Luật lao động - Chủ đề 9: Hợp đồng làm việc, tiền lương, thời giờ làm việc

Chủ đề 9: HỢP ĐỒNG LÀM VIỆC, TIỀN LƯƠNG, THỜI GIỜ LÀM VIỆC 1. HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG. 1.1 Khái niệm: Tình huống 1: Ông A nạp đơn xin việc vào công ty B và đã được nhận vào làm. Để bắt đầu làm việc thì ông A và công ty B phải thực hiện 1 giao kết trong đó có các thỏa thuận giữa hai bên về tiền lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Hỏi giao kết đó là giao kết về vấn đề gì? A. Hợp đồng dân sự. B. Hợp đồng lao động. C. Bảo hiểm xã hội. D. Bảo hiểm thất nghiệp. Trả lời: B là đáp án chính xác. Điều 15. Hợp đồng lao động Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. 1.2 Hình thức. Tình huống 2: Duy được nhận vào làm việc ở công ty môi trường đô thị trong vòng 1 năm. Trước khi bắt đầu làm việc cả 2 bên đã thỏa thuận ký kết 1 văn bản hợp đồng lao động và chỉ công ty giữ. Hỏi việc ký kết hợp đồng giữa Duy và công ty đúng hay sai? Vì sao? Trả lời: Sai vì HĐLĐ phải được làm thành 2 bản, NSDLĐ giữ 1 bản, NLĐ giữ 1 bản. Tình huống 3: Bạn A là sinh viên, vì được nghỉ tết sớm nên đã xin vào làm quét dọn, vệ sinh nhà ở cho gia đình chị B từ ngày 10/01/2013 đến ngày 01/04/2013. Vậy trong trường hợp trên A và B có bắt buộc phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản hay không? Vì sao? Nếu không ký kết bằng văn bản thì có thể bằng hình thức nào khác, với điều kiện gì? Trả lời: A và B không cần phải ký kết HĐ bằng văn bản. Vì công việc có thời hạn dưới 3 tháng. Nếu không ký bằng văn bản thì có thể ký kết HĐ bằng miệng với điều kiện là công việc đó phải có thời hạn dưới 3 tháng.

docx16 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 810 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật lao động - Chủ đề 9: Hợp đồng làm việc, tiền lương, thời giờ làm việc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 9: HỢP ĐỒNG LÀM VIỆC, TIỀN LƯƠNG, THỜI GIỜ LÀM VIỆC HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG. Khái niệm: Tình huống 1: Ông A nạp đơn xin việc vào công ty B và đã được nhận vào làm. Để bắt đầu làm việc thì ông A và công ty B phải thực hiện 1 giao kết trong đó có các thỏa thuận giữa hai bên về tiền lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Hỏi giao kết đó là giao kết về vấn đề gì? A. Hợp đồng dân sự. B. Hợp đồng lao động. C. Bảo hiểm xã hội. D. Bảo hiểm thất nghiệp. Trả lời: B là đáp án chính xác. Điều 15. Hợp đồng lao động Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Hình thức. Tình huống 2: Duy được nhận vào làm việc ở công ty môi trường đô thị trong vòng 1 năm. Trước khi bắt đầu làm việc cả 2 bên đã thỏa thuận ký kết 1 văn bản hợp đồng lao động và chỉ công ty giữ. Hỏi việc ký kết hợp đồng giữa Duy và công ty đúng hay sai? Vì sao? Trả lời: Sai vì HĐLĐ phải được làm thành 2 bản, NSDLĐ giữ 1 bản, NLĐ giữ 1 bản. Tình huống 3: Bạn A là sinh viên, vì được nghỉ tết sớm nên đã xin vào làm quét dọn, vệ sinh nhà ở cho gia đình chị B từ ngày 10/01/2013 đến ngày 01/04/2013. Vậy trong trường hợp trên A và B có bắt buộc phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản hay không? Vì sao? Nếu không ký kết bằng văn bản thì có thể bằng hình thức nào khác, với điều kiện gì? Trả lời: A và B không cần phải ký kết HĐ bằng văn bản. Vì công việc có thời hạn dưới 3 tháng. Nếu không ký bằng văn bản thì có thể ký kết HĐ bằng miệng với điều kiện là công việc đó phải có thời hạn dưới 3 tháng. Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động 1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giaokết hợp đồng lao động bằng lời nói. Phân loại Tình huống 4: Trong các trường hợp sau, tương ứng với mỗi trường hợp có thể ký loại hợp đồng gì? Dựa vào tiêu chí nào? Cô B bán hàng cho cửa hàng C trong vòng 367 ngày. Anh D làm việc lấy mủ cao su cho công ty nêm Kim Đan từ ngày 10/12/2013 đến ngày 8/11/ 2014. Anh H làm nhân viên lập trình cho công ty tin học TH. Vì thấy công ty trả lương rất cao nên có quyết định sẽ làm việc lâu dài ở công ty này và công ty cũng muốn thuê anh lâu dài (trên 3 năm). Trả lời: TH1 ký HĐLĐ xác đinh thời hạn vì 367 ngày đã đủ 12 tháng. TH2 ký HĐLĐ mùa vụ vì thời hạn làm việc dưới 12 tháng. TH3 ký HĐLĐ không xác định thời