Luật học - Chức năng nhà nước
Chức năng của nhà nước 1- Khái niệm chức năng nhà nước 2- Phân loại chức năng nhà nước 3- Hình thức, phương pháp thực hiện chức năng
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật học - Chức năng nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chức năng nhà nước
Người thực hiện: TS Đỗ Minh Khôi
Chức năng của nhà nước
1- Khái niệm chức năng nhà nước
2- Phân loại chức năng nhà nước
3- Hình thức, phương pháp thực hiện chức năng
1- Khái niệm chức năng nhà nước
1.1 Khái niệm chức năng, nhiệm vụ
1.2 Mối quan hệ giữa chức năng và nhiệm vụ
1.3 Sự phát triển của chức năng
1.1 Khái niệm chức năng, nhiệm vụ
Khái niệm chức năng: là những phương diện, loại hoạt
động cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện những
nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước.
Khái niệm nhiệm vụ: những mục tiêu nhà nước cần đạt
tới, vấn đề đặt ra nhà nước cần giải quyết.
- Mục tiêu: những kết quả cần đạt được xác định trước, thể
hiện ý chí chủ quan
- Vấn đề khách quan đặt ra cần được nhà nước giải quyết
Phân loại nhiệm vụ:
- Nhiệm vụ chung, nhiệm vụ cụ thể
- Nhiệm vụ cơ bản lâu dài, nhiệm vụ trước mắt
1.2 Mối quan hệ giữa chức năng và nhiệm
vụ
Nhiệm vụ có trước và là cơ sở xác định:
+ Số lượng các chức năng của nhà nước
+ Nội dung, tính chất các chức năng của nhà nước
+ Hình thức thực hiện chức năng của nhà nước
Chức năng là phương tiện thực hiện nhiệm vụ:
+ Một chức năng có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ
+ Một nhiệm vụ có thể được thực hiện bởi nhiều chức
năng
+ Chức năng ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành
nhiệm vụ
1.3 Sự phát triển của chức năng nhà nước
Sự phát triển xã hội làm thay đổi về số và chất
lượng nhiệm vụ của nhà nước
Sự thay đổi của nhiệm vụ sẽ dẫn đến sự thay đổi
chức năng của nhà nước
+ Sự thay đổi của chức năng, nhiệm vụ của nhà nước
phụ thuộc vào nhận thức của con người (yếu tố chủ
quan)
+ Sự thay đổi chức năng, nhiêm vụ của nhà nước xuất
phát từ sự chuyển biến của thực tại xã hội (khách
quan).
2- Phân loại chức năng
2.1 Chức năng đối nội, chức năng đối ngoại
2.2 Chức năng nhà nước và chức năng của cơ
quan nhà nước
2.3 Chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp
2.4 Các chức năng khác
2.1 Chức năng đối nội, chức năng đối
ngoại
Căn cứ phân chia dựa trên lĩnh vực phạm vi
lãnh thổ của sự tác động
Chức năng đối nội: thực hiện những nhiệm vụ
bên trong của quốc gia
Chức năng đối ngoại, thực hiện những nhiệm
vụ bên ngoài quốc gia đó
Chức năng đối nội có vai trò quan trọng và ảnh
hưởng rất lớn đến chức năng đối ngoại
2.2 Chức năng nhà nước, chức năng của
cơ quan nhà nước
Phân chia dựa trên tính hệ thống và chủ thể thực
hiện chức năng
Chức năng nhà nước là chức năng chung của
toàn bộ bộ máy nhà nước thể hiện qua việc thực
hiện chức năng của các cơ quan nhà nước
Chức năng của cơ quan nhà nước góp phần thực
hiện chức năng chung của nhà nước
2.3 Chức năng lập pháp, hành pháp, tư
pháp
• Phân chia dựa trên cơ sở tính chất hoạt động pháp
lý của nhà nước
• Chức năng lập pháp là hoạt động xây dựng pháp
luật
• Chức năng hành pháp là hoạt động thi hành pháp
luật
• Chức năng tư pháp là hoạt động bảo vệ pháp luật
2.4 Các chức năng khác
Dựa trên lĩnh vực hoạt động thực tế của nhà
nước chia thành:
Chức năng kinh tế: quản lý về những hoạt
động kinh tế
Chức năng văn hóa: quản lý nhà nước về văn
hóa
Chức năng xã hội: thực hiện sự quản lý nhà
nước về các lĩnh vực xã hội
3- Hình thức và phương pháp thực hiện
chức năng
3.1 Hình thức thực hiện chức năng
3.2 Phương pháp thức hiện chức năng
3.1 Hình thức thực hiện chức năng
• Hình thức mang tính pháp lý là hình thức thực
hiện chức năng chủ yếu của nhà nước thể hiện
trong các hoạt động xây dựng, thực hiện và bảo
vệ pháp luật.
• Hình thức không/ ít mang tính pháp lý thể hiện
trong các hoạt động tổ chức vật chất, tuyên
truyền, giáo dục
3.2 Phương pháp thực hiện chức năng
• Dựa trên tính chất của việc thực hiện quyền lực
nhà nước chia thành:
– Phương pháp cưỡng chế được thực hiện bằng sức
mạnh vũ lực
– Phương pháp giáo dục, thuyết phục tác động thông
qua tư tưởng để chủ thể thực hiện mang tính tự
nguyện
• Dựa trên sự tương tác với nhiệm vụ:
– Nhà nước trực tiếp can thiệp, tác động
– Nhà nước can thiệp gián tiếp qua cơ chế thi trường
Sự thay đổi chức năng của nhà nước
Xã hội phát triển Nhieämvuï thay ñoåi Chức năng thay đổi
Yếu tố chủ quan
Yếu tố khách quan
Câu hỏi
1. Phân tích khái niệm chức năng và nhiệm vụ của bộ máy nhà nước.
2. Phân tích mối liện hệ giữa chức năng và nhiệm vụ.
3. Phân tích các yếu tố và quá trình xuất hiện, biến đổi chức năng của nhà
nước.
4. Phân tích các căn cứ phân loại chức năng nhà nước.
5. Phân tích mối quan hệ giữa chức năng, nhiệm vụ với bản chất nhà
nước.
6. Nêu và phân tích các hình thức thực hiện chức năng của nhà nước.
7. Nhà nước có các phương pháp gì để thực hiên chức năng của mình.
8. Chủ thể và yếu tố nào quyết định nhiệm vụ của nhà nước.
9. Hình thức thực hiện chức năng chỉ nên là hình thức pháp lý?
10. Căn cứ nào cho phép nhà nước sử dụng biện pháp cưỡng chế để thực
hiện chức năng?
11. Chức năng và nhiệm vụ của nhà nước có tính hệ thống?.
12. Nhà nước là người tạo ra của cải hay điều kiện cho xã hội?
13. Chủ thể nào quyết định tính chất và phạm vi của chức năng nhà nước.
Tình huống
1. Theo anh (chị) những hoạt động sau đây Hoạt động nào nên
làø chức năng của nhà nước: Cai trị trấn áp giai cấp; Bóc lột
giai cấp; Bảo vệ lợi ích giai cấp; Quản lý xã hội; Bảo vệ lợi
ích chung; giữ ổn định xã hội; sản xuất của cải vật chất.
2. Hãy xác định chức năng của nhà nước thông qua hoạt động
của doanh nghiệp nhà nước: là sản xuất hay quản lý kinh tế.
3. So sánh một chức năng của hai nhà nước khác nhau về bản
chất.