Nắm được khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế thu vào hàng hóa, dịch vụ.
Nhận diện được các sắc thuế thu vào hàng hóa, dịch vụ.
Phân biệt các sắc thuế thu vào hàng hóa, dịch vụ và các loại thuế khác trong hệ thống thuế hiện hành.
Xác định được người nộp thuế, đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, đối tượng không thuộc diện nộp thuế và đối tượng không thuộc diện chịu thuế trong mỗi sắc thuế thu vào hàng hóa, dịch vụ.
Xác định được căn cứ tính thuế của từng loại thuế thu vào hàng hoá, dịch vụ. Biết vận dụng kiến thức này để giải quyết các bài tập cụ thể về thuế hàng hóa, dịch vụ.
Nắm đuợc các trường hợp hoàn thuế và truy thu thuế đối với từng sắc thuế thu vào hàng hóa, dịch vụ.
96 trang |
Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 809 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật học - Chương 2: Pháp luật thuế thu vào hàng hóa - Dịch vụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
**CHƯƠNG 2:PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO HÀNG HÓA-DỊCH VỤ*Yêu cầu:Nắm được khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế thu vào hàng hóa, dịch vụ.Nhận diện được các sắc thuế thu vào hàng hóa, dịch vụ. Phân biệt các sắc thuế thu vào hàng hóa, dịch vụ và các loại thuế khác trong hệ thống thuế hiện hành.Xác định được người nộp thuế, đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, đối tượng không thuộc diện nộp thuế và đối tượng không thuộc diện chịu thuế trong mỗi sắc thuế thu vào hàng hóa, dịch vụ.Xác định được căn cứ tính thuế của từng loại thuế thu vào hàng hoá, dịch vụ. Biết vận dụng kiến thức này để giải quyết các bài tập cụ thể về thuế hàng hóa, dịch vụ. Nắm đuợc các trường hợp hoàn thuế và truy thu thuế đối với từng sắc thuế thu vào hàng hóa, dịch vụ.***CHƯƠNG 2:KHÁI QUÁT CHUNGPHÁP LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU-THUẾ NHẬP KHẨUPHÁP LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆTPHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNGPHÁP LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI TRUỜNG**1. KHÁI QUÁT CHUNG1.1. Khái niệm1.2. Đặc điểm 1.3. Vai trò của thuế hàng hóa, dịch vụ**1.1. Khái niệm:Thuế thu vào hàng hóa, dịch vụ là thuế gián thu, có đối tượng chịu thuế là hàng hóa, dịch vụ đang lưu thông hợp pháp trên thị trường. Pháp luật thuế thu vào hàng hóa, dịch vụ là tổng hợp các QPPL do CQNN có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các QHXH phát sinh trong quá trình thu, nộp thuế đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và họat động xuất nhập khẩu hàng hóa.**1.2. Đặc điểm: a) Thuế thu vào hàng hóa, dịch vụ là thuế gián thuThuế gián thu?Trong trường hợp nhất định, thuế gián thu có thể chuyển hóa thành thuế trực thu. Ví dụ???**1.2. Đặc điểm: b) Đối tượng chịu thuế là hàng hóa, dịch vụ Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế thỏa mãn đồng thời hai điều kiện:Hàng hóa, dịch vụ hợp phápHàng hóa được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam; dịch vụ được phép kinh doanh tại Việt Nam. **1.2. Đặc điểm: Giá tính thuế đối với hàng hóa, dịch vụ là giá chưa có thuế, (giá trước thuế)Giá tính thuế nhập khẩu = Giá nhập khẩuGiá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế NK + Thuế NKGiá tính thuế giá trị gia tăng = Giá tính thuế NK + Thuế NK + Thuế TTĐB **1.3. Vai trò của thuế HH-DV Điều tiết hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và định hướng tiêu dùngKiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế-xã hộiBảo vệ sản xuất trong nướcGóp phần bảo vệ môi trường**THUẾ XUẤT KHẨU – THUẾ NHẬP KHẨU*Văn bản pháp luật thuế XK– thuế NKLuật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu (số 45/2005/QH11) ngày 14/6/2005 có hiệu lực từ 01/01/2006.Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, có hiệu lực từ 01/10/2010.Nghị Định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.