo CƯ Rôma 1980 nếu các bên ko thỏa thuận thì PL áp dụng điều chỉnh quan hệ HĐ là PL nước có quan hệ gần nhất với HĐ. CHƯƠNG 7: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG 1. VN áp dụng nguyên tắc luật nơi vi phạm PL để giải quyết XĐPL về BTTH NHĐ. 2. Hành vi gây thiệt hại tại vùng trời, vùng biển VN thì việc BTTH áp dụng theo các quy định của PLVN. 3. Hành vi gây thiệt hại xảy ra tại nước ngoài có thể được áp dụng PLVN để giải quyết BTTH. 4. Hệ thuộc luật quốc tịch không được áp dụng trong XĐPL về BTTH NHĐ. 5. Hệ thuộc luật quốc kỳ có thể được áp dụng trong XĐPL về BTTH NHĐ. 6. Theo PLVN, nếu tàu bay, tàu biển gây thiệt hại ở không phận quốc tế hoặc biển cả thì áp dụng PL tàu bay, tàu biển mang quốc tịch để giải quyết BTTH. 7. Trong trường hợp tàu bay, tàu biển mang các quốc tịch khác nhau sẽ không xác định được PL của QG áp dụng. Khi đó áp dụng PL nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại. 8. Nếu tàu bay gây tai nạn tại không phận quốc tế có thể áp dụng Đoạn 2 Khoản 2 Điều 3 Bộ Luật Hàng hải 2006 để giải quyết BTTH. 9. Công dân Lào (thường trú tại Lào) hiện đang tạm trú tại VN. Do không quản lý súc vật nên CD Lào đã để chó cắn CD VN (thường trú tại Lào, đang về thăm người thân tại VN) trên lãnh thổ VN khiến CD VN tử vong. PL được áp dụng để giải quyết là PL Lào. 10. Tòa án VN thụ lí đơn yêu cầu BTTH của hãng Singgum Airlines (VN) kiện hãng Gaga Airlines (TQ) vì Gaga Airlines có lỗi trong việc để xảy ra vụ va chạm tại không phận quốc tế giữa máy bay của 2 hãng. Luật áp dụng sẽ là pháp luật Việt Nam theo nguyên tắc luật quốc kỳ. CHƯƠNG 8: HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 1. HNGĐ có yếu tố nước ngoài là quan hệ HNGĐ giữa CD VN với NNN hoặc giữa NNN với nhau thường trú tại VN. 2. Thẩm quyền giải quyết vụ việc về HNGĐ thuộc cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh. 3. Tòa án VN có thẩm quyền giải quyết các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài mà đương sự là CDVN. 4. Tại khu vực biên giới giữa VN với các nước láng giềng, thẩm quyền giải quyết vụ việc HNGĐ thuộc cơ quan có thẩm quyền cấp xã, quận, huyện (Câu này sai, nhưng đố tìm đc sai ở đâu). 5. Tại khu vực biên giới giữa VN với các nước láng giềng, việc xác nhận giấy tờ do CQ, tổ chức nước ngoài cấp, vấn đề công chứng chứng thực vụ việc HNGĐ được miễn. 6. Nguyên tắc chung trong giải quyết quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài là nguyên tắc luật quốc tịch các bên. 7. Nếu CDVN kết hôn NNN không quốc tịch tại VN thì áp dụng PLVN. 8. Nếu CDVN kết hôn NNN nhiều quốc tịch tại VN thì áp dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu trong vấn đề xác định quốc tịch người nhiều quốc tịch. 9. Nếu CDVN kết hôn NNN tại nước ngoài, do CQ có thẩm quyền của nước ngoài công nhận; mà CDVN có vi phạm PL VN về điều kiện kết hôn thì đều không được công nhận tại VN trong mọi trường hợp. 10. CDVN kết hôn với CDVN tại CQ lãnh sự của VN tại nước ngoài là quan hệ có yếu tố nước ngoài. 