Luật học - Chương V: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp luật

CHƯƠNG V VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LUẬT I. VI PHẠM PHÁP LUẬT: 1. Khái niệm và các dấu hiệu của vi phạm pháp luật: a) Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. b) Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật: - Là hành vi nguy hiểm cho xã hội - Là hành vi trái pháp luật, xâm hại đến các quan hệ xã hội khác được pháp luật bảo vệ

pdf8 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 791 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật học - Chương V: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG V VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LUẬT I. VI PHẠM PHÁP LUẬT: 1. Khái niệm và các dấu hiệu của vi phạm pháp luật: a) Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. b) Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật: - Là hành vi nguy hiểm cho xã hội - Là hành vi trái pháp luật, xâm hại đến các quan hệ xã hội khác được pháp luật bảo vệ. - Có lỗi của chủ thể. - Do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện 2. Cấu thành của vi phạm pháp luật: a/ Mặt khách quan của vi phạm pháp luật: - Hành vi trái pháp luật - Hậu quả (sự thiệt hại) do hành vi trái pháp luật gây ra - Mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả Ngoài ra mặt khách quan của vi phạm pháp luật còn có các yếu tố khác như: thời gian, địa điểm, phương tiện, công cụ thực hiện hành vi vi phạm. b) Mặt chủ quan: - Lỗi: là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra. Lỗi có thể tồn tại dưới hình thức: + Lỗi cố ý: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp + Lỗi vô ý: vô ý vì quá tự tin và vô ý do cẩu thả - Động cơ: cái thôi thúc chủ thể vi phạm - Mục đích vi phạm: kết quả trong ý thức chủ quan chủ thể vi phạm mong muốn đạt đến. c) Chủ thể của vi phạm pháp luật: Là các cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý. Năng lực trách nhiệm pháp lý của từng loại chủ thể quy định khác nhau giữa các ngành luật. d) Khách thể của vi phạm pháp luật: là các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại. 3. Phân loại vi phạm pháp luật: Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi có thể phân loại VPPL thành các nhóm cơ bản sau: * Tội phạm: là hành vi nguy hiểm cho xã hội được pháp luật hình sự quy định, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, hoặc của các cá nhân, tổ chức khác trong xã hội. • Vi phạm hành chính: là các vi phạm do các cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm các quy tắc quản lý của nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định chỉ xử lý hành chính. • Vi phạm dân sự: là những hành vi trái pháp luật, có lỗi xâm phạm đến các quan hệ tài sản, nhân thân • Vi phạm kỷ luật nhà nước: là những hành vi có lỗi trái với quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ một cơ quan, xí nghiệp, trường học. Trong mỗi loại vi phạm trên có thể chia ra thành từng nhóm nhỏ hơn. Vd: BLHS chia tội phạm ra thành nhiều nhóm như: tội phạm về chức vụ, quyền hạn, tội phạm về kinh tế, xâm phạm quyền sở hữu Vi phạm pháp luật là sự kiện pháp lý cơ bản làm phát sinh trách nhiệm pháp lý. II. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ: 1.Khái niệm: Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi (sự trừng phạt) đối với chủ thể vi phạm pháp luật, thể hiện ở mối quan hệ đặc biệt giữa nhà nước với chủ thể vi phạm pháp luật, được các quy phạm pháp luật xác lập và điều chỉnh, trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu những biện pháp cưỡng chế được quy định ở chế tài các vi phạm pháp luật. * Mục đích của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý: - Bảo vệ pháp chế XHCN; - Bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội. - Trừng phạt đối với chủ thể vi phạm pháp luật - Răn đe, giáo dục các chủ thể khác kiềm chế không vi phạm pháp luật. 2. Phân loại trách nhiệm pháp lý: • Trách nhiệm hình sự: là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất do Tòa án áp dụng với những chủ thể có hành vi phạm tội (vi phạm pháp luật hình sự). Để đánh giá một hành vi có phải là tội phạm hay không cũng dựa trên sự phân tích bốn yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật là: Khách thể, chủ thể, mặt khách quan, mặt chủ quan. • Trách nhiệm hành chính: là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay các nhà chức trách áp dụng đối với chủ thể đã vi phạm hành chính. • Trách nhiệm dân sự: là loại trách nhiệm pháp lý do Tòa án hoặc chủ thể khác áp dụng với các chủ thể vi phạm dân sự. • Trách nhiệm kỷ luật: là loại trách nhiệm do các cơ quan, xí nghiệp, tổ chức kinh tế khác áp dụng với cán bộ, công chức, người lao động của mình trong trường hợp họ vi phạm kỷ luật Loại trách nhiệm Chủ thể áp dụng Chủ thể bị áp dụng Hình sự Tòa án Cá nhân Hành chính Cơ quan hành chính, cá nhân, tổ chức Cá nhân có thẩm quyền vi phạm Dân sự Tòa án cá nhân, tổ chức Kỷ luật Thủ trưởng cơ quan, cá nhân vi phạm xí nghiệp, trường kỷ luật học 3. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm pháp lý • Loại trừ do không có lỗi: - Trong tình thế cấp thiết - Do phòng vệ chính đáng - Do sự kiện bất ngờ - Do các sự kiện bất khả kháng • Loại trừ do chủ thể không có năng lực - Không đủ tuổi - Không có khả năng nhận thức • Do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý
Tài liệu liên quan