Luật học - Hệ thống pháp luật Việt Nam

Phần thứ II NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng xã hội có liên quan chặt chẽ đến lợi ích của các giai cấp, các từng lớp và các dân tộc trong xã hội. Để hiểu Nhà nước và pháp luật cần lý giải được những vấn đề cơ bản sau: - Sự ra đời của Nhà nước và pháp luật như thế nào ? - Bản chất của Nhà nước và bản chất của pháp luật là gì ? - Nhà nước và pháp luật có vai trò như thế nào trong xã hội có giai cấp ? I. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC 1. Nguồn gốc của Nhà nước 1.1. Một số quan điểm phi Mác – Xít về Nhà nước Từ thời kỳ cổ đại, trung đại đã có nhiều nhà tư tưởng tiếp cận và đưa ra những khái niệm khác nhau về nguồn gốc Nhà nước. Điển hình có một số quan điểm sau: Các nhà tư tưởng theo thuyết Thần học cho rằng: “Thượng đế là người sắp đặt trật tự xã hội, Nhà nước là do thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung. Nhà nước là lực lượng siêu nhiên, quyền lực nhà nước là vĩnh cữu và sự phục tùng quyền lực là cần thiết và tất yếu”. Các nhà tư tưởng theo thuyết Gia trưởng cho rằng: “Nhà nước là kết quả phát triển gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống con người. Vì vậy, Nhà nước có trong mọi xã hội và quyền lực nhà nước về bản chất cũng giống như quyền gia trưởng của người đứng đầu gia đình”.

pdf53 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 649 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật học - Hệ thống pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LỜI NÓI ĐẦU Để đáp ứng việc giảng dạy môn học pháp luật trong nhà trường, chúng tôi biên soạn giáo trình này với những nội dung đúng với chương trình giảng dạy pháp luật do Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội quy định phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên nghề. Mục tiêu, yêu cầu của môn học 1. Mục tiêu Môn học pháp luật nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, rèn luyện thói quen và xây dựng nếp sống, hành vi ứng xử theo pháp luật cho người học nghề, thể hiện nghĩa vụ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân, có ý thức chấp hành pháp luật, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tham gia xây dựng và bảo vệ trật tự, kỷ cương xã hội, tự giác chấp hành pháp luật. Môn học nhằm cung cấp cho người học nghề một số kiến thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật và một số lĩnh vực pháp luật thiết yếu phù hợp với từng trình độ. 2. Yêu cầu Người học nghề sau khi học xong môn học này phải đạt được những yêu cầu cơ bản sau: - Hiểu một cách có hệ thống kiến thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật, hiểu được kiến thức pháp luật chuyên ngành liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động; - Xây dựng tình cảm, niềm tin, thái độ, ý thức công dân đối với pháp luật; - Hình thành ý thức, thói quen ứng xử phù hợp và theo chuẩn mực của pháp luật; - Tự giác thực hiện pháp luật và nghĩa vụ công dân, tham gia đấu tranh phòng ngừa vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ pháp luật; - Tự tìm hiểu pháp luật. Giáo trình này được biên soạn dựa vào rất nhiều tài liệu của các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, giảng viên các trường đại học, học viện trong nước, các Bộ Luật hiện hành của Nhà nước. Chúng tôi đã cố gắng lựa chọn những vấn đề, những nội dung phù hợp giảng dạy cho học sinh, sinh viên nghề. Tuy nhiên, lý luận về Nhà nước và pháp luật trong giai đoạn này liên tục có sự điều chỉnh và bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, nên việc biên soạn giáo trình là một nhu cầu cấp thiết nhưng khó khăn, không tránh khỏi những thiếu sót cả về hình thức lẫn nội dung. Rất mong bạn đọc đóng góp ý kiến để chúng tôi từng bước chỉnh lý, bổ sung đáp ứng tốt hơn yêu cầu của giáo viên và học sinh, sinh viên ./. 