I. KHÁI NIỆM LUẬT KINH TẾ
Luật kinh tế là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã
hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và kinh doanh giữa các doanh nghiệp,
chủ thể kinh doanh với nhau và với các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế.
II. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH
CỦA LUẬT KINH TẾ
1. Đối tượng điều chỉnh của Luật Kinh tế
a. Nhóm quan hệ diễn ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp
Doanh nghiệp là gì? Là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao
dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích
thực hiện các hoạt động kinh doanh (Khoản 1, Điều 4. LDN-2005).
Kinh doanh là gì? Là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công
đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ
trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. (Khoảng 2, Điều 4. LDN năm 2005).
+ Chủ thể: là các doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh khác theo qui định
thuộc các thành phần kinh tế.
+ Nội dung: quyền và nghĩa vụ về tài sản phát sinh giữa các chủ thể. Quan hệ
kinh doanh giữa các chủ thể hoàn toàn bình đẳng dựa trên những nguyên tắc kinh
doanh trong nền kinh tế thị trường.
44 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 978 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật kinh tế - Chương 1: Những vấn đề chung về pháp luật kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng Luật Kinh tế 1 8/24/2013
Chương 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT KINH TẾ
I. KHÁI NIỆM LUẬT KINH TẾ
Luật kinh tế là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã
hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và kinh doanh giữa các doanh nghiệp,
chủ thể kinh doanh với nhau và với các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế.
II. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH
CỦA LUẬT KINH TẾ
1. Đối tượng điều chỉnh của Luật Kinh tế
a. Nhóm quan hệ diễn ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp
Doanh nghiệp là gì? Là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao
dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích
thực hiện các hoạt động kinh doanh (Khoản 1, Điều 4. LDN-2005).
Kinh doanh là gì? Là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công
đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ
trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. (Khoảng 2, Điều 4. LDN năm 2005).
+ Chủ thể: là các doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh khác theo qui định
thuộc các thành phần kinh tế.
+ Nội dung: quyền và nghĩa vụ về tài sản phát sinh giữa các chủ thể. Quan hệ
kinh doanh giữa các chủ thể hoàn toàn bình đẳng dựa trên những nguyên tắc kinh
doanh trong nền kinh tế thị trường.
+ Khách thể: chủ yếu là quan hệ tài sản hoặc những quan hệ dịch vụ có liên
quan đến yếu tố tài sản.
+ Hình thức pháp lý: chủ yếu là hợp đồng (kinh tế, thương mại).
b. Nhóm quan hệ phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp
- Là quan hệ giữa một bên là pháp nhân và bên kia là một thành viên hoặc giữa
các thành viên với nhau khi tiến hành thực hiện kế hoạch của tổng công ty, tập
đoàn. Các thành viên là các doanh nghiệp hạch toán độc lập hoặc không nhưng
được pháp luật và tổng công ty hay tập đoàn đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh
trong những lĩnh vực nhất định.
- Quan hệ giữa các thành viên của tổng công ty được thiết lập để thực hiện kế
hoạch chung của tổng công ty nhưng quan hệ đó vẫn là quan hệ hợp tác do vậy phải
được thể hiện dưới hình thức hợp đồng, chịu sự điều chỉnh của pháp luật hợp đồng
kinh tế.
c. Nhóm quan hệ phát sinh giữa cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế đối
với DN: như ĐKKD, giám sát hoạt động kinh doanh, giải thể, phá sản. Nhà nước
xác định địa vị pháp lý của các tổ chức, đơn vị kinh tế để tổ chức, đơn vị đó tiến
hành hoạt động kinh doanh và Nhà nước thực hiện sự quản lý thông qua hoạt động
đó thông qua việc: ban hành, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp
luật về ĐKKD, hoạt động của DN, hợp đồng, giải thể, phá sản DN và giải quyết các
tranh chấp kinh tế.
