Chuyên đề Luật Đất đai:
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT ĐẤT ĐAI
1. Vai trò của đất đai trong đời sống xã hội:
Là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá , là tư liệu sản xuất chính không thể
thay thế được của 1 số ngành sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp.
Là yếu tố hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn để phân bố dân cư , là nền
tảng để xây dựng nền kinh tế quốc dân.
Đất đai là đối tượng của các cuộc tranh chấp , tham vọng của một lãnh thổ .
Đất đai là dấu hiệu cơ bản nhất của một quốc gia, một dân tộc, một cộng đồng
Không thể có quan niệm một quốc gia không có đất đai. Dưới góc độ chính trị pháp
lý , đất đai là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia gắn liền với chủ
quyền quốc gia.
2. Chế độ sở hữu toàn dân với đất đai:
2.1. Cơ sở lý luận của việc xây dựng chế độ sở hữu toàn dân:
2.1.1.Một số quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin về tính tất yếu khách
quan của việc quốc hữu hoá đất đai :
Quyền tư hữu đất đai là cái cớ để sinh ra địa tô đất đai, là cơ sở để bóc lột
một cách tinh vi và thậm tệ của giai cấp thống trị đối với giai cấp công nhân và nhân
dân lao động.
2.1.2.Một số đặc điểm của việc chiếm hữu ruộng đất ở VN tronglịch sử:
- Quyền sở hữu tối cao về ruộng đất của nhà nước:
Thế kỷ 11 dưới triều Lý, Trần : bộ phận ruộng công do nhà nước tập quyền
TW trực tiếp quản lý và bộ phận đất công làng xã .
Thế kỷ 15 là thời điểm quyền sở hữu tối cao của nhà nước về đất đai được xác
lập hoàn toàn:
+ Đời nhà Lê: “ thâm nhập sở hữu nhà nước phong kiến với sở hữu làng xã “
+ Đời nhà Hồ: chính sách “hạn danh điền”, hạn chế biến ruộng công thành
ruộng tư:
+ Năm 1481 Bộ luật Hồng Đức ban hành ngăn cấm biến ruộng công thành
ruộng tư và tuyên bố đất đai là tài sản của nhà nước .
- Quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai:
+ Sự suy yếu của nhà Lê , ruộng đất tư hữu dân dân phát triển đến mức lấn át
ruộng công. Trong sở hữu tư nhân thì sở hữu lớn của của địa chủ có nguy cơ tiêu diệt
sở hữu nhỏ của nông dân.
+ Thế kỷ 19, triều đại nhà Nguyễn sắp đặt sở hữu làng xã phong kiến làm cơ
sở duy nhất cho hệ thống chính quyền
47 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật học - Chuyên đề Luật Đất đai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Luật Đất đai:
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT ĐẤT ĐAI
1. Vai trò của đất đai trong đời sống xã hội:
Là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá , là tư liệu sản xuất chính không thể
thay thế được của 1 số ngành sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp.
Là yếu tố hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn để phân bố dân cư , là nền
tảng để xây dựng nền kinh tế quốc dân.
Đất đai là đối tượng của các cuộc tranh chấp , tham vọng của một lãnh thổ .
Đất đai là dấu hiệu cơ bản nhất của một quốc gia, một dân tộc, một cộng đồng
Không thể có quan niệm một quốc gia không có đất đai. Dưới góc độ chính trị pháp
lý , đất đai là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia gắn liền với chủ
quyền quốc gia.
2. Chế độ sở hữu toàn dân với đất đai:
2.1. Cơ sở lý luận của việc xây dựng chế độ sở hữu toàn dân:
2.1.1.Một số quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin về tính tất yếu khách
quan của việc quốc hữu hoá đất đai :
Quyền tư hữu đất đai là cái cớ để sinh ra địa tô đất đai, là cơ sở để bóc lột
một cách tinh vi và thậm tệ của giai cấp thống trị đối với giai cấp công nhân và nhân
dân lao động.
2.1.2.Một số đặc điểm của việc chiếm hữu ruộng đất ở VN tronglịch sử:
- Quyền sở hữu tối cao về ruộng đất của nhà nước:
Thế kỷ 11 dưới triều Lý, Trần : bộ phận ruộng công do nhà nước tập quyền
TW trực tiếp quản lý và bộ phận đất công làng xã .
