Luật học - Nguyên tắc tránh xung đột lợi ích trong tư vấn pháp luật

Các nhà lập pháp (đại biểu quốc hội) nhiều khi đưa ra những chất vấn và nhiều khi chấp nhận những câu trả lời phi luật học. Đấy là một trong những nhược điểm được biểu hiện một cách công khai rõ ràng trên tất cả các phương tiện truyền thông. Chúng ta có một hệ thống tư pháp, một hệ thống xét xử rất không chuyên nghiệp, số lượng các vụ xử oan sai lên đến hàng chục ngàn, tức là có hàng chục ngàn người bị oan tồn tại trong xã hội đang phát triển ở thế kỷ XXI. “Hội nhập không chỉ là một ý chí chính trị, hội nhập là một năng lực thật sự của con người, trong đó năng lực của những người hướng dẫn luật pháp là một trong những năng lực vô cùng hệ trọng” (Nguyễn Trần Bạt là chủ tịch kiêm TGĐ InvestConsult Group).

pdf16 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật học - Nguyên tắc tránh xung đột lợi ích trong tư vấn pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyên tắc tránh xung đột lợi ích trong tư vấn pháp luật Xã hội của chúng ta, nếu xét theo quan điểm của một nhà luật học là một xã hội chưa hoàn chỉnh. Chúng ta chưa xây dựng được một hệ thống nhà nước pháp quyền hoàn thiện và rõ ràng. Công nghệ lập pháp còn rất thô sơ, thể hiện ở chỗ người đưa ra sáng kiến lập pháp cũng lại là những người hành pháp. PHẦN MỞ ĐẦU Các nhà lập pháp (đại biểu quốc hội) nhiều khi đưa ra những chất vấn và nhiều khi chấp nhận những câu trả lời phi luật học. Đấy là một trong những nhược điểm được biểu hiện một cách công khai rõ ràng trên tất cả các phương tiện truyền thông. Chúng ta có một hệ thống tư pháp, một hệ thống xét xử rất không chuyên nghiệp, số lượng các vụ xử oan sai lên đến hàng chục ngàn, tức là có hàng chục ngàn người bị oan tồn tại trong xã hội đang phát triển ở thế kỷ XXI. “Hội nhập không chỉ là một ý chí chính trị, hội nhập là một năng lực thật sự của con người, trong đó năng lực của những người hướng dẫn luật pháp là một trong những năng lực vô cùng hệ trọng” (Nguyễn Trần Bạt là chủ tịch kiêm TGĐ InvestConsult Group). Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế mở cửa, phát triển theo xu hướng hội nhập, thì công việc tư vấn càng có vai trò quan trọng. Vào WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) là vào “sân chơi” lớn của hội nhập kinh tế toàn cầu. Để có thể làm ăn với người nước ngoài và để khắc phục tình trạng “điếc không sợ súng”, các doanh nghiệp (DN) càng phải thông hiểu “luật chơi” toàn cầu Theo các công ty tư vấn nguồn nhân lực TPHCM, hiện nay đội ngũ luật sư làm công việc tư vấn pháp lý (in house lawyer) đang là vị trí được săn lùng với mức lương từ 600 – 2.000 USD/tháng. Các công ty liên doanh, tập đoàn nước ngoài tại VN luôn cần nhân sự này, như Unilever, Mercedes-Benz, Cargill Ông Nguyễn Đăng Trừng, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TPHCM cho biết: Hiện TPHCM có khoảng 400 văn phòng luật sư, công ty dịch vụ pháp lý, trong đó có 25 chi nhánh công ty luật nước ngoài như: Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Mỹ, Úc, Pháp. Dự báo trong thời gian tới, công ty luật nước ngoài đầu tư vào VN sẽ tăng mạnh. Đây sẽ là nghề rất có triển vọng nhưng hiện tại đội ngũ luật sư của TP nói riêng, cả nước nói chung, hội đủ những điều kiện để có thể tham gia vào thị trường quốc tế chỉ chiếm khoảng 15%. Tuy nhiên, không vì nhu cầu xã hội đòi hỏi