hạn vì cả 2 bên đều không xác định thời hạn chấm dứt hiệu lực HĐ. Điều 22. Loại hợp đồng lao động 1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây: a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn; Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Tình huống 5: Chị K làm việc tại công ty Y từ ngày 1/5/2010 với hợp đồng lao động xác định thời hạn ( từ 1/5/2010 đến 1/5/2012). Đến hết ngày 1/5/2012 công ty Y vẫn đồng ý cho chị K tiếp tục làm việc trong những ngày tiếp theo và tăng lương cho chị. Đến ngày 2/6/2013 công ty Y và chị B tiến hành ký kết hợp đồng lao động mới. Vậy trong trường hợp này 2 bên phải ký kết loại hợp đồng gì? Nếu công ty Y yêu cầu chị B ký kết hợp đồng sớm hơn 2 ngày thì 2 bên phải ký kết loại hợp đồng nào? Trả lời: trong trường hợp này thì 2 bên phải ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn vì thời gian từ ngày kết thúc HĐ cũ đến ngày 2/6/2013 đã quá 30 ngày nên theo quy định của pháp luật HĐLĐ xác định thời hạn trước đó trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn. Nếu ký kết sớm hơn 2 ngày thì 2 bên phải ký HĐLĐ xác định định thời hạn mới vì vẫn còn trong thời hạn 30 ngày. Tình huống 6: Ông Đạt làm công nhân bóc vỏ hạt điều tại xí nghiệp H với hợp đồng mùa vụ (từ 01/01/2012 đến 01/12/2012). Đến hết ngày 1/12/2012 xí nghiệp H yêu cầu ông Đạt tiếp tục làm việc trong những ngày tiếp theo. Đến ngày 31/12/2012 hai bên tiến hành ký kết HĐLĐ xác định thời hạn mới trong vòng 36 tháng. Hỏi 2 bên có thể tiến hành ký loại hợp đồng này hay không? Dựa vào điều luật nào để xác định? Trả lời: Hai bên không thể tiến hành kí kết loại HĐ này vì tuy rằng trong thời hạn 30 ngày nhưng thời hạn phải là 24 tháng. Dựa vào khoản 2 điều 22 Bộ luật lao động năm 2012. Tình huống 7: Chị Thanh làm việc ở công ty Môi trường đô thị đã hơn 3 năm, chị ký hợp đồng lao động lần đầu vào 01/01/2012, ký lần 2 vào 1/1/2013, ký lần 3 vào 1/1/2014. Hỏi mỗi lần ký thì chị phải ký loại hợp đồng gì? Vì sao? (khoảng thời gian giữa mỗi lần ký là 0 ngày) Trả lời: Lần 1 ký HĐLĐ xác định thời hạn( vì khoảng thời gian giữa mỗi lần ký là 0 ngày), lần 2 là HĐLĐ xác định thời hạn (tương tự), lần 3 là HĐLĐ không xác định thời hạn. (vì chỉ được ký HĐLĐ xác định thời hạn 2 lần, đến lần thứ 3 thì phải ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn) Điều 22. Loại hợp đồng lao động 2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng. Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Tình huống 8: Chị Vân là nhân viên kế toán cho công ty sản xuất giấy bút Py Lê, công việc mang tính chất thường xuyên với HĐLĐ xác định thời hạn trong vòng 2 năm. Làm việc được 1 năm 1 tháng thì chị Vân xin nghỉ đẻ, công ty đã thuê chị Thoa để tạm thời thay thế và tiến hành ký kết hợp đồng lao động. Trong trường hợp này công ty và chị Thoa phải ký kết loại hợp đồng nào? Vì sao? Trả lời: Trong trường hợp này công ty và chị Thoa phải ký kết HĐLĐ mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định. Vì (Điều 22. Loại hợp đồng lao động) Điều 22. Loại hợp đồng lao động 3. Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác. Nội dung cơ bản của hợp đồng lao động. Tình huống 9: Anh Tín và công ty xây dựng nhà ở Vĩnh Thọ tiến hành ký kết hợp đồng lao động mùa vụ. Trong hợp đồng không nhắc đến mức lương và trang bị bảo hộ lao động cho người lao động mặc dù nơi làm việc ở công trường đang xây dựng rất nguy hiểm (các nội dung cơ bản khác đã được nhắc đến đầy đủ). Anh Tín thắc mắc thì công ty trả lời rằng “sẽ tùy theo chất lượng công việc, còn trang bị bảo hộ thì ngày nào mưa mới được mặc nên không cần phải thỏa thuận trong HĐLĐ”. Câu trả lời của công ty là đúng hay sai? Vì sao? Vậy nội dung cơ bản của HĐLĐ gồm những nội dung gì?. Trả lời: câu trả lời của công ty là sai vì mức lương và trang bị bảo hộ lao động là nội dung bắt buộc phải có trong HĐLĐ. Điều 23. Nội dung hợp đồng lao động 1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp; b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động; c) Công việc và địa điểm làm việc; d) Thời hạn của hợp đồng lao động; đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; e) Chế độ nâng bậc, nâng