Thế kỷ 15 là thời điểm quyền sở hữu tối cao của nhà nước về đất đai được xác
lập hoàn toàn:
+ Đời nhà Lê: “ thâm nhập sở hữu nhà nước phong kiến với sở hữu làng xã “
+ Đời nhà Hồ: chính sách “hạn danh điền”, hạn chế biến ruộng công thành
ruộng tư:
+ Năm 1481 Bộ luật Hồng Đức ban hành ngăn cấm biến ruộng công thành
ruộng tư và tuyên bố đất đai là tài sản của nhà nước .
- Quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai:
+ Sự suy yếu của nhà Lê , ruộng đất tư hữu dân dân phát triển đến mức lấn át
ruộng công. Trong sở hữu tư nhân thì sở hữu lớn của của địa chủ có nguy cơ tiêu diệt
sở hữu nhỏ của nông dân.
+ Thế kỷ 19, triều đại nhà Nguyễn sắp đặt sở hữu làng xã phong kiến làm cơ
sở duy nhất cho hệ thống chính quyền
2.2. Khái niệm chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai:
- Điều 17 Hiến pháp 1992quy định : “ Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước,
tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời’ mà pháp
luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân ”
- Điều 5/LĐĐ quy định:”Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện
chủ sở hữu “ Như vậy, ở nước CHXHCNVN. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước làm chủ sở hữu và thống nhất quản lý .
- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân có nghĩa là Nhà nước không thừa nhận chế độ
sở hữu tư nhân hoặc bất kỳ hình thức sở hữu nào khác ngoài hình thức sở hữu toàn
dân đối với đất đai. Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai vì Nhà nước
CHXHCNVN là NN của dân, do dân và vì dân .
- Quyền sở hữu toàn dân đ/v đất đai của nhà nước là quyền sở hữu duy nhất và
tuyệt đối , tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc
nhận quyền sử dụng đất từ người khác, chỉ có quyền sử dụng đất chứ không có quyền
sở hữu đối với đất đai .(chỉ là chủ thể của quyền sử dụng đất đai mà thôi)
+ Nhà nước thực hiện việc thống nhất quản lý về đất đai trong phạm vi cả nước
nhằm bảo đảm cho đất đai được sử dụng theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,
bảo đảm lợi ích nhà nước, lợi ích người sd đất.
+ Đảm bảo cho việc khai thác, sử dụng đất ổn định, lâu dài, có hiệu quả, nhà
nước mở rộng tối đa quyền của người sử dụng đất như chuyển đổi, chuyển nhượng,
cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh và góp
vốn bằng quyền sử dụng đất.
2.3. Chủ thể , khách thể và nội dung của quyền sở hữu :
2.3.1 Chủ thể của quyền sở hữu đất đai :
Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân đối với đất đai. Tư cách đại diện chủ
sở hữu toàn dân này do Quốc hội, Chính phủ,UBND cấp tỉnh và cấp huyện thực hiện
trong phạm vi thẩm quyền do LĐĐ quy định (Đ 7).
2.3.2.Khách thể quyền sở hữu đất đai:
Là toàn bộ vốn đất trong lãnh thổ quốc gia:
* Nhãm ®Êt n«ng nghiÖp bao gåm c¸c lo¹i ®Êt :
- ĐÊt trång c©y hµng năm
- ĐÊt trång c©y l©u năm;
- Đất rừng phòng hộ, đất sản xuất, lµm muèi;
* Nhãm ®Êt phi n«ng nghiÖp (Đ 13/LĐĐ
* Nhãm ®Êt chưa sö dông bao gåm c¸c lo¹i ®Êt chưa x¸c ®Þnh môc ®Ých sö
dông.
Diện tích cả nước: 331.680km2 hay hơn 33 triệu ha đất tự nhiên
2.3.3 Nội dung quyền sở hữu:
a. Quyền chiếm hữu: là quyền của nhà nước thực tế nắm toàn bộ vốn đất quốc
gia, quyền kiểm soát và chi phối mọi hoạt động của người sử dụng đất.
* Phân biệt quyền chiếm hữu nhà nứơc với quyền chiếm hữu của người sử
dụng :
1. Quyền chiếm hữu đất đai của nhà nước
là quyền sở hữu, quyền năng bất di bất
dịch của chủ sở hữu
- Quyền chiếm hữu đất đai của người sử
dụng lại xuất phát từ sự cho phép của
nhà nước.
