Luật học - Kỹ năng nói của luật sư

1. Nói thẳng; 2. Tổng hợp; 3. Khen ngợi, tán thưởng; 4. Phê phán, chỉ trích; 5. Hỏi; 6. Kêu gọi, yêu cầu;

pdf30 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật học - Kỹ năng nói của luật sư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ NĂNG NÓI CỦA LUẬT SƯ GVC.THS. Nguyễn Hữu Ước HỌC VIỆN TƯ PHÁP Mục đích – yêu cầu của bài học  Bài học cung cấp kiến thức để rèn luyện kỹ năng nói của luật sư. 6/24/2014 Phần 1 KHÁI NIỆM YÊU CẦU ĐỐI VỚI KỸ NĂNG NÓI CỦA LUẬT SƯ 6/24/2014 Nói: Phát ra thành tiếng, thành lời để diễn đạt nội dung nhất định trong giao tiếp; 6/24/2014 Đặc điểm nói Phát âm Sử dụng một thứ tiếng nào đó Thể hiện nội dung Nhằm đạt được mục đích 6/24/2014 Các cách diễn đạt khi nói 1. Nói thẳng; 2. Tổng hợp; 3. Khen ngợi, tán thưởng; 4. Phê phán, chỉ trích; 5. Hỏi; 6. Kêu gọi, yêu cầu; 7. Lập luận, Tranh luận 8.Thuyết phục Nhằm đạt được mục đích 6/24/2014 Khái niệm kỹ năng nói của luật sư Là khả năng sử dụng ngôn từ pháp lý bằng miệng (lời nói) của luật sư trong hành nghề luật sư nhằm bảo vệ có hiệu quả quyền lợi ích hợp pháp cho khách hàng khi cung cấp dịch vụ pháp lý. 6/24/2014 Đối tượng – phạm vi nói của luật sư - “Nói” khi nhận và cung cấp dịch vụ pháp lý; - “Nói” ý kiến tư vấn cho khách hàng; - “ Nói” với công chức, viên chức nhà nước; - “Nói” với người tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng; - “ Nói” trước Tòa; - “Nói” trong bối cảnh nghề nghiệp khác 6/24/2014 Phong cách nói của luật sư  Ngôn ngữ? Pháp lýnhưng trong sáng, dễ hiểu;  Ánh mắt? Tươi tỉnh, tự tintruyền cảm;  Cử chỉ? Dứt khoátđúng mực;  Giọng nói ? Rõ ràng, rành mạnh;  Điểm nhấn? Xác định. 6/24/2014 Phân biệt nói của Luật sư - Mục đích ? Xác định, đúng! - Nội dung? Đúng, có lợi cho khách hàng! - Ngôn ngữ? Pháp lý! - Cách sắp xếp ý tưởng? Logic, chặt chẽ! - Tư cách? Chức danh bổ trợ tư pháp, có tư cách độc lập góp phần bảo công lý, xây dựng nhà nước pháp quyền – có tính nhạy cảm về chính trị pháp lý. 6/24/2014 Kỹ năng nói của luật sư – yêu cầu + Nói đúng: - Nội dung nói phải phản ánh đúng sự thật khách quan; - Nói đúng pháp luật, đường lối, chính sách; - Sử dụng thuật ngữ chuyên môn phải chính xác, - Phát âm chuẩn và chính xác 6/24/2014 Kỹ năng nói của luật sư – yêu cầu + Nói đủ: - Nói ngắn gọn; tập trung vào chủ đề; - Đề cấp hết các khía cạnh của vấn đề nhưng không nhắc lại, nếu không thật cần thiết; - Kiểm soát được thời gian trong quan hệ với nội dung nói; - Không nói dai, nói dài; 6/24/2014 Kỹ năng nói của luật sư – yêu cầu + Nói có căn cứ: - Viện dẫn văn bản pháp luật, căn cứ pháp luật chính xác; - Viện dẫn luận chứng chuẩn xác, phù hợp và thuyết phục; 6/24/2014 Kỹ năng nói của luật sư – yêu cầu + Nói có lập luận chặt chẽ: - Sử dụng các thao tác lập luận (quy tắc logic) - Sắp xếp các sự kiện, vấn đề một cách lôgic khoa học, kết hợp viện dẫn các căn cứ pháp lý chính xác; - Nhất quán và thống nhất khi nói; - Biện luận để đạt tới mục tiêu chính của đề tài; 6/24/2014 Kỹ năng nói của luật sư – yêu cầu + Nói hay, rèn kỹ năng hùng biện: - Tập nói: hít thở, phát âm chuẩn, nhả từ đúng, - Nói rõ ràng, tốc độ phù hợp với hoàn cảnh: lúc nhanh, lúc chậm, lúc hùng hồn, khi sâu lắng; - Chú ý đến đặc điểm tâm lý đối tượng nghe; - Nói có so sánh, dùng hình tượng, tu từ, tính từ. - Học và rèn luyện thường xuyên và liên tục. 6/24/2014 Kỹ năng nói – chuẩn bị - Lập đề cương sơ bộ, gồm các ý chính; - Tìm ý phụ và các tư liệu bằng cách đặt 7 câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Bằng cách nào? Tại sao? Ra sao? Khi nào? - Ghi chép ngay những ý tưởng mới xuất hiện; - Sắp xếp một cách rõ ràng, ràng mạch - Lựa chọn nhiều chứng cứ, tài liệu để minh họa; - Biết tự hạn chế, chỉ giữ lại ý chính, ý hay, thuyết phục - Sắp xếp các ý phụ bổ sung cho ý chính và có mối quan hệ tự nhiên với nhau; 6/24/2014 Kỹ năng nói – chuẩn bị + Rèn luyện trí nhớ: - Soạn xong đề cương, cần nhẩm lại; - Có thể tập nói và nói thành tiếng trong phòng riêng; - Lưu ý: Nhớ lâu: • Tập chú ý, nhận xét tinh tế; tìm ý độc đáo, khác thường: tạo ra ấn tượng • Lật đi lật lại vấn đề: sự tái diễn • Công thức hóa các ý: sự liên kết 6/24/2014 Kỹ năng nói – chuẩn bị Địa điểm và công cụ hỗ trợ: - Khảo sát địa điểm, thời gian, đối tượng, nhu cầu của đối tượng người nghe. - Sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp. 6/24/2014 Kỹ năng nói – chuẩn bị  Trang phục và tác phong nói: - Trang phục phải chỉnh tề, lịch sự, phù hợp đối tượng và bối cảnh nói; - Tác phong nói: tự tin, đĩnh đạc; 6/24/2014 Phần 2 Cách nói thuyết phục hay kỹ năng hùng biện 6/24/2014 1. Thế nào là thuyết phục?  Khả năng đạt được việc hướng ý tưởng của người khác đến một mục đích mình muốn;  Không phải mọi sự thuyết phục đều phải là tranh luận hoặc đấu tranh; 6/24/2014 1. Luật sư nói thuyết phục?  Nói thuyết phục là cách truyền đạt thông tin bằng lời nói, trong đó luật sư đưa ra những quan điểm một cách đúng đắn, mạnh mẽ, có định hướng và logíc đạt được mục tiêu đặt ra, làm thay đổi ý kiến của người nghe (đối tượng trong nghề luật sư). 6/24/2014 2. Chuẩn bị một bài thuyết phục Yêu cầu: 1. Có thái độ nghiêm túc và tuyệt đối tin tưởng vào những gì mình nói; 2. Có thái độ nghiêm túc đối với người nghe; 3. Chuẩn bị kỹ tư liệu, luận cứ; 4. Tạo được hứng thú với chủ đề nói 5. Mục đích luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt. 6/24/2014 Chuẩn bị một bài thuyết phục, thuyết trình Bước 1:  Xác định mục đích ?  Xác định đối tượng người nghe ?  Phân tích chính tiêu đề (topic) của bài thuyết trình? + bước 1 phân tích đối tượng, chủ đề và mục đích cần đạt được; + bước 2 tìm ý tưởng luận chứng, luận cứ - kết nối với mục tiêu chủ đề nói + bước 3 sắp xếp dàn ý và hoàn thiện dàn ý. 6/24/2014 Bước 2. Sưu tầm tư liệu, luận cứ  Tìm kiếm ý tưởng và dẫn chứng - kết nối? (Đừng tìm kiếm ngôn ngữ?).  Có thể tìm tư liệu, luận cứ để chuẩn bị cho bài thuyết trình ở đâu? Có nên sưu tầm cả: - Tư liệu thuận - Tư liệu nghịch  Cách lưu giữ các tài liệu? 6/24/2014 Bước 3. Sắp xếp các tư liệu, luận cứ  Sắp xếp theo trình tự tính thuyết phục của các dữ liệu;  Sắp xếp theo cách đối xứng : thuận - nghịch 6/24/2014 Bước 4. Bổ sung các dữ liệu  Sau khi đã sắp xếp xong theo các trình tự trên cần xem xét chỗ nào cần bổ sung các luận cứ, luận chứng  Tìm luận cứ bổ sung luận chứng;  Thường xuyên bổ sung. 6/24/2014 Bước 5. Viết theo Bố cục bài thuyết trình Nguyên tắc cái đinh vấn đề giải quyết kết luận Bước 6. Thực hành  Cần dành thời gian thực hành bài nói (tập nói);  Ghi lại hình ảnh, âm thanh thực hành;  Tự đánh giá về kết quả thực hành theo các tiêu chí – quay lại và chỉnh sửa cho đến khi hoàn thiện. 6/24/2014 Bố cục bài thuyết trình Mở đầu Nội dung Kết luận.
Tài liệu liên quan