Luật học - Chương 4: Chế độ pháp lý về giải quyết tranh chấp kinh doanh – thương mại

Tranh chấp kinh doanh – thương mại là gì? ●Tranh chấp kinh doanh là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh. ●Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại. ●Hoạt động TM là việc thực hiện một hay nhiều hành vi TM của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối, đại diện, đại lý thương mại; ký gởi; thuê, cho thuê; thuê mua, xây dựng, tư vấn, kỹ thuật, li – xăng; đầu tư, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thăm dò khai thác, vận chuyển hàng hóa, hành khách

pdf52 trang | Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 679 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật học - Chương 4: Chế độ pháp lý về giải quyết tranh chấp kinh doanh – thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4 CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH – THƯƠNG MẠI Tranh chấp kinh doanh – thương mại là gì? ●Tranh chấp kinh doanh là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh. ●Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại. ●Hoạt động TM là việc thực hiện một hay nhiều hành vi TM của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối, đại diện, đại lý thương mại; ký gởi; thuê, cho thuê; thuê mua, xây dựng, tư vấn, kỹ thuật, li – xăng; đầu tư, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thăm dò khai thác, vận chuyển hàng hóa, hành khách CÁC CƠ QUAN TÀI PHÁN KINH DOANH – THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM ●Tài phán: là toàn bộ các hoạt động của tổ chức, cơ quan hay cá nhân có thẩm quyền theo luật định trong việc giải quyết các tranh chấp pháp lý (Từ diển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) ●Tài phán kinh tế? là toàn bộ các hoạt động của tổ chức, cơ quan hay cá nhân có thẩm quyền theo luật định trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế. ●Tính chất: trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, tính đa dạng và phức tạp trong quan hệ kinh tế làm cho tranh chấp kinh tế cũng trở nên phức tạp về nội dung, gay gắt về mức độ và phong phú hơn nhiều về hình thức, chủng loại. ●Yêu cầu: việc giải quyết các tranh chấp kinh tế phải đảm bảo được các yêu cầu: nhanh chóng, thuận lợi, hạn chế đến mức tối đa sự gián đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh; đảm bảo tính dân chủ trong quá trình giải quyết; bảo vệ uy tín cho các bên trên thương trường; đảm bảo bí mật, bí quyết trong sản xuất kinh doanh; đạt hiệu quả thi hành cao, nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tranh chấp. I/- CÁC CƠ QUAN TÀI PHÁN KINH TẾ Ở VN: ●Hiện nay ở Việt Nam, đang tồn tại song song hai hệ thống cơ quan tài phán kinh tế: ●Toà Kinh tế; ●Trọng tài kinh tế (hay còn gọi là trọng tài thương mại). ●Tòa Kinh tế (thành lập và đi vào hoạt động ngày 01-7-1994) là một Toà chuyên trách trong hệ thống TAND có ở Trung ương và cấp tỉnh. (Quốc hội khóa IX, thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 28/12/1993 đã quy định về việc thành lập Tòa Kinh tế). ●Trung tâm trọng tài TM được thành lập và hoạt động từ ngày 01-7-2003 theo Pháp lệnh Trọng tài thương mại (nay là Luật Trọng tài Thương mại có hiệu lực từ 01-01-2011). Là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài sản riêng, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. ●Hiện có TTTTTM nằm bên cạnh Phòng Thương mại – Công nghiệp VN như Trung tâm TTQT (VIAC), hoặc ở một số địa phương như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Nai , do Bộ Tư pháp cấp giấy phép thành lập và ĐK hoạt động tại Sở Tư pháp. Trọng tài TM là cơ quan xét xử do các bên đương sự thỏa thuận, lựa chọn, gồm 1 hoặc nhiều Trọng tài viên để giải quyết tranh chấp giữa chính các bên. ●Tương ứng có 2 loại hình tài phán: ●Tài phán bắt buộc; ●Tài tài phán tự nguyện. II/- HAI HỆ THỐNG CƠ QUAN TÀI PHÁN KT Ở VN 1. Tòa Kinh tế: 1.1. Đặc điểm: Là một Tòa chuyên