2.Nhà nước chiếm hữu toàn bộ vốn đất
trong lãnh thổ quốc gia
- Người sử dụng chiếm hữu giới hạn
vốn đất mà nhà nước cho phép họ sử
dụng
3. Chiếm hữu của nhà nước là vĩnh viễn
-
- Giới hạn bởi không gian và thời gian ,
4. Chiếm hữu của nhà nước là gián tiếp,
nhà nước không trực tiếp sử dụng đất, nhà
nước thông qua hoạt động địa chính để
nắm chắc tình hình đất đai.
Người sử dụng thực hiện một cách trực
tiếp quyền chiếm hữu của mình .
b.. Quyền sử dụng đất:
- Với tư cách đại diện chủ sở hữu toàn dân đối với đất đai , nhà nước quyết
định mục đích sử dụng đất, cho phép việc chuyển mục đích sử dụng đất, quy định hạn
mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất và các phương thức thực hiện quyền sử dụng
đất.
- Quyền sử dụng của người sử dụng đất hoàn toàn phụ thuộc vào nhà nước ,
nhà nước có thể tước quyền sử dụng đất của người này chuyển cho người khác theo
trình tự pháp luật .
c. Quyền định đoạt:
Là khả năng của nhà nước quyết định số phận pháp lý của đất đai. Quyền năng
này là duy nhất và tuyệt đối chủ sở hữu. Nhà nước thực hiện quyền định đoạt thông
qua các hành vi :
- Phê duyệt quy ho¹ch, kÕ ho¹ch sö dông ®Êt
- Quy ®Þnh vÒ h¹n møc giao ®Êt vµ thêi h¹n sử dụng ®Êt;
- QuyÕt ®Þnh giao ®Êt, cho thuª ®Êt, thu håi ®Êt, cho phÐp chuyÓn môc ®Ých sö
dông ®Êt;
- Định gi¸ ®Êt.
- ®iÒu tiÕt c¸c nguån lîi tõ ®Êt ®ai th«ng qua việc thu tiÒn sd ®Êt, tiÒn thuª ®Êt;
thu thuÕ sd ®Êt, thuÕ thu nhËp tõ chuyÓn quyÒn sö dông ®Êt;
Quyền định đoạt đất đai chính là quyền nhà nước quy định các điều kiện, hình
thức, trình tự thủ tục giao đất, thu hồi đất, cho thuê, chuyển quyền sd đất đai .
Với tư cách là đại diện chủ sở hữu, nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người
sử dụng thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối
với người đang sử dụng đất ổn định ; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất.
3. Khái niệm và đối tượng điều chỉnh của ngành luật đất đai :
3.1. Khái niệm Luật đất đai:
Là một ngành Luật độc lập trong hệ thống pháp luật VN , là tổng hợp những
quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ đất đai hình thành trong quá trình
chiếm hữu , sử dụng và định đoạt đất đai , nhằm sử dụng đất đai có hiệu quả vì lợi ích
nhà nước và người sử dụng .
3.2. Đối tượng điều chỉnh :
Là những quan hệ đất đai phát sinh một cách trực tiếp trong quá trình chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt được các QPPL đất đai điều chỉnh và có hiệu lực trên thực tế.
Đặc trưng của các quan hệ đất đai :
-Là một quan hệ tài sản, nhưng không nằm trong sự điều chỉnh của QPPL dân
sự vì đất đai không là hàng hoá thông thường, là hàng hoá đặc biệt nhằm định hướng
cho các quan hệ này vận động phù hợp với cơ chế thị trường
Quan hệ đất đai là quan hệ kinh tế nhưng không nằm trong sự điều chỉnh của
các QPPL kinh tế. Vì mục đích việc quản lý và sử dụng đất đai là phục vụ cho lợi ích
của toàn xã hội , không nhằm mục đích kinh doanh để nhằm thu lợi nhuận tối đa.
3.3. Phương pháp điều chỉnh:
3.3.1. Phương pháp mệnh lệnh :
Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu và là người quản lý có trách nhiệm
yêu cầu người sử dụng đất phải tuân theo các quyết định mang tính mệnh lệnh cụ thể
như :
- Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo
điều của LĐĐ
- Quyết định thu hồi đất.
- QĐ về việc cho phép chuyển quyền sử dụng đất.
- QĐ cho phép chuyển mục đích sử dụng
- QĐ giải quyết những tranh chấp, khiếu tố khiếu nại về đất đai.
- QĐ xử lý kỷ luật đối với những người có hành vi VP chế độ quản lý nhà nước
về đất đai.
-QĐ về việc xử lý vi phạm hành chính trong quản lý và sử dụng đất đai.