mà Luật sư có thể ồ ạt đổ vào hành nghề tư vấn pháp luật, nghề tư vấn pháp luật cũng cần những nguyên tắc riêng của nó, mà một trong những nguyên tắc đó là “Nguyên tắc tránh xung đột lợi ích trong tư vấn pháp luật”. Trong phạm vi bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ nguyên tắc nói trên. PHẦN I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 1. Khái niệm về tư vấn pháp luật: Tư vấn là “phát biểu những ý kiến về những vấn đề được hỏi đến nhưng không có quyền quyết định” (Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, 1998, trang 1035); Tư vấn pháp luật là việc Luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ (Điều 28 Luật Luật sư); hoặc nói cách khác, tư vấn pháp luật là “Phát biểu những ý kiến về những vấn đề do khách hàng đặt ra trên cơ sở các văn bản pháp luật mà không có quyền quyết định”, giúp khách hàng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Như vậy, tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn ứng xử đúng pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm giúp công dân, tổ chức trong và ngoài nước thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Nhìn dưới góc độ Luật sư, tư vấn pháp luật là: - Đưa ra một giải pháp pháp lý cho một tình huống cụ thể; - Hướng dẫn khách hàng ứng xử đúng pháp luật. Theo nghĩa rộng, tư vấn pháp luật còn là cung cấp các dịch vụ pháp lý khác sau tư vấn. Ví dụ: đại diện cho khách hàng thực hiện một công việc cụ thể, tham gia tố tụng tại Tòa án, v.v Đặc điểm cơ bản của tư vấn pháp luật là: - Về phía khách hàng: là người mang đến tình huống pháp luật. - Về phía Luật sư: dựa trên những tình huống, thông tin mà khách hàng cung cấp, Luật sư thông tin, chỉ dẫn cho khách hàng một hành lang an toàn pháp lý. Ví dụ: Thông tin khách hàng mang đến là “vấn đề có hợp pháp hay không?”; Luật sư sẽ tư vấn cho khách hàng biết luật quy định vấn đề này như thế nào, Trình tự, thủ tục tiến hành ra sao. Do đó, Luật sư cần phải: - Chỉ dẫn, đưa ra lời khuyên (chính kiến của Luật sư); - Chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu của khách hàng (rủi ro); - Đánh giá mức độ rủi ro để khuyên khách hàng hành động hay không hành động; - Đưa ra những giải pháp cụ thể cho khách hàng lựa chọn. Hiệu quả của tư vấn là: - Giải pháp tư vấn phải mang lại hiệu quả kinh tế; - Trong đời sống giao dịch thì đó là hành lang an toàn pháp lý, tiên liệu được rủi ro, đề ra được giải pháp thực hiện nhằm tránh hoặc hạn chế rủi ro; - Yêu cầu đặt ra trong khi tư vấn là các bên (Luật sư và khách hàng) phải tuân thủ pháp luật, nguyên tắc đạo đức và ứng xử của nghề Luật sư, độc lập, khách quan, tôn trọng sự thật, trung thực trên cơ sở mọi vấn đề đều phải được giải quyết căn cứ theo pháp luật. Tuy nhiên, cuộc sống luôn phong phú hơn những dự liệu của điều luật nên Luật sư cần biết vận dụng nguyên tắc “công dân được phép làm những gì pháp luật không cấm”. Cũng cần chú ý một thực tế ở Việt Nam là các cơ quan tố tụng và cơ quan hành chính chưa có sự tuân thủ pháp luật một cách triệt để, nghiêm túc nên khi tư vấn pháp luật cần đưa ra nhiều tình huống dự liệu đề phòng những trường hợp này. 2. Khái niệm về xung đột lợi ích: Theo Từ điển Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam, xung đột là sự va chạm, đánh nhau, tranh giành giữa những nhóm người, tập đoàn người hay giữa các quốc gia, dân tộc vì những