Luật học - Những kỹ năng cần có của một luật sư

Những kỹ năng cần có của một luật sư Trong giai đoạn hiện nay, trong khi đời sống kinh tế, xã hội ngày một phát triển, các mối quan hệ trong xã hội nói chung và trong cộng đồng dân cư nhỏ cũng như trong một gia đình ngày càng phức tạp, thậm chí phát sinh những mâu thuẫn không thể điều hoà được. Từ đó nảy sinh những vấn đề mang tính cấp thiết là bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người dân bị xâm hại trong các vụ việc phi hình sự. Tổ chức Luật sư ra đời và không ngừng phát triển chính là đáp ứng các nhu cầu chính đáng đó.

pdf13 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 771 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật học - Những kỹ năng cần có của một luật sư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những kỹ năng cần có của một luật sư Trong giai đoạn hiện nay, trong khi đời sống kinh tế, xã hội ngày một phát triển, các mối quan hệ trong xã hội nói chung và trong cộng đồng dân cư nhỏ cũng như trong một gia đình ngày càng phức tạp, thậm chí phát sinh những mâu thuẫn không thể điều hoà được. Từ đó nảy sinh những vấn đề mang tính cấp thiết là bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người dân bị xâm hại trong các vụ việc phi hình sự. Tổ chức Luật sư ra đời và không ngừng phát triển chính là đáp ứng các nhu cầu chính đáng đó. Hiện nay, việc cá nhân, tổ chức có quyền lợi bị xâm phạm thuê Luật sư để bảo vệ không còn là một chuyện xa lạ với xã hội nữa. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng trong tiến trình xây dựng một Nhà nước pháp quyền. Để trở thành một Luật sư giỏi, ngoài những kiến thức pháp lý (luật nội dung- luật hình thức), người Luật sư phải có kiến thức tương đối vững chắc về kỹ năng nghề nghiệp của Luật sư. Đề cập đến kỹ năng nghề nghiệp của Luật sư trong các vụ án phi hình sự là một đề tài rộng, trong phạm vi hạn hẹp của bài viết tiểu luận này, tôi chỉ xin đề cập đến chuyên đề “ Kỹ năng của Luật sư trong vụ án thưùa kế- những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Để tiếp cận các nội dung của đề tài này, trước hết chúng ta cần làm rõ các khái niệm như Kỹ năng của Luật sư là gì? vụ án thừa kế có đặc điểm gì? Kỹ năng của luật sư như chúng ta đã biết thực chất đó là một kinh nghiệm, thói quen của người Luật sư khi tiếp xúc với một vụ án mà mình nhận. Người Luật sư giải là người biết sử dụng kỹ năng một cách thành thạo và uyển chuyển. Người Luật sư giỏi đồng thời cũng là người có đầy kinh nghiệm nghề nghiệp, có uy tín, và có phương án bảo vệ khách hàng hiệu quả nhất. Tất cả những cái đó được gọi là kỹ năng nghề nghiệp của Luật sư. Vậy trong một vụ án thừa kế thì kỹ năng nghề nghiệp của Luật sư là gì? Vụ án thừa kế được hiểu là một vụ việc dân sự, do Pháp luật dân sự điều chỉnh. Chủ thể là các cá nhân có mối quan hệ huyết thống gần gũi nhau. Đối tượng tranh chấp là tài sản, quyền sử dụng đất, tiềncủa người chết để lại. Người Luật sư tiếp cận một vụ án thừa kế thì sẽ bắt đầu như thế nào? đây chính là kỹ năng của luật sư là nội dung chính mà chúng ta cần tìm hiểu. Ký năng của Luật sư là việc người luật sư cần phải làm các công việc sau đây: - Tiếp xúc với khách hàng- tìm hiệu vụ việc - Hướng dẫn, tư vấn khách hàng quyết định có khởi kiện hay không khởi kiện. Phân tích các ưu nhược điểm của khởi kiện và không khởi kiện để đưa ra giải pháp tốt nhất cho khách hàng. - Hướng dẫn khách hàng viết đơn khởi kiện (nếu quyết đinh khởi kiện) - Hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ. - Hướng dẫn khách hàng cung cấp chứng cứ cho toà án. - Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện cho khách hàng - Xác đinh vai trò của Luật sư khi tham gia phiên toà - Trao đổi văn thư với Toà án - Chuẩn bị các công việc trước phiên toà - Tham gia phiên toà sơ thẩm. Đây là các hoạt động cơ bản của Luật sư trong việc giải quyết một vụ án thừa kế nói riêng và vụ án dân sự nói chung. Muốn hoạt động này có hiệu quả thì người Luật sự cần biết sử dụng các kỹ năng một cách uyển chuyển và linh hoạt. 1- Tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nội dung vụ việc: Đây là một kỹ năng hết sức quan trọng, người Luật sư có tạo được tâm lý yên tâm cho khách hàng hay không là ở kỹ năng này. Khi tiếp xúc với khách hàng, Luật sư phải có thái độ điềm tĩnh, cởi mở, chân tình và đặc biệt biết trấn an cho khách hàng trong trường hợp khách hàng có dấu hiệu mất bình tĩnh. Kỹ năng này đòi hỏi ở người Luật sư nhiều đứng tính, tố chất đặc biết trong việc đặt ra các câu hỏi để tìm hiểu sự việc và sắp xếp các câu trả lời của khách hàng theo một trình tự logic. Đây thực chất là hoạt động tư vấn, người Luật sư cần phải biết khách hàng của mình đến yêu cầu luật sư giúp đỡ vấn đề gì? nội dung vụ việc ra sao? các vấn đề vướng mắc.Qua giai đoạn này, người Luật sư có thể tìm hiều và sàng lọc các thông tin liên quan đến vụ án thừa kế một cách công bằng và khách quan, đồng thời loại bỏ các yếu tố chứa đựng sự đánh giá chủ quan của khách hàng. Hoạt động kế tiếp của Luật sư là hướng dẫn, đề nghị khách hàng cung cấp các chứng cứ, hồ sơ, tài liệu về những vấn đề có liên quan đến vụ việc thừa kế để tìm hiểu nghiên cứu. Trong giai đoạn này, điều mà Luật sư nên tránh là đưa ngay ra giải pháp trả lời vì như vậy rất có thể sẽ làm sai lệch nội dung vụ việc theo chiều hướng khác. 2- Hướng dẫn khách hàng có quyết định khởi kiện hay không khởi kiện: Là là giai đoạn có tính chất rất quan trọng, trong trường hợp này người Luật sư phải tư vấn cho khách hàng nên có khởi kiện hay không khởi kiện. Để làm tố kỹ năng này, trước hết đòi hỏi người Luật sư phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ việc thừa kế và các điều kiện cần và đủ theo quy định của pháp luật về khởi kiện. Một vấn đề nữa đặt ra trong giai đoạn này là người Luật sư phải có đạo đức nghề nghiệp, phải xác định phương án có lợi nhất cho khách hàng của mình. Phân tích cho khachs hàng của mình những mặt có lợi và bất lợi nếu khởi kiện, từ đó đưa ra một giải pháp có lợi nhất cho khách hàng. Để đưa ra quyết định khởi kiện hay không khởi kiện, người luật sư phải làm rõ và trả lời chính xác các câu hỏi sau đây: 2.1- Có đủ điều kiện khởi kiện hay không? Điều kiện khởi kiện bao gồm: - Quyền khởi kiện - Thời hiệu khởi kiện - Đối tượng khởi kiện * Về quyền khởi kiện: Đối với các vụ án tranh chấp thừa kế, trước hết người Luật sư phải làm rõ đã đến thời điểm mở thừa kế chưa? Căn cứ điều.BLDS thì thời điểm mở thừa kế được tính từ thời điểm người có di sản chết. Thứ 2: xác định khách hàng có quyền khởi kiện hay không? điều này có nghĩa là làm rõ xem người có di sản thừa kế có để lại di chúc hợp pháp hay không? Căn cứ điều 655 – BLDS thì di chúc được coi là hợp pháp là: - Người lập di chúc phải đủ 18 tuổi - Người lập di chúc phải tự nguyện, sáng suốt, minh mẫn khi lập di chúc - Nội dung di chúc không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội - Hình thức di chúc không trái pháp luật. Trường hợp người chết không để lại di chúc thì phải xác định khách hàng của mình có thuộc diện thừa kế hay không? thuộc hàng thừa kế nào? Căn cứ các điều 678 đến 689- BLDS quy định về người thừa kế theo Pháp luật bao gồm: - Hàng thừa kế thứ nhất - Hàng thừa kế thứ hai - Hàng thừa kế thứ ba - Thừa kế thế vị Sau khi trả lời được câu hỏi trên, người Luật sư có thể đưa ra câu trả lời chính xác về quyền khởi kiện của khách hàng. Trong trường hợp khách hàng không đủ quyền khởi kiện, Luật sư có thể tư vấn cho khách hàng về việc thay đổi người khởi kiện để đảm bảo cho quyền lợi của khách hàng. 2.2- Còn thời hiệu khởi kiện hay không? Thời hiệu khởi kiện các vụ án tranh chấp thừa kế theo quy định của pháp luật là tương đối phức tạp đòi hỏi Luật sư phải có trình độ am hiểu luật nội dung sâu sắc. Theo quy định của Bộ luật Dân sự tại điều . thì thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp về thừa kế là 10 năm. Nghị quyết số 58/1998 và thông tư số 01/TT ngày 25/1/1999 về việc hướng dân thi hành nghị quyết số 58 đã hướng dẫn áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp thừa kế như sau: Các tranh chấp thừa kế diễn ra trước ngày 10/9/1990 sẽ chấm dứt thời hiệu khởi kiện vào ngày 9/9/2003. Sau ngày 9/9/2003 các tranh chấp phát sinh về thừa kế sẽ hết thời hiệu khởi kiện. Như vậy, việc nắm chắc thời hiệu khởi kiện có ý nghĩa rất lớn trong việc tư vấn cho khách hàng có nên khởi kiện hay không nên khởi kiện. Điều này thể hiện trình độ am hiểu về luật pháp của Luật sư , tránh trường hợp bị Toà án trả lại đơn khởi kiện vì lý do hết thời hiệu khởi kiện. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến uy tín và sự tin tưởng của khách hàng với Luật sư. 2.3- Đối tượng tranh chấp thừa kế có hay không? (có di sản thừa kế hay không?) Việc xác định di sản thừa kế có ý nghĩa rất lớn trong việc chuẩn bị hồ sơ khởi kiện. Di sản thừa kế được coi là hợp pháp là đối tượng tranh chấp thừa kế theo quy định tại điều của Bộ luật Dân sự là những tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người chết: - Tài sản của người chết - Tài sản của người chết chung với phần tài sản của người khác. Di sản thừa kế bao gồm: - Tiền, vàng, kim loại quý - Cổ phần, phần vốn góp - Quyền sử dụng đất - Tài sản là động sản. - Tài sản là bất động sản ở đây, Luật sư cũng cần chú ý đến vấn đề quyền sử dụng đất. Đối với đất đai chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì không được coi là di sản thừa kế và không phải là đối tượng tranh chấp thừa kế. Đối với tài sản bất hợp pháp cũng không được coi là di sản thừa kế và đương nhiên không phải là đối tượng tranh chấp quyền thừa kế. Sau khi tìm hiểu phân tích các thông tin trên, Luật sư phải có giải pháp tư vấn cho khách hàng tốt nhất. Trường hợp không còn thời hiệu khởi kiện thì Luật sư phải áp dụng biện pháp khác như thay đổi yêu cầu khởi kiện, thay đổi mối quan hệ pháp luật. Có thể vận dụng bằng hình thức yêu cầu khởi kiện chia tài sản thuộc sở hữu chung (áp dụng Nghị quyết số 02 ngày 10/8/2004 về hưưógn dẫn áp dụng pháp luật trong hôn nhân- gia đình- dân sự). Hoặc tìm giải pháp khác miễn làm sao có lợi tốt nhất cho khách hàng. Trường hợp tranh chấp quyền thừa kế đất đai mà chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì nên hướng dẫn cho khách hàng theo hướng tranh chấp tài sản có trên đất (nhà cửa, hoa màu.) 3- Hướng dẫn khách hàng viết đơn khởi kiện Đây là kỹ năng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự. ở gai đoạn này, Luật sư phải thực hiện linh hoạt các kỹ năng như: hướng dẫn khách hàng đứng tên trong đơn khởi kiện, nội dung của đơn khởi kiệnĐiều cần chú ý là Đơn khởi kiện phải trình bày ngắn gọn, rõ ràng và nói yêu cầu cụ thể để Toà án xác định yêu cầu của Nguyên đơn. Đơn khởi kiện tránh trình bày dài dòng, yêu cầu chung chung và đặc biệt phải tránh bị Toà án trả lại đơn yêu cầu làm lại sẽ bất lưọi cho uy tín của Luật sư. 4- Hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ Luật sư cần hướng dẫn khách hàng thu thập đầy đủ chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình là hợp pháp và chính đáng. Chứng cứ trong vụ án tranh chấp quyền thừa kế thường là các văn bản, giấy tờ chứng minh khách hàng thuộc hàng thừa kế và diện thừa kế (nếu chia thừa kế theo Pháp luật). Hoặc chứng minh di chúc của người có di sản là không hợp pháp (nếu thừa kế theo di chúc) Ngoài ra việc đánh gái chứng cứ và chứng minh chứng cứ là vô cùng quan trọng 5- Các giai đoạn tiếp theo Sau khi xem xét các vấn đề, chúng ta nên chủ động làm việc với thân chủ để bàn bạc cụ thể những việc cần làm, cần giải quyết và nắm bắt được các yêu cầu thực sự của khách hàng trong việc giải quyết vụ án như thế nào. Nếu hoà giải không thành, thì người luật sư phải chuẩn bị những vấn đề sau đây: Chuẩn bị đề cương luận cứ của luật sư: Trên cơ sở xem xét tài liệu chứng cứ trong vụ án, sau khi phân tích đánh giá các chứng cứ đó, người luật sư phải chuẩn bị cho mình một bản đề cương luận cứ chi tiết hoặc theo các ý chính tìm các văn bản pháp luật áp dụng, trình bày các nhận định và kết luận được dạng đơn giản chuẩn bị các luận cứ để phải bác lại ý kiến của đối phương. Cơ cấu bản luận cứ của luật sư thông thường bao gồm các phần sau: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và đề xuất. Trong phần mở đầu. Luật sư nên tự giới thiệu về mình, nếu cần thiết nên thêm về nhận tham gia tố tụng với tư cách là luật sư tranh tụng trong vụ án này. Phần nội dung, chúng ta nên tóm tắt nội dung vụ án, sau đó nhận định quan hệ pháp luật xác định vấn đề cần giải quyết và đưa ra luận điểm của mình (Phương án chia thừa kế như thế nào), áp dụng các văn bản pháp luật nào điều chỉnh. Phần kết luận, luật sư cần nêu đề xuất và yêu cầu cụ thể, rõ ràng như quan điểm về quan hệ pháp luật và luật áp dụng, quan điểm về hướng giải quyết vụ án, yêu cầu Hội đồng xét xử như thế nào (đề nghị Hội đồng xét xử như thế này, như thế kia) Tại phiên toà, luật sư phải luôn luôn chú ý lắng nghe, ghi chép đầy đủ cụ thể các vấn đề chính, cốt yếu và cần thiết cho công việc của mình. Ở phần thủ tục bắt đầu phiên toà, luật sư phải chú ý những quy định tại Bộ luật Dân sự để yêu cầu toà án hoãn phiên toà nếu thấy cần thiết hoặc xem toà án nếu hoãn phiên toà thì có đúng không Ngoài ra nếu thấy cần phải triệu tập thêm nhân chứng hoặc cung cấp thêm chứng cứ thì chúng ta nên chủ động đề nghị với Hội đồng xét xử. Trong giai đoạn xét hỏi, vì đâylà giai đoạn điều tra công khai có sự tham gia của tất cả những người tham gia tố tụng. Trong giai đoạn này các chứng cứ được lần lượt công bố, phân tích , so sánh nghiên cứu và tự thân nó bộc lộ giá trị chứng minh của chúng. Nên luật sư phải chú ý theo dõi quá trình Hội động xét xử tiến hành thủ tục xét hỏi tại phiên toà. Và chúng ta có quyền được đặt các câu hỏi để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng mình bằng các thông qua các câu trả lời để khẳng định công khai những vấn đề cần phải làm sáng tỏ trong vụ án . Muốn làm tốt công việc này đòi hỏi luật sư phải chú ý lắng nghe và ghi chép diễn biến của phiên toà. Thông qua nghe và ghi chép luật sư sẽ tìm cho mình được những vấn đề cơ bản có lợi cho việc bảo vệ thân chủ của mình, nắm bắt được quan điểm Hội đồng xét xử trong vụ án đó như thế nào. Từ đó chúng ta có thể bổ xung cho bản luận cứ của mình hoàn thiện hơn. - Mặc khác chúng ta có thể đặt câu hỏi cho các đơn sự, những ngừơi tham gia tố tụng khác trả lơì cho toà án nhằmg làm rõ những tình tiết quan trọng. Các câu hỏi phải đúng trọng tâm ngắn gọn, dễ trả lời, không lặp lại những câu hỏi mà người khác đã hỏi. Mặt khác các câu hỏi luật sư nên đặt ra theo chủ ý của mình nhằm đưa những có mặt tại phiên toà (Hội đồng xét xử và những người tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng, những người có mặt tại phiên toà) hướng theo quan điểm của mình. Trong phần tranh luận, khi trình bày quan điểm của mình luật sư cần nhận định về các tình tiết quan trọng của vụ án, trình bày quá trình đánh giá chứng cứ và khẳng định giá trị chứng minh của các chứng cứ mà luật sư đã đánh giá. Luôn luôn dùng các văn bản pháp luật làm căn cứ cho những nhận định và kết luận của mình. Trong quá trình tranh luận, theo quy định của pháp luật, người tham gia tranh luận chỉ có quỳên đáp lại ý kiến của người khác một lần đối với mỗi ý kiến mà mình không đồng ý. Khi đáp lại ýkiến mà mình không đồng ý luật sư nên trình bày ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề, đồng thời nên cần thiết dùng ngay lập luận của họ để phán bác lại. Trong bất kì trường hợp nào thì luật sư cũng phải tôn trọng sự điều khiển của chủ toạ phiên toà, tránh tình trạng cãi cọ tay đôi với người tham gia tranh luận. Trong bất kì trường hợp nào thì mục đích của việc tranh luận cũng là làm sáng tỏ những tình tiết cần chứng minh của vụ án trên cơ sở đó bảo vệ được quyền và lợi ích của khách hàng. Không được lồng các ý tưởng mang tính chủ quan để trình bày trong phần tranh luận. Ở phần tranh luận này, việc luật sư trình bày bản luận cứ của mình là việc quan trọng nhất vì trong bản luận cứ thể hiện đầy đủ quan điểm của luật sư về nhận định và đánh giá chứng cứ, cũng như những kết luận và đề xuất của luật sư nhằm bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của mình. Luật sư có thể trình bày bằng các đọc hoặc nói hoặc trình bày có giải thích trên cơ sở trong bản luận cứ. Theo quan điểm của tôi thì chúng ta nên học tập cách trình bàynói và viện dẫn là tốt nhất, vì điều này thể hiện luật sư đã lắm chắc được các chi tiết của vụ án, chuẩn bị kĩ càng, và có sự viện dẫn các quy định pháp luật, các bút lục một cách chắc chắn. Chúng ta nói phải rõ lời, trôi chảy, diễn cảm, cương nhu đúng lúc.
Tài liệu liên quan