Luật kinh doanh - Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại
Khái niệm tranh chấp trong kinh doanh, thương mại Các hình thức giải quyết tranh chấp Giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật kinh doanh - Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
LUẬT KINH DOANH
NỘI DUNG:
Khái niệm tranh chấp trong kinh doanh,
thương mại
Các hình thức giải quyết tranh chấp
Giải quyết tranh chấp bằng phương thức
trọng tài
Khái niệm tranh chấp
trong kinh doanh, thương mại
Khoản 1 Đ29 Bộ Luật TTDS liệt kê:
– Tranh chấp phát sinh trong họat động kinh doanh, thương mại
giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có
mục đích lợi nhuận.
– Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa
cá nhân, tổ chức với nhau và đều vì mục đích lợi nhuận
– Tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty, giữa các thành
viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, họat động, giải
thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách chuyển đổài hình thức tổ chức
của công ty
– Các tranh chấp về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy
định
Khái niệm tranh chấp
trong kinh doanh, thương mại
Theo Luật trọng tài thương mại
– 1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động
thương mại.
– 2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đĩ ít nhất
một bên cĩ hoạt động thương mại.
– 3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định
được giải quyết bằng Trọng tài.
Các hình thức giải quyết tranh chấp
Thương lượng
Hòa giải
Tòa án
Trọng tài thương mại
Thương lượng
Thương lượng là phương thức giải quyết
tranh chấp trong kinh doanh không cần
đến vai trò của người thứ ba.
Đặc điểm cơ bản của thương lượng là
các bên cùng nhau trình bày quan điểm,
chính kiến, bàn bạc, tìm các biện pháp
thích hợp, và đi đến thống nhất thoả
thuận để tự giải quyết các bất đồng.
Hòa giải
Hoà giải là hình thức giải quyết tranh
chấp mà trong đó các bên trong quá trình
thương lượng có sự tham gia của bên
thứ ba độc lập do hai bên cùng chấp nhận
hay chỉ định làm vai trò trung gian để hỗ
trợ cho các bên nhằm tìm kiếm những
giải pháp thích hợp cho việc giải quyết
xung đột nhằm chấm dứt các tranh chấp,
bất hoà.
Giải quyết tranh chấp bằng phương thức
trọng tài
Những vấn đề chung
Thủ tục tố tụng trọng tài
Những vấn đề chung
Khái niệm trọng tài thương mại
– Trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua họat động
của trọng tài viên do các bên tranh chấp lựa chọn nhằm chấm dứt
tranh chấp thương mại bằng quyết định của trọng tài thương mại
– Là hình thức giải quyết tranh chấp do các bên lựa chọn một cách
tự nguyện
– Quyết định trọng tài có hiệu lực đối với các bên và quyết định này
có giá trị chung thẩm.
– Thủ tục trọng tài mềm dẻo, linh họat
– Tính độc lập của thoả thuận trọng tài
Nguyên tắc
Các bên có thoả thuận trọng tài.
Khi giải quyết tranh chấp, Trọng tài viên phải:
độc lập, khách quan, vô tư,
căn cứ vào pháp luật
tôn trọng thoả thuận của các bên
Giải quyết 1 lần
Những vấn đề chung
Các hình thức trọng tài
– Trung tâm trọng tài
Là tổ chức trọng tài phi chính phủ có chức năng giải quyết các
tranh chấp thương mại
Có tư cách pháp nhân
Có điều lệ và quy chế tố tụng riêng
Có số lượng trọng tài viên tối thiểu là 5
– Thành lập và chấp dứt trung tâm trọng tài
– Quyền và nghĩa vụ của TTTTTM (đ 16,17)
Đơn xin phép thành lập
Họ và tên, địa chỉ, nghề nghiệp của các sáng lập viên
(ít nhất là 5 sáng lập viên)
Điều lệ của Trung tâm Trọng tài
Văn bản giới thiệu của Hội Luật gia Việt Nam.
HỒ SƠ THÀNH LẬP TRUNG TÂM TRỌNG TÀI
Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng
Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập Trung tâm Trọng tài và phê
chuẩn Điều lệ của Trung tâm Trọng tài;
(Nếu từ chối, phải trả lời bằng văn bản ,nêu rõ lý do)
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được giấy phép thành
lập, phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp nơi Trung tâm Trọng tài
đặt trụ sở
Nếu không đăng ký thì giấy phép bị thu hồi.
THÀNH LẬP TRUNG TÂM TRỌNG TÀI
Những vấn đề chung
Các hình thức trọng tài
– Trọng tài do các bên thành lập
Do các bên quyết định thành lập nên không tồn tại thường
xuyên
Không có bộ máy cơ cấu tổ chức
Trọng tài viên do các lựa chọn là trọng tài viên của các trung
tâm trọng tài hoặc ngòai trung tâm trọng tài.
Giải thể khi vụ việc giải quyết xong
Thỏa thuận trọng tài
Hình thức thỏa thuận trọng tài
Nội dung thỏa thuận trọng tài
Hình thức thỏa thuận trọng tài
Xác lập trong hợp đồng hoặc dưới hình thức
thỏa thuận riêng.
Phải được xác lập dưới dạng văn bản.
Hình thức thỏa thuận trọng tài
Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là
xác lập dưới dạng văn bản:
– Bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác
theo quy định của pháp luật;
– Thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
– Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có
thẩm quyền ghi chép lại theo yêu cầu của các bên;
– Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có
thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều
lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
– Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể
hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia
không phủ nhận.
Thoả thuận trọng tài vô hiệu
1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm
quyền của Trọng tài.
2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền.
3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành
vi dân sự.
4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy
định.
5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá
trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả
thuận trọng tài đó là vô hiệu.
6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.
Thủ tục tố tụng trọng tài
Khởi kiện, thành lập hội đồng trọng tài và giải quyết khiếu nại về thỏa
thuận trọng tài
– Khởi kiện - thời hiệu là 02 năm,
– Hội đồng trọng tài
Chuẩn bị cho phiên họp và phiên họp trọng tài giải quyết tranh chấp
– Nghiên cứu hồ sơ
– Thu thập chứng cứ
– Phiên họp giải quyết tranh chấp
Thi hành quyết định trọng tài
Hủy quyết định trọng tài
Đơn kiện và thụ lý đơn kiện
Nguyên đơn nộp cho TT trọng tài:
- Đơn khởi kiện;
- Bản sao thỏa thuận trọng tài;
- Bản sao các chứng từ, tài liệu;
- Tạm ứng phí trọng tài
Trung tâm Trọng tài thụ lý và gửi cho bị đơn bản sao đơn
kiện của nguyên đơn, tên Trọng tài viên của nguyên đơn
chọn và danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng
tài
Tự bảo vệ của bị đơn
Sau thời gian 30 ngày kể từ khi nhận được bản sao đơn
kiện, Bị đơn gửi cho Trung tâm Trọng tài:
- bản tự bảo vệ kèm theo các chứng cứ;
- chọn trọng tài viên trong danh sách của TT Trọng tài .
Bị đơn có thể phản bác toàn bộ hoặc 1 phần nội dung
kiện của nguyên đơn
Bị đơn có thể gửi đơn kiện lại
Thành lập HĐTT tại TT trọng tài
Nếu bị đơn không chọn Trọng tài viên thì trong thời hạn 7
ngày, kể từ ngày hết hạn quy định, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài
chỉ định Trọng tài viên trong TTTT cho bị đơn.
Các Trọng tài viên đại diện các bên phải chọn Trọng tài viên
thứ ba có tên trong danh sách làm Chủ tịch Hội đồng Trọng tài
Nếu không chọn được thì Chủ tịch Trung tâm TT sẽ chỉ định
1 Trọng tài viên theo quy định PL
Chuẩn bị giải quyết
Các Trọng tài viên phải nghiên cứu hồ sơ; xác
minh, thu thập chứng cứ, tìm hiểu nội dung vụ việc.
Hội đồng Trọng tài có quyền gặp các bên để
nghe các bên trình bày ý kiến.
Hòa giải
Hội đồng Trọng tài hoà giải thành thì ra quyết định công
nhận hoà giải thành.
Biên bản hoà giải thành phải được các bên và các Trọng
tài viên ký.
Quyết định công nhận hoà giải thành của Hội đồng Trọng
tài là chung thẩm và được thi hành
Tổ chức phiên họp giải quyết TC
Giấy triệu tập gửi cho các bên trước 30 ngày
Quyết định trọng tài của HĐTT được lập theo đa số, ý
kiến thiểu số được ghi vào biên bản.
