I. CÁC LOẠI CHỦ THỂ PHỔ BIẾN CỦA
TƯ PHÁP QUỐC TẾ
• 1. Người nước ngoài
• Người mang một quốc tịch nước ngoài;
• Người mang nhiều quốc tịch nước ngoài;
• Người không mang quốc tịch nước nào
(gọi tắt là người không quốc tịch)
32 trang |
Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 721 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật học - Chương 2: Chủ thể của tư pháp quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2
CHỦ THỂ CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ
• I. CÁC LOẠI CHỦ THỂ PHỔ BIẾN CỦA
TƯ PHÁP QUỐC TẾ
• 1. Người nước ngoài
• Người mang một quốc tịch nước ngoài;
• Người mang nhiều quốc tịch nước ngoài;
• Người không mang quốc tịch nước nào
(gọi tắt là người không quốc tịch).
• 1.1.2 Phân loại người nước ngoài:
• a. Dựa vào cơ sở quốc tịch:
• - Người có quốc tịch nước ngoài;
• - Người không có quốc tịch.
• b. Dựa vào nơi cư trú:
• - Người nước ngoài cư trú ở nước sở tại;
• - Người nước ngoài cư trú ở nước ngoài.
• c. Dựa vào thời gian cư trú:
• - Người nước ngoài thường trú ở nước sở
tại;
• - Người nước ngoài tạm trú ở nước sở tại
(bao gồm tạm trú dài hạn và tạm trú ngắn
hạn).
• d. Dựa vào quy chế pháp lý:
• - Người nước ngoài được hưởng các quy chế
ưu đãi và miễn trừ ngoại giao theo các điều ước
quốc tế như Công ước Viên 1961 về quan hệ
ngoại giao và Công ước Viên 1963 về quan hệ
lãnh sự và các quy chế tương đương.
• - Người nước ngoài được hưởng các quy chế
theo các hiệp định quốc tế như: Hợp tác khoa
học – kỹ thuật; trao đổi chuyên gia; nghiên cứu
sinh, thực tập sinh, sinh viên, hợp tác kinh tế,
• - Người nước ngoài nằm ngoài 02 nhóm trên, đó
là những người nước ngoài làm ăn sinh sống tại
một nước sở tại.
• 1.2 Giải quyết xung đột pháp luật về năng lực
chủ thể của người nước ngoài
• 1.2.1 Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật
về năng lực chủ thể của người nước ngoài
• Năng lực chủ thể của người nước ngoài sẽ chịu
sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia nơi người
đó có quốc tịch hoặc có nơi cư trú. Tuy nhiên,
khi thực hiện hành vi tại một nước khác, năng
lực hành vi của người nước ngoài còn chịu sự
chi phối của pháp luật của nước nơi thực hiện
hành vi.
• 1.2.2 Cơ sở xây dựng các quy định về địa
vị pháp luật dân sự của người nước ngoài
• - Chế độ đãi ngộ như công dân (National
Treatment)
• - Chế độ tối huệ quốc (MFN - The Most
Favoured Nation Treatment)
• - Chế độ đãi ngộ đặc biệt
• - Chế độ có đi có lại và chế độ báo phục
quốc
• 2. Pháp nhân nước ngoài
• 2.1 Khái niệm pháp nhân nước ngoài.
• Pháp nhân nước ngoài là pháp nhân
không mang quốc tịch của nước sở tại
• 2.2 Quốc tịch của pháp nhân.
• Pháp nhân đặt trung tâm quản lý ở nước nào thì
mang quốc tịch của nước đó, không phân biệt nơi
đăng ký thành lập hay tiến hành hoạt động của
pháp nhân.
• Quốc tịch của pháp nhân tùy thuộc vào nơi đăng
ký điều lệ của pháp nhân khi thành lập, bất kể nơi
đặt trụ sở chính hoặc nơi hoạt động của nó.
• Quốc tịch pháp nhân tùy thuộc vào nơi trung tâm
hoạt động của pháp nhân, bất kể nơi đặt trụ sở
chính hay nơi đăng ký điều lệ pháp nhân khi thành
lập.
• Ở Nga và Đông Âu quy định quốc tịch pháp nhân
áp dụng 02 nguyên tắc: tùy thuộc vào nơi thành
lập pháp nhân và tùy thuộc vào nơi đặt trụ sở
chính của pháp nhân.
• 2.3 Quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân
nước ngoài.
• 2.3.1 Đặc điểm quy chế pháp lý dân sự của
pháp nhân nước ngoài.
• Cùng một lúc pháp nhân nước ngoài phải tuân
theo 02 hệ thống pháp luật là pháp luật của
nước mà pháp nhân mang quốc tịch và pháp
luật nơi pháp nhân hoạt động, nhưng trước hết
phải tuân theo pháp luật nước sở tại.