2 MỤC LỤC NỘI DUNG Trang Lời nói đầu... 1 Phân phối thời gian... 10 Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 11 I. Nguồn gốc, bản chất, chức năng của Nhà nước.... 1. Nguồn gốc của Nhà nước. 1.1. Một số quan điểm phi Mác – Xít về Nhà nước. 1.2. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin về Nhà nước..... 2. Bản chất của Nhà nước. 2.1. Khái niệm Nhà nước...... 2.2. Bản chất của Nhà nước...... 3. Chức năng của Nhà nước...... 3.1. Khái niệm chức năng của Nhà nước.. 3.2. Các chức năng của Nhà nước.... 11 11 11 12 12 12 12 13 13 13 II. Nguồn gốc, bản chất và vai trò của pháp luật XHCN........ 1. Khái niệm pháp luật...... 2. Nguồn gốc của pháp luật...... 3. Bản chất của pháp luật...... 4. Vai trò của pháp luật XHCN 13 13 14 15 16 III. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam....... 1. Bản chất, chức năng của Nhà nước CHXHCN Việt Nam.... 1.1. Bản chất của Nhà nước.. 1.2. Chức năng của Nhà nước... 2. Bộ máy nhà nước.. 2.1. Khái niệm... 2.2. Đặc điểm của Nhà nước..... 2.3. Hệ thống cơ quan nhà nước... 3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.. 3.1. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước 3.2. Nguyên tắc bảo đảm sự tham gia đông đảo của nhân dân lao động vào quản lý nhà nước.. 3.3. Nguyên tắc tập trung dân chủ........ 3.4. Nguyên tắc Pháp chế Xã hội chủ nghĩa. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I... 19 19 19 20 21 21 21 22 23 24 25 25 25 26 3 Chương II HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 27 I. Hệ thống pháp luật. 1. Khái niệm.. 2. Quy phạm pháp luật, chế định pháp luật, ngành luật.... 2.1. Quy phạm pháp luật... 2.2. Chế định pháp luật. 2.3. Ngành luật. 3. Hệ thống các ngành luật của nước ta hiện nay. 3.1. Luật Nhà nước (Hiến pháp).. 3.2. Luật Hành chính 3.3. Luật Dân sự... 3.4. Luật Tố tụng dân sự.. 3.5. Luật Hình sự.. 3.6. Luật Tố tụng Hình sự 3.7. Luật Kinh tế.. 3.8. Luật Tài chính... 3.9. Luật Đất đai... 3.10. Luật Lao động. 3.11. Luật Hôn nhân và Gia đình. 3.12. Luật Hợp tác xã... 27 27 27 27 30 30 31 31 31 31 31 31 31 32 32 32 32 32 32 II. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. 1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật... 2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay... 2.1. Văn bản luật... 2.2. Văn bản dưới luật.. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG II.. 33 33 33 33 34 36 Chương III MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT DẠY NGHỀ 37 I. Khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của Luật dạy nghề. 1. Khái niệm..... 2. Nguyên tắc cơ bản của Luật dạy nghề.. 37 37 37 II. Nhiệm vụ, quyền hạn của người học nghề... 1. Nhiệm vụ của người học nghề...... 2. Quyền của người học nghề... 37 37 37 4 III. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở dạy nghề.. 1. Nhiệm vụ của cơ sở dạy nghề.. 2. Quyền hạn của cơ sở dạy nghề. IV. Quản lý nhà nước về dạy nghề... 1. Nội dung quản lý nhà nước về dạy nghề.. 2. Cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề... CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG III... 38 38 38 39 39 39 39 Chương IV LUẬT DU LỊCH I. Khái niệm Luật Du lịch..... II. Một số nội dung cơ bản của Luật Du lịch...... 1. Những quy định chung..... 1.1. Đối tượng áp dụng. 1.2. Áp dụng pháp luật về du lịch. 1.3. Bảo vệ môi trường du lịch. 1.4. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch.. 1.5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch 1.6. Các hành vi bị nghiêm cấm... 2. Tài nguyên du lịch.... 2.1. Các loại tài nguyên du lịch.... 2.2. Nguyên tắc bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch. 2.3. Trách nhiệm quản lý, bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch. 3. Quy hoạch phát triển du lịch.... 3.1. Các loại quy hoạch phát triển du lịch 3.2. Nguyên tắc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch... 3.3. Nội dung quy hoạch phát triển du lịch.. 4. Quản lý khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch. 4.1. Quản lý khu du lịch... 4.2. Quản lý điểm du lịch. 4.3. Quản lý tuyến du lịch 5. Khách du lịch 5.1. Quyền của khách du lịch 5.2. Nghĩa vụ của khách du lịch 5.3. Bảo đảm an toàn cho khách du lịch... 6. Kinh doanh du lịch... 6.1. Ngành, nghề kinh doanh du lịch... 6.2. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch... 7. Kinh doanh lữ hành.. 40 40 40 40 40 40 41 41 42 42 42 43 43 43 43 43 44 44 45 45 45 45 46 46 46 47 47 47 47 5 7.1. Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa... 7.2. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa... 7.3. Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế.. 7.4. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế.. 7.5. Hợp đồng lữ hành.. 7.6. Điều kiện kinh doanh đại lý lữ hành..... 8. Kinh doanh lưu trú du lịch... 8.1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch.... 8.2. Các loại cơ sở lưu trú du lịch.... 8.3. Điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch..... 8.4. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch.... 9. Hướng dẫn du lịch... 9.1. Hướng dẫn viên du lịch, thẻ hướng dẫn viên du lịch.... 9.2. Điều kiện hành nghề, tiêu chuẩn cấp thẻ hướng dẫn viên. 9.3. Quyền và nghĩa vụ của hướng dẫn viên.... 9.4. Những điều hướng dẫn viên du lịch không được làm... 10. Thanh tra du lịch, giải quyết yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch 10.1. Thanh tra du lịch.. 10.2. Giải quyết yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch. 47 48 48 48 49 49 49 49 50 50 50 51 51 51 52 52 52 52 53 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG IV 53 Chương V PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG 54 I. Khái niệm và nguyên tắc của Luật Lao động... 1. Khái niệm Luật Lao động. 2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật Lao động.. 54 54 54 II. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động và người sử dụng lao động.. 1. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động. 2. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người sử dụng lao động... 55 55 55 III. Vai trò, quyền hạn của tổ chức công đoàn trong quan hệ với người lao động và người sử dụng lao động..... 1. Công đoàn Việt Nam.... 2. Quyền và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn.... CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG V. 55 55 56 58 6 Chương VI BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 59 I. Hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể.... 1. Hợp đồng lao động... 1.1. Khái niệm.. 1.2. Các loại hợp đồng lao động.. 1.3. Yêu cầu khi ký hợp đồng lao động... 1.4. Quyền của người sử dụng lao động.. 1.5. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng.. 1.6. Hợp đồng lao động chấm dứt trong các trường hợp sau.. 2. Thoả ước lao động tập thể... 2.1. Đại diện ký kết thoả ước lao động tập thể 2.2. Nội dung của thảo ước lao động tập thể... 2.3. Thoả ước lao động tập thể vô hiệu... 2.4. Quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện thoả ước lao động tập thể 2.5. Thời hạn ký kết và thực hiện thoả ước lao động tập thể... 59 59 59 59 59 60 61 61 64 64 65 65 66 66 II. Tiền lương và bảo hiểm xã hội..... 1. Tiền lương.... 