Quyết định trọng tài có thể được công bố ngay tại
phiên họp cuối cùng hoặc sau đó, nhưng không quá 60
ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối
QĐ trọng tài được gửi cho các bên ngay sau ngày công
bố và có hiệu lực ngay
Sửa chữa quyết định trọng tài
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được
quyết định trọng tài, một bên có thể yêu cầu Hội
đồng Trọng tài sửa chữa những lỗi về tính toán, lỗi
đánh máy, lỗi in hoặc những lỗi kỹ thuật khác.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được
yêu cầu, Hội đồng Trọng tài tiến hành sửa chữa và
phải thông báo cho bên kia.
Quyền yêu cầu hủy QĐ Trọng tài:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận quyết định TT,
nếu có bên không đồng ý thì có quyền làm đơn gửi Toà án tỉnh
nơi HĐTT ra quyết định trọng tài, để yêu cầu huỷ quyết định
TT.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý, Toà án mở
phiên toà để xét đơn yêu cầu huỷ quyết định TT.
Nếu Hội đồng xét xử không huỷ quyết định trọng tài thì
quyết định trọng tài được thi hành
Toà án ra quyết định huỷ Quyết định
trọng tài trong các trường hợp sau :
1. Không có thoaỷ thuận trọng tài;
2. Thoaỷ thuận trọng tài vô hiệu;
3. Thành phần Hội đồng Trọng tài, tố tụng trọng tài không phù
hợp với thoaỷ thuận của các bên;
4. Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của HĐTT;
5. Bên yêu cầu chứng minh được trong quá trỡnh giaỷi quyết vụ
tranh chấp Trọng tài viên vi phạm nghĩa vụ của mỡnh;
6. Quyết định trọng tài trái với lợi ích công cộng của Nhaứ nửụực
Việt Nam.
Thi hành quyết định Trọng tài
Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi
hành quyết định trọng tài, nếu một bên không tự nguyện
thi hành, bên được thi hành quyết định trọng tài có
quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi
có trụ sở, nơI cư trú hoặc nơi có tài saỷn của bên thi
hành, thi hành quyết định trọng tài.
THỦ TỤC
2.4. Trình tự, thủ tục tố tụng trọng tài:
1.Đơn kiện và thụ lý đơn kiện
2.Tự bảo vệ của bị đơn.
3.Thành lập hội đồng trọng tài tại TT trọng tài.
4.Chuẩn bị giải quyết
5.Hoà giải
6.Tổ chức phiên họp giải quyết
tranh chấp và quyết định trọng tài
THẨM QUYỀN CỦA TA CẤP HUYỆN
Giải quyết theo trình tự sơ thẩm các tranh chấp phát sinh trong
hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có
đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao
gồm:
– Mua bán hàng hoá;
– Cung ứng dịch vụ;
– Phân phối;
– Đại diện, đại lý;
– Ký gửi;
– Thuê, cho thuê, thuê mua;
– Xây dựng;
– Tư vấn, kỹ thuật và vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng
đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa
THẨM QUYỀN CỦA TA CẤP TỈNH
Sơ thẩm tất cả các vụ án kinh doanh thương mại:
– Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng
không, đường biển / Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ
có giá khác / Đầu tư, tài chính, ngân hàng / Bảo hiểm /
Thăm dò, khai thác.
– Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty /
giữa các thành viên của công ty với nhau.
– Trong trường hợp cần thiết, toà án cấp tỉnh có thể lấy lên
để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ án kinh doanh,
thương mại thuộc thẩm quyền của toà án cấp huyện
THẨM QUYỀN CỦA TA CẤP TỈNH
Toà kinh tế: giải quyết theo thủ tục phúc
thẩm những vụ án mà bản án quyết định sơ
thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của toà án
cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.
Uỷ ban thẩm phán toà án nhân dân cấp tỉnh:
giải quyết theo trình tự giám đốc thẩm hoặc
tái thẩm các bản án, quyết định của toà án
nhân dân cấp huyện đã có hiệu lực pháp luật
bị kháng nghị.
THẨM QUYỀN CỦA TATC
Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyến giám đốc
thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật của tòa án ND cấp tỉnh bị kháng nghị theo trình
thự tố tụng.
Toà phúc thẩm thuộc TAND tối cao tiến hành phúc thẩm những
vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm của toà kinh tế thuộc toà
án nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị.
Hội đồng thẩm pháp tòa án nhân dân tối cao có quyền giám
đốc thẩm, tái thẩm đối với những vụ án mà bản án, quyết định
của các tòa thuộc Tòa án nhân dân tối cao bị kháng nghị theo
trình tự tố tụng.