mâu thuẫn đối địch về tư tưởng, ý thức hệ, về quyền lợi vật chất, về tôn giáo, chủng tộc hay lãnh thổ, v.v Xung đột có thể dừng lại ở mức “chiến tranh lạnh” vấn đề được giải quyết thông qua đối thoại, hoà giải nhưng cũng có thể bùng nổ lên thành những cuộc ẩu đả bằng bạo lực, thành những cuộc nội chiến hay chiến tranh biên giới đẫm máu, nhất là những xung đột về tôn giáo và sắc tộc. Lợi ích là một trong những động lực quan trọng trực tiếp thúc đẩy hành động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân, gia đình, tập thể, giai cấp, dân tộc và xã hội. Một cách tương ứng, người ta phân biệt lợi ích riêng (cá nhân) và lợi ích chung (của gia đình, tập thể, tập đoàn, giai cấp, dân tộc hay xã hội). Lợi ích có thứ bậc khách quan: lợi ích xã hội cao hơn lợi ích giai cấp, lợi ích giai cấp cao hơn lợi ích bộ phận, lợi ích tập thể cao hơn lợi ích cá nhân, v.v Lợi ích là nguyên nhân thật sự, căn bản của hoạt động lịch sử và hành vi xã hội của con người. Lợi ích được con người ý thức trở thành động cơ tư tưởng của hoạt động thực tiễn có mục đích. Trong xã hội có giai cấp, lợi ích gia đình và lợi ích cá nhân phụ thuộc vào lợi ích giai cấp, vai trò hàng đầu thuộc về lợi ích giai cấp. Tính đối kháng giữa các lợi ích giai cấp là nguyên nhân của đấu tranh giai cấp. Giai cấp thống trị nêu lợi ích của giai cấp mình thành lợi ích chung của toàn xã hội. Vì vậy, nhiệm vụ hàng đầu của chính đảng của giai cấp bị trị là làm cho giai cấp bị trị giác ngộ về lợi ích giai cấp của mình. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, lợi ích cơ bản của các giai cấp, của tầng lớp trong xã hội, của cá nhân là thống nhất; lợi ích của tiến bộ xã hội trở thành lợi ích chung của toàn xã hội – đó là tiền đề để kết hợp hài hoà các loại lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội. Lợi ích kinh tế là những lợi ích tạo thành động lực khách quan trong đời sống kinh tế và trong hoạt động kinh tế của con người trong xã hội nhằm thoả mãn nhu cầu của mình. Nội dung, hình thức biểu hiện và thực hiện lợi ích kinh tế do các quan hệ sản xuất quyết định. Những lợi ích kinh tế đều mang tính lịch sử và giai cấp. Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất làm nảy sinh sự đối kháng lợi ích giữa kẻ chiếm hữu tư liệu sản xuất mà không lao động, và người lao động bị tước đoạt tư liệu sản xuất. Chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất là cơ sở khách quan của sự thống nhất và hài hoà giữa ba loại lợi ích: toàn xã hội, tập thể, cá nhân người lao động. Điều này không loại trừ những mâu thuẫn không đối kháng về lợi ích nảy sinh trong xã hội. Trong khi giải quyết những mâu thuẫn đó, vừa phải bảo đảm lợi ích toàn dân có tính chất chủ đạo, đồng thời coi trọng lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân người lao động, vì đó là động lực trực tiếp, thúc đẩy hoạt động kinh tế, cơ sở tạo điều kiện để thực hiện đầy đủ lợi ích xã hội và lợi ích tập thể. Về mặt triết học, lợi ích kinh tế biểu hiện những quan hệ kinh tế khách quan của xã hội, quyết định phương hướng của ý chí và hành động con người. “Những quan hệ kinh tế của một xã hội nhất định biểu hiện trước hết dưới hình thức lợi ích” (Enghen). Trong hệ thống các lợi ích, lợi ích kinh tế có vai trò quan trọng nhất; lợi ích tinh thần xét cho cùng cũng tuỳ thuộc lợi ích kinh tế. PHẦN II NGUYÊN TẮC TRÁNH XUNG ĐỘT LỢI ÍCH TRONG TƯ VẤN PHÁP LUẬT 1. Quy định về “xung đột lợi ích” trong Luật Luật sư năm 2006: Điều 5 và Điều 9 Luật Luật sư 2006 quy định như sau: Điều 5. Nguyên tắc hành nghề luật sư 1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. 2. Tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư. 3. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan. 4. Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng. 5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư. Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Nghiêm cấm luật sư thực hiện các hành vi sau đây: a) Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc); b) Cố ý cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật; c) Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; d) Sách nhiễu, lừa dối khách hàng; đ) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý; e) Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc; g) Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 2. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động hành nghề của luật sư. Có thể hiểu khái niệm “quyền lợi đối lập nhau” được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Luật Luật sư (2006) cũng là khái niệm “xung đột lợi ích”, cụ thể là xung đột lợi ích kinh tế đã được giải thích ở phần trên. Vì vậy, Luật sư không được tư vấn cho cả hai bên có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ việc. Việc Luật sư độc lập trong hoạt động tư vấn pháp luật phải được hiểu là độc lập trong tổ chức hành nghề, không phải độc lập trong từng Luật sư. Ví dụ: Trong cùng một văn phòng Luật sư (hay công ty luật) thì không được nhận tư vấn pháp luật cho bên nguyên lẫn bên bị của cùng một vụ án. Việc mâu thuẫn về lợi ích cũng có thể phát sinh sau khi bắt tay vào công việc. Luật sư phải ngừng ngay công việc cho khách hàng khi có sự phát sinh đối kháng về quyền lợi giữa các khách hàng này. 2. Những tình huống “xung đột lợi ích” trong thực tế: a) Một khách hàng đến yêu cầu tư vấn chống lại một khách hàng khác cũng là khách hàng của Luật sư: Một khách hàng thường xuyên của Luật sư gặp rắc rối trong việc kinh doanh, khách hàng đã trình bày với Luật sư vấn đề đó. Sau đó đối tác của khách hàng này cũng đến gặp Luật sư yêu cầu tư vấn chống lại vị khách hàng thường xuyên kia. Trong trường hợp này Luật sư phải từ chối tư vấn cho vị khách đến sau dù vị này có thể sẽ trả thù lao cao hơn và bảo vệ lợi ích cho vị khách quen. Ví dụ: Cuộc ly hôn của hai “đại trí thức” kéo dài ròng rã 3 năm trời vì những thưa đi kiện lại kéo dài, bao gồm tranh chấp quyền nuôi con và tài sản, nhất là tài sản. Người vợ, dùng sức ảnh hưởng từ tên tuổi và những mối quan hệ mạnh của mình, không tiếc tiền và tiếc tấm thân gái một con “vận động hành lang” để lần lượt thắng hết phiên tòa này này đến phiên tòa khác. Internet, blog, truyền thông báo chí cũng được chị đưa vào công cuộc chống lại chồng. Người chồng không phải tay vừa, điên cuồng tập trung mọi chứng cứ để chống lại vợ. Hai bên nội ngoại cũng vào cuộc, lập thành hai chiến tuyến. Một mối quan hệ, từ mâu thuẫn tình cảm chuyển sang mâu thuẫn quyền lợi, thành ra cuộc chiến một mất một còn. Hai con người mang trong lòng một khối thù hận kết hợp với lòng tham, đã tàn phá tan hoang hình ảnh của họ trong nhau, và nhấn đứa con lên bảy trong bể phẫn nộ của họ. Trong trường hợp này, rõ ràng quyền lợi của 2 