1.1. Cách chi trả tiền lương.. 1.2. Tiền lương làm thêm giờ.. 1.3. Trả lương trong trường hợp ngừng việc 2. Bảo hiểm xã hội 2.1. Quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội. 2.2. Chế độ hưu trí hàng tháng. 2.3. Các chế độ trợ cấp khác. 2.4. Quỹ bảo hiểm xã hội.. 67 67 67 68 68 68 69 70 70 71 III. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi; kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; an toàn lao động và vệ sinh lao động. 1. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi... 1.1. Thời giờ làm việc.. 1.2. Thời giờ nghỉ ngơi. 1.3. Các quy định khác. 2. Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất. 2.1. Quy định về nội quy lao động... 2.2. Nội dung của nội quy lao động. 2.3. Hình thức xử lý kỷ luật. 2.4. Thời hiệu xử lý kỷ luật.. 71 71 71 71 72 73 73 73 73 74 7 2.5. Trách nhiệm vật chất. 3. An toàn lao động và vệ sinh lao động.. 74 74 IV. Thanh tra nhà nước về lao động, xử phạt vi phạm pháp luật về lao động; giải quyết tranh chấp lao động...... 1. Thanh tra nhà nước về lao động, xử phạt vi phạm pháp luật về lao động 2. Tranh chấp lao động..... 2.1. Giải quyết tranh chấp lao động. 2.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể.. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG VI... 76 76 77 77 79 81 Chương VII LUẬT NHÀ NƯỚC (LUẬT HIẾN PHÁP) 82 I. Luật Nhà nước trong hệ thống pháp luật Việt Nam.... 1. Khái niệm Luật Nhà nước.... 2. Vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam.... 82 82 82 II. Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1992. 1. Chế độ chính trị và chế độ kinh tế... 1.1. Chế độ chính trị. 1.2. Chế độ kinh tế... 2. Chế sách văn hoá – xã hội... 2.1. Chính sách phát triển văn hoá... 2.2. Chính sách giáo dục...... 2.3. Chính sách khoa học và công nghệ... 2.4. Chính sách phát triển văn hoá, nghệ thuật.... 2.5. Chính sách chăm sóc sức khoẻ của nhân dân... 3. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân..... 3.1. Các quyền về chính trị...... 3.2. Các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội.. 3.3. Các quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân.... 3.4. Các nghĩa vụ của công dân... CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG VII... 82 82 82 83 84 84 84 85 85 85 85 86 86 86 86 87 Chương VIII PHÁP LUẬT DÂN SỰ VÀ PHÁP LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH 88 I. Pháp luật dân sự.. 1. Khái niệm Luật Dân sự, quan hệ pháp luật dân sự....... 88 88 8 1.1. Khái niệm Luật Dân sự..... 1.2. Quan hệ pháp luật dân sự... 2. Một số chế định cơ bản của Luật Dân sự..... 2.1. Quyền sở hữu. 2.2. Quyền thừa kế....... 2.3. Các quyền thân nhân.... 2.4. Nghĩa vụ và hợp đồng dân sự.... 2.5. Trách nhiệm dân sự.. 3. Trình tự, thủ tục xét xử và giải quyết các vụ kiện dân sự 3.1. Toà án thụ lý vụ án... 3.2. Giai đoạn điều tra và hoà giải 3.3. Giai đoạn xét xử sơ thẩm...... 3.4. Xét xử sơ thẩm...... 3.5. Giám đốc thẩm, tái thẩm... 3.6. Thi hành án dân sự.... 88 88 88 88 90 92 92 92 93 93 93 93 93 94 94 II. Pháp luật về hôn nhân và gia đình... 1. Khái niệm. 2. Những nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và Gia đình.. 3. Một số nội dung cơ bản của pháp luật hôn nhân và gia đình... 3.1. Quan hệ vợ chồng.. 3.2. Chấm dứt hôn nhân bằng ly hôn... 3.3. Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con cái.... 3.4. Những quy định về nuôi con nuôi..... 3.5. Chế độ đỡ đầu trẻ vị thành niên.... CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG VIII. 94 94 94 95 95 95 95 96 96 97 Chương IX PHÁP LUẬT KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT KINH DOANH 98 I. Khái niệm pháp luật kinh tế và pháp luật kinh doanh... 