Luật học - Quyết định hình phạt

Các quan điểm khác nhau về QĐHP: Theo nghĩa hẹp: QĐHP là quyết định hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Theo nghĩa rộng: QĐHP là việc quyết định hình phạt chính, hình phạt bổ sung, án treo và các biện pháp tư pháp đối với người phạm tội. Theo nghĩa rộng nhất: QĐHP là quyết định biện phá xử lý đối với người phạm tội. Bao gồm: quyết định việc miễn hình phạt, quyết định hình phạt chính, hình phạt bổ sụng, án treo và các biện pháp tư pháp đối với người phạm tội.

ppt57 trang | Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 895 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật học - Quyết định hình phạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠTThs. Vũ Thị ThúyI. Khái niệm quyết định hình phạt 1. Định nghĩaCác quan điểm khác nhau về QĐHP:Theo nghĩa hẹp: QĐHP là quyết định hình phạt chính và hình phạt bổ sung.Theo nghĩa rộng: QĐHP là việc quyết định hình phạt chính, hình phạt bổ sung, án treo và các biện pháp tư pháp đối với người phạm tội.Theo nghĩa rộng nhất: QĐHP là quyết định biện phá xử lý đối với người phạm tội. Bao gồm: quyết định việc miễn hình phạt, quyết định hình phạt chính, hình phạt bổ sụng, án treo và các biện pháp tư pháp đối với người phạm tội.1. Định nghĩaQĐHP là việc Tòa án lựa chọn loại hình phạt và xác định mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội cụ thể.2. Ý nghĩaLà tiền đề quan trọng để thực hiện các mục đích của hình phạtCủng cố pháp chế, góp phần duy trì trật tự an ninh xã hội, nâng cao ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong nhân dânLà khâu tố tụng hình sự quan trọng cụ thể hóa nguyên tắc của Luật hình sự và chính sách hình sự của Nhà nướcII. CÁC CĂN CỨ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠTĐiều 45 BLHS quy định: “Khi quyết định hình phạt, TA căn cứ vào quy định của BLHS, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS”.1. Căn cứ vào quy định của BLHSCăn cứ vào quy định mang tính nguyên tắc chung thuộc Phần chung của BLHS như điều kiện, đối tượng và giới hạn của các lọai hình phạt chính, hình phạt bổ sungCăn cứ vào quy định về loại, giới hạn của chế tài được quy định trong điều luật ở Phần Các tội phạm 2. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tộiTính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội: là đại lượng về chất của tội phạm cho phép phân biệt tội phạm này với tội phạm khác (cùng nhóm hoặc khác nhóm), được biểu hiện thông qua nhiều dấu hiệu phản ánh bản chất nguy hiểm cho xã hội của TP (khách thể, hình thức lỗi, hành vi). Những dấu hiệu này có tính ổn định cao trong việc phản ánh bản chất của TP  Đây là căn cứ để phân hóa TNHS đối với TP.Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi PT: là đại lượng biểu hiện về lượng của tính nguy hiểm cho xã hội của TP được thể hiện qua các dấu hiệu định lượng của TP (mức độ hậu quả, tái phạm nguy hiểm..)  Đây là căn cứ để phân hóa TNHS đối với tội phạm cùng nhóm, cùng tội danh.3. Căn cứ vào nhân thân người phạm tội Nhân thân người phạm tội là tổng hợp những đặc điểm về tâm sinh lý và hoàn cảnh xã hội của một người có ảnh hưởng nhất định đến tính nguy hiểm của hành vi phạm tội mà người này thực hiện.Nhân thân người phạm tội là phạm trù chỉ rõ khả năng tiếp nhận biện pháp cải tạo giáo dục của xã hội, khả năng tự cải tạo của người phạm tội4. Căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHSCác tình tiết giảm nhẹ TNHS (Điều 46 BLHS)Các tình tiết giảm nhẹ TNHS (Điều 48 BLHS)Cách áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHSa. Các tình tiết giảm nhẹ TNHS (Điều 46 BLHS)Các tình tiết giảm nhẹ TNHS là những tình tiết không đóng vai trò định tội và định khung hình phạt của một loại tội phạm nhưng có tác dụng làm giảm mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Căn cứ giảm nhẹ hình phạt trong giới hạn của khung hình phạt do luật định.a. Các tình tiết giảm nhẹ TNHS (Điều 46 BLHS)1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;a. Các tình tiết giảm nhẹ TNHS (Điều 46 BLHS)i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;k) Phạm tội do lạc hậu; l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;m) Người phạm tội là người già;n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;o) Người phạm tội tự thú;p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.a. Các tình tiết giảm nhẹ TNHS (Điều 46 BLHS)2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.b. Các tình tiết tăng nặng TNHS (Điều 48 BLHS)Các tình tiết tăng nặng TNHS là những tình tiết không đóng vai trò định tội và định khung hình phạt của một loại tội phạm nhưng có tác dụng làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Căn cứ tăng nặng hình phạt trong giới hạn của khung hình phạt do luật định.b. Các tình tiết tăng nặng TNHS (Điều 48 BLHS)1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:a) Phạm tội có tổ chức;b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;d) Phạm tội có tính chất côn đồ;đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;g) Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;b. Các tình tiết tăng nặng TNHS (Điều 48 BLHS)h) Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;i) Xâm phạm tài sản của Nhà nước;k) Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;m) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;n) Xúi giục người chưa thành niên phạm tội;o) Có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.b. Các tình tiết tăng nặng TNHS (Điều 48 BLHS)2. Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.Bài tập 8.A bị Tòa án kết án về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo khoản 1 Điều 202 BLHS nhưng có nhiều tình tiết giảm nhẹ đáng được khoan hồng đặc biệt nên Tòa án quyết định miễn hình phạt cho A. Về trách nhiệm dân sự A phải bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn 10 triệu đồng. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật được 5 tháng, (trong khi việc bồi thường thiệt hại của A vẫn chưa chấp hành xong) thì A phạm tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 Điều 104 BLHS. Hãy xác định: khi xét xử tội phạm mới A có bị áp dụng tình tiết tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm không? Tại sao?(Biết rằng: 1. A phạm tội mới trong thời gian đang có án tích; 2. Tội phạm được quy định tại Điều 202 BLHS có lỗi vô ý.)Bài tập 9.Ngày 20.7.2005, Nguyễn Văn A điều khiển mô tô loại 100 phân khối trên đường (A có bằng lái). Do phóng nhanh, không kiểm soát được tốc độ nên đã gây tai nạn giao thông làm chết 1 người và bị đưa ra xét xử theo K1 Đ202 BLHS. Xem xét về nhân thân của A thấy rằng: Ngày 30/7/2001, A đã bị kết án về tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 Điều 104 BLHS và bị xử phạt 2 năm tù, bồi thường tiền viện phí 235.000 đồng. Sau khi mãn hạn tù, ngày 20.5.2003 A đã bồi thường cho người bị hại và đóng án phí. Hãy xác định: Khi xét xử tội phạm mới A có bị áp dụng tình tiết tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm không? Nếu có thì tình tiết này có ý nghĩa gì (định khung hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự) trong vụ án cụ thể này?(Biết rằng: Vào thời điểm phạm tội mới A bị coi là người đang có án tích)III. Các bước quyết định hình phạtBước 1, căn cứ vào “quy định của BLHS”, xác định loại hình phạt và KHP cần áp dụng đôí với trường hợp phạm tội cụ thể.Bước 2: căn cứ vào “tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm” đã thực hiện, xác định “mức hình phạt trung bình” thường áp dụng trong các trường hợp có tính chất nghiêm trọng tương tự.Bước 3, cân nhắc “nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS” để xác định mức giảm nhẹ, tăng nặng TNHS đối với trường hợp phạm tội cụ thể đó. Sau đó, lấy “mức hình phạt trung bình” cho mọi trường hợp phạm tội có cùng tính chất nghiêm trọng làm cơ sở và cân nhắc thêm mức giảm nhẹ, tăng nặng TNHS nêu trên để quyết định mức hình phạt tương xứng với trường hợp phạm tội cụ thể đó.Bước 4, đối với các trường hợp đặc biệt, việc quyết định hình phạt ngoài việc tuân thủ các bước nói trên còn phải tuân thủ các quy tắc riêng đối với trường hợp đặc biệt đó. VI. QĐHP trong trường hợp đặc biệtQĐHP nhẹ hơn quy định của luật (Điều 47 BLHS)QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt (Điều 52 BLHS)QĐHP trong trường hợp đồng phạmQĐHP trong trường hợp phạm nhiều tộiQĐHP trong trường hợp có nhiều bản ánQĐHP đối với người chưa thành niên phạm tội1. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật (Điều 47)Điều 47 BLHS quy định:“Khi có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật này, Tòa án quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án”.1. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật (Điều 47) (tt) Lý do quy định quyết định hình phạt nhẹ hơn quy đinh của BLHS: Sự tương xứng giữa tính nguy hiểm và HP Nhân đạo1. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật (Điều 47) (tt)Điều kiện áp dụng Đ.47: Có hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS trở lên.1. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật (Điều 47) (tt)Nếu Khung HP áp dụng không phải là khung HP nhẹ nhất hoặc khung HP duy nhất của điều luật => Chuyển sang khung HP “liền kề nhẹ hơn”Nếu điều luật chỉ có một khung HP hoặc khung HP đó là khung HP nhẹ nhất của điều luật, thì: Có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung Hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.Bài tập 12A là người đã thành niên phạm tội giết người theo khoản 1 Điều 93 BLHS. Do A có nhiều tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS nên Tòa án áp dụng Điều 47 BLHS tuyên phạt A 5 năm tù. Hãy nhận xét về quyết định của Tòa án.Bài tập 13.A 18 tuổi đã cướp giật tài sản của người khác và bị truy tố theo Điều 136 BLHS. Áp dụng trường hợp quyết định hình phạt nhẹ hơn theo Điều 47 BLHS thì có bao nhiêu phương án quyết định hình phạt nhẹ hơn và hãy xác định mức hình phạt thấp nhất có thể áp dụng đối với A trong mỗi phương án nếu:A bị xét xử theo khoản 1 Điều 136 BLHS;A bị xét xử theo khoản 2 Điều 136 BLHS.2. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt (Đ.52)Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt đựơc quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo:Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, Mức độ thực hiện ý định phạm tội;Những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.2. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội (Đ.52)2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là: Tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là không quá 20 năm tù; Tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá một phần hai (½) mức phạt tù mà điều luật quy định.2. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt (Đ.52)3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là: Tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; Tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư (3/4) mức phạt tù mà điều luật quy định.3. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm (Điều 53 BLHS)Điều 53. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Toà án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.4. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội (Điều 50 BLHS)Phạm nhiều tội là trường hợp người đã phạm nhiều tội khác nhau được quy định trong luật hình sự mà những tội này chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS, chưa bị kết án lần nào, nay bị tòa án đưa ra xét xử cùng một lần về các tội phạm đó.* Các phương pháp tổng hợp hình phạtPhương pháp cộngCộng một phầnCộng toàn phầnPhương pháp thu hút vào hình phạt nặng nhất* Tổng hợp hình phạt chính cùng loạiÁp dụng khi hình phạt của các tội đã tuyên cùng là:Hình phạt tù có thời hạn, Cải tạo không giam giữ;Phạt tiền.Trong trường hợp này, chúng ta áp dụng phương pháp cộng toàn bộ hoặc một phần hình phạt.* Tổng hợp hình phạt chính cùng loạiKhoản 1 Điều 50 BLHS quy định: “a. Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá ba năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, ba mươi năm đối với hình phạt tù có thời hạn”;“đ. Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung” (hình phạt tiền không khống chế giới hạn tối đa nên chúng ta áp dụng phương pháp cộng toàn bộ hình phạt).* Tổng hợp hình phạt chính khác loạiNếu các hình phạt đã tuyên là CTKGG, tù có thời hạn, thì hình phạt CTKGG được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ:3 ngày CTKGG = 1 ngày tùSau đó tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 50 BLHS. Trong trường hợp này chúng ta áp dụng phương pháp cộng hình phạt.* Tổng hợp hình phạt chính khác loạiNếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân; nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình. Trong trường hợp này, chúng ta áp dụng PP thu hút vào hình phạt nặng nhất.Trục xuất và phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác.* Tổng hợp hình phạt bổ sungNếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.5. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án (Đ.51 BLHS)Có nhiều bản án là trường hợp một người đang chấp hành một bản án lại bị đưa ra xét xử về một tội phạm khác hoặc một người cùng lúc có nhiều bản án khác nhau đang có hiệu lực.