***2. PHÁP LUẬT THUẾ XK-THUẾ NK2.1. Khái niệm và vai trò của thuế XK-thuế NK2.2. Đối tượng chịu thuế2.3. Đối tượng không chịu thuế2.4. Đối tượng nộp thuế2.5. Căn cứ tính thuế2.6. Chế độ miễn, xét miễn, giảm thuế2.7. Chế độ quản lý thuế XK- thuế NK2.8. Chế độ hoàn thuế và truy thu thuế**2.1. Khái niệm, vai trò của thuế XK- thuế NK2.1.1. Khái niệm thuế XK- thuế NK2.1.2. Vai trò của thuế XK- thuế NK** 2.1.1. Khái niệmThuế XK-thuế NK là loại thuế thu vào hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.** 2.1.2. Vai trò của thuế XK-thuế NKBảo vệ và phát triển sản xuất trong nướcKhuyến khích xuất khẩu hàng hóa và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoàiKiểm soát, điều tiết hoạt động XK-NK hàng hóa, đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế.Thuế XK–thuế NK giúp nhà nước cân bằng cán cân thanh toán quốc tếThuế XK - thuế NK là công cụ thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước**2.2. Đối tượng chịu thuế XK-thuế NK Điều 2 Luật thuế XK–thuế NK, đối tượng chịu thuế XK–thuế NK là:Hàng hóa được phép XK-NK qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam??Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước?? **Cửa khẩu, biên giới Việt Nam? Hàng hóa được hợp pháp, được phép XK hay NK chỉ là đối tượng chịu thuế khi được vận chuyển ra hoặc vào Việt Nam qua cửa khẩu, biên giới quốc gia. Khoản 1 Điều 1 NĐ 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010: Cửa khẩu, biên giới Việt Nam gồm: cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng hàng không, đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế và địa điểm làm thủ tục hải quan khác được thành lập theo quyết định của CQNN có thẩm quyền. *Khu phi thuế quan?Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ VN, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quyết định của TTCP; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ XK-NK (Khoản 1 Điều 5 Luật thuế XK-thuế NK 2005)**2.3. Đối tượng không chịu thuế XK-thuế NK Điều 3 Luật thuế xuất khẩu–thuế nhập khẩu; Điều 2 NĐ 87/2010/NĐ-CP, gồm:Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ.Hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của nhà nước khi xuất khẩu. **2.4. Đối tượng nộp thuế XK-thuế NKĐiều 4 Luật thuế XK-thuế NK 2005: “Tổ chức, cá nhân có hàng hóa XK-NK thuộc đối tượng chịu thuế là đối tượng nộp thuế XK-thuế NK”Cá nhân, tổ chức sẽ trở thành đối tượng nộp thuế XK-thuế NK khi thỏa mãn điều kiện:Trực tiếp thực hiện hành vi XK-NK hàng hóa qua biên giới Việt Nam. Hành vi XK-NK của các cá nhân, tổ chức phải là hành vi đã hoàn thành. Hành vi xuất khẩu hoàn thành: hàng hóa từ VN được mang ra tiêu thụ ở thị trường nước ngoài.Hành vi nhập khẩu hoàn thành: hàng hóa từ thị trường nước ngoài được mang vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.**2.4. Đối tượng nộp thuế XK-thuế NKĐiều 4 Luật thuế XK-thuế NK 2005; Khoản 1 Điều 3 NĐ 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010hướng dẫn thi hành Luật thuế XK-thuế NK, đối tượng nộp thuế XK-thuế NK gồm:Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.Cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.Khoản 2 Điều 3 NĐ 87/2010/NĐ-CP , các đối tượng nộp thuế trên có thể được các chủ thể khác nộp thuế XK- thuế NK thay do ủy quyền, được bảo lãnh, hoặc nộp thay thuế, gồm: Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được đối tượng nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu - nhập khẩu.Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế.Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thay thuế.**2.5. Căn cứ tính thuế XK-thuế NK2.5.1. Hàng hóa áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%)2.5.2. Hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối **2.5.1. Hàng hóa áp dụng thuế suất theo tỷ lệ %Số thuế XK – thuế NK phải nộp=Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế XK-NK (ghi trong tờ khai hải quan)XGiá tính thuế của hàng hóa XK-NKXThuế suất (%)Việc xác định số thuế XK-NK phải nộp căn cứ vào:Số lượng hàng hóa thực tế XK hoặc NKGiá tính thuế của hàng hóa xuất khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩuThuế suất của mặt hàng XK hoặc NK**2.5.1. Hàng hóa áp dụng thuế suất theo tỷ lệ %Số lượng hàng hóa thực tế XK hoặc NK:Là số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu hay nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan (do cá nhân, tổ chức có hàng hóa XK-NK kê khai khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa).**2.5.1. Hàng hóa áp dụng thuế suất theo tỷ lệ %Giá tính thuế của hàng hóa XK – NK:Đối với hàng hóa XK: là giá bán tại cửa khẩu, không bao gồm phí bảo hiểm (I) và phí vận tải (F), cụ thể:Giá FOB: nếu hàng vận chuyển bằng đường biển.Giá DAF: nếu hàng vận chuyển bằng đường bộ hoặc đường hàng không.Đối với hàng hóa NK: là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, được xác định lần lượt theo 6 phương pháp sau đây, và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá tính thuế. (NĐ 40/2007/NĐ-CP ngày 16/03/2007) Là trị giá giao dịch; Là trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt; Là trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự;Trị giá tính thuế là trị giá khấu trừ;Trị giá tính thuế là trị giá tính toán;Trị giá tính thuế được xác định bằng phương pháp suy luận Chú ý: 2 phương pháp: trị giá khấu trừ và trị giá tính toán có thể được hoán đổi cho nhau nếu người khai hải quan có đề nghị bằng văn bản. **2.5.1. Hàng hóa áp dụng thuế suất theo tỷ lệ %Thuế suấtThuế suất thuế xuất khẩu: Xác định căn cứ vào chủng loại hàng hóa xuất khẩu, ứng với mỗi loại hàng là một mức thuế suất theo %; Biểu thuế xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trên cơ sở khung thuế suất đối với từng nhóm hàng do UBTVQH quyết định, (phần lớn hàng hóa XK hiện có thuế suất là 0%).Thuế suất thuế nhập khẩu: Xác định căn cứ vào chủng loại hàng hóa và xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu;Thuế suất thuế nhập khẩu bao gồm 3 loại:Thuế suất ưu đãi Thuế suất ưu đãi đặc biệt Thuế suất thông thườngNgoài ra, còn có thuế nhập khẩu bổ sung**2.5.1. Hàng hóa áp dụng thuế suất theo tỷ lệ %Thuế suất ưu đãi: Áp dụng với HHNK có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong QHTM với Việt Nam. Thuế suất ưu đãi được quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trên cơ sở khung thuế suất do UBTVQH ban hành. **2.5.1. Hàng hóa áp dụng thuế suất theo tỷ lệ %Thuế suất ưu đãi đặc biệt: Áp dụng cho HHNK có xuất xứ từ nước hoặc khối nước mà Việt Nam và nước hoặc khối nước đó đã có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu theo thể chế khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area), liên minh quan thuế (Customs Union) hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và các trường hợp ưu đãi đặc biệt khác.VD:CEPT: Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung của các nước ASEAN; Chương trình ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu giữa Việt Nam – Trung Quốc **2.5.1. Hàng hóa áp dụng thuế suất theo tỷ lệ %Thuế suất thông thường:Áp dụng đối với hàng hóa NK có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với VN.Thuế suất thông thường được xác định căn cứ vào thuế suất ưu đãi: Theo Khoản 2 Điều 9 NĐ 87:Thuế suất thông thường = 150% X thuế suất ưu đãiTrên thực tế, việc áp dụng thuế suất thông thường rất hạn chế.**2.5.1. Hàng hóa áp dụng thuế suất theo tỷ lệ %Thuế nhập khẩu bổ sung: Điều 11 Luật thuế XK-thuế NK: Thuế nhập khẩu bổ sung, thể hiện dưới các hình thức: Thuế chống trợ cấpThuế chống bán phá giá Thuế tự vệThuế chống phân biệt đối xử (hay còn gọi là thuế đối kháng)**Thuế chống trợ cấp: Pháp lệnh về chống trợ cấp HHNK vào VN 20/08/2004Là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong TH hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.**Pháp lệnh về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào VN ngày 29/04/2004Là thuế nhập khẩu bổ sung áp dụng trong trường hợp hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.Thuế chống bán phá giá:**Thuế tự vệ:Pháp lệnh về tự vệ trong NKHH nước ngoài vào Việt Nam ngày 25/5/2002. Là thuế nhập khẩu bổ sung áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.