Kết cấu chương:
I Khái quát chung về thuế thu vào thu nhập
1.1 Khái niệm thuế thu nhập
1.2 Vai trò của thuế thu nhập
1.3 Đặc trưng của thuế thu nhập
II Nội dung pháp luật thuế thu vào thu nhập
2.1 Thuế thu nhập doanh nghiệp
2.2 Thuế thu nhập cá nhân
38 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật kinh doanh - Chương III: Pháp luật thuế thu vào thu nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kết cấu chương:
I Khái quát chung về thuế thu vào thu nhập
1.1 Khái niệm thuế thu nhập
1.2 Vai trò của thuế thu nhập
1.3 Đặc trưng của thuế thu nhập
II Nội dung pháp luật thuế thu vào thu nhập
2.1 Thuế thu nhập doanh nghiệp
2.2 Thuế thu nhập cá nhân
I - Khái quát chung về thuế thu vào thu nhập
1.1 Khái niệm thuế thu nhập
Thu nhập?
Thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế?
Thuế thu vào thu nhập là loại thuế mà Nhà nước đánh vào
thu nhập thực tế của các chủ thể nhằm điều tiết một phần thu
nhập của các tổ chức, cá nhân vào ngân sách Nhà nước với
mục đích tạo nguồn thu cho Ngân sách và thực hiện công
bằng xã hội.
I - Khái quát chung về thuế thu vào thu nhập
1.2 Vai trò của thuế thu nhập
- Tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước
- Vai trò phân phối lại thu nhập, tạo công bằng xã hội
- Nội dung điều tiết thuế thu vào thu nhập có khả năng tác
động đến nền kinh tế xã hội
I - Khái quát chung về thuế thu vào thu nhập
- Thuế thu nhập là thuế trực thu
- Đối tượng chịu thuế của thuế thu vào thu nhập là thu nhập
Thu nhập chịu thuế thường chịu tác động của 2 yếu tố:
- Yếu tố quốc tịch
- Nơi phát sinh thu nhập
II-Nội dung PL thuế thu vào thu nhập
Một số vấn đề lưu ý:
Thuế thu vào thu nhập trước ngày 1/ 1/ 2009?
• Thuế thu nhập doanh nghiệp
• Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
• Thuế chuyển quyền sử dụng đất
Thuế thu vào thu nhập từ ngày 1/ 1/ 2009?
• Thuế thu nhập doanh nghiệp
• Thuế thu nhập cá nhân
Điểm mới? Đánh giá?
II-Nội dung PL thuế thu vào thu nhập
THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP
2.1 Thuế thu nhập doanh nghiệp
2.1.1 Khái niệm và quá trình hình thành pháp luật thuế
TNDN Việt Nam
2.1.2 Người nộp thuế TNDN
2.1.3 Thu nhập chịu thuế
2.1.4 Thu nhập miễn thuế
2.1.5 Căn cứ tính thuế
2.1.6 Chế độ ưu đãi thuế TNDN
2.1.7 Chế độ đăng ký, kê khai, nộp thuế
2.1.1 Khái niệm và quá trình hình thành
pháp luật thuế TNDN Việt Nam
Khái niệm:
Là sắc thuế đánh vào thu nhập chịu thuế phát sinh từ hoạt
động sản xuất, kinh doanh HH, DV.
PL thuế TNDN Việt Nam:
- Giai đoạn thuộc địa
- Từ 1954 – 1975
- Từ 1975 đến khoảng 1990
- Giai đoạn đổi mới từ 1990
2.1.2 Người nộp thuế TNDN
Điều kiện để trở thành ĐTNT
- Là tổ chức;
- Thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ;
- Có thu nhập hợp pháp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
đó.
* So sánh với ĐTNT thu nhập DN theo luật thuế TNDN
2003?
2.1.2 Người nộp thuế TNDN
CSPL: Đ 2 Luật thuế TNDN 2008
• Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp
luật Việt Nam;
• Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp
luật nước ngoài;
• Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
• Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp
luật Việt Nam;
• Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu
nhập.
Nhận xét?
2.1.2 Người nộp thuế TNDN
Cơ sở xác định ĐTNT: Quốc tịch và nơi cư trú
• Với chủ thể mang quốc tịch Việt Nam?
• Chủ thể có quốc tịch nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt
Nam?
• Chủ thể có quốc tịch nước ngoài, không có cơ sở thường trú
tại Việt Nam?
