1. Khái niệm DNTN
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do
một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt
động của doanh nghiệp (đ141).
Vậy chủ DNTN có quyền thành lập DNTN
khác không? được quyền phát hành chứng
khoán không?
21 trang |
Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật học - Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
và CÔNG TY HỢP DANH
Ths. Châu Quốc An
Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
1. Khái niệm DNTN
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do
một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt
động của doanh nghiệp (đ141).
Vậy chủ DNTN có quyền thành lập DNTN
khác không? được quyền phát hành chứng
khoán không?
Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
2. Quyền và nghĩa vụ của chủ
DNTN
Quản lý công ty: có toàn quyền quyết định (đ143)
Quyền cho thuê doanh nghiệp (Đ144): quyền hạn
và nhiệm vụ giữa các bên do hợp đồng quy định.
Lưu ý: trong thời hạn thuê, chủ DNTN chịu trách
nhiệm với tư cách là chủ sở hữu của DN. Quyền
bán DN: Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh
nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp
chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người
bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thoả
thuận khác .
Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
1. Khái niệm về công ty hợp danh
là doanh nghiệp trong đó có ít nhất2 thành
viên hợp danh là chủ sở hữu chung của
công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một
tên chung và chịu trách nhiệm bằng toàn
bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của
công ty.
Ngoài ra, có thể có thành viên góp vốn chỉ
chịu trách nhiệm về các khoản nợ của
công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào
công ty
Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY
HỢP DANH
Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm về các
nghĩa vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản của
mình.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân. Công
ty hợp danh không được phát hành chứng khoán.
Công ty hợp danh có thể có hai loại thành viên,
trong đó bắt buộc phải có ít nhất hai thành viên
hợp danh.
Thành viên hợp danh phải là cá nhân.
3. Thành viên hợp danh có quyền
gì? (đ134)
Quyền nhân danh công ty để tiến
hành các hoạt động kinh doanh;
Quyết định mọi vấn đề phát sinh trong
công ty với tư cách của mình trong Hội
đồng thành viên;
Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại, nếu
thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót
của cá nhân chính thành viên đó (điều
134 LDN 2005).
Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
Thành viên hợp danh có quyền gì?
Quyền đại diện theo pháp luật
(k1đ137). Phân công nhau đảm nhiệm
các chức danh quản lý và kiểm soát
công ty (khoản 2 điều 137 LDN 2005).
Lưu ý: Mọi hạn chế đối với thành viên
hợp danh trong thực hiện công việc kinh
doanh hằng ngày của công ty chỉ có
hiệu lực đối với bên thứ ba khi bên đó
biết được hạn chế đó.
Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
Thành viên hợp danh có quyền gì?
Được chia lợi nhuận và chịu lỗ tương
ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thỏa
thuận quy định tại Điều lệ công ty. )Lưu
ý: nếu tài sản công ty không đủ để thanh
toán hết số nợ thì thành viên hợp danh
vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm trước
các chủ nợ của công ty.
Thành viên hợp danh được quyền rút
vốn khỏi công ty, nếu được HĐTV chấp
thuận
Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
Thành viên hợp danh có quyền gì?
Thành viên hợp danh chết hoặc bị
tuyên bố chết thì người thừa kế của họ
được hưởng phần giá trị vốn góp còn lại
sau khi trừ đi các khoản trách nhiệm
của công ty.
Người thừa kế có thể trở thành TV hợp
danh nếu được HĐTV chấp thuận.
Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
Quyền của thành viên hợp danh có
bị hạn chế ? - (đ133)
Không được làm chủ DNTN hoặc TV hợp danh
của công ty hợp danh khác, nếu không được
sự nhất trí của các TV còn lại.
Không được chuyển nhượng vốn của mình cho
người khác, nếu không được sự chấp thuận
của các thành viên còn lại.
Không được nhân danh mình hoặc người khác
thực hiện kinh doanh cùng ngành nghề kinh
doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi
ích của người khác
Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
4. Thành viên góp vốn có quyền
gì ? (Đ140)
Tham gia họp, thảo thuận và biểu quyết tại
Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung
Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền
và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ
chức lại và giải thể công ty và các nội dung
khác của Điều lệ công ty có liên quan trực
tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ.
Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng
với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ công ty.
Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
5. Chế độ tài chính
TVHD và thành viên góp vốn phải góp đủ và
đúng hạn số vốn như đã cam kết.