trách, giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh thương mại và tuyên bố phá sản. 1.2. Chức năng: ●Xét xử các vụ án kinh tế; ●Tuyên bố phá sản. 1.3. Thẩm quyền của Tòa án trong lĩnh vực kinh tế (Điều 1. BLDS 2004): ●Thẩm quyền theo vụ việc, ●Thẩm quyền theo cấp Tòa, ●Thẩm quyền theo lãnh thổ. 1.3.1. Thẩm quyền theo vụ việc a) Tranh chấp kinh tế (Điều 29. Bộ luật TTDS) Phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa doanh nghiệp, cá nhân có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, gồm: ● Mua bán hàng hóa; ● Cung ứng dịch vụ; ● Đại diện, đại lý; ký gởi; ● Thuê, cho thuê, thuê mua; ● Xây dựng; ● Tư vấn, kỹ thuật; ●Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa; đường hàng không, đường biển; ● Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; ● Đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; b)Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; c) Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, họat động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty; d) Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định. * Ngoài các tranh chấp, Toà án còn cài các tranh chấp, Toà án còn có quyền giải quyết các yêu cầu theo Điều 30 BLTTDS (1) TAND cấp Huyện: ●Giải quyết các tranh chấp HÐKT có giá trị tranh chấp dưới 50 triệu đồng và không có nhân tố nước ngoài; ● Tuyên bố phá sản HTX ĐKKD cấp huyện. 1.3.2. Thẩm quyền theo cấp Tòa (2) Tòa án nhân dân cấp tỉnh: ● Toà Kinh tế: ●Có quyền giải quyết sơ thẩm tất cả các vụ án kinh tế; ●Có quyền lấy các vụ việc thuộc Tòa án cấp Huyện lên để giải quyết; ●Phúc thẩm các vụ án do Tòa án cấp huyện xử có kháng cáo, kháng nghị; ●Tuyên bố phá sản doanh nghiệp, HTX ĐKKD ở tỉnh. ●Ủy ban Thẩm phán: ●Giám đốc thẩm, tái thẩm những bản án có hiệu lực pháp luật của Toà cấp Huyện khi bị kháng nghị. (3) TANDTC: (4) ●Toà Phúc thẩm: phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm của Toà Kinh tế, TAND cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị. ●Toà Kinh tế: giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị. ●Ủy ban Thẩm phán: giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà Phúc thẩm, Toà Kinh tế thuộc TANDTC bị kháng nghị. ● Hội đồng Thẩm phán: giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Ủy ban Thẩm phán bị kháng nghị. 1.3.3. Thẩm quyền xử sơ thẩm theo lãnh thổ: ●Toà án nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú. ●Tòa án nơi bị đơn có bất động sản. ●Có thể theo lựa chọn của nguyên đơn. 1.4. Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án kinh tế (tố tụng kinh tế): Tố tụng kinh tế là tổng hợp các qui phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh tế giữa Tòa án và các chủ thể tham gia tố tụng (chủ yếu là bên tranh chấp với nhau). ●Các nguyên tắc tố tụng: 5 ●Nguyên tắc tự định đọat; ●Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật; ●Nguyên tắc hòa giải; ●Nguyên tắc xét xử công khai; ●Nguyên tắc giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời; ●Nghĩa vụ chứng minh. 1. Nguyên tắc tự định đọat: 3 ●Tòa án chỉ giải quyết tranh chấp khi các đương sự yêu cầu; ●Quyền chọn lựa cơ quan tài phán; ●Các bên có thể tự hòa giải trước, trong phiên toà, có quyền rút đơn kiện, thay đổi nội dung khởi kiện (khác với nguyên tắc xét xử trong hình sự). 2. Nguyên tắc hòa giải: 3 ●Các bên tự hoà giải trước khi yêu cầu Toà án giải quyết; ●Hoà giải là thủ tục bắt buộc khi Toà án giải quyết vụ án kinh tế; ●Ngay cả trong phiên tòa, Thẩm phán cũng cố gắng để 2 bên đạt được sự hòa giải với nhau. 3.Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật: ●Các đương sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong quá trình giải quyết vụ án; ●Bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ chứng minh. 4.Nguyên tắc xét xử công khai: ●Thông thường, phiên xử công khai; ●Có thể xử kín khi có yêu cầu chính đáng (liên quan đến bí mật kinh doanh, qui trình công nghệ chưa được công khai). 