Đặc điểm của mối quan hệ này là quan hệ bất bình đẳng dựa trên nguyên tắc
quyền uy phục tùng: chủ thể quản lý hoạch định, quyết định có tính chất mệnh lệnh,
chủ thể bị quản lý phải phục tùng thực hiện theo ý chí của chủ thể quản lý. Hệ thống
quan hệ quản lý kinh tế gồm:
Bài giảng Luật Kinh tế 2 8/24/2013
+ Quan hệ quản lý theo chiều dọc: đó là các mối quan hệ giữa bộ chủ quản với
các doanh nghiệp trực thuộc, giữa các UBND cấp tỉnh / thành phố với các doanh
nghiệp trực thuộc UBND.
+ Quan hệ quản lý giữa các cơ quan quản lý chức năng với các cơ quan quản
lý kinh tế có thẩm quyền riêng và cơ quan quản lý có thẩm quyền chung. VD: quan
hệ giữa cơ quan tài chính với các bộ kinh tế, bộ kế hoạch đầu tư với các bộ kinh tế
+ Quan hệ quản lý giữa các cơ quan quản lý chức năng với các doanh nghiệp.
VD: quan hệ giữa các cơ quan tài chính với các doanh nghiệp về vấn đề quản lý vốn
tài sản của doanh nghiệp...
2. Phương pháp điều chỉnh
Do đối tượng điều chỉnh của Luật kinh tế đa dạng, nên sử dụng và phối hợp
nhiều phương pháp tác động khác nhau. Hai phương pháp cơ bản là: mệnh lệnh
(quyền uy) và bình đẳng (thỏa thuận) theo mức độ linh hoạt, tùy theo từng quan hệ
kinh tế cụ thể.
- Phương pháp mệnh lệnh: được sử dụng điều chỉnh các nhóm quan hệ giữa
cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với chủ thể kinh doanh.
- Phương pháp bình đẳng: được sử dụng chủ yếu đề điều chỉnh quan hệ giữa
các chủ thể kinh doanh (DN, HTX) bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ trước
PL.
III. CHỦ THỂ CỦA LUẬT KINH TẾ
Luật kinh tế có hệ thống chủ thể riêng, bao gồm các cá nhân, cơ quan hay tổ
chức có quyền và nghĩa vụ khi tham gia vào những quan hệ do luật kinh tế điều
chỉnh.
1. Điều kiện để trở thành chủ thể luật kinh tế
a. Đối với cá nhân:
(1) - Phải có năng lực hành vi dân sự: là khả năng của cá nhân bằng hành vi
của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 17. BLDS-2005); là khả
năng nhận biết được hành vi của mình và tự chịu trách nhiệm về hành vi ấy. Theo
qui định pháp luật, người đủ 18 tuổi trở lên (thành niên) và không mắc bệnh tâm
thần hoặc các bệnh khác (mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình) là
người có năng lực hành vi dân sự.
(2) - Có giấy phép kinh doanh.
b. Đối với cơ quan, tổ chức:
(1) - Phải được thành lập một cách hợp pháp: được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ra quyết định thành lập, cho phép thành lập hoặc được thừa nhận theo
qui định của pháp luật, được tổ chức dưới những hình thức nhất định, có chức năng,
nhiệm vụ và phạm vi hoạt động. Đó là các cơ quan quản lý kinh tế, các doanh
nghiệp, các tổ chức xã hội. VD: Phòng ĐKKD, Cty TNHH, Cty CP
(2) - Phải có tài sản riêng: Một tổ chức được coi là có tài sản khi tổ chức đó
có một khối lượng tài sản nhất định phân biệt với tài sản của cơ quan cấp trên hay
với các tổ chức khác, đồng thời phải có quyền năng nhất định để chi phối tài sản đó
và phải tự chịu trách nhiệm độc lập bằng chính tài sản đó (quyền chiếm hữu, sử
dụng và định đoạt tài sản theo qui định của pháp luật).
(3) - Phải có thẩm quyền kinh tế: Thẩm quyền kinh tế là tổng hợp các quyền
và nghĩa vụ về kinh tế theo qui định của pháp luật. Mỗi một chủ thể luật kinh tế có
thẩm quyền kinh tế cụ thể tương ứng với chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt
động. Thẩm quyền kinh tế chính là giới hạn pháp lý mà trong đó chủ thể luật kinh tế
Bài giảng Luật Kinh tế 3 8/24/2013
được hành động, phải hành động hoặc không được phép hành động. Thẩm quyền
kinh tế là cơ sở pháp lý để các chủ thể thực hiện các hành vi pháp lý. Thẩm quyền
kinh tế một phần được quy định trong các văn bản pháp luật, một phần do chính
quyết định của bản thân chủ thể (VD thông qua điều lệ, nghị quyết hay kế hoạch ...).
2. Phân lọai chủ thể
(1) - Doanh nghiệp. Doanh nghiệp là chủ thể thường xuyên, chủ yếu của
Luật Kinh tế. Các DN thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp gồm:
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư
nhân (gọi chung là doanh nghiệp); nhóm công ty, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
(2) - Cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế: là những cơ quan có chức năng
quản lý các hoạt động kinh doanh của DN, HTX.
Những cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế
như: Chính phủ, các Bộ chuyên ngành như các Bộ: Công thương, GTVT, Tài chính,
KH&ĐT , Ủy ban nhân dân các cấp, các Sở quản lý ngành, Cơ quan ĐKKD ...
(3) - Các chủ thể khác: Ngoài ra luật kinh tế còn có một loại chủ thể không
thường xuyên, đó chính là những cơ quan hành chính sự nghiệp như trường học,
bệnh viện, viện nghiên cứu và những tổ chức xã hội. Những tổ chức này không phải
là cơ quan quản lý kinh tế và cũng không có chức năng kinh doanh nhưng trong quá
trình thực hiện các nhiệm vụ của mình có thể phải tham gia vào một số quan hệ hợp
đồng với doanh nghiệp khác. VD: hợp đồng khám sức khỏe cho công nhân, hợp
đồng đào tạo cán bộ cho một doanh nghiệp ...
IV. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT KINH TẾ
1/ Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với
hoạt động quản lý kinh tế nhà nước. Luật kinh tế phải thể hiện được vai trò lãnh
đạo của Đảng đối với hoạt động quản lý kinh tế của nhà nước thông qua việc thể chế
hóa đường lối chủ trương, chính sách của Đảng bằng quy định pháp luật.
2/ Nguyên tắc đảm bảo quyền tự do kinh doanh và quyền tự chủ trong kinh
doanh của các chủ thể kinh doanh. Các chủ thể kinh doanh có quyền lựa chọn các
hình thức, ngành nghề, quy mô kinh doanh và hoàn toàn chủ động trong mọi hoạt
động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
3/ Nguyên tắc bình đẳng trong kinh doanh. Điều 22 của Hiến pháp năm
1992 quy định “Các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phải
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, đều bình đẳng trước pháp luật“. Sự
bình đẳng được thể hiện ở các mặt chủ yếu sau:
- Bình đẳng trong việc tham gia vào các mối quan hệ kinh tế do luật kinh tế
điều chỉnh mà không phụ thuộc vào chế độ sở hữu, cấp quản lý hay qui mô kinh
doanh.
- Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi quyền và nghĩa vụ đã được xác định.
- Bình đẳng về trách nhiệm nếu chủ thể thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc
không thực hiện nghĩa vụ của mình.
V. VAI TRÒ CỦA LUẬT KINH TẾ:
Để có được những đặc điểm riêng biệt cho nền kinh tế Việt Nam với mục
đích phát huy những yếu tố tích cực của nền kinh tế thị trường và hạn chế những
tiêu cực của nó nhà nước ta đã sử dụng Luật kinh tế với tư cách là công cụ, là
phương tiện quan trọng để quản lý nền kinh tế theo định hướng XHCN, bởi vì:
- Thông qua luật kinh tế, nhà nước thể chế hóa đường lối chủ trương, chính
sách kinh tế của Đảng thành những quy định pháp lý có giá trị bắt buộc chung đối
với các chủ thể kinh doanh.
Bài giảng Luật Kinh tế 4 8/24/2013
- Luật kinh tế tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi để khuyến khích tổ chức, cá
nhân công dân Việt Nam và tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nhằm
tăng nguồn vốn kinh doanh (luật công ty, luật doanh nghiệp tư nhân, luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam.
- Luật kinh tế là cơ sở pháp lý xác định địa vị pháp lý cho các chủ thể kinh
doanh.
- Luật kinh tế điều chỉnh các hành vi kinh doanh của các chủ thể kinh doanh.
VI. NGUỒN CỦA LUẬT KINH TẾ
Nguồn của luật kinh tế là các văn bản pháp luật chứa đụng những quy phạm
pháp luật kinh tế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Bao gồm:
1/ Hiến pháp: Hiến pháp là nguồn có giá trị pháp lý cao nhất của luật kinh tế
nước ta (chương II về chế độ kinh tế và một số điều trong chưong V của hiến pháp
năm 1992). Những quy định trong Hiến pháp mang tính nguyên tắc chỉ đạo việc xác
lập các chế định, các qui phạm cụ thể của luật kinh tế.
2/ Luật: Qui định những vấn đề quan trọng trong lĩnh vực kinh tế của nhà nước đối
với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Gồm Bộ luật, luật, như BLDS,
LDN 2005, Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Luật Trọng tài thương mại, Luật Phá
sản, Luật Tổ chức TAND.
3/ Nghị quyết của Quốc hội về kinh tế. là văn bản dưới luật do QH thông qua (VD
nghị quyết thông qua phương hướng nhiệm vụ kế hoạch nhà nước hàng năm hay dài
hạn, nghị quyết thông qua quyết toán ngân sách nhà nước...).
4/ Pháp lệnh của UB thường vụ Quốc hội. Là những văn bản quy phạm pháp luật
dùng để điều chỉnh các quan hệ kinh tế quan trọng khi chưa có luật điều chỉnh. VD
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế.
5/ Nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính
phủ về kinh tế
Nghị quyết của Chính phủ dùng để ban hành các chủ trương, chính sách lớn quy
định nhiệm vụ kế hoạch, ngân sách nhà nước và các công tác khác trong quá trình
thực hiện chức năng quản lý nền kinh tế quốc dân.
Nghị định cửa Chính phủ được sử dụng để cụ thể hóa, hướng dẫn thi hành luật,
pháp lệnh. VD Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký DN. Ngoài ra, Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ có chứa đựng QPPL trong lĩnh vực kinh tế cũng được coi
là nguồn của LKT.
6/ Quyết định, Thông tư của các bộ, Thông tư liên bộ, liên ngành có chưa đựng
QPPL.
Chương 2
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁC LOẠI HÌNH
DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC XÃ
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP THEO LUẬT
DOANH NGHIỆP 2005
1. Khái niệm doanh nghiệp
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch
ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực
hiện các hoạt động kinh doanh.(Điều 4.LDN).
* Các loại hình Doanh nghiệp theo LDN 2005, gồm:
(1) - Công ty Trách nhiệm hữu hạn:
Bài giảng Luật Kinh tế 5 8/24/2013
+ Công ty TNHH 2 TV trở lên (không quá 50)
+ Công ty TNHH 1 TV (là tổ chức hoặc cá nhân)
(2) - Công ty Cổ phần;
(3) - Công ty Hợp danh
(4) - Doanh nghiệp tư nhân
(5) Nhóm Công ty
2. Thành lập và đăng kí doanh nghiệp: Nghị định 43/2010/ NĐ-CP ngày
15/4/2010 về Đăng ký Doanh nghiệp có hiệu lực ngày 01/6/2010 thay thế NĐ
88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
a. Điều kiện thành lập và đăng ký doanh ngiệp:
Điều kiện thành lập và đăng ký doanh nghiệp là yêu cầu mà tổ chức, cá nhân
phải có hoặc phải thực hiện khi thành lập và đăng ký doanh nghiệp theo qui định
của pháp luật, bao gồm:
(1) Về chủ thể:
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức và cá nhân nước ngoài (không thuộc
đối tượng bị cấm thành lập, quản lí DN được quy định tại khoản 2 điều 13 Luật
DN) đều có quyền thành lập và quản lí DN. Tất các các tổ chức, cá nhân có quyền
mua cổ phần của công ty CP, góp vốn vào Công ty TNHH, công ty hợp danh trừ
những trường hợp quy định tại khoản 4 điều 13 Luật DN, cụ thể như sau:
+ Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng
trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan
chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở
hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần
vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị
mất năng lực hành vi dân sự;
+ Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề
kinh doanh;
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
(2) Về vốn: Luật Doanh nghiệp 2005 không quy định vốn pháp định đối với
tất cả các ngành nghề KD, trừ một số ngành nghề đặc biệt.