TVHD hợp danh không góp đủ và đúng hạn
số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. TV góp
vốn không góp đủ và đúng hạn thì số vốn chưa
góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó
đối với công ty. Trong trường hợp này, thành
viên góp vốn có thể bị khai trừ khỏi công ty theo
quyết định của HĐTV.
Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
Chế độ tài chính (tt)
Thành viên hợp danh có quyền chuyển nhượng
vốn của mình cho người khác nếu được tất cả các
thành viên hợp danh còn lại đồng ý. Thành viên
góp vốn được quyền tự do hơn trong việc định đoạt
phần vốn góp của mình như được chuyển nhượng,
để lại thừa kế, tặng cho, cầm cố, thế chấp
Người thừa kế của thành viên góp vốn trở thành
thành viên góp vốn của Công ty.
Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
Chế độ tài chính (tt)
TVHD bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự,
hạn chế năng lực hành vi dân sự thì phần vốn góp
của họ được hoàn trả lại công bằng và thỏa đáng.
Vậy trường hợp mất tích?
TVHD bị khai trừ khỏi công ty (theo khoản 3 điều
138) hoặc tự nguyện rút vốn khỏi công ty thì trong
thời hạn 2 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách TV
vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã
phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.
Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
Chế độ tài chính (tt)
TVHD chết hoặc bị tuyên bố chết thì
người thừa kế của họ được hưởng
phần giá trị tài sản còn lại tại công ty
sau khi trừ đi các khoản trách nhiệm
của công ty.
Lưu ý: Luật không định rõ thời điểm và
phương thức xác định trách nhiệm
nhằm hạn chế việc tẩu tán tài sản tránh
nghĩa vụ trả nợ.
Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
Tổ chức quản lý trong công ty
hợp danh
Hội đồng thành viên (Đ135)
Vị trí: Là cơ quan có quyền quyết định tất cả các
công việc kinh doanh của công ty. Đứng đầu
HĐTV là Chủ tịch HĐTV.
Thành phần: tất cả các thành viên.
Về triệu tập (đ136): Chủ tịch HĐTV có quyền
triệu tập cuộc họp khi xét thấy cần thiết hoặc
theo yêu cầu của TV hợp danh. Trường hợp
Chủ tịch HĐTV không triệu tập cuộc họp theo
yêu cầu của TV hợp danh thì TV hợp danh đó
triệu tập cuộc họp HĐTV.
Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
Tổ chức quản lý công ty (tt)
Hội đồng thành viên
Điều kiện thông qua quyết định:
+ Khi tham gia biểu quyết tại HĐTV, các thành
viên hợp danh đều có một phiếu biểu quyết ngang
nhau và không bị chi phối bởi giá trị vốn góp hoặc
có số phiếu khác theo Điều lệ công ty.
+ Các quyết định của HĐTV được thông qua khi
có ít nhất 2/3 số thành viên hợp danh chấp
thuận trừ những vấn đề được quy định tại khoản 3
điều 135 thì có ít nhất 3/4 số thành viên hợp danh
chấp thuận. Điều lệ có thể quy định một tỉ lệ khác
cao hơn tỷ lệ nói trên.
Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
Tổ chức quản lý công ty (tt)
Hội đồng thành viên (tt)
Lưu ý: k5 đ135 và điểm a khoản 1 điều
140). Các thành viên góp vốn được
quyền tham gia thảo luận và biểu quyết
tại HĐTV các vấn đề liên quan trực tiếp
đến quyền lợi của họ như: sửa đổi, bổ
sung điều lệ công ty, tổ chức lại và giải
thể công ty,
Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
Tổ chức quản lý công ty (tt)
Chủ tịch HĐTV, Giám đốc (khoản 4 điều 137):
Trường hợp Điều lệ Công ty không quy định khác thì
Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
công ty. Trong trường hợp này, Chủ tịch HĐTV phải
là thành viên hợp danh.
Giám đốc công ty có quyền quản lý, điều hành
hoạt động kinh doanh
Giám đốc có quyền đại diện cho công ty trong
quan hệ với cơ quan nhà nước, đại diện cho công
ty với tư cách là nguyên đơn, bị đơn trong các vụ
kiện, tranh chấp.
Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
Tổ chức quản lý công ty (tt)
Đại diện theo pháp luật:
Với chế độ tự quản, trong công ty hợp danh,
các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo
pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động công
ty.
Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có Chủ tịch HĐTV
hoặc Giám đốc (?) mới có quyền đại diện công
ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước; đại diện
cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên
đơn trong các vụ kiện và tranh chấp khác
Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
Hết
Cám ơn
Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế