Luật hôn nhân gia đình - Chương 7: Quan hệ thừa kế trong tư pháp quốc tế

I. KHÁI QUÁT CHUNG • 1. Khái niệm thừa kế Điều 631 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo luật”

pdf18 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 841 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật hôn nhân gia đình - Chương 7: Quan hệ thừa kế trong tư pháp quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 7 QUAN HỆ THỪA KẾ TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ • I. KHÁI QUÁT CHUNG • 1. Khái niệm thừa kế Điều 631 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo luật”. 2. Quan hệ thừa kế do Tư pháp quốc tế điều chỉnh - Chủ thể quan hệ thừa kế gồm người để lại di sản thừa kế, người hưởng di sản thừa kế là người nước ngoài hoặc đang cư trú ở nước ngoài; - Tài sản của quan hệ thừa kế là di sản nằm ở nước ngoài; - Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ thừa kế đó (chết, lập di chúc, ) phát sinh ở nước ngoài. 3. Nội dung điều chỉnh của Tư pháp quốc tế đối với quyền thừa kế - Xung đột pháp luật trong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài; - Xung đột pháp luật trong việc giải quyết vấn đề di sản không người thừa kế có yếu tố nước ngoài. II. GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ 1. Theo Tư pháp quốc tế các nước - Nguyên tắc phân chia di sản thừa kế • Đối với động sản áp dụng Luật nơi người để lại có quốc tịch hoặc có nơi cư trú cuối cùng. • Đối với bất động sản áp dụng Luật nơi có tài sản (Lex rei sitae) kể cả trong trường hợp thừa kế sẽ được xác định theo luật nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản thừa kế (Lex domicille). - Nguyên tắc thống nhất di sản thừa kế: áp dụng nguyên tắc Luật nhân thân của người để lại di sản thừa kế, cụ thể là Luật quốc tịch của người để lại di sản thừa kế (Lex patriae). • 2. Theo Tư pháp quốc tế Việt Nam • 2.1 Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo luật • Các quy định của pháp luật Việt Nam về thừa kế cho thấy Việt Nam áp dụng nguyên tắc phân chia di sản thừa kế để giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Việt Nam áp dụng nguyên tắc phân chia di sản thừa kế để giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. • Điều 767 Bộ Luật dân sự 2005 quy định: • “1. Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết • 2. Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó”. • Khoản 3 Điều 766 Bộ Luật dân sự 2005 quy định: “Việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản”. • 1.2 Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc • Theo quy định của pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài thì để giải quyết xung đột pháp luật về năng lực lập, thay đổi và hủy bỏ di chúc Việt Nam áp dụng pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân; để giải quyết xung đột pháp luật về hình thức di chúc Việt Nam áp dụng nguyên tắc Luật của nước nơi lập di chúc. • Điều 768 Bộ Luật dân sự 2005 quy định: • “1. Năng lực lập di chúc, thay đổi và hủy bỏ di chúc phải tuân theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân. • 2. Hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc”. III. GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ THEO ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ 1. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo các điều ước quốc tế đa phương • Công ước Lahay 1982 (được sửa đổi vào những năm 1900, 1925, 1928, 1964); • Công ước Lahay về giải quyết xung đột pháp luật liên quan đến hình thức di chúc ngày 05/10/1961; • Công ước Oasinton về pháp luật thống nhất về hình thức của di chúc có yếu tố nước ngoài ngày 26/10/1973; • Công ước Lahay về xác định luật áp dụng đối với quan hệ thừa kế năm 1989. 2. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước • Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về quyền thừa kế; • Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc; • Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. IV. VẤN ĐỀ DI SẢN KHÔNG NGƯỜI THỪA KẾ 1. Theo Tư pháp quốc tế các nước • Theo luật thực chất về thừa kế của hầu hết các nước (kể cả Việt Nam), di sản không có người thừa kế thì thuộc về nhà nước. • Có hai nguyên tắc được quy định trong Tư pháp quốc tế các nước giải quyết vấn đề: - Nhà nước hưởng số di sản thừa kế với tư cách là người thừa kế; - Nhà nước hưởng số di sản này như tài sản vô chủ trên cơ sở thực thi quyền chiếm hữu các tài sản vô chủ. 2. Theo Tư pháp quốc tế Việt Nam Theo pháp luật Việt Nam, từ trước đến nay quan điểm thống nhất là: quyền của Nhà nước hưởng số di sản vì lý do nào đó không có người thừa kế do công dân Việt Nam để lại là quyền dân sự, quyền thừa kế của nhà nước Việt Nam. Việt Nam là nước áp dụng nguyên tắc Luật quốc tịch trong việc giải quyết xung đột pháp luật về quyền thừa kế. Khoản 3 Điều 767 Bộ Luật dân sự 2005 quy định: “Di sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc về nhà nước nơi có bất động sản đó”. Tương tự, khoản 4 Điều 767 Bộ Luật dân sự 2005 quy định: “Di sản không có người thừa kế là động sản thuộc về nhà nước nơi người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết”. 3. Theo Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước Các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước đều ghi nhận: Nếu theo pháp luật về thừa kế của nước ký kết mà không còn người nào thừa kế thì động sản sẽ được giao lại cho nước ký kết mà người để lại di sản là công dân trước khi chết, còn bất động sản thì thuộc về nước ký kết nơi có bất động sản.
Tài liệu liên quan