(3) Ngành nghề kinh doanh: được kinh doanh tất cả các ngành nghề mà
pháp luật không cấm. Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì chủ
đầu tư phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật liên quan đến những ngành
nghề đó.
(4) Điều kiện về tên doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp phải viết được bằng
tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai
thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp
khác đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã bị thu hồi
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã giải thể. (Quy định
này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011) , không được sử dụng tên cơ
quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh
nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó ;
Bài giảng Luật Kinh tế 6 8/24/2013
không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức
và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
b.Trình tự thành lập và ĐK DN:
* Việc thành lập doanh nghiệp là quyền của cá nhân, tổ chức theo qui định
của LDN (tùy theo từng loại hình cụ thể) và các qui định PL khác có liên quan.
Người thành lập doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp
* Hợp đồng trước đăng ký kinh doanh :
- Thành viên, cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền được ký
các loại hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước
khi đăng ký kinh doanh.
- Trường hợp doanh nghiệp được thành lập thì doanh nghiệp là người tiếp
nhận quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết quy định tại khoản 1 Điều
này.
- Trường hợp doanh nghiệp không được thành lập thì người ký kết hợp đồng
theo quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm
tài sản về việc thực hiện hợp đồng đó.
* Trình tự đăng kí doanh nghiệp:
Người đi đăng ký nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Phòng đăng ký kinh
doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (theo mẫu)
- Nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp
- Bổ sung và hoàn tất hồ sơ nếu thiếu sót hoặc chưa đầy đủ.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh phải trao Giấy biên
nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh
kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng
ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
- Khi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp theo quy định, thông tin về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được
chuyển sang cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính). Trong thời hạn 2
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký
doanh nghiệp, Tổng cục Thuế có trách nhiệm tạo mã số doanh nghiệp và chuyển mã
số doanh nghiệp sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để Phòng
đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp cho doanh nghiệp. Thông tin về việc cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ được chuyển sang Tổng cục Thuế.
- Trường hợp Tổng cục Thuế từ chối cấp mã số cho doanh nghiệp thì phải
gửi thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó nói rõ lý do từ chối để chuyển
cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thông báo cho doanh nghiệp.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ và cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn năm ngày; nếu từ chối cấp Giấy
đăng ký doanh nghiệp thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh
nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp đồng thời là giấy chứng nhận
ĐKKD và giấy đăng ký thuế của Doanh nghiệp. Mỗi Doanh nghiệp sẽ được cấp mã
số duy nhất một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là
mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế của doanh nghiệp.
Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp
có quyền hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu
phải có điều kiện
Bài giảng Luật Kinh tế 7 8/24/2013
c. Hồ sơ đăng ký kinh doanh
(1) Hồ sơ ĐKKD của Công ty TNHH 2 TV, Công ty Hợp danh:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Dự thảo Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên,
công ty hợp danh; danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần lập theo mẫu do Bộ
Kế hoạch và Đầu tư quy định. Kèm theo danh sách thành viên hoặc danh sách cổ
đông sáng lập phải có:
+ Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (CMND, hộ
chiếu...) đối với trường hợp thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân;
+ Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác và
quyết định uỷ quyền tương ứng đối với trường hợp thành viên sáng lập hoặc cổ
đông sáng lập là pháp nhân.)
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối
với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn
pháp định;
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của các thành viên hợp danh đối với
công ty hợp danh, của một hoặc một số cá nhân đối với công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ phần nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của
pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
* Hồ sơ ĐKKD đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Dự thảo