* Tổng hợp hình phạt trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này (khoản 1 Đ.51)Bước 1: Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử theo các căn cứ quyết định hình phạt tại Điều 45 BLHS.Bước 2: Tổng hợp hình phạt chung đối với hình phạt của tội đang xét xử và hình phạt của bản án đang chấp hành theo quy định tại Điều 50 BLHS.Bước 3: Lấy thời hạn chấp hành hình phạt chung trừ đi thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước. HP chung = {(BA mới + BA đang CH) ≤ 30 năm tù} - thời gian đã chấp hành HPVí dụ: A chấp bản án 20 năm tù về tội cướp tài sản được 3 năm (BA đang chấp hành) thì lại bị đưa ra xét xử về tội giết người (đã được thực hiện trước khi A phạm tội cướp tài sản nêu trên) và bị Tòa án kết án 15 năm tù (BA mới). Tổng hợp hình phạt đối với A.HP chung = {(15 năm tù + 20 năm tù ) – 3 năm đã CH} = 30 năm tù - 3 năm = 27 năm tù* Tổng hợp hình phạt trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại phạm tội mới (khoản 2 Đ.51)Bước 1: Quyết định hình phạt đối với tội mới (tội đang xét xử).Bước 2: Xác định phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước.Bước 3: Tổng hợp hình phạt của tội mới với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật hình sự. Hình phạt chung không được vượt mức cao nhất do luật định. HP chung = {BA mới + (BA đang CH - thời gian đã chấp hành)} ≤ 30 năm tùVí dụ: A chấp bản án 20 năm tù về tội cướp tài sản được 3 năm (BA đang chấp hành), thì A lại phạm tội giết người và bị Tòa án kết án 15 năm tù (BA mới). Tổng hợp hình phạt đối với A.HP chung = 15 năm tù + (20 năm tù – 3 năm đã CH) = 15 + 17 = 30 năm tù* Tổng hợp hình phạt trong trường hợp một người đang phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà hình phạt của các bản án này chưa được tổng hợpMột người đang phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà hình phạt của các bản án này chưa được tổng hợp thì Chánh án Tòa án ra quyết định tổng hợp các bản án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 51 BLHS (khoản 3 Điều 51 BLHS). Trong trường hợp này, Tòa án không xét xử người phạm tội mà chỉ ra quyết định tổng hợp hình phạt của các bản án đã có hiệu lực pháp luật.Bài tập 14.A phạm tội trộm cắp tài sản bị Tòa án xử phạt 2 năm cải tạo không giam giữ. Chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ được 12 tháng thì A lại phạm tội cố ý gây thương tích và bị tạm giam 3 tháng ngay sau khi gây án. Đối với tội cố ý gây thương tích, A bị Tòa án tuyên 3 năm tù giam.Hãy tổng hợp hình phạt của hai bản án nói trên.6. Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tộiLý do Nhà nước có quy định riêng đối với người chưa thành niên phạm tộiNgười chưa thành niên phạm tội:Đủ 14 đến dưới 16 tuổiĐủ 16 đến dưới 18 tuổiNguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội (Điều 69).6. Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội (tt)Các biện pháp tư pháp được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội (Điều 70):Giáo dục tại xã, phường, thị trấnĐưa vào trường giáo dưỡngCác hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội (Điều 71):Cảnh cáoPhạt tiền (Đ.72)Cải tạo không giam giữ (Đ.73)Tù có thời hạn (Đ.74)6. Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tộiTổng hợp hình phạt trong trường hợp người chưa thành niên phạm nhiều tội (Điều 75)Tội nặng nhất thực hiện khi chưa đủ 18 tuổi: => Hình phạt chung không vượt quá HP cao nhất quy định tại Điều 74 BLHS.Tội nặng nhất thực hiện khi đã đủ 18 tuổi: => Hình phạt chung được áp dụng như đối với người đã thành niên phạm tội.Bài tập 16A (17 tuổi), B (15 tuổi) và C (18 tuổi) cùng nhau thực hiện hành vi giết người. Căn cứ vào khoản 1 Điều 93 BLHS, Tòa án tuyên phạt A 18 năm tù giam; B 15 năm tù giam; C 17 năm tù giam. Tòa án áp dụng khoản 3 Điều 93 BLHS tuyên phạt 2 năm quản chế đối với A và 1 năm quản chế đối với C.Anh (chị) hãy nhận xét về quyết định trên của Tòa án.Bài tập 18Hãy xác định trách nhiệm hình sự của người 15 tuổi 6 tháng thực hiện hành vi cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 104 BLHS.Bài tập 19A sinh ngày 25/12/1986. Ngày 12/8/2004, A đã phạm tội giết người. Dựa vào quy định của BLHS 1999 hãy xác định mức hình phạt tối đa có thể áp dụng đối với A (chỉ rõ căn cứ pháp lý): A bị xét xử theo khoản 1 Điều 93 BLHS.A bị xét xử theo khoản 2 Điều 93 BLHS.Bài tập 20A phạm hai tội: giết người (khoản 2 Điều 93 BLHS) và trộm cắp tài sản (khoản 2 Điều 138 BLHS). Nay đưa ra xét xử cả hai tội cùng một lúc trong một vụ án hình sự. Hãy xác định mức tối đa của hình phạt chung của hai tội trên có thể áp dụng với A nếu:A phạm tội giết người khi 17 tuổi và phạm tội trộm cắp tài sản khi 19 tuổi; A phạm tội trộm cắp tài sản khi 17 tuổi và giết người khi 19 tuổi.Bài tập 21.Theo quy định của pháp luật, hành khách khi qua cửa khẩu biên giới kh
Tài liệu liên quan