Luật hôn nhân và gia đình - Chương 8: Quan hệ hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế

I. KHÁI QUÁT CHUNG 1. Khái niệm Một quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài phát sinh sẽ kéo theo hiện tượng nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng tham gia điều chỉnh mối quan hệ đó.

pdf43 trang | Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật hôn nhân và gia đình - Chương 8: Quan hệ hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 8 QUAN HỆ HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ I. KHÁI QUÁT CHUNG 1. Khái niệm Một quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài phát sinh sẽ kéo theo hiện tượng nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng tham gia điều chỉnh mối quan hệ đó. 2. Quan hệ hôn nhân và gia đình do Tư pháp quốc tế điều chỉnh • Chủ thể tham gia quan hệ là người nước ngoài; • Tài sản trong quan hệ hôn nhân gia đình đang nằm ở nước ngoài (xác định tài sản chung, riêng của vợ chồng; phân chia tài sản khi ly hôn, ); • Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân gia đình xảy ra ở nước ngoài hoặc theo pháp luật nước ngoài (kết hôn, ly hôn, ở nước ngoài). Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 nêu rõ quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài là: - Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; - Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam; - Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. 3. Nội dung điều chỉnh của Tư pháp quốc tế đối với quan hệ hôn nhân và gia đình • Kết hôn; • Ly hôn; • Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng; • Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng; • Quan hệ giữa cha mẹ và con; • Quan hệ nuôi con nuôi; • Giám hộ. II. CÁC NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH CƠ BẢN CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ ĐỐI VỚI QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 1. Giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn a- Xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn, bao gồm: • Điều kiện về độ tuổi kết hôn, • Những trường hợp cấm kết hôn, • Các điều kiện kết hôn khác. b- Xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn. 1.1 Giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn theo pháp luật các nước 1.1.1 Xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn. Đa số các nước đều áp dụng nguyên tắc Luật nhân thân (Lex personalis). 1.1.2 Xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn. Áp dụng nguyên tắc Luật nơi tiến hành kết hôn (Lex loci celebratinois) 1.2 Giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn theo pháp luật Việt Nam 1.2.1 Cơ sở pháp lý • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000; • Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; • Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; • Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16/12/2002 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. 1.2.2 Các nội dung cơ bản: a- Điều kiện kết hôn: áp dụng nguyên tắc Luật quốc tịch của các bên đương sự. Tuy nhiên, nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn. b- Về nghi thức kết hôn: Áp dụng nguyên tắc Luật nơi tiến hành đăng ký kết hôn. Theo khoản 1 Điều 103 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, khoản 1 Điều 10 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 thì: Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn. Điều 11 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quy định: Việc kết hôn nếu thực hiện tại Việt Nam thì phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo nghi thức quy định của pháp luật Việt Nam (nghi thức dân sự), cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 2. Giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn 2.1 Giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn theo pháp luật các nước. Áp dụng nhiều nguyên tắc khác nhau: • Luật quốc tịch của các bên đương sự Lex patriae); • Luật nơi cư trú (Lex domicilli); • Luật của nước có tòa án (Lex fori). Hay áp dụng phối hợp các nguyên tắc theo thứ tự ưu tiên: • Luật quốc tịch chung của vợ và chồng, trong trường hợp vợ chồng không có quốc tịch chung thì áp dụng Luật quốc tịch chung cuối cùng; • Tiếp đến là Luật nơi hai vợ chồng có nơi cư trú chung, nơi cư trú chung cuối cùng; • Cuối cùng là Luật của tòa án nơi thụ lý vụ việc. 2.2 Giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn theo các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước • Nếu hai vợ chồng có cùng quốc tịch thì pháp luật áp dụng để giải quyết ly hôn là Luật của nước mà hai vợ chồng mang quốc tịch; • Nếu hai vợ chồng khác quốc tịch nhưng cùng cư trú tại một nước ký kết thì việc ly hôn được giải quyết theo Luật của nước ký kết nơi hai vợ chồng cùng cư trú. Nếu trong thời điểm đưa đơn ly hôn, hai vợ chồng không cùng cư trú ở một nước ký kết thì cơ quan có thẩm quyền của nước ký kết nào nhận đơn xin ly hôn sẽ giải quyết theo pháp luật của nước đó. 2.3 Giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn theo pháp luật Việt Nam 2.3.1 Cơ sở pháp lý: - Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000; - Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; - Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ- CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài - Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16/12/2002 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; - Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16/12/2002 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; 2.3.2 Nội dung cụ thể: Điều 104 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. 3. Giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng 3.1 Giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ nhân thân giữa vợ chồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật các nước: Áp dụng nguyên tắc Luật nhân thân của các bên tham gia quan hệ hôn nhân và gia đình. 3.2 Giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ nhân thân giữa vợ chồng có yếu tố nước ngoài theo các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước và theo pháp luật Việt Nam 3.2.1 Theo các hiệp định tương trợ tư pháp: Áp dụng nguyên tắc Luật quốc tịch (Lex patrae) của đương sự và nguyên tắc Luật nơi cư trú (Lex domicilii) hoặc thường trú của đương sự. 3.2.2 Theo pháp luật Việt Nam. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 không có những quy định riêng quy định rõ luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ về nhân thân giữa vợ và chồng có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 7 và khoản 3 Điều 102 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 thì pháp luật áp dụng có thể là luật Việt Nam (Luật Hôn nhân gia đình và các quy định pháp luật khác có liên quan về tài sản, nhân thân, ). Khoản 1 Điều 7 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 quy định: “Các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”. 4. Giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng 4.2 Giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ tài sản giữa vợ chồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật các nước • Đối với các nước trong hệ thống Common Law: áp dụng Luật nơi cư trú chính thức của vợ chồng để giải quyết xung đột pháp luật. • Đối với các nước áp dụng Luật nhân thân ở châu Âu: áp dụng nguyên tắc Luật của nước mà vợ chồng cùng mang quốc tịch. Trong trường hợp vợ chồng không cùng quốc tịch thì Luật của nước nơi vợ chồng sống chung có thể được áp dụng. Trong trường hợp vợ chồng không có nơi sống chung thì áp dụng Luật tòa án có thẩm quyền để giải quyết. 4.3 Giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ tài sản giữa vợ chồng có yếu tố nước ngoài theo các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước và theo pháp luật Việt Nam 4.3.1 Theo các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước. Áp dụng nguyên tắc Luật quốc tịch (Lex patrae) của đương sự và nguyên tắc Luật nơi cư trú (Lex domicilii) hoặc thường trú của đương sự. 4.3.2 Theo pháp luật Việt Nam Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng không có những quy định riêng để điều chỉnh quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng có yếu tố nước ngoài. 5. Giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ giữa cha mẹ và con 5.1 Giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ giữa cha mẹ và con theo pháp luật các nước • Áp dụng nguyên tắc Luật quốc tịch của người con; • Pháp luật một số nước còn áp dụng nguyên tắc phân biệt con trong giá thú và con ngoài giá thú. 5.2 Giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ giữa cha mẹ và con theo điều ước quốc tế. Công ước Lahay về nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con ngoài giá thú được các nước thành viên ký ngày 02/10/1973 áp dụng các nguyên tắc: • Luật nơi thường trú hiện tại của người được cấp dưỡng (Điều 4 Công ước); • Luật quốc tịch của người được cấp dưỡng; • Luật tòa án có thẩm quyền giải quyết (Điều 6 Công ước). 5.3 Giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ giữa cha mẹ và con có yếu tố nước ngoài theo các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước và theo pháp luật Việt Nam 5.3.1 Theo các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước: • Quan hệ pháp lý giữa cha, mẹ và con: áp dụng nguyên tắc Luật quốc tịch của người con. • Vấn đề xác định cha, mẹ, con: áp dụng nguyên tắc Luật quốc tịch của người con. • Về vấn đề cấp dưỡng giữa cha mẹ và con: áp dụng nguyên tắc Luật của nước ký kết mà người yêu cầu cấp dưỡng là công dân. 5.3.2 Theo pháp luật Việt Nam a- Quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản giữa cha, mẹ và con. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 không có điều khoản riêng biệt điều chỉnh quan hệ giữa cha mẹ và con. b- Xác định cha, mẹ và con - Về luật áp dụng: pháp luật Việt Nam. - Về chủ thể có quyền nhận cha, mẹ, con: theo khoản 1 Điều 28 quy định của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP. Điều 66 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quy định về thẩm quyền nhận cha, mẹ, con, : “Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, giữa công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam về đăng ký hộ tịch”. Khoản 1 Điều 28 Nghị định số 68/2002/NĐ- CP quy định: “Việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài thường trú tại Việt Nam với nhau theo quy định của Nghị định này chỉ được tiến hành, nếu bên nhận và bên được nhận đều còn sống vào thời điểm nộp đơn yêu cầu, tự nguyện và không có tranh chấp”. - Về cơ quan có thẩm quyền giải quyết: theo quy định của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP, việc nhận cha, mẹ, con được thực hiện tại Ủy ban nhân dân nếu được tiến hành ở Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam nếu tiến hành ở nước ngoài. - Về điều kiện nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài thường trú tại Việt Nam với nhau: chỉ được tiến hành việc nhận cha, mẹ, con nếu vào thời điểm nộp đơn yêu cầu bên nhận và bên được nhận đều còn sống, tự nguyện và không có tranh chấp (khoản 1 Điều 28 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP). 6. Giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 6. 1 Giải quyết xung đột pháp luật về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật các nước • Luật quốc tịch của người được nhận làm con nuôi; • Luật quốc tịch của người nhận con nuôi vào thời điểm nuôi con nuôi; • Luật nơi cư trú của người được nhận làm con nuôi; • Luật nơi cư trú của người nhận con nuôi. 6. 2 Giải quyết xung đột pháp luật về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước và theo pháp luật Việt Nam 6.2.1 Theo các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước. Áp dụng nguyên tắc Luật quốc tịch (Lex nationalis) của người xin nhận con nuôi hoặc nguyên tắc Luật quốc tịch của trẻ em được xin làm con nuôi. 6.2.2 Theo pháp luật Việt Nam • - Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000; • - Luật Nuôi con nuôi năm 2010; • - Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; • - Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; • - Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16/12/2002 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; a- Điều kiện nhận con nuôi: • Điều 29 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 về “Điều kiện đối với người nhận con nuôi” quy định: • “1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật này. • 2. Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 14 của Luật này và pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú”. • Điều 14 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định: • “1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây: • a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; • b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; • c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; • d) Có tư cách đạo đức tốt. • 2. Những người sau đây không được nhận con nuôi: • a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; • b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; • c) Đang chấp hành hình phạt tù; • d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. • 3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này”. Về điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi là trẻ em Việt Nam: • Điều 8 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định: • 1. Trẻ em dưới 16 tuổi. • 2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: • a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; • b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. • Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ- CP quy định trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi phải là trẻ em đang sống trong các cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và trong một số trường hợp mới cho phép nhận con nuôi là trẻ em từ gia đình. b- Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, chấm dứt việc cuôi con nuôi. Pháp luật Việt Nam chia là hai trường hợp: • Việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam: áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam; • Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được thực hiện ở nước ngoài: áp dụng Luật của nước nơi thường trú của con nuôi. 7. Giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ giám hộ 7.1 Giải quyết các vấn đề giám hộ có yếu tố nước ngoài theo pháp luật các nước. Áp dụng các nguyên tắc: • Luật của nước người giám hộ mang quốc tịch; • Luật nơi thường trú của người giám hộ; • Luật Tòa án, 7.2 Giải quyết các vấn đề giám hộ có yếu tố nước ngoài theo Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước và theo pháp luật Việt Nam 7.2.1Theo Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước • Việc xác lập giám hộ do cơ quan của nước ký kết mà người được giám hộ mang quốc tịch giải quyết theo pháp luật của mình. • Điều kiện xác lập hoặc hủy bỏ việc giám hộ do pháp luật của nước ký kết mà người giám hộ mang quốc tịch quyết định. • Quan hệ pháp lý giữa người giám hộ và người được giám hộ xác định theo pháp luật của nước ký kết có cơ quan chỉ định người giám hộ quyết định. 7.2.2 Theo pháp luật Việt Nam Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 chia làm 02 trường hợp: • Việc giám hộ trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam, việc giám hộ được đăng ký tại cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài phải tuân theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam và các quy định khác của pháp luật Việt Nam. • Việc giám hộ giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài được thực hiện tại nước ngoài áp dụng Luật của nước nơi thường trú của người giám hộ.