I. KHÁI NIỆM
Định nghĩa
Hệ thống hình phạt là một chỉnh thể bao gồm các hình phạt được quy định trong BLHS, có phương thức liên kết theo một trật tự nhất định phụ thuộc vào tính chất nghiêm khắc của từng loại hình phạt.
24 trang |
Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 764 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật học - Hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỆ THỐNG HÌNH PHẠT VÀ CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁPThs. Vũ Thị ThúyA. HỆ THỐNG HÌNH PHẠT (HTHP)I. KHÁI NIỆMĐịnh nghĩaHệ thống hình phạt là một chỉnh thể bao gồm các hình phạt được quy định trong BLHS, có phương thức liên kết theo một trật tự nhất định phụ thuộc vào tính chất nghiêm khắc của từng loại hình phạt. a. Hệ thống HP là một chỉnh thể, được phân thành 2 loại:Hình phạt chínhHình phạt bổ sung* Hình phạt chính:Là loại hình được áp dụng chính thức cho tội phạm và được TA tuyên một cách độc lập. Đối với một tội cụ thể thì chỉ được áp dụng một hình phạt chính.- Các loại hình phạt chính:Cảnh cáo,Phạt tiền*Cải tạo không giam giữ, Trục xuất*Tù có thời hạn, Tù chung thân, Tử hình.* Hình phạt bổ sung:* HPBS: là loại hình phạt không được tuyên độc lập mà chỉ được tuyên kèm với hình phạt chính. Đối với 1 tội phạm cụ thể có thể không áp dụng, có thể áp dụng một hay nhiều hình phạt bổ sung.- Hình phạt bổ sung được quy định trong Phần các tội phạm dưới hình thức tùy nghi hoặc bắt buộc.- Các loại hình phạt bổ sung:Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm làm nghề hoặc công việc nhất định; Cấm cư trú; Quản chế; Tước một số quyền công dân; Tịch thu tài sản; Phạt tiền (khi không áp dụng là hình phạt chính).Trục xuất (khi không áp dụng là hình phạt chính).b. Phương thức sắp xếp của hệ thống HP:Căn cứ vào tính chất nghiêm khắc của từng loại hình phạtTheo một trật tự từ nhẹ đến nặng- Các loại hình phạt chính:Cảnh cáo,Phạt tiền*Cải tạo không giam giữ, Trục xuất*Tù có thời hạn, Tù chung thân, Tử hình.II. CÁC LOẠI HÌNH PHẠT 1. Cảnh cáo Định nghĩa Điều kiện áp dụng Cách thức chấp hành1. Hình phạt chínhCảnh cáoPhạt tiềnCải tạo không giam giữTrục xuấtTù có thời hạnTù chung thânTử hình2. Hình phạt bổ sung:Cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất địnhCấm cư trúQuản chếTước một số quyền công dânTịch thu tài sảnPhạt tiềnTrục xuấtNhận định:Hình phạt quản chế và cấm cư trú chỉ được tuyên kèm theo hình phạt tù có thời hạn.Bài tập 1.Duyên là SV của một trường đại học. Duyên đã quen biết anh Hùng – là người góa vợ và có 1 con 2 tuổi tên là Sơn. Hai người quyết định cưới nhau. Trong thời gian chung sống, Duyên đã sinh ra một bé trai và đã được 13 tháng tuổi. Không muốn phải nuôi bé Sơn, Duyên quyết định giết bé Sơn. Ngày 25.10.1998, lấy lý do đưa bé Sơn về nhà bà nội, Duyên đã đưa bé Sơn đến khúc sông vắng người rồi đẩy bé xuống sông. Về đến nhà, Duyên nói với chồng rằng bé Sơn ở lại chơi với bà nội ít hôm sẽ về. Vụ việc sớm bị phát giác, khi người chồng liên lạc với mẹ của mình hỏi thăm về bé Sơn. Hành vi giết người của Duyên đã bị Tòa án tuyên xử phạt tử hình. Bản án được tuyên vào ngày 5.3.1999.Bài tập 1.Hỏi: Quyết định về hình phạt tử hình của Tòa án đối với hành vi giết người của Duyên có được thay đổi khi BLHS năm 1999 có hiệu lực không? Nếu có thì hướng giải quyết như thế nào? Cho biết: Điều 27 BLHS 1985 quy định: “Không áp dụng tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai khi phạm tội hoặc khi bị xét xử. Tử hình được hoãn thi hành đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”. Bài tập 2.A phạm tội buôn lậu. Tội phạm được quy định tại Điều 153 BLHS. Hãy xác định quyết định về hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với A đúng hay sai trong các tình huống sau:A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 1 và khoản 5 Điều 153 BLHS với