**Thuế chống phân biệt đối xử:Là thuế nhập khẩu bổ sung áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ nước hoặc vùng lãnh thổ mà nước hoặc vùng lãnh thổ đó có sự phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu hoặc các biện pháp phân biệt đối xử khác đối với hàng hóa của Việt Nam.Là biện pháp trả đũa tương xứng đối với quốc gia có phân biệt đối với hàng hóa của Việt Nam. **2.5.2. Hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đốiSố tiền thuế XK–thuế NK phải nộp=Số lượng từng mặt hàng thực tế XK-NK ghi trong tờ khai hải quanX Mức thuế tuyệt đối / 1 đơn vị hàng hóa**2.6. Chế độ miễn, xét miễn, giảm thuếCác TH miễn thuế XK-NK: Điều 16 Luật thuế XK-NKCác TH xét miễn thuế XK-NK: Điều 17 Luật thuế XK-NKTrường hợp giảm thuế XK-NK: Điều 18 Luật thuế XK-NK: Hàng hoá XK-NK đang trong quá trình giám sát của CQHQ nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan tổ chức có thẩm quyền giám định, chứng nhận thì được xét giảm số thuế phải nộp tương ứng với tỉ lệ tổn thất thực tế của HH.**2.7. Chế độ hoàn thuế và truy thu thuếChế độ hoàn thuế: Điều 19 Luật thuế XK – thuế NK**2.7. Chế độ hoàn thuế và truy thu thuế Chế độ truy thu thuế:Các trường hợp truy thu thuế: Điều 21 Luật thuế XK-thuế NKĐã được miễn thuế, xét miễn thuế, nhưng sau đó HH sử dụng vào mục đích khác.ĐTNT hoặc CQHQ có sự nhầm lẫn trong kê khai, tính thuế, nộp thuế thì phải truy nộp số tiến thuế còn thiếu (trong thời hạn 365 ngày trở về trước kể từ ngày phát hiện có sự nhầm lẫn).Nếu phát hiện có sự gian lận, trốn thuế thì phải truy thu tiền thuế (trong thời hạn 5 năm trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện). Truy thu thuế là một quyết định hành chính của CQ hải quan khi có HVVP PL thuế hoặc không (xuất phát từ yêu cầu quản lý thuế)**2.8. Chế độ quản lý thuế XK-NKĐăng ký và kê khai thuếNộp thuếQuyết toán thuế**PHÁP LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT(Excise Tax)**3. PHÁP LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆTLuật thuế TTĐB ngày 14/11/2008.Nghị định 26/2009/NĐ-CP ngày 16/03/2009 quy định chi tiết thi hành Luật thuế TTĐB 2008.Thông tư 64/2009/TT-BTC ngày 27/03/2009 hướng dẫn thi hành Nghị định 26/2009/NĐ-CP ngày 16/03/2009 quy định chi tiết thi hành Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt 2008 **3. PHÁP LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT3.1. Khái niệm, đặc điểm3.2. Đối tượng chịu thuế3.3. Đối tượng không chịu thuế3.4. Đối tượng nộp thuế3.5. Căn cứ tính thuế 3.6. Chế độ miễn, giảm thuế3.7. Chế độ quản lý thuế tiêu thụ đặc biệt**3.1. Khái niệm, đặc điểmKhái niệm:Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, thu vào hoạt động sản xuất, nhập khẩu hàng hoá; và kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.Pháp luật thuế TTĐB là toàn bộ các QPPL do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. **3.1. Khái niệm, đặc điểmĐặc điểm: Thứ nhất, đối tượng chịu thuế TTĐB là những hàng hoá, dịch vụ không thật sự cần thiết cho nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của con ngườiViệc xác định đối tượng chịu thuế TTĐB phụ thuộc vào:Ý chí chủ quan của Nhà nước;Điều kiện kinh tế-xã hội trong mỗi giai đoạn và thời kỳ lịch sử nhất định. **3.1. Khái niệm, đặc điểmĐặc điểm (tiếp):Thứ hai, thuế TTĐB chỉ điều tiết một lần trong suốt quá trình lưu thông hàng hoá và dịch vụ (nếu hàng hoá, dịch vụ không bị thay đổi về bản chất, tính năng).Thứ ba, mục tiêu cơ bản của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều tiết thu nhập (của người có thu nhập cao) và hướng dẫn tiêu dùng.**3.2. Đối tượng chịu thuếĐiều 2 Luật thuế TTĐB ngày 14/11/2008Hàng hóa chịu thuế TTĐB gồm 10 loại:Thuốc lá điếu, xì gà, chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;Rượu;Bia (bia các loại, thay vì chỉ đánh vào chai, lon, hộp như trước);Ô tô dưới 24 chỗ ngồi, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ 2 hàng ghế trở lên, có vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;Xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh có dung tích xi lanh trên 125 cm3;Tàu bay, du thuyền;Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng;Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;Bài lá;Vàng mã, hàng mã, (trừ hàng mã là đồ chơi trẻ em, đồ dùng dạy học và dùng để trang trí)**3.2. Đối tượng chịu thuế (tiếp)Điều 2 Luật thuế TTĐB ngày 14/11/2008Dịch vụ chịu thuế TTĐB gồm 6 loại:Kinh doanh vũ trường;Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (Karaoke);Kinh doanh ca-si-nô (casino), trò chơi điện tử có thưởng gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lót (slot) và các loại máy tương tự; Kinh doanh đặt cược; Kinh doanh gôn (golf): bán thẻ hội viên, vé chơi gôn. Kinh doanh xổ số.