3.3.2.Phương pháp bình đẳng:
Thể hiện mối quan hệ bình đẳng giữa các chủ thể sử dụng đất khi tham gia vào
quan hệ PL đất đai. Họ có thể thỏa thuận với nhau trong khuôn khổ pháp luật của của
Nhà nước về các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp và thừa kế
quyền sử dụng đất .
4. Các nguyên tắc cơ bản của ngành Luật đất đai :
Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu Nhà nước
Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và
phápluật
Nguyên tắc sử dụng đất đai hợp lý và tiết kiệm
Nguyên tắc ưu tiên bảo vệ quỹ đất nông nghiệp
Nguyên tắc thường xuyên cải tạo và bồi bổ đất đai .
4.1.Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu Nhà nước:
Điều 17/HP quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất
quản lý . Đó là cơ sở pháp lý cao nhất xác định rõ nhà nước là chủ sở hữu duy nhất và
tuyệt đối đối với toàn bộ vốn đất quôc gia.
Tính đặc biệt của sở hữu nhà nước đối với đất đai thể hiện ở những điểm sau :
- Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất và đời sống. Đất đai là hàng
hoá đặc biệt, được lưu chuyển một cách đặc biệt.
- Nhà nước là chủ sở hữu , vì thế có trọn quyền năng chiếm hữu, sử dụng và
định đoạt đất đai mà các chủ thể khác tham gia vào QHPL đất đai không thể có được:
+ Nhà nứơc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.
+ Định gía đất, điều tiết các nguồn lợi từ đất thông qua việc thu tiền sử dụng
đất, thuê đất, thu thuế đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng ĐĐ
- Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng
trong quá trình thực hiện các chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân chủ
cộng hoà,Nhà nước CHXHCNVN.
- Nhà nước có chính sách hạn điền hợp lý nhằm bảo vệ quyền lợi người sử
dụng đất.
- Mở rộng tối đa quyền năng của hộ gia đình, cá nhân nhằm hướng cho quan hệ
đất đai vận động và phát triển theo cơ chế thị trường .
4.2.Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch
và theo pháp luật (Đ18/HP và Đ 6,7/LĐĐ)
Mục đích của Nhà nước và người sử dụng là khai thác tốt nhất tiềm năng của
đất đai phục vụ cho các mục tiêu kinh tế xã hội .
- Nhà nước xây dựng hệ thống cơ quan quản lý đất đai có chức năng nhiệm vụ
rõ ràng
- Ban hành các chủ trương chính sách, chế độ, thể lệ phù hợp với nội dung
QLNN đối với đất đai.
4.3 Nguyên tắc sử dụng đất đai tiết kiệm và hợp lý:(Đ 11/LĐĐ)
Sử dụng đất đai phải đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích
sử dụng đất, phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế-
xã hội –quốc phòng,an ninh.
Tiết kiệm, khai thác đất đai có hiệu quả , bảo vệ môi trường và không làm tổn
hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh
4.4. Nguyên tắc ưu tiên bảo vệ quỹ đất nông nghiệp:
-Nhà nước có chính sách bảo vệ đất chuyên trồng lúa nước, hạn chế chuyển đất
chuyên trồng lúa nước sang sử dụng mục đích phi nông nghiệp.
-Người sử dụng đất chuyên trồng lúa nước không được chuyển sang sử dụng
mục đích trồng cây lâu năm,trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản và mục đích phi nông
nghiệp nếu không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
4.5. Nguyên tắc thường xuyên cải tạo và bồi bổ đất đai: (Đ 12/LĐĐ)
Người sử dụng đất chuyên trồng lúa nước có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ
màu của đất.
Pháp luật đất đai nghiêm cấm các hành vi huỷ hoại đất đai làm giảm khả năng
sinh lợi của đất (có biện pháp chế tài đ/v hành vi VPPL đất đai), đồng thời khuyến
khích các biện pháp cải tạo đất, làm tăng độ màu mỡ của đất, khai hoang phục hoá,
lấn biển đưa diện tích đất trống, đồi trọc, đất có mặt nước hoang hoá vào sử dụng.
II. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT:
1. Quyền chung của người sử dụng đất :
1. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất;
3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông
nghiệp;
4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông
nghiệp;
5. Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất
hợp pháp của mình;
6. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất
hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
Người sử dụng đấ t được quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho
thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng
quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định
pháp luật và đảm bảo có các điều kiện sau đây:
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất
Người sử dụng đất có các nghĩa vụ chung sau đây:
1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử
dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng
trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật;
2. Đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo
lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
4. Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất;
5. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích
hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan;
6. Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất;
7. Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất hoặc khi hết thời hạn sử
dụng đất.
III . TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT :
1. Việc nộp hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định như
sau:
- Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất nộp tại văn phòng đăng ký quyền
sử dụng đất; trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại nông thôn thì nộp tại Uỷ
ban nhân dân xã nơi có đất để chuyển cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;
- Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gồm hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công
chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia
đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc
chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.
2. Thời hạn giải quyết các thủ tục chuyển quyền sử dụng đất:
- Trong thời hạn không quá mười 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
hợp lệ, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, gửi hồ
sơ cho cơ quan quản lý đất đai thuộc Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất.
- Trường hợp các bên chuyển nhượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính mà
nghĩa vụ tài chính đó được xác định theo số liệu địa chính thì văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài
chính theo quy định của pháp luật; văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thông báo
cho các bên chuyển nhượng thực hiện nghĩa vụ tài chính.
- Trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong
nghĩa vụ tài chính, các bên tham gia chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhận giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất tại nơi đã nộp hồ sơ.
* Tại Ủy ban nhân dân thị xã Thủ Dầu Một:
Hồ sơ chỉ được giải quyết khi có đủ cơ sở pháp lý theo thủ tục quy định; Cụ
thể:
- Đối với hồ sơ cấp phép xây dựng. Tổng thời gian thực hiện: 15 ngày.
- Các loại hồ sơ có liên quan về đất: Cấp giấy chứng nhận cho người đang sử
dụng đất (đối với đất tại xã, thời gian thực hiện 37 ngày có thực hiện nghĩa vụ tài
chính, 29 ngày không thực hiện nghĩa vụ tài chính; Đất tại phường, thời gian thực
hiện 44 ngày có thực hiện nghĩa vụ tài chính, 36 ngày không thực hiên nghĩa vụ tài
chính); Cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thời gian thực hiện 21
ngày; Chuyển nhượng quyền sử dụng đất ( không cấp mới giấy chứng nhận, thời gian
thực hiện 16 ngày,có cấp mới giấy chứng nhận 31 ngày); Thừa kế quyền sử dụng đất(
đối tượng không thực hiên nghĩa vụ tài chính, thời gian thực hiện 14, 16 ngày đối với
đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính, 22 ngày đối với đối tượng không thực
hiện nghĩa vụ tài chính có cấp mới GCNQSDĐ, 30 ngày đối với đối tượng phải thực
hiện nghĩa vụ tài chính có cấp mới GCNQSDĐ).
IV. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ ĐẤT ĐAI:
1. Hoà giải tại xã , phường, Thị trấn :
Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết
tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở.
Khi các bên phát sinh tranh chấp không tự hòa giải được thì thì gửi đơn đến Uỷ
ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.
Tại UBND xã , phường, thị trấn có thành lập Hội đồng hòa giải gồm Chủ tịch
UBND là Chủ tịch HĐ, Công chức địa chính-xây dựng và các thành viên là MTTQ,
các tổ chức Phụ nữ, Nông dânđể hòa giải tranh chấp đất đai
Thời hạn hoà giải là ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn nhận được đơn.
Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của
các bên tranh chấp và xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.
Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải
quyết theo quy định về quản lý đất đai.
2. Giải quyết tranh cah61p đất đai tại Tòa án nhân dân :
Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn
mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí , nếu các đương sự có giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất hoặc tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì được Toà án
nhân dân các cấp giải quyết;
3. Giải quyết tranh chấp tại UBND các cấp
- Trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh giải quyết
- Nếu một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết
của Chủ tịch UBND huyện thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;
- Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định
giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Và quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải
quyết cuối cùng./.
CHUYÊN ĐỀ LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
I. KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ LUẬT HÔN NHÂN
GIA ĐÌNH VN:
1. Khái niệm:
a. Khái niện hôn nhân:
Là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn; Hôn nhân là sự liên kết 1 người
nam và một người nữ trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng, tự nguyện chung sống
suốt đời, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc, bền vững.
Đặc điểm:
- Đó là hôn nhân 1 vợ 1 chồng. Đây là điểm khác cơ bản giữa HNXHCN và hôn
nhân phong kiến
-Trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện. Sự tự nguyện đó chính là tình yêu chân
chính giữa nam và nữ, không bị những tí