lương; g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động; i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế; k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề. Tình huống 10: Ông V làm việc cho công ty chế biến thực phẩm đóng hộp, vì liên quan trực tiếp đến bí mật công nghệ nên công ty yêu cầu ông V phải giữ bí mật (nói bằng miệng). Trong một lần nói chuyện với bạn, ông lỡ nói ra công nghệ đó. Hỏi công ty có thể yêu cầu ông V bồi thường được không? Vì sao? Trả lời: Công ty không thể yêu cầu ông V bồi thường được vì chỉ nói bằng miệng, phải thỏa thuận bằng văn bản thì mới có thể bồi thường. Điều 23. Nội dung hợp đồng lao động 2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm. Tình huống 11: Công ty thu mua hải sản Minh Thành thuê ngư dân D để đánh bắt cá. Theo như hợp đồng mỗi ngày ông D phải giao cho công ty 100kg cá các loại, tiền lương sẽ trả theo ngày. Vì vậy trong hợp đồng không quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi mà bổ sung thêm quy định: “ Nếu trời có bão không thể đánh cá được thì ngày đó ông D sẽ nhận được số tiền lương bằng 25% số tiền lương của một ngày bình thường”. Hỏi HĐLĐ của 2 bên ký kết có đúng theo quy định của pháp luật không? Vì sao? Trả lời: HĐLĐ của 2 bên ký kết hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật. Vì theo khoản 3 điều 23.. Điều 23. Nội dung hợp đồng lao động 3. Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hoả hoạn, thời tiết. Tình huống 12: Ông Thuận được thuê làm giám đốc công ty điện lực Việt Nam (100% vốn Nhà nước). Vậy HĐLĐ để thuê ông làm giám đốc sẽ do ai (hay cơ quan, tổ chức nào) quy định? Trả lời: do Chính phủ quy định. Điều 23. Nội dung hợp đồng lao động 4. Nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước do Chính phủ quy định. Chấm dứt hợp đồng lao động. 1.5.1 Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. ¬ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Tình huống 13: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ? Vì sao? Cô Thanh kí kết HĐLĐ xác định thời hạn (2 năm) với công ty bảo hiểm Vĩnh Phúc. Sau nửa năm bị công ty chuyển đến làm việc ở 1 cơ sở khác không thỏa thuận trong HĐ, trong khi lương của tháng thứ 6 công ty vẫn còn nợ của cô. Sau khi chuyển đến nơi làm việc mới cô còn còn bị quản lí ở đó quấy rối tình dục. (báo trước 5 ngày). H làm việc cho công ty Q theo HĐLĐ không xác định thời hạn trong vòng 2 năm. Nhưng mới làm được 1 năm thì mẹ H lâm bệnh nặng H phải về quê chăm sóc mẹ. (báo trước 20 ngày). Ông Thuận làm việc cho công ty J theo HĐLĐ theo một công việc nhất định có thời hạn 10 tháng. Vẫn chưa hết hạn HĐ thì được bầu làm phó chủ tích ủy ban nhân dân tỉnh. (báo trước 48 giờ). Chị E đang làm việc cho công ty U theo HĐLĐ xác định thời hạn trong vòng 2 năm thì thai nhi trong bụng chị rất yếu và cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền yêu cầu không được tiếp tục làm việc vì sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi và báo trước cho cơ công ty 1 ngày. A đang làm việc cho doanh nghiệp X thì bị tai biến mạch máu não đã điều trị trong vòng 30 ngày nhưng vẫn chưa hồi phục. A và doanh nghiệp X ký kết HĐLĐ mùa vụ trong 4 tháng. (báo trước 5 ngày). Trả lời: TH1: Cô Thanh có quyền chấm dứt HĐLĐ vì không được bố trí theo đúng địa điểm làm việc, trả lương không đúng hạn, bị ngược đãi, quấy rốii tình dụng và cô Thanh đã báo trước 5 ngày đúng theo quy định của PL tại khoản 2 điều 37 của bộ luật LĐ năm 2012. TH2: Không vì phải báo trước 30 ngày đối với HĐLĐ xác định thời hạn. TH3: Được vì đã báo trước 3 ngày. TH4: Được vì đã có chỉ định của cơ quan khám chữa bệnh có thẩm quyền. TH5: Được vì thời gian điều trị đã là ¼ thời hạn hợp đồng mùa vụ và A đã báo trước 5 ngày. Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động 1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây: a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động; b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động; c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động; d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động; đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước; e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh,chữa bệnh có thẩm quyền; g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục. 2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước: a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b,c và g khoản 1 Điều này; b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này; c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này. Tình huống 14: Ở trường hợp 4 của Tình huống 12 nếu chị E và công ty U kí kết HĐLĐ không xác định thời hạn thì trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì chị có phải báo trước ít nhất 45 ngày theo quy định của pháp luật không? Vì sao? Trả lời: Không vì theo khoản 3 điều 37 của BLLĐ 2012 có quy định.. Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động 3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này. ¬ Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Tình huống 15: Trong các TH sau TH nào NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ? Vì sao? Q và xí nghiệp P ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn, nhưng trong quá trình làm việc Q thường xuyên không hoàn thành công việc theo HĐLĐ.(báo trước 40 ngày). Anh L làm việc cho công ty M theo HĐLĐ xác định thời hạn 30 tháng, nhưng bị tai nạn đã điều trị liên tục 150 ngày nhưng vẫn chưa hồi phục. (Báo trước 30 ngày). Cũng trường hợp trên nhưng sau 6 tháng liên tục điều trị L đã khỏi bệnh và trở lại làm việc sau 10 ngày tính từ thời gian khỏi bệnh. (báo trước 30 ngày). Vì lí do cháy xưởng sản xuất nên công ty I buộc phải thu hẹp sản xuất, cho thôi việc 1 số công nhân làm việc theo HĐLĐ mùa vụ 10 tháng và có trợ cấp mất việc theo quy định của pháp luật. (báo trước 3 ngày). Trả lời: TH1 không có quyền chấm dứt vì đối với HĐLĐ không xác định thời hạn phải báo trước cho Q 45 ngày. TH2. Không có quyền đối với HĐLĐ xác định thời hạn thì thời gian điều trị liên tục phải là 6 tháng thì NSDLĐ mới có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ. TH3: Tùy vào NSDLĐ có muốn chấm dứt hay không vì theo điểm b điều 38 của BLLĐ năm 2012 thì khi sức khỏe của NLĐ bình phục được xem xét để tiếp tục giao kết HĐLĐ. TH4: Có quyền vì theo điểm d khoản 1 điều 38 của BLLĐ 2012và NSDLĐ đã báo trước đúng thời hạn là 3 ngày. Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động 1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây: a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động; c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc; d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này. 2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước: a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn; c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Điều 33. Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. 1.5.2 Những trường hợp chám dứt HĐLĐ. Tình huống 16: Điền vào chỗ trống trong bảng sau. Các tình huống sẽ tương ứng với mỗi trường hợp chấm dứt HĐLĐ theo quy định của PL.(CHIA LÀM 6 NHÓM TRẢ LỜI NHANH) Tình huống Trường hợp chấm dứt HĐLĐ theo quy định PL A ký kết HĐLĐ với B trong vòng 2 năm. Sau 2 năm tuy công việc còn dang dở nhưng vẫn chấm dứt HĐ với B Hết hạn HĐLĐ C nhận xây nhà cho A với điều kiện trong HĐLĐ là phải hoành thành trong 1 năm nhưng chưa đầy 8 tháng đã xong. C và A thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ Đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ H ký HĐ với cô D với nội dung là trông nom con cô D trong 1 năm nhưng mới 9 tháng thì mẹ H bệnh H phải về quê, đồng thời cô D cũng nghỉ việc có thể chăm sóc cho con. Hai bên đã thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ Hai bên thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ Bà H đã 50 tuổi với 25 năm là nhân viên thu gom rác (công việc nặng nhọc) của công ty môi trường đô thị S và đóng đủ các loại phí BHXH. H và công ty thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này. T đang làm việc cho xí nghiệp A nhưng phạm tội cố ý giết người bị kết án tù giam và quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án. Ông C thuê anh X làm công việc chăm sóc vườn cây của ông. Nhưng do tai nạn ông C bị chứng bênh tâm thần, bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Anh X tiến hành chấm dứt HĐLĐ với người đại diện pháp lí của ông C Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên
Tài liệu liên quan