**3.3. Đối tượng không chịu thuếLý do:Không tiêu dùng trên thị trường nội địaThực hiện chính sách ngoại giao, nhân đạo của nhà nướcĐiều 3 Luật thuế TTĐB 2008**3.3. Đối tượng không chịu thuế (tiếp) Điều 3 Thông tư 64/2009/TT-BTC: Hàng hóa nhập khẩu không chịu thuế TTĐB nếu dùng vào mục đích khác, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày xuất dùng vào mục đích khác, ĐTNT phải kê khai nộp thuế TTĐB Mục đích:Chống thất thu thuế TTĐB;Đảm bảo sự công bằng giữa các ĐTNT ổn định giá cả thị trường.**3.4. Người nộp thuếĐiều 4 Luật thuế TTĐB 2008:Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.Tổ chức, cá nhân kinh doanh xuất khẩu mua hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế TTĐB.**3.5. Căn cứ tính thuếSố thuế TTĐB phải nộp=Giá tính thuếXThuế suất (%)Việc xác định số thuế TTĐB phải nộp căn cứ vào:Giá tính thuế của HH-DV chịu thuế TTĐBThuế suất**3.5. Căn cứ tính thuếGiá tính thuếĐối với hàng hoá được sản xuất trong nước: là giá do cơ sở sản xuất bán ra chưa có thuế TTĐB và chưa có thuế GTGT, được xác định cụ thể như sau: Giá tính thuế TTĐB=Giá bán chưa có thuế GTGT1 + Thuế suất thuế TTĐB**Cơ sở xác định giá tính thuế TTĐB với hàng hóa sản xuất trong nước: Giá bán chưa có thuế GTGT=Giá tính thuế (chưa có thuế TTĐB)+Tiền thuế TTĐBGiá bán chưa có thuế GTGT=Giá tính thuế (chưa có thuế TTĐB)+Giá tính thuế X Thuế suấtGiá tính thuế=Giá bán chưa có thuế GTGT1 + Thuế suấtGiá bán chưa có thuế GTGT=Giá tính thuế (1 + thuế suất)**3.5. Căn cứ tính thuếGiá tính thuếĐối với hàng hóa chịu thuế TTĐB nhập khẩu:Giá tính thuế TTĐB=Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu**3.5. Căn cứ tính thuếGiá tính thuếĐối với dịch vụ chịu thuế TTĐB: Giá tính thuế TTĐB=Giá dịch vụ chưa có thuế GTGT1 + Thuế suất thuế TTĐB**3.5. Căn cứ tính thuếThuế suấtThuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế có mức thuế suất cao nhất trong tất cả các loại thuế, mức thuế suất dao động từ 10% đến 70%, tuỳ từng loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế. BIỂU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT: Điều 7 Luật thuế TTĐB 2008.**3.6. Chế độ giảm thuế TTĐBĐiều 9 Luật thuế TTĐB 2008: Không còn quy định về việc miễn thuế TTĐB.Trường hợp giảm thuế duy nhất:Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ được giảm thuế.Mức giảm thuế được xác định trên cơ sở tổn thất thực tế do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng không quá 30% số thuế phải nộp của năm xẩy ra thiệt hại và không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường (nếu có). **3.7. Chế độ quản lý thuế TTĐBChế độ đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế TTĐBChương 5, Tập bài giảng Luật ThuếLuật Quản lý thuế**PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG(VAT: Value-Added Tax)**PHÁP LUẬT THUẾ GTGTLuật thuế GTGT ngày 03/06/2008, có hiệu lực từ 01/01/2009.Nghị định 123/2008/NĐ-CP ngày 18/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT.Thông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT và hướng dẫn thi hành Nghị định 123/2008/NĐ-CP ngày 18/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT.**PHÁP LUẬT THUẾ GTGTKhái niệm, đặc điểmĐối tượng chịu thuếĐối tượng không chịu thuếĐối tượng nộp thuếCăn cứ tính thuếPhương pháp tính thuếQuản lý thuế giá trị gia tăng**1. Khái niệm, đặc điểm Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. (Theo Điều 2 của Luật thuế GTGT) Thuế GTGT chỉ đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng khắc phục hiện tượng thuế trùng thuế của thuế doanh thu. **1. Khái niệm, đặc điểm Thứ nhất, là một loại thuế gián thu. Tương tự như GST (Good and Services Tax) tại EU Thứ hai, phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ là đối tượng tác động của thuế GTGT (chế độ hóa đơn, chứn