5.Nguyên tắc giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời. 6.Nghĩa vụ chứng minh ● Các giai đọan của tố tụng kinh tế: 4 ●Khởi kiện vụ án kinh tế, ●Thụ lý vụ án kinh tế, ●Chuẩn bị xét xử, ●Xét xử. * Khởi kiện vụ án kinh tế: ●Quyền khởi kiện: ●Là quyền của cá nhân, pháp nhân đang tranh chấp, hoặc có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại. ●Nội dung đơn khởi kiện: ●Ngày, tháng, năm viết đơn, ●Tòa án được yêu cầu, ●Tên nguyên đơn, bị đơn và các thông tin liên quan, ●Tóm tắt nội dung tranh chấp, trị giá tranh chấp, ●Quá trình thương lượng, ●Nội dung yêu cầu Tòa giải quyết, ●Kèm theo chứng từ, tài liệu chứng minh. * Thụ lý vụ án kinh tế: ●Là việc Toà án chấp nhận đơn kiện của người khởi kiện và ghi vào sổ thụ lý. * Chuẩn bị xét xử: ●Thời hạn chuẩn bị: 40 ngày (hoặc 60 ngày nếu vụ án phức tạp) kể từ ngày thụ lý. ●Nội dung chuẩn bị: ●Thông báo cho bị đơn và người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thụ lý. ●Xác minh và thu thập chứng cứ ●Trưng cầu giám định (nếu cần) ●Tiến hành hòa giải. ●Thẩm phán quyết định: ●Tạm đình chỉ vụ án, ●Hoặc đình chỉ vụ án, ●Đưa vụ án ra xét xử. * Phiên tòa sơ thẩm: ●Thành phần phiên toà: ●Hội đồng xét xử: 2 Thẩm phán và 1 Hội thẩm; ●Đương sự, người có quyền, lợi ích liên quan; ●Người làm chứng, phiên dịch, người giám định (nếu có); ●Kiểm sát viên (nếu VKS có yêu cầu tham gia phiên tòa). ●Thủ tục bắt đầu phiên tòa, ●Hoà giải, ●Thẩm vấn, ●Tranh luận, ●Nghị án - tuyên án. ●Chủ tọa phiên tòa đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, kiểm tra sự có mặt và các yếu tố liên quan khác của những người được triệu tập đến phiên tòa, giải thích cho họ biết những quyền và nghĩa vụ tại phiên tòa, nếu có được triệu tập người vắng mặt thì HĐXX sẽ quyết định hõan phiên tòa hoặc tiếp tục xét xử. ●Chủ tọa giới thiệu thành viên HĐXX, kiểm sát viên, thư ký phiên tòa, người giám định, người phiên dịch để đương sự biết và có yêu cầu thay đổi theo qui định của Pháp luật. ●Hội đồng xét xử xác định đầy đủ các chi tiết của vụ án bằng cách nghe lời trình bày của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện của đương sự, người làm chứng, người giám định, xem xát vật chứng. ●Khi xét hỏi Hội đồng xét xử hỏi trước, sau đó đến người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người tham gia tố tụng. ●Nếu Hội đồng xét xử nhận thấy việc xét hỏi là đầy đủ thì HĐXX hỏi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự xem họ có yêu cầu gì nữa không? Nếu không hoặc HĐXX nhận thấy việc hỏi thêm là không cần thiết, thì chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc việc xét hỏi và chuyển sang phần tranh luận. ●Trong giai đọan này, những người tham gia tố tụng có quyền tranh luận về các chứng cứ và dựa vào Pháp luật mà bảo vệ những yêu cầu của họ. Các đương sự hoặc người đại diện đương sự, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày các tình tiết liên quan đến vụ án và nêu ý kiến của mình về cách thức giải quyết vụ án, tham gia tranh luận, có quyền đáp lại ý kiến của người khác; kiểm sát viên trình bày ý kiến của mình về việc gỉai quyết vụ án. Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau trong việc giải quyết vụ án, thì HĐXX ra quyết định công nhận sự thỏa thuận đó, còn sau khi tranh luận xong mà các bên vẫn không thỏa thuận được với nhau thì chủa tọa phiên tòa tuyên bố HĐXX vào phòng để nghị án. ●Nghị án: ●Trong khi nghị án, chủ tọa phiên tòa nêu lên từng vấn đề cần giải quyết Trong khi thảo luận để Hội thẩm nhân dân phát biểu trước, thẩm phán phát biểu sau và quyết định theo đa số, đồng thời phải có biên bản. ●Tuyên án: ●Sau khi nghị án HĐXX trở lại phiên tòa để tuyên án. Khi tuyên án, chủ tọa phiên tòa công bố trước bản án và giải thích cho đương sự biết quyền kháng cáo cũng như nghĩa vụ chấp hành bản án. * Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: ●Trong quá trình giải quyết vụ án, các bên có quyền yêu cầu TA áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) và chịu trách nhiệm về yêu cầu này. Trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay thì đương sự có thể yêu cầu Tòa án thực hiện khi nộp đơn khởi kiện, ●Việc áp dụng do Thẩm phán phụ trách quyết định, có thể bị khiếu nại hoặc kháng nghị đến Chánh án; Các BPKCTT có thể là: ●Kê biên tài sản đang tranh chấp; ●Cấm chuyển dịch quyền sở hũu tài sản đang tranh chấp; ●Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; ●Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc Nhà nước, ở nơi gởi giữ; ●Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ; ●Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác; ●Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện một số hành vi nhất định. ● Phúc thẩm: ●Tính chất: là việc Tòa cấp trên (một cấp) xem xét lại bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa cấp dưới chưa có hiệu lực pháp luật mà bị kháng cáo hoặc kháng nghị theo qui định của pháp luật. Aùn phúc thẩm có hiệu lực thi hành ngay. ●Thẩm quyền: ●Toà Kinh tế (TAND tỉnh): phúc thẩm bản án của TAND cấp huyện; ●Toà Phúc thẩm (TANDTC): phúc thẩm bản án của Toà Kinh tế (TAND cấp tỉnh). ●Thành phần: ●HĐ xét xử phúc thẩm có 3 Thẩm phán. ●Thời hạn: ●Trong hạn 3 tháng (kể từ ngày thụ lý) phải có QĐ đưa vụ án ra xét xử; ●Trong hạn 2 tháng (từ ngày có QĐ đưa vụ án ra xét xử) mở phiên toà. ● Giám đốc thẩm: ●Tính chất: là việc giám đốc (xem xét lại) bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì bị phát hiện có vị phạm pháp luật nghiêm trọng. ●Thẩm quyền: ●Ủy ban Thẩm phán Tòa án cấp tỉnh giám đốc thẩm những bảnï án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện bị kháng nghị, - Tòa kinh tế TANDTC giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh bị kháng nghị. ●Thẩm quyền: - UBTP TANDTC giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa kinh tế thuộc TANDTC bị kháng nghị. - HĐTP TANDTC giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Ủy ban Thẩm phán TANDTC bị kháng nghị. ●Thành phần: Hội đồng xét xử giám đốc thẩm gồm có 3 Thẩm phán. Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm: ●Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; ●Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với tình tiết khách quan, ●Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. ● Tái thẩm: ●Tính chất: ●Là việc Tòa cấp trên kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp duới, nếu phát hiện tình tiết mới, quan trọng làm thay đổi nội dung vụ án, trên cơ sở kháng nghị của Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Chánh án TAND cấp tỉnh, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh (kháng nghị bản án, quyết định của tòa án nhân dân cấp huyện). * Căn cứ kháng nghị tái thẩm : - Phát hiện tình tiết mới, quan trọng làm thay đổi nội dung vụ án, - Kết luận của Người giám định, lời dịch của Người Phiên dịch không đúng sự thật hoặc có sự giả mạo bằng chứng, - Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, KSV, Thư ký TA cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án, - Bản án, quyết định mà Tòa án dựa vào để giải quyết đã bị hủy bỏ. 2. Trọng tài Thương mại: 2.1. Thẩm quyền, chức năng Trọng TM ở VN: Giải quyết các tranh chấp kinh doanh – thương mại: ●HĐKT, ●Tranh chấp giữa: ●Doanh nghiệp – doanh nghiệp, ●Cty - các thành viên công ty, ●Các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty, ●Tranh chấp liên quan việc mua, bán cổ phiếu, trái phiếu. ●TTKT chỉTTKT chỉ giải quyết các tranh chấpTTKT chỉ giải quyết các tranh chấp nếu TTKT chỉ giải quyết các tranh chấp nếu trước hoặc sau khi tranh chấp các bên có thỏa thuận bằng văn bản TTKT chỉ giải quyết các tranh chấp nếu trước hoặc sau khi tranh chấp các bên có thỏa thuận bằng văn bản (chọn lựa Trọng tài) TTKT chỉ giải quyết các tranh chấp nếu trước hoặc sau khi tranh chấp các bên có thỏa thuận bằng văn bản (chọn lựa Trọng tài) và không đưa vụ việc ra xét xử tại Tòa án. * Hình thức giải quyết : 1.Giải quyết qua Hội đồng trọng tài do Trung tâm trọng tài tổ chức (Trọng tài Thường trực). 2.Giải quyết qua Hội đồng trọng tài do các bên thành lập (Trọng tài vụ việc – adhoc). 2.2. Vai trò của Trung tâm trọng tài TM: ●Ưu điểm: ●Thủ tục tố tụng đơn giản hơn so thủ tục của Tòa án; ●Yếu tố tâm lý, chi phí, thời gian; ●Phán quyết có giá trị thi hành ngay. ●Hạn chế: ●Không mang quyền lực nhà nước, nên không được bảo đảm bởi sức mạnh cưỡng chế bắt buộc của nhà nước một cách tuyệt đối; ●Thông qua ủy thác các cơ quan Thi hành án của nhà nước nơi người phải thi hành có trụ sở. ●Trọng tài phi chính phủ hoạt động trên nguyên tắc tự cân đối thu chi dựa vào uy tín là chủ yếu. 2.3. Điều kiện và thời hiệu khởi kiện * Điều kiện : - Trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp, các bên có thỏa thuận (bằng văn bản) nhờ cơ quan trọng tài giải quyết. * Thời hiệu : - Áp dụng thời hiệu theo qui định của pháp luật. - Nếu pháp luật chưa qui định thì thời hiệu khởi kiện là 2 năm kể từ ngày xảy ra tranh chấp trừ trường hợp bất khả kháng. 2.4. Thi hành Quyết định trọng tài ● Nếu các bên không có yêu cầu TA hủy Quyết định trọng tài hoặc TA không hủy Quyết định trọng tài thì Quyết định trọng tài có hiệu lực thi hành. ● Sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn thi hành Quyêt định trọng tài, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thì hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thực hiện Quyết định trọng tài. *SO SÁNH CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TOÀ ÁN - TRỌNG TÀI KINH TẾ Theo PGS.TS Nguyễn Như Phát Phó Viện trưởng Viện Nhà nước & Pháp Luật VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM *So s¸nh c¬ chÕ gi¶i quyÕt tranh chÊp gi÷a träng tµi vµ tßa ¸n (10) Các nội dung Tòa án Trọng tài 1. Thẩm quyền Thẩm quyền đương nhiên Thẩm quyền được hình thành từ thỏa thuận của các bên 2. Phạm vi giải quyết tranh chấp Tất cả cách lĩnh vực hình sự, dân sự, thương mại Thông thường chỉ giới hạn trong lĩnh vực thương mại *So s¸nh c¬ chÕ gi¶i quyÕt tranh chÊp gi÷a träng tµi vµ tßa ¸n Các nội dung Tòa án Trọng tài 3. Tính chung thẩm Các bản án của tòa thường bị kháng cáo hoặc kháng nghị Quyết định trọng tài có giá trị chung thẩm 4. Sự công nhận quốc tế Các bản án của tòa thường khó đạt được sự công nhận quốc tế Các quyết định trọng tài được công nhận trong phạm vi quốc tế *So s¸nh c¬ chÕ gi¶i quyÕt tranh chÊp gi÷a träng tµi vµ tßa ¸n Các nội dung Tòa án Trọng tài 5. Năng lực chuyên môn của những người phân xử Các thẩm phán thường có chuyên môn trong một số lĩnh vực trong khi đó lại phải giải quyết tất cả các tranh chấp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau Các Trọng tài viên thường là những người có kiến thức và trình độ chuyên môn sâu trong lĩnh vực tranh chấp *So s¸nh c¬ chÕ gi¶i quyÕt tranh chÊp gi÷a träng tµi vµ tßa ¸n Các nội dung Tòa án Trọng tài 6. Tính linh hoạt Các thủ tục có tính bắt buộc đối với các bên. Thủ tục linh hoạt. Các bên được tự do thỏa thuận về thời gian, địa điểm v.v... giải quyết vụ tranh chấp *So s¸nh c¬ chÕ gi¶i quyÕt tranh chÊp gi÷a träng tµi vµ tßa ¸n Các nội dung Tòa án Trọng tài 7. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời Áp dụng trực tiếp Áp dụng gián tiếp thông qua tòa án *So s¸nh c¬ chÕ gi¶i quyÕt tranh chÊp gi÷a träng tµi vµ tßa ¸n Các nội dung Tòa án Trọng tài 8. Nhân chứng Thực hiện trực tiếp Thực hiện gián tiếp thông qua tòa án *So s¸nh c¬ chÕ gi¶i quyÕt tranh chÊp gi÷a träng tµi vµ tßa ¸n Các nội dung Tòa án Trọng tài 9. Thời gian giải quyết Quá trình tố tụng thường bị trì hoãn và kéo dài Trọng tài thường nhanh hơn tòa án. Trọng tài có thể giải quyết trong thời gian ngắn theo thỏa thuận của các bên. *So s¸nh c¬ chÕ gi¶i quyÕt tranh chÊp gi÷a träng tµi vµ tßa ¸n Các nội dung Tòa án Trọng tài 10. Tính bí mật Các phiên xử tại tòa và các bản án của tòa được công bố công khai Các phiên họp tại trọng tài, phán quyết trọng tài được giữ bí mật
Tài liệu liên quan