• Nếu các quyền và lợi ích hợp pháp của pháp
nhân nước ngoài trên lãnh thổ nước sở tại bị
xâm phạm thì pháp nhân đó được Nhà nước
của mình bảo hộ về mặt ngoại giao.
2.3.2 Quy chế pháp lý của pháp nhân
nước ngoài được xây dựng trên cơ sở chế
độ đãi ngộ quốc gia, chế độ tối huệ quốc
và chế độ đãi ngộ đặc biệt.
• II. QUỐC GIA – CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT
CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ
• 1. Cơ sở xác định quy chế pháp lý đặc
biệt của quốc gia trong Tư pháp quốc
tế
• Khi tham gia vào quan hệ Tư pháp quốc
tế, quốc gia được hưởng các quyền miễn
trừ trong đó quan trọng nhất là quyền
miễn trừ tư pháp và miễn trừ đối với tài
sản của quốc gia, gọi chung là quyền miễn
trừ của quốc gia.
Khoản 4 Điều 2 Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2004 quy định: “Cá nhân, cơ quan, tổ
chức nước ngoài được hưởng các quyền
ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc các
quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự theo pháp
luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký
kết hoặc tham gia thì vụ việc dân sự có
liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức
đó được giải quyết bằng con đường ngoại
giao”.
• 2. Nội dung quy chế pháp lý đặc biệt của
quốc gia trong Tư pháp quốc tế.
• 2.1 Quyền miễn trừ tư pháp, quyền này gồm ba
nội dung:
• Miễn trừ xét xử tại bất cứ Tòa án nào.
• Miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm
đảm bảo đơn kiện, nếu quốc gia đồng ý cho tổ
chức, cá nhân nước ngoài kiện mình, tức là
đồng ý cho Tòa án nước ngoài xét xử vụ kiện
mà quốc gia là bị đơn;
• Miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm
đảm bảo thi hành quyết định của Tòa án trong
trường hợp quốc gia đồng ý cho các tổ chức, cá
nhân nước ngoài kiện, đồng ý cho Tòa án xét
xử.
• 2.2 Quyền miễn trừ đối với tài sản thuộc
quyền sở hữu của quốc gia.
• Những tài sản được xác định thuộc quyền
sở hữu của quốc gia thì không thể là đối
tượng áp dụng các biện pháp tư pháp khi
quốc gia đưa vào tham gia các quan hệ
dân sự quốc tế.
• 3. Các quan điểm khác nhau về quyền
miễn trừ của quốc gia trong Tư pháp
quốc tế
• 3.1 Theo pháp luật các nước
• Thuyết quyền miễn trừ tuyệt đối
• Thuyết quyền miễn trừ tương đối
• 3.2 Giải quyết vấn đề tại Việt Nam
• III. CHỦ THỂ CỦA TƯ PHÁP QUÓC TẾ VIỆT
NAM
• 1. Chủ thể nước ngoài
• 1.1 Người nước ngoài
• 1.1.1 Phân loại người nước ngoài theo pháp luật
Việt Nam
• Người nước ngoài là người không có quốc tịch
Việt Nam. Họ có thể mang quốc tịch một nước
khác, một vài nước khác hoặc không mang quốc
tịch nước nào.
• Người nước ngoài có thể cư trú trên lãnh thổ
Việt Nam và cũng có thể cư trú ngoài lãnh thổ
Việt Nam.
• Người nước ngoài có thể thường trú tại Việt
Nam hoặc không thường trú tại Việt Nam.
• Người Việt Nam định cư ở nước ngoài
• Khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch 2008 quy định: “Người
Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và
người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước
ngoài”.
• Khoản 4 Điều 3 Luật Quốc tịch 2008 quy định: “Người
gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam
đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch
của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và
con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước
ngoài”.
• Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 138/2006/NĐ-CP
ngày15/11/2006 của Chính phủ quy định: “Người Việt
Nam định cư ở nước ngoài là người có quốc tịch Việt
Nam và người gốc Việt Nam đang cư trú, làm ăn, sinh
sống lâu dài ở nước ngoài”.
• 1.1.2 Giải quyết xung đột pháp luật về năng lực
chủ thể của người nước ngoài theo pháp luật
Việt Nam
• Theo quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam
hiện nay, năng lực pháp luật của người nước
ngoài được xác định theo nguyên tắc luật quốc
tịch và có năng lực hành vi như công dân Việt
Nam, trừ những trường hợp cụ thể pháp luật
Việt Nam có quy định riêng. Tuy nhiên, đối với
người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì năng
lực pháp luật được xác định theo pháp luật Việt
Nam.
• Điều 761 Bộ Luật dân sự năm 2005 quy
định:
• “1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
là người nước ngoài được xác định theo
pháp luật của nước mà người đó có quốc
tịch;
• 2. Người nước ngoài có năng lực pháp
luật dân sự tại Việt Nam như công dân
Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy
định khác”.