2.1.3 Thu nhập chịu thuế
CSPL: Đ 3 Luật thuế TNDN 2008
TN Chịu Thuế = TN có từ hoạt động sản xuất kinh doanh
chính + Thu nhập khác
Cơ sở để phân biệt thu nhập từ hoạt động SX, KD chính
và thu nhập khác?
Điều kiện trở thành TN chịu thuế:
- Có được từ hoạt động SX, KD hoặc phát sinh trong quá
trình tiến hành hoạt động SX, KD của đối tượng nộp thuế
TNDN;
- Là khoản thu nhập hợp pháp
2.1.4 Thu nhập miễn thuế
CSPL: Đ 4 Luật thuế TNDN
Nhận xét:
• Khá đa dạng
• Là những trường hợp mà ĐTNT cần được sự hỗ trợ và
khuyến khích.
2.1.5 Căn cứ tính thuế
CSPL: Đ 6 Luật thuế TNDN
Bao gồm:
• Thu nhập tính thuế
• Thuế suất.
Nghĩa vụ thuế TNDN = Thu nhập tính thuế * TS
2.1.5 Căn cứ tính thuế
a) Thu nhập tính thuế
TNTT = TN chịu thuế - [TN được miễn thuế + Các
khoản lỗ được kết chuyển theo quy định ]
TN chịu thuế = Doanh thu – Chi phí + Các khoản
thu nhập khác
Doanh thu
Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền
gia công, tiền cung ứng dịch vụ, trợ giá,
phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được
hưởng.
Đối với DN nộp thuế GTGT theo pp khấu
trừ?
Đối với DN nộp thuế GTGT theo pp trực
tiếp?
Chi phí?
Hợp lý
Hợp lệ
Hợp pháp
• Điều kiện:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt
động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định
của pháp luật.
chi phi.docx
2.1.5 Căn cứ tính thuế
a) Thuế suất
2 yếu tố ảnh hưởng việc quyết định TS
• Tính hợp lý
• Tính công bằng
CSPL: Đ 10 Luật thuế TNDN
• 25% - với cơ sở kinh doanh
• 32% đến 50 % - CSKD tìm kiếm, thăm dò, khai thác
dầu khí/ tài nguyên quý hiếm khác
• 10% hoặc 20% - DN được ưu đãi (trong thời gian
hưởng ưu đãi)
2.1.6 Chế độ ưu đãi thuế TNDN
Nguyên nhân:
• Hỗ trợ, tạo tiền đề để DN phát triển ổn định, lâu
dài
• Khuyến khích đầu tư vào những lĩnh vực, địa
bàn kinh tế khó khăn
Mục đích:
Công bằng với chủ thể kém ưu thế
2.1.6 Chế độ ưu đãi thuế TNDN
Các kiểu ưu đãi:
- Ưu đãi về thuế suất
- Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế
- Các trường hợp giảm thuế khác (Đ15)
Điều kiện hưởng ưu đãi: Đ18
Thời điểm bắt đầu xác định t.gian áp dụng ưu đãi TS:
năm tài chính đầu tiên DN có doanh thu từ hoạt động
được ưu đãi thuế
2.1.7 Chế độ đăng ký, kê khai, nộp thuế
SV tự nghiên cứu
II-Nội dung PL thuế thu vào thu nhập
THUẾ THU NHẬP
CÁ NHÂN
2.2.1 Quá trình hình thành thuế TNCN
Nước ngoài:
Đầu tiên ở Anh vào khoảng 1798, chính thức 1842
Việt Nam:
• Thời kỳ trước 1990
• Thời kỳ đổi mới: Pháp lệnh về thuế thu nhập đối với người
có thu nhập cao 1990 (sđ, bs 1992, 1993, 1994, 1997, 2001,
2004)
• Hiện nay: Luật thuế thu nhập cá nhân 2007
2.2.2 . Khái niệm, đặc điểm và các nguyên
tắc của thuế thu nhập cá nhân
Khái niệm:
Là loại thuế điều tiết vào phần thu nhập hợp pháp của cá
nhân có được theo quy định của pháp luật.
2.2.2 . Khái niệm, đặc điểm và các nguyên
tắc của thuế thu nhập cá nhân
Đặc điểm
Thứ nhất: Đối tượng nộp thuế là cá nhân có thu nhập
chịu thuế, không phân biệt cá nhân đó có tư cách chủ
thể, tức là độ tuổi hay xác định năng lực trách nhiệm
pháp luật
Thứ hai: : Mức độ điều tiết phần thu nhập cao rất lớn
theo biểu TS tỷ lệ lũy tiến từng phần.
Thứ ba: chế độ miễn giảm linh hoạt.
2.2.2 . Khái niệm, đặc điểm và các nguyên
tắc của thuế thu nhập cá nhân
Nguyên tắc của thuế TNCN
Nguyên tắc đánh thuế dựa vào thu nhập
Nguyên tắc lũy tiến
Nguyên tắc lựa chọn tính thời gian của thu nhập chịu thuế
2.2.3 Đối tượng chịu thuế
CSPL: Điều 3 luật thuế TNCN 2007
Nhận xét: quy định phong phú về nguồn thu nhập chịu
thuế so sánh pháp lệnh thuế TNVNCTNC
2.2.5 Đối tượng không thuộc diện chịu thuế
• Không có quy định điều luật cụ thể
• Xác định dựa vào phương pháp loại trừ
*So sánh với quy định của pháp lệnh thuế thu nhập với
người có thu nhập cao? Đánh giá về cách quy định của
Luật thuế TNCN 2007?
2.2.4 Đối tượng nộp thuế
CSPL: Điều 2 Luật thuế TNCN
Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư
trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài
lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu
nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
Xác định ĐTNT dựa vào yếu tố cư trú (hay thường
trú) và yếu tố địa điểm phát sinh thu nhập
* So sánh với quy định của pháp lệnh thuế TN với người có thu
nhập cao 1991?
2.2.4 Đối tượng nộp thuế
Cá nhân cư trú?
• Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên (1)
• Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam (2)
Cá nhân không cư trú?
Không thỏa (1) hoặc (2)
Tiêu chí để xác định cá nhân cư trú
• Phải hiện diện
• Phải có nơi ở thường xuyên
2.2.5 Căn cứ tính thuế
Là thu nhập chịu thuế và TS
a) Đối với cá nhân cư trú
Kỳ tính thuế:
- Theo năm
- Theo từng lần phát sinh
- Theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm
Xác định thu nhập chịu thuế:
Đ 10 – Đ 18 Luật thuế TNCN
Căn cứ tính thuế với cá nhân cư trú
• Giảm trừ gia cảnh:
Khái niệm
Là số tiền được trừ vào TNCT trước khi tính thuế đối với
thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của ĐTNT là
cá nhân cư trú
Điều kiện giảm trừ:
• Áp dụng với thu nhập từ KD, tiền lương, tiền công của ĐTNT.
• Áp dụng đối với cá nhân cư trú.
Mức giảm trừ: bản thân? Người phụ thuộc?
Căn cứ tính thuế với cá nhân cư trú
Giảm trừ với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo
Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo được trừ vào
thu nhập trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh
doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá
nhân cư trú
Điều kiện giảm trừ:
• Áp dụng với TN từ KD, tiền lương, tiền công.
• Áp dụng đối với cá nhân cư trú.
Các trường hợp được giảm trừ
• Khoản đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn
tật, người già không nơi nương tựa.
• Khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ
khuyến học
Căn cứ tính thuế với cá nhân cư trú
Thu nhập tính thuế: Điều 21 Luật thuế TNCN
• Thuế suất:
- Thu nhập có nguồn gốc từ tiền lương, tiền công, kinh
doanh Biểu lũy tiến từng phần
- Thu nhập khác: Biểu thuế tỉ lệ cố định
Nghĩa vụ thuế = TN tính thuế * TS
2.2.5 Căn cứ tính thuế
b) Với cá nhân không cư trú
• Kỳ tính thuế: theo từng lần phát sinh
• Tùy vào loại thu nhập căn cứ tính thuế khác nhau. VD?
(Từ Đ 25 – Đ 31 Luật thuế TNCN)
• Lưu ý: Thu nhập của cá nhân không cư trú không được xét
giảm trừ gia cảnh, giảm trừ với các khoản đóng góp từ
thiện, nhân đạo
2.2.6 Chế độ miễn giảm thuế
Các trường hợp miễn thuế
Đ 4 Luật thuế TNCN 2007
Nhận xét?
Trường hợp giảm thuế:
Áp dụng với ĐTNT gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn,
tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp
thuế
(Đ 5 Luật thuế TNCN 2007)
Nhận xét chung về chế độ miễn giảm?
2.2.7 Chế độ đăng ký, kê khai, nộp và quyết
toán thuế
SV tự nghiên cứu
Lưu ý: Trách nhiệm khấu trừ của tổ chức, cá nhân chi trả
thu nhập