mức án 3 năm tù và tịch thu một phần tài sản;A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 2 và khoản 5 Điều 153 BLHS với mức án là 7 năm tù và phạt tiền 20 triệu đồngA bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 4 và khoản 5 Điều 153 BLHS với mức án là tù chung thân và tịch thu toàn bộ tài sản.Bài tập 3.A phạm tội cố ý gây thương tích nên bị Tòa án áp dụng khoản 1 Điều 104 BLHS xử phạt 1 năm cải tạo không giam giữ. Hãy xác định phần hình phạt còn lại mà A phải tiếp tục chấp hành là bao lâu, nếu:Trong quá trình điều tra vụ án A đã bị tạm giữ 3 ngày và tạm giam 3 tháng;Trong quá trình điều tra vụ án A đã bị tạm giam 6 tháng.B. CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁPI. KHÁI NIỆM1. Định nghĩaBiện pháp tư pháp là các biện pháp hình sự được quy định trong BLHS, do các cơ quan tư pháp áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, có tác dụng hỗ trợ hoặc thay thế cho hình phạt.B. Các đặc điểm của biện pháp tư phápBiện pháp tư pháp:* Được quy định trong BLHS.* Do cơ quan tư pháp áp dụng* Được áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội * Nhằm hỗ trợ hoặc thay thế cho hình phạt: - Hỗ trợ cho hình phạt: Điều 41, 42, 43 - Thay thế cho hình phạt: Điều 70: + Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; + Đưa vào trường giáo dưỡngNhận định:Biện pháp tư pháp chỉ có thể áp dụng đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội.Biện pháp tư pháp có thể được áp dụng thay thế cho hình phạt.Biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Điều 70 BLHS) không được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi.Bài tập 4.A là người 17 tuổi, đồng phạm trong vụ án trộm cắp tài sản và bị đưa ra xét xử theo khoản 1 Điều 138 BLHS. Xét mức độ tham gia của A trong vụ án còn hạn chế, hoàn cảnh cơ nhỡ không có cha mẹ, không gia đình nên Tòa án quyết định không áp dụng hình phạt tù đối với A. Hội đồng xét xử đưa ra 2 ý kiến:Phương án thứ nhất là tuyên cảnh cáo đối với A và đưa A vào trường giáo dưỡng với thời hạn là 2 năm.Phương án thứ hai là không tuyên cảnh cáo mà chỉ áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng với thời hạn là 2 năm.Hỏi: Nếu bạn rơi vào tình huống này, phương án nào được bạn lựa chọn. Chỉ rõ cơ sở của sự lựa chọn của bạn?Bài tập 5.Tùng 17 tuổi là con trai của chủ cơ sở sửa chữa xe ô tô. Do việc đua xe trái phép gây tai nạn giao thông nên Tùng đã bị kết án về tội đua xe trái phép theo Khoản 1 Điều 207 BLHS với mức án 2 năm tù. Hãy xác định đường lối xử lý đối với chiếc xe ô tô đó, nếu:Chiếc xe ô tô đó là của khách hàng yêu cầu sửa chữa. Xe được sửa chữa xong, chưa kịp giao cho khách thì Tùng lén lấy đem đua xe và bị bắt giữ.Chiếc xe ô tô đó thuộc quyền sở hữu của cha Tùng. Cha Tùng thường cho con mình sử dụng chiếc xe ô tô này để đi chơi. Trong lần đua xe này, ông cũng cho phép Tùng lấy xe đi chơi như mọi lần.Bài tập 6.H là một thanh niên độc thân, đã có hành vi buôn bán chất ma túy trong một thời gian dài. H bị bắt quả tang cùng với 2 kg hêrôin được giấu trong cốp xe ô tô hiệu BMW do chính H đứng tên. Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra xác định tài sản của H gồm có: Một chiếc xe ô tô hiệu BMW trị giá 50.000 USD;Một căn nhà có trị giá 300 triệu là tài sản thừa kế từ cha mẹ;Một nhà hàng trị giá 5 tỷ VND do H đầu tư từ lợi nhuận thu được do buôn bán ma túy. Câu hỏi: Dựa vào quy định của BLHS Tòa án phải áp dụng biện pháp nào để xử lý 2 kg hêrôin? Dựa vào quy định của BLHS Tòa án phải áp dụng biện pháp nào liên quan đến tài sản của H.Bài tập 7.A mượn xe Honda của B. Sau khi mượn được xe, A đã dùng chiếc xe này làm phương tiện cướp tài sản. Vụ việc bị phát giác, A bị Tòa án xét xử về tội cướp giật tài sản theo khoản 1 Điều 136 BLHS.Hỏi: Tòa án phải xử lý như thế nào đối với chiếc xe của B đã cho A mượn?