I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Khái niệm
Điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay
đã làm phát sinh các quan hệ lao động có
yếu tố nước ngoài cần phải được điều chỉnh
bằng pháp luật. Vấn đề đặt ra là pháp luật
của quốc gia nào sẽ được áp dụng điều
chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên cũng
như các vấn đề khác có liên quan đến quan
hệ hợp đồng đó.
10 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 959 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật học - Chương 9: Quan hệ lao động trong tư pháp quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 9
QUAN HỆ LAO ĐỘNG
TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Khái niệm
Điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay
đã làm phát sinh các quan hệ lao động có
yếu tố nước ngoài cần phải được điều chỉnh
bằng pháp luật. Vấn đề đặt ra là pháp luật
của quốc gia nào sẽ được áp dụng điều
chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên cũng
như các vấn đề khác có liên quan đến quan
hệ hợp đồng đó.
2. Quan hệ lao động do Tư pháp quốc
tế điều chỉnh
• Chủ thể tham gia quan hệ lao động có yếu
tố nước ngoài;
• Nơi thực hiện công việc lao động theo
thỏa thuận ở nước ngoài;
• Hợp đồng lao động được ký kết ở nước
ngoài.
3. Nội dung điều chỉnh của Tư
pháp quốc tế đối với quan hệ lao
động
Tư pháp quốc tế không đi sâu nghiên cứu
các nội dung trên mà chủ yếu tập trung
giải quyết xung đột pháp luật khi một
quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài
phát sinh mà pháp luật các nước có liên
quan có những quy định khác nhau, đặc
biệt là vấn đề quyền và nghĩa vụ của
người lao động.
II. GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG
1. Theo pháp luật các nước
Pháp luật các nước chia người lao động nước
ngoài thành hai nhóm:
- Người lao động nước ngoài cư trú lâu dài trên
lãnh thổ nước sở tại: áp dụng chế độ đãi ngộ
như công dân.
- Người lao động nước ngoài không định cư lâu
dài trên lãnh thổ nước sở tại: áp dụng các
nguyên tắc sau:
• Luật do các bên lựa chọn;
• Luật nơi tiến hành lao động (Lex loci laboris);
• Luật nơi ký kết hợp đồng lao động;
• Luật nước nơi có tổ chức thuê lao động
(Lex Loci Delegationis);
• Luật nước mà phương tiện vận tải mang
cờ điều chỉnh (Lex flagi);
• Luật của nước nơi đăng ký phương tiện
trong vận chuyển hàng không;
• Luật của người chuyên chở trong trường
hợp vận chuyển bằng đường bộ và đường
sắt.
2. Theo các điều ước quốc tế
Các điều ước quốc tế này đều áp dụng
chế độ đãi ngộ như công dân đối với
người lao động nước ngoài ở nước sở tại.
Nếu có vấn đề nào chưa được điều ước
quốc tế đề cập thì Luật nơi tiến hành lao
động (Lex Loci Laboris) sẽ được áp dụng
giải quyết.
3. Theo các Hiệp định tương trợ tư
pháp giữa Việt Nam với các nước
Các bên tham gia ký kết hợp đồng lao
động có thể thỏa thuận lựa chọn luật áp
dụng, trường hợp các bên không lựa chọn
luật áp dụng thì nguyên tắc Luật nơi tiến
hành lao động (Lex loci laboris) sẽ được
áp dụng để giải quyết các tranh chấp lao
động có yếu tố nước ngoài giữa các nước
ký kết Hiệp định với Việt Nam.
4. Theo pháp luật Việt Nam
4.1 Quyền và nghĩa vụ lao động của người nước
ngoài tại Việt nam
4.2 Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân Việt
Nam ở nước ngoài
a. Quyền và nghĩa vụ lao động của người Việt Nam
định cư ở nước ngoài
b. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân Việt
Nam làm việc trong các cơ quan của Việt Nam ở nước
ngoài
c. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân Việt
Nam trong các cơ quan, doanh nghiệp của người
nước ngoài ở nước ngoài
4.3 Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân Việt
Nam trong các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam