Luật học - Pháp chế và phát triển

Pháp chế không phải là cách duy nhất để giữ gìn kỷ cương cho xã hội, mà phong tục, tập quán, tôn giáo và chuẩn mực văn hóa ứng xử cũng đóng một vai trò thiết yếu  Các luật thành văn không bao giờ là đầy đủ vì không ai có thể nghĩ đến mọi tình huống ngay trong hiện tại nói chi đến xã hội tương lai có thể xảy ra  Soạn luật cũng như bộ máy thi hành luật (công an, tòa án, khám đường) là những hoạt động cần tài nguyên (luật gia, công an, cai ngục) có thể sử dụng vào việc hữu ích khác (chi phí và lợi ích của việc cấm ca sĩ ăn mặc hở hang)

pdf40 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 792 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật học - Pháp chế và phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Pháp chế và phát triển  Pháp chế không phải là cách duy nhất để giữ gìn kỷ cương cho xã hội, mà phong tục, tập quán, tôn giáo và chuẩn mực văn hóa ứng xử cũng đóng một vai trò thiết yếu  Các luật thành văn không bao giờ là đầy đủ vì không ai có thể nghĩ đến mọi tình huống ngay trong hiện tại nói chi đến xã hội tương lai có thể xảy ra  Soạn luật cũng như bộ máy thi hành luật (công an, tòa án, khám đường) là những hoạt động cần tài nguyên (luật gia, công an, cai ngục) có thể sử dụng vào việc hữu ích khác (chi phí và lợi ích của việc cấm ca sĩ ăn mặc hở hang) Phát triển kinh tế cần 1. Vốn 2. Tạo một cơ chế xã hội năng động (người người hăng say đóng góp hết khả năng sản xuất của mình) 3. Ngăn cản những hoạt động làm kém hiệu quả kinh tế (dù chúng có đem lại lợi nhuận riêng) chẳng hạn như độc quyền Pháp chế và vốn  Hermando De Soto trong tác phẩm sự huyền bí của vốn cho rằng các nước chậm tiến ngày nay không phải vì họ thiếu vốn, nhưng vì vốn ấy không sử dụng được hay còn gọi là vốn chết.  Muốn được sử dụng trọn vẹn, vốn còn phải đóng vai trò của vật cầm cố (collateral). Nhà cửa và đất đai có thể mua đi bán lại không cần giấy tờ nhưng vẫn chưa tận dụng hết vai trò của “quyền sở hữu”  Trong kinh tế thị trường, ta cần có khế ước dài ngày (mua nhà, ôtô trả góp) và khế ước này chỉ có thể ký giữa những người không quen biết nếu có vật cầm cố  Tóm lại, luật pháp chính thức hóa quyền sở hữu có một chức năng đặc biệt – tăng nổ lực sản xuất và tạo cô hội cho mọi người có cái vốn thật và sống để tham gia vào thị trường tài chính. Lý thuyết De Soto trên thực tế 1. Pêru: Chỉ có 20% số người được cấp “sổ đỏ” là có thêm vốn, mà vốn này lại hoàn toàn từ nhà nước, không một xu nào là từ khu vực tư! 2. Ngân hàng tư phát giác là các ổ chuột không có giá trị gì cả, do đó họ thay đổi tiêu chuẩn cho vay: đòi người đi vay phải có công ăn việc làm thay vì chỉ có bằng khoán đất. Hơn nữa, thị trường nhà đất ở những khu ổ chuột thường khá im lìm. Không ai bán được nhà để lấy vốn làm ăn Lý thuyết De Soto trên thực tế  Có những nơi chính sách De Soto chỉ mang hại. Campuchia chẳng hạn. Trước khi có bằng khoán thì giá bán đất ở trung tâm TP khoảng $20 - $30/m2. Gần đó đất có bằng khoán thì giá gấp 10. Chương trình này chỉ có lợi cho những người sẵn giàu Tính không thể đầy đủ của luật pháp  Khế ước thành văn không bao giờ có thể đầy đủ (incomplete contract), tức là không kê rõ mọi tình huống có thể xảy ra và tất cả các cách đối phó.  Chính vì vậy mà phong tục, tập quán, tôn giáo có giá trị kinh tế mặc dù cũng là không hoàn toàn vì có những tình huống mới mà xã hội chưa từng biết. Ăn cắp ý tưởng, mô phỏng tác phẩm văn học, sao chép một bản nhạc.  Một vài thể chế phi luật pháp có thể là phương cách mà xã hội đối phó với tính không dầy đủ của luật pháp. Nếu vô tình làm suy yếu thể chế này thì chúng ta sẽ thụt lùi trên con đường phát triển Sự tin cẩn  Theo Eric Uslaner (2002) có 2 loại tin cẩn: tin cẩn vì quen biết nhau, có kinh nghiệm làm ăn với nhau và tin cẩn vì chia sẻ những giá trị văn hóa và đạo đức với nhau.  Tin cẩn chiến lược là giảm chi phí giao dịch: nếu tôi biết anh, đã có kinh nghiệm làm ăn với anh, thì tôi sẽ khỏi tốn thời giờ thương lượng với anh, thuê thám tử điều tra anh, hoặc cần luật sư soạn thảo hợp đồng chi tiết với anh.  Tin cẩn đạo đức cũng giảm chi phí giao dịch: tôi không biết anh, nhưng nếu anh là người cùng tôn giáo với tôi, thì tôi cũng tin là anh sẽ tuân những điều răn trong sách đạo và không cần đem anh ra tòa ký giao kèo về việc gì đó.  Nếu một xã hội tham nhũng thì tin cẩn đạo đức sẽ kém đi (nếu không còn ai tin vào sự trong sạch và công minh của các quan chức thì mọi người sẽ đâm ra phó mặc, chỉ quan tâm đến quyền lợi của mình và gia đình mình)  Song chiều ảnh hưởng cũng có thể ngược lại: tin cẩn đạo đức kém đi thì xã hội nhiều tham nhũng (người cầm quyền sẽ không còn đoái hoài gì đến người dân). Như vậy bảo tồn tin cẩn đạo đức là cần thiết  Cơ quan hành pháp và tư pháp độc lập công bằng và hữu hiệu thì bạn sẽ nghĩ những kẻ làm bậy sẽ khó tránh khỏi bàn tay của pháp luật, do đó bạn sẽ cho là ít người dám làm bậy và vì thế mà bạn tin cẩn nhiều người hơn.  Nếu sự gian dối ngày càng nhiều và trở thành chuẩn mực đối xử thì thông tin do đối tác cung cấp bị nhiễu, ta phải mất tiền điều tra, thuê luật sư làm khế ước chi tiết, hậu quả là chi phí giao dịch tăng lên.  Nếu những người ngay thật và trung thực mà bị chê là ngu khờ, thì vốn văn hóa và xã hội đều suy mòn Kết luận  Khi niềm tin giảm xuống thì chi phí sản xuất lên cao, xã hội cần nhiều luật pháp hơn và chính sách nhà nước ít hữu hiệu hơn.  Kiện toàn hệ thống pháp chế là cần thiết để phát triển, nhưng đồng thời cũng phải giữ những thể chế bất thành văn khác của xã hội để bổ túc cho pháp chế. Vốn xã hội và phát triển Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế theo lý thuyết kinh tế học cổ điển  Đất đai  Lao động  Vốn vật thể  1950s – 1960s: các liên hệ xã hội, lối sống cổ truyền bị xem là trở ngại cho phát triển (WB, 1951)  Kinh tế học tân cổ điển (Theodore Schultz và Gary Becker) có đề nghị thêm vốn con người vào thành tố của phát triển nhưng không chú ý đến quan hệ xã hội. Vốn xã hội 1. Sự tin cẩn giữa những người trong một cộng đồng (không nhất thiết là toàn bộ quốc gia) 2. Sự tuân theo thói lề, phong tục của cộng đồng (không cần pháp luật cưỡng chế hoặc hấp dẫn của quyền lợi vật chất) 3. Mạng lưới xã hội (hiệp hội, gia tộc) Tại sao gọi nguồn lực này là vốn? 1. Vốn xã hội có thể tích lũy như các nguồn lực khác (chẳng hạn như vốn tài chính do tiết kiệm mà có được) với mong mỏi sẽ có thêm thu hoạch trong tương lai (dù không chắc chắn) 2. Vốn xã hội có thể sử dụng trong nhiều việc khác (Coleman, 1988). (Người bạn của anh có thể nhờ giới thiệu việc làm cho anh, giúp anh làm một việc gì đó và cũng thể “tâm sự”, khỏi tốn tiền bác sĩ tâm lý) 3. Vốn xã hội có thể chuyển thành nguồn lực khác (tuy không dễ dàng như vốn tài chính) Vốn XH khác so với các vốn khác  Khác vốn tài chính (nhưng lại giống vốn vật thể và vốn con người), vốn XH cần được nuôi dưỡng, bảo trì để tiếp tục có ích (mối liên hệ sẽ phai nhạt nếu không giữ liên lạc thường xuyên)  Khác với vốn vật thể (nhưng lại giống với vốn con người) không thể tiên đoán suất chiết khấu (cannot predict discount rate) (chiếc xe chạy càng lâu thì càng giảm giá, nhưng không thể tiên đoán được giá trị của một mối liên hệ so với mức độ mà 2 người giữ liên lạc với nhau) Vốn XH khác so với các vốn khác Vốn xã hội là hàng hóa công (không ai có quyền sở hữu mà ngăn chặn lợi ích đến những người khác): Không giống vốn khác ở chỗ là sản phẩm của tập thể, chứ không phải của cá nhân. Nó tùy thuộc vào lòng tốt của kẻ khác, sự “có đi có lại” của nhiều người và lợi ích của nó là của chung. Ngược lại, chỉ có vài cá nhân cũng làm đổ vỡ vốn XH mà đã dày công xây dựng (một vài người lương lẹo thôi cũng đủ làm cho không ai tin vào ai nữa cả) Vốn XH càng sử dụng thì giá trị càng tăng (khác với vốn vật thể) Vốn XH và phát triển kinh tế Vốn XH giúp giải quyết bài toán của tập thể 1. Mọi người đều khấm khá hơn nếu mỗi người làm một việc nhỏ (đóng thuế, ngừng ở đền đỏ, không xả rác) 2. Kết tinh chuẩn mực của cư xử, kỳ vọng chung của các thành viên để giải quyết bài toán phối hợp (coordination problems), chẳng hạn như bài toán thế tiến thoái lưỡng nan. 3. Giải thích vấn đề vĩ mô như là sự thất bại phối hợp (coordination failures) (thất nghiệp, lạm phát) Vốn XH và phát triển kinh tế Vốn XH tiết kiệm chi phí giao dịch (transaction costs) 1.Sẽ ít rủi ro kinh tế hơn nếu đối tác liên hệ cho rằng mọi người theo đúng chuẩn tắc cư xử (tự trọng, mất danh giá gia đình, giữ chữ tín) 2.Không tốn thời gian và tiền bạc để đảm bảo đối tác chu toàn trách nhiệm Vốn XH và phát triển kinh tế Vốn XH có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng và tốc độ tích lũy của những loại vốn khác (làm tăng vốn con người, Coleman, 1988). Vốn XH làm dịch chuyển hàm SX gộp của cả nước Vốn XH và phát triển kinh tế Trong một XH nghèo vốn xã hội (ít tin cẩn) quyết định thuê mướn nhân viên thường do giới thiệu người thân hay quen biết riêng, ít dính dáng đến khả năng làm công việc đó  Muốn tiến thân trong XH thiếu tin cẩn thì tìm cách móc nối thay vì phải trau dồi khả năng hay kiến thức chuyên môn. Vốn XH và phát triển kinh tế  Xã hội nhiều vốn XH là XH ít tội phạm. Xã hội mà các thành viên tin cẩn lẫn nhau thi con người sẽ có lòng tốt với nhau. Lợi ích kinh tế mang lại không nhỏ Vốn XH và phát triển kinh tế  Mối quan hệ giữa vốn xã hội và pháp chế  Tăng mức khả tín đối với các quan chức nhà nước  Một xã hội đoàn kết, ít chia rẽ sẽ dễ dàng phục hồi sau cú sốc về kinh tế. Rodrik (1999) cho rằng cú sốc này đòi hỏi phải quản lý các quyền lợi khác nhau trong XH. Vốn XH và chính sách phát triển  Hoạch định chính sách can thiệp đòi hỏi phải nhận dạng mọi thành phần liên hệ và các thể chế  Phải xem vốn XH là nguồn lực như các nguồn lực khác. Vốn XH là hàng hóa công (không được thị trường cung ứng đầy đủ) cho nên sự hỗ trợ của chính phủ là cần thiết Vốn XH và chính sách phát triển  Vốn XH thường là thuộc tính của cộng đồng, ít khi của toàn thể quốc gia. Cho nên chính sách phát triển vốn XH không thể là một chính sách chung chung. Sự phân cực manh mún trong XH làm giảm vốn XH. Muốn phát triển kinh tế, chúng ta phải vượt lên trên chia rẽ trong XH, làm XH gắn kết hơn. Vốn XH và chính sách phát triển  Cần liên kết những nhóm XH, xét tính tương tác giữa các nhóm XH, để tiến đến sự đồng thuận trong khi đề ra các quyết định  Tiêu chuẩn chấp thuận một dự án hỗ trợ không thể chỉ dựa vào các tiêu chuẩn công nghiệp và tài chính, mà còn phải dựa vào vốn XH của địa phương. Vốn XH và chính sách phát triển  Nhà nước tăng cường đầu tư vào phương tiện truyền thông đại chúng để tiết lộ thông tin ở mọi cấp, để công dân có tính trách nhiệm hơn ở khu vực công và khu vực tư.  Xem vốn XH như thành tố bổ túc trong quá trình phát triển chứ không phải là quan trọng nhất. Vốn văn hóa Vốn văn hóa  Bản sắc văn hóa dân tộc  Di sản lịch sử  Truyền thống cách mạng Văn hóa là gì? 1. Là hoạt động có tính văn chương nghệ thuật (viết văn, làm thơ, soạn nhạc, tạc tượng hoặc vẽ tranh) 2. Theo quan điểm của nhân chủng và xã hội học thì văn hóa là phong tục, tập quán, tín ngưỡng, là hiện thân của giá trị cộng đồng được chấp nhận Vốn văn hóa phải được nhìn nhận như một loại vốn khác  Vốn vật thể (nhà xưởng, máy móc)  Vốn con người (kỹ năng, kiến thức)  Vốn thiên nhiên (TNTN và môi trường sinh thái)  Vốn văn hóa có 2 loại: vốn văn hóa vật thể và vốn văn hóa phi vật thể Đặc điểm của vốn văn hóa 1. Vốn văn hóa vật thể làm tăng giá trị kinh tế của vật thể 2. Vốn văn hóa phi vật thể thì đan xen với giá trị kinh tế mà không thể tách rời được (không giá trị kinh tế thông thường vì không thể mua bán trên thị trường) 3. Vốn văn hóa cũng giống như vốn thiên nhiên, không bảo dưỡng sẽ bị mất và suất chiết khấu của nó như thế nào? Chính sách về văn hóa  Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng, nhưng không nên quá cực đoan với trào lưu văn hóa mới  Phải công nhận sự năng động và sáng tạo của loại hình nghệ thuật mới, sự thưởng ngoạn mới  Chính sách văn hóa phải tôn trọng thực tế của thị trường trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, không bị ảnh hưởng của những ảo tưởng và cảm tính chủ quan (hy sinh quá lớn về kinh tế)  Nền văn hóa nê có tranh luận, bàn cãi và bút chiến nữa trên tinh thân khoa học, cởi mở, không cá nhân. Nền văn hóa lành mạng là nền văn hóa sống, linh động và hãy để cho người thưởng ngoạn bình chọn.