11. Việc kết hôn có yếu tố nước ngoài theo PLVN không chỉ áp dụng PLVN, nguyên tắc luật quốc tịch và nguyên tắc nơi thường trú. 12. Khi xác định điều kiện kết hôn giữa CDVN với người nước ngoài tại VN, quy định đầu tiên cần xem xét là quy phạm xung đột của VN về vấn đề kết hôn giữa CDVN với NNN. 13. Tại VN áp dụng nghi thức kết hôn hỗn hợp. 14. Để xác định nghi thức kết hôn, cần dựa theo nguyên tắc luật nơi thực hiện hành vi. 15. Quy phạm quy định vấn đề ly hôn giữa CDVN với NNN và NNN với nhau thường trú tại VN là quy phạm mệnh lệnh. 16. PLVN sẽ được áp dụng nếu CDVN không thường trú tại VN vào thời điểm ly hôn và không xác định được nơi thường trú chung của vợ chồng. 17. CD Bungari kết hôn với CD Bungari. Hai bên thường trú tại VN. Khi ly hôn, họ sẽ áp dụng pháp luật nước nơi họ thường trú, tức PLVN. 18. CD VN kết hôn với CD Nga, thường trú tại Lào. CDVN muốn ly hôn với CD Nga và nộp đơn xin yêu cầu ly hôn tại Trung Quốc trong quá trình công tác. PL được áp dụng là PL Trung Quốc. 19. Giải quyết quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng có yếu tố nước ngoài tại VN tuân theo quy định của PLVN. 20. Trong các Hiệp định tương trợ tư pháp ghi nhận: Nếu vợ chồng cùng quốc tịch thì xác hệ quan hệ pháp lý theo nguyên tắc luật quốc tịch, nếu không cùng quốc tịch thì áp dụng PL nơi thường trú chung cuối cùng. 21. Con là CD Cuba, bố mẹ là CD VN, cùng sinh sống tại Nga. Xác định quan hệ cha mẹ con theo PL Cuba. 22. Con là CD Hungari, bố mẹ là CD VN, cùng sinh sống tại Nga. Xác định quan hệ cha mẹ con có thể theo PL Hungari, có thể theo PL VN. 23. Con là CD Ucraina, sinh sống tại Nga. Bố mẹ là CDVN, sinh sống tại Bungari. Xác định quan hệ cha mẹ con theo PL Nga. 24. Người nhận nuôi con nuôi Việt Nam là người nước ngoài phải đáp ứng điều kiện theo PL nước người đó thường trú. 25. Michael, 20t, CD Anh, có năng lực hành vi DS đầy đủ, có điều kiện đảm bảo nuôi dưỡng và giáo dục con nuôi, có tư cách đạo đức tốt, có thể nhận con nuôi Việt Nam. 26. Điều kiện về độ tuổi của người nhận làm con nuôi là trẻ em Việt Nam là trẻ em phải dưới 16 tuổi hoặc trong khoảng từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi trong 1 số trường hợp đặc biệt (Câu này sai nhưng đố biết sai ở đâu). 27. Người nước ngoài chỉ được nhận con nuôi là trẻ em VN nếu QG người đó mang quốc tịch có kí kết ĐƯQT với VN hoặc tham gia ĐƯQT về nuôi con nuôi mà VN là thành viên. 28. Trẻ từ đủ 9 tuổi trở lên có quyền quyết định nhận làm con nuôi NNN. 29. Hệ quả của việc nhận làm con nuôi NNN, trẻ em VN sẽ cắt đứt hoàn toàn quan hệ với cha mẹ đẻ. 30. Trẻ em VN nếu nhận làm con nuôi NNN có thể mang nhiều quốc tịch. 31. CQ có thẩm quyền giải quyết NCN có yếu tố nc ngoài là Bộ Tư Pháp. 32. Giám hộ giữa CDVN với NNN thực hiện tại VN thì áp dụng PLVN để giải quyết. 33. Giám hộ giữa CD Pháp (người giám hộ) và CDVN (người đc giám hộ) áp dụng PL Pháp để giải quyết.
Tài liệu liên quan