1. Pháp luật kinh tế... 2. Pháp luật kinh doanh... 98 98 98 II. Những nội dung chủ yếu của pháp luật về hợp đồng kinh tế, các loại hình doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp.. 1. Một số nội dung chủ yếu của pháp luật về hợp đồng kinh tế... 1.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng kinh tế... 1.2. Nội dung của hợp đồng kinh tế.. 1.3. Các hình thức trách nhiệm tài sản. 2. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về các loại hình doanh nghiệp. 98 98 99 99 100 100 9 2.1. Khái niệm doanh nghiệp, phân loại doanh nghiệp.... 2.2. Khái niệm và đặc điểm của một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu 2.3. Những quyền và nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp 3. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phá sản doanh nghiệp. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯNG IX... 100 101 102 103 104 Chương X PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VÀ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH 105 I. Pháp luật hình sự.... 1. Khái niệm và vai trò của Luật Hình sự.... 1.1. Khái niệm.. 1.2. Vai trò... 2. Tội phạm và hình phạt. 2.1. Tội phạm.. 2.2. Hình phạt.. 3. Trình tự thủ tục khởi tố, điều tra, xét xử và thi hành bản án hình sự.. 3.1. Khởi tố - điều tra... 3.2. Truy tố bị can ra trước Toà án.. 3.3. Xét xử.... 3.4. Thi hành bản án hình sự.... 105 105 105 105 105 105 105 106 106 106 107 107 II. Pháp luật hành chính... 1. Khái niệm.... 1.1. Luật Hành chính........ 1.2. Cơ quan hành chính nhà nước... 1.3. Hệ thống Luật Hành chính.... 2. Trách nhiệm hành chính, vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính................................................................................................................ 2.1. Trách nhiệm hành chính.... 2.2. Vi phạm hành chính... 2.3. Xử lý vi phạm hành chính. 3. Công chức, viên chức nhà nước; quyền hạn và trách nhiệm, khen thưởng và kỷ luật đối với công chức, viên chức nhà nước... 3.1. Viên chức nhà nước... 3.2. Công chức nhà nước.. 3.3. Quyền và nghĩa vụ trách nhiệm, khen thưởng và kỷ luật công chức, viên chức nhà nước.. 3.4. Khen thưởng và kỷ luật. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG X 108 108 108 108 109 109 109 100 100 112 112 112 113 113 114 Tài liệu tham khảo 115 10 Phần thứ I PHÂN PHỐI THỜI GIAN I. CHƯƠNG TRÌNH HỆ TRUNG CẤP NGHỀ Thời gian: 15 tiết Tt Tên chương Lý thuyết Thảo luận Kiểm tra Tổng số tiết 1 Chương I Một số vấn đề cơ bản về Nhà nước và Pháp luật 2 2 2 Chương II Hệ thống pháp luật Việt Nam 2 1 3 3 Chương III. Một số nội dung cơ bản của Luật dạy nghề 2 2 4 Chương IV Luật Du lịch 2 1 3 5 Chương V Pháp luật về lao động 3 1 4 6 Kiểm tra 1 1 Tổng cộng 11 3 1 15 II. CHƯƠNG TRÌNH HỆ CAO ĐẲNG NGHỀ Thời gian: 30 tiết Tt Tên chương Lý thuyết Thảo luận Kiểm tra Tổng số tiết 1 Chương I Một số vấn đề cơ bản về Nhà nước và pháp luật 2 2 2 Chương II Hệ thống pháp luật Việt Nam 2 2 3 Chương III Một số nội dung cơ bản của Luật dạy nghề 2 2 4 Chương IV Luật Du lịch 4 1 5 5 Chương V Pháp luật về lao động 3 1 4 6 Chương VI Bộ luật Lao động 4 1 5 7 Chương VII Luật Nhà nước (Hiến pháp) 2 2 8 Chương VIII Pháp luật Dân sự và pháp luật Hôn nhân và Gia đình 2 2 9 Chương IX Pháp luật kinh tế và pháp luật kinh doanh 2 2 10 Chương X Pháp luật hình sự và pháp luật hành chính 2 2 11 Kiểm tra 2 2 Tổng cộng 25 3 2 30 11 Phần thứ II NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng xã hội có liên quan chặt chẽ đến lợi ích của các giai cấp, các từng lớp và các dân tộc trong xã hội. Để hiểu Nhà nước và pháp luật cần lý giải được những vấn đề cơ bản sau: - Sự ra đời của Nhà nước và pháp luật như thế nào ? - Bản chất của Nhà nước và bản chất của pháp luật là gì ? - Nhà nước và pháp luật có vai trò như thế nào trong xã hội có giai cấp ? I. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC 1. Nguồn gốc của Nhà nước 1.1. Một số quan điểm phi Mác – Xít về Nhà nước Từ thời kỳ cổ đại, trung đại đã có nhiều nhà tư tưởng tiếp cận và đưa ra những khái niệm khác nhau về nguồn gốc Nhà nước. Điển hình có một số quan điểm sau: Các nhà tư tưởng theo thuyết Thần học cho rằng: “Thượng đế là người sắp đặt trật tự xã hội, Nhà nước là do thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung. Nhà nước là lực lượng siêu nhiên, quyền lực nhà nước là vĩnh cữu và sự phục tùng quyền lực là cần thiết và tất yếu”. Các nhà tư tưởng theo thuyết Gia trưởng cho rằng: “Nhà nước là kết quả phát triển gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống con người. Vì vậy, Nhà nước có trong mọi xã hội và quyền lực nhà nước về bản chất cũng giống như quyền gia trưởng của người đứng đầu gia đình”. Các nhà tư tưởng theo thuyết Tư sản: Khoảng đầu thế kỷ 16,17,18 xuất hiện hàng loạt quan niệm mới về nguồn gốc nhà nước, nhằm chống lại sự chuyên quyền độc đoán của Nhà nước Phong kiến, đòi sự bình đẳng cho giai cấp tư sản trong việc tham gia nắm giữ quyền lực nhà nước, đa số học giả Tư sản cho rằng: “Sự ra đời của của Nhà nước là sản phẩm của một khế ước (hợp đồng), được ký kết trước hết giữa những người sống trong trạng thái tự nhiên không có Nhà nước”. Vì vậy, Nhà nước phản ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội và mỗi thành viên đều có quyền yêu cầu Nhà nước phục vụ họ, bảo vệ lợi ích của họ. Hạn chế của học thuyết Tư sản: giải thích nguồn gốc Nhà nước trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Duy tâm, coi Nhà nước được lập ra do ý muốn, nguyện vọng chủ quan của các bên tham gia khế ước, không giải thích được cội nguồn vật chất và bản chất giai cấp của Nhà nước. Tóm lại: Do nhiều nguyên nhân khác nhau, những học thuyết và quan niệm trên chưa giải thích được đúng nguồn gốc của Nhà nước. 12 1.2. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin về Nhà nước Với quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Chủ nghĩa Mác – Lê Nin đã chứng minh một cách khoa học rằng: “Nhà nước không phải là những hiện tượng xã hội vĩnh cữu và bất biến, Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, chúng luôn luôn vận động, phát triển và sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa”. “Nhà nước không phải là sản phẩm của tự nhiên và gắn liền với toàn bộ lịch sử xã hội, Nhà nước không tồn tại vĩnh viễn, nó là một hiện tượng lịch sử xuất hiện và tồn tại trong những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định”. Theo quan điển của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin thì Nhà nước được xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ Cộng sản nguyên thuỷ. Nhà nước xuất hiện từ khi xã hội Cộng sản nguyên thuỷ có sự phân công lao động xã hội (trải qua 3 lần phân công lao động), sự phân công lao động làm nẩy sinh mâu thuẫn xã hội, nguyên nhân sâu xa nhất bắt nguồn từ lợi ích kinh tế. Xã hội Cộng sản nguyên thuỷ vào cuối thời kỳ đã phân hoá thành kẻ giàu và người nghèo (xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp), vai trò của Hội đồng thị tộc không thể quản lý xã hội được nữa. Để thiết lập trật tự xã hội và bảo vệ lợi ích của mình, nh
Tài liệu liên quan