bên vợ và chồng mâu thuẫn đối lập nhau, Luật sư chỉ được nhận tư vấn cho một phía là chồng hoặc vợ, không được nhận tư vấn cho cả hai vợ chồng này. b) Luật sư cùng lúc làm việc cho cả người bán và người mua trong một cuộc mua bán tài sản: Trong hợp đồng mua bán tài sản, mục đích hướng đến của các bên đều là lợi nhuận và luôn cố gắng làm sao để đạt được lợi nhuận về mình cao nhất. Người mua cốt sao mua được giá càng rẻ càng tốt, người bán cốt sao bán được giá càng đắt càng hay. Vì vậy, thiệt hại của bên này chính là lợi ích của bên kia nên xung đột lợi ích giữa bên mua và bên bán là điều tất yếu. Chính vì vậy, Luật sư không thể làm tròn trách nhiệm nghề nghiệp của mình đối với cả hai bên mua và bán tài sản trong cùng một vụ mua bán. Theo Luật sư Đỗ Trọng Hải, Giám đốc Công ty Luật Bizlink, những vụ kiện cáo giữa người mua nhà và chủ đầu tư nổ ra gần đây chủ yếu xuất phát từ sự thiếu minh bạch trên thị trường nhà đất và hợp đồng mua bán nhà không chặt chẽ. Theo đó, trong nhiều năm, người mua nhà thường ở thế bất lợi hơn so với chủ đầu tư, đặc biệt các chủ đầu tư nhà nước. Trong điều kiện đó, theo ông Hải, người mua nhà không có cơ hội đàm phán về hợp đồng và các thủ tục, mà thường chấp nhận hợp đồng do chủ đầu tư soạn sẵn. Đồng thời, thông tin về các dự án không được công bố rộng rãi, nên người mua nhà cũng không có cơ hội tìm hiểu kỹ về bất động sản trước khi đặt bút ký hợp đồng. Thậm chí, nhiều người mua nhà chấp nhận mua theo hình thức “góp vốn” hay bằng giấy viết tay, mà không cần đến hợp đồng. Vì thế, khi có trục trặc xảy ra, lợi thế vẫn thuộc về chủ đầu tư và quyền lợi cho khách hàng khó được bảo đảm. Thêm vào đó, nhiều khách hàng không chú ý đến mặt pháp lý trong mua bán nhà cửa. “Pháp luật về đất đai, nhà cửa tại Việt Nam rất phức tạp, nhưng người mua nhà lại ít khi tìm hiểu cặn kẽ mà thường quen với thỏa thuận miệng, giao kết đại khái”, ông Hải nhận xét. Ông Trần Minh Tuấn, Giám đốc kinh doanh một công ty cổ phần tại Hà Nội cũng rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” vì bên bán nhà “lật kèo”. Đầu năm nay ông Tuấn ký hợp đồng mua một căn nhà tại quận Hoàn Kiếm giá 20 tỷ đồng với một công ty bất động sản. Ông Tuấn đặt cọc 500 triệu đồng và hẹn một tháng sau nhận nhà. Tuy nhiên, công ty địa ốc này đang cho một nhà hàng thuê lại căn nhà, nên một tháng sau thời hạn trong hợp đồng, công ty vẫn không thể bàn giao. Ông Tuấn vì muốn nhanh chóng nhận được nhà, đồng ý cùng công ty trả tiền bồi thường hợp đồng cho bên thuê 2 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến lúc này, công ty kinh doanh bất động sản không đồng ý mà đưa ra hai lựa chọn: hoặc ông Tuấn mua với giá 22 tỷ đồng và tự đòi nhà từ người thuê, hoặc mua với giá 24 tỷ đồng thì công ty sẽ đòi nhà giúp. Hiện ông Tuấn không đồng ý với đề xuất này của công ty địa ốc. Đáng chú ý, ngoài hợp đồng mua bán nhà, 2 bên không có thỏa thuận nào khác bằng văn bản, mà đều thỏa thuận miệng hoặc dùng tin nhắn điện thoại để trao đổi. Theo GS-TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường, trong bối cảnh nhà đất được chủ đầu tư tung ra thị trường ít, mà người mua thì nhiều, việc bảo đảm quyền lợi cho khách hàng ít được quan tâm. Hơn nữa, nhiều trường hợp mua nhà “trên giấy” nên người mua cũng không hình dung được căn nhà mình mua ra sao. Chị Hà, nhân viên Công ty Âu Lạc cho hay, chị phải “lót tay” cho nhân viên kinh doanh tại một khu căn hộ có tiếng cao cấp tại Hà Nội để được “đội” lên trong danh sách khách hàng chờ mua. Chủ đầu tư khu căn hộ này tung ra 160 căn hộ trong một đợt, nhưng chỉ trong 3 ngày đầu đã có tới trên 600 người đăng ký mua. “Đến khi nhận được thông báo được mua nhà, mình mừng quá, nên cũng không chú ý đến hợp đồng”, chị Hà thừa nhận. Luật Nhà ở ban hành năm 2005 quy định, trong trường hợp có tranh chấp về nhà ở, Nhà nước khuyến khích các bên giải quyết thông qua hòa giải. Trong trường hợp hòa giải bất thành, vụ việc được xử lý theo Luật Dân sự. Tương tự, Luật Kinh doanh Bất động sản có hiệu lực từ 1/1 cũng quy định, mọi tranh chấp đều xử lý như đối với hợp đồng dân sự. Tuy nhiên, hiện hầu hết hợp đồng mua bán nhà chưa có các điều khoản cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ của 2 bên cũng như những điều khoản về chất lượng nhà. Cùng với đó, hiện chưa có cơ chế quản lý rủi ro cho khách hàng. Khi chủ đầu tư phá sản, quyền lợi của người mua nhà khó được bảo đảm. Trong nhiều trường hợp, chủ đầu tư “sang tay” dự án cho đơn vị khác, nhưng người mua nhà cũng không được thông báo, hoặc thông báo chậm c) Khách hàng yêu cầu tư vấn về một tài liệu mà Văn phòng của Luật sư đã soạn thảo cho một khách hàng khác: Tài liệu mà văn phòng Luật sư đã soạn thảo cho khách hàng của mình có thể là hợp đồng mua bán, di chúc, thỏa thuận về phân chia tài sản chung, v.v nhằm đạt được hiệu cả kinh tế cao nhất cho khách hàng của mình. Nếu có một khách hàng khác đến yêu cầu Luật sư tư vấn về tính đúng sai, các khía cạnh pháp lý, lợi ích của các tài liệu nói trên mà Luật sư lại nhận lời tư vấn thì rõ ràng Luật sư đã vi phạm vào điều cấm của Luật Luật sư và nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của mình là tiết lộ bí mật của khách hàng, được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 Luật Luật sư. Ví dụ: Tư vấn, soạn thảo Hợp đồng đại lý bán hàng giữa một doanh nghiệp Trung Quốc và một Công ty thương mại Việt nam về bán sản phẩm kim khí cao cấp và máy nông nghiệp; Tư vấn cho một công ty cổ phần để xác định việc không áp dụng quy định về thuế thu nhập bồ sung khi thực hiện một luật thuế mới (giảm hàng trăm triệu đồng so với mức cơ quan thuế dự kiến ấn định); Tham gia tư vấn cho một Công ty của Nhật về lựa chọn phương thức thanh toán liên quan hợp đồng cung cấp thiết bị khai thác mỏ cho một doanh nghiệp nhà nước Việt nam; Tư vấn và giúp doanh nghiệp hưởng ưu đãi về thuế theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước; Tư vấn, soạn thảo cho một cơ quan nhà nước Việt nam cam kết bảo lãnh cho một doanh nghiệp nhà nước Việt nam trong việc thực hiện một dự án điện BOT với nhà đầu tư nước ngoài; v.v d) Cùng lúc tư vấn cho Ngân hàng cho vay tiền và người vay tiền: Khi ký hợp đồng cho vay tiền, mục đích của Ngân hàng là thu được vốn và lãi từ người vay ở mức cao nhất có thể, thời gian thu hồi vốn ngắn nhất; còn mục đích của người vay là vay được tiền và trả lãi suất ở mức thấp nhất, vay trong thời gian dài nhất, cá biệt có trường hợp người vay cũng muốn quịt nợ Ngân hàng nên yêu cầu Luật sư tư vấn các biện pháp lợi dụng kẻ hỡ của pháp luật để trốn tránh nghĩa vụ trả tiền. Dưới đây là một trong những ví dụ điển hình đã xảy ra trong thực tế: Năm 1996, chị Lê Thị Thu Hà (ấp Phú Mỹ Thượng, xã Phú Thọ, huyện Phú Tân, tỉnh