• Đối với năng lực hành vi của người nước
ngoài Việt Nam cũng áp dụng nguyên tắc
Luật quốc tịch, trừ trường hợp người
nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch tại
Việt Nam thì năng lực hành vi được xác
định theo pháp luật Việt Nam.
• Điều 762 Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định:
• “1. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là
người nước ngoài được xác định theo pháp luật
của nước mà người đó là công dân, trừ trường
hợp pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam có quy định khác;
• 2. Trong trường hợp người nước ngoài xác lập,
thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì
năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài
được xác định theo pháp luật Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam”.
• 1.1.3 Cơ sở xây dựng các quy định về địa
vị pháp luật dân sự của người nước ngoài
tại Việt Nam
• Địa vị pháp lý của người nước ngoài tại
Việt Nam cũng được xây dựng trên cơ sở
các chế độ pháp lý: Chế độ đãi ngộ như
công dân; Chế độ tối huệ quốc; Chế độ
đãi ngộ đặc biệt; Chế độ có đi có lại và
chế độ báo phục quốc.
• 1.1.4 Nội dung địa vị pháp lý của người nước
ngoài ở Việt Nam
• - Quyền cư trú;
• - Quyền hành nghề;
• - Quyền sở hữu và thừa kế;
• - Quyền được học tập;
• - Quyền tác giả và sở hữu công nghiệp;
• - Các quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực hôn
nhân và gia đình;
• - Quyền bảo vệ sức khỏe;
• - Quyền tố tụng dân sự.
• 1.2 Pháp nhân nước ngoài
• 1.2.1 Pháp nhân và pháp nhân nước ngoài theo
pháp luật Việt Nam.
• Theo quy định tại Điều 84 Bộ Luật dân sự năm
2005, pháp nhân phải là tổ chức có đủ 4 điều
kiện sau đây:.
• - Được thành lập một cách hợp pháp;
• - Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
• - Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác
và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình đối
với các ngĩa vụ tài chính;
• - Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ
pháp luật một cách độc lập.
- Ở Việt Nam: từ trước đến nay thực tế
các pháp nhân được thành lập theo pháp
luật Việt Nam đồng thời cũng đặt trụ sở và
hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Những
pháp nhân đó được thừa nhận có quốc
tịch Việt Nam.
Điều 765 Bộ Luật dân sự 2005 quy định
về việc xác định năng lực pháp luật dân
sự của pháp nhân nước ngoài quy định
“được xác định theo pháp luật của nước
nơi pháp nhân đó được thành lập”. Như
vậy, Bộ Luật Dân sự Việt Nam đã gián tiếp
thừa nhận nguyên tắc quốc tịch của pháp
nhân tùy thuộc vào nơi thành lập pháp
nhân.
1.2.2 Quy chế pháp lý của pháp nhân
nước ngoài ở Việt Nam
• Quy chế pháp lý của pháp nhân nước
ngoài đầu tư tại Việt Nam được xác định
theo các văn bản pháp luật trong hệ thống
pháp luật quốc gia;
• Quy chế pháp lý của pháp nhân nước
ngoài không thuộc diện đang đầu tư tại
Việt Nam được xác định chủ yếu trong các
điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với
các nước khác.
• 2. Chủ thể Việt Nam
• 2.1 Khái quát chung
• Chủ thể Việt Nam bao gồm:
• - Cá nhân là người Việt Nam;
• - Pháp nhân Việt Nam.
• 2.2 Địa vị pháp lý của người Việt Nam ở
nước ngoài.
• Địa vị pháp lý của người Việt Nam ở nước
ngoài do luật pháp của nước nơi họ sinh
sống quy định là cơ bản; ngoài ra nó còn
được quy định trong luật pháp Việt Nam
và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã
ký kết hoặc tham gia.
• Công dân Việt Nam ở nước ngoài được
các cơ quan ngoại giao và lãnh sự của
Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ các quyền
lợi hợp pháp của họ.
• 2.3 Quy chế pháp lý của pháp nhân Việt Nam ở nước
ngoài.
• Pháp luật Việt Nam không quy định rõ ràng và cụ thể
vấn đề năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân Việt
Nam khi hoạt động ở nước ngoài. Theo quy định tại
Điều 765 Bộ Luật Dân sự năm 2005 thì “Năng lực pháp
luật dân sự của pháp nhân Việt Nam được xác định theo
pháp luật Việt Nam, nhưng khi hoạt động ở nước ngoài,
phạm vi quyền và nghĩa vụ cụ thể của pháp nhân Việt
Nam trên lãnh thổ nước ngoài tùy thuộc vào các quy
định của pháp luật nước ngoài và điều ước quốc tế mà
nước ngoài đó ký kết với Việt Nam”. Tuy nhiên, pháp
nhân, các cơ quan đại diện của pháp nhân không được
làm trái với các quy định của pháp luật Việt Nam và điều
lệ pháp nhân.