Luật ngân hàng và chứng khoán - Chương 3: Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ

Cần phải phân biệt được các cặp khái niệm sau đây: Luật công/ Luật tư Luật nội dung/ Luật hình thức Công pháp quốc tế/ tư pháp quốc tế Dân luật/ Hình luật

ppt82 trang | Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật ngân hàng và chứng khoán - Chương 3: Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3 Hệ thống pháp luật Anh-Mỹ(Anglo-Saxon Common law system)Lưu ý trước khi nghiên cứu hệ thống pháp luật Anh MỹCần phải phân biệt được các cặp khái niệm sau đây:Luật công/ Luật tưLuật nội dung/ Luật hình thứcCông pháp quốc tế/ tư pháp quốc tếDân luật/ Hình luậtTổng quan civil lawKhởi nguồn từ Anh Quốc, từ các phán quyết của Tòa án hình thành nên các quy tắc xử sự Anglo-saxon lawCommon lawThẩm phán là người sáng tạo ra pháp luậtÁn lệ và luật công bình, đều là thành phần của truyền thống luật thông lệ nói chung. Lịch sử hình thành (4 giai đoạn của sự phát triển600-1066 (Thời kỳ Anglo saxon)1066-1405: Thông luật được hình thành1485- 1832: Equity law ra đời1832 đến nay: Thông luật thời hiện đại600-1066: Thời kỳ Anglo SaxonThời kỳ này Anh bị đế quốc Phổ và các Vikings vùng scandinavi xâm lược.Có luật thành văn mang tính manh mún, địa phươngTập quán pháp rất phổ biến1066-1485: Thông luật ra đờiNăm 1066, người Normand (sống ở Pháp) xâm lược nước Anh. William trở thành vua nước Anh, nhà vua tìm cách thâu tóm quyền lực vào tay chính quyền trung ương, nước Anh chuyển từ giai đoạn phân quyền cát cứ sang Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, đây chính là yếu tố quan trọng dẫn tới sự hình thành hệ thống thông luật.1066-1485: Thông luật ra đờiBan đầu Luật địa phương sử dụng phổ biến ở các vùng -> tùy tiện trong việc áp dụng luật -> các tòa án địa phương cầu cứu Tòa án Hoàng gia.Từ chỗ không can thiệp hoặc ít can thiệp, số lượng các vụ việc khiếu kiện đến Tòa án Hoàng gia ngày càng nhiềuTừng bước hình thành được hệ thống các quy định mà Toà án phải tuân thủ trong các trường hợp kế tiếp sau đó. Các case law bắt đầu được ghi nhận trong các Law reports1066-1485: Thông luật ra đờiToà án Hoàng gia trở thành “cơ quan tài phán luật chung”. Các nguyên tắc mà Toà án Hoàng gia áp dụng đã thay thế luật địa phương và áp dụng trên toàn bộ nước Anh. Pháp luật nước Anh được hình thành ngay từ toà án. Đặc trưng cơ bản của pháp luật thời kỳ này là khẳng định hệ thống thông luật “common law” và khắc phục sự ảnh hưởng của luật địa phương.đến cuối thế kỉ XIV, học thuyết tiền lệ pháp được tuân thủ và áp dụng trong các Tòa án Hoàng gia của Anh. 1485- 1832: Equity law ra đời Một nguyên tắc ra đời từ khoảng thế kỉ XIII có tên Latinh là “stare decisis” có nghĩa là tuân thủ các phán quyết trước đây và không phá vỡ những quy phạm pháp luật đã được thiết lập trong án lệ. Theo nguyên tắc này,các Tòa án cấp dưới chịu sự ràng buộc bởi các nguyên tắc pháp lí do Tòa án cấp trên sáng tạo ra được ghi nhận trong các bản án trong quá trình xét xử các vụ việc trong quá khứ. Án lệ trở nên cứng nhắc, và tỏ ra vô dụng khi tình tiết vụ việc trở nên khác đi. Các thẩm phán thì không có quyền sáng tạo ra án lệ mới1485- 1832: Equity law ra đời Common Law phát triển gắn liền với hoạt động của Tòa án Hoàng giaBản thân Common Law được xây dựng trên mối quan hệ với hệ thống trát. Trát được sử dụng như một loại giấy thông hành do vua cấp để bên nguyên có thể bước qua cửa Tòa án Hoàng gia, tiếp cận với công lí nhằm giải quyết những oan khuất của mình. Bước sang thế kỉ XV, thủ tục tố tụng ngày càng bị chi phối mạnh bởi hệ thống trát, do đó, thủ tục tố tụng thường được coi trọng hơn cả quyền lợi đang bị tranh chấp trong vụ kiện. Trong nhiều trường hợp, bên nguyên cũng bị tòa bác đơn do không đáp ứng quy định về trát .1485- 1832: Equity law ra đời Bên nguyên thường tiếp tục khiếu kiện lên vua nhằm tìm khiến sự trợ giúp đặc biệt. Vua thường thông qua viên Đại pháp quan của mình để giải quyết Văn phòng đại pháp quan đã dần phát triển thành Tòa đại pháp. Trong quá trình sử dụng công lí để giải quyết các vụ việc, các phán quyết của Đại pháp quan đã phát triển thành tập hợp những quy phạm đặc biệt, được nhắc đến dưới danh nghĩa “equity”. Giai đoạn 4 (từ 1832 đến nay): Sự ảnh hưởng của pháp luật Anh ra thế giớiSự ảnh hưởng của pháp luật Anh ở MỹNgười Anh xuất hiện lần đầu tiên ở Bắc Mỹ vào thế kỷ XVII, Đến năn 1722, ở Bắc Mỹ có 13 thuộc địa của Anh.Vào thế kỷ XVII, trên thực tế, common law của Anh không phù hợp với hoàn cảnh của nước Mỹ. Do đó những người nhập cư không thích common law của nước Anh.Vậy thì người ta phải áp dụng luật gì ở Mỹ? Đó là: các quy định riêng của quan chức địa phương, và một loạt pháp luật khá sơ khai trên cơ sở Kinh Thánh, từ đó tạo ra quyền tuỳ ý quyết định (tuỳ tiện) của quan toà. Để chống lại sự tuỳ tiện nói trên, người ta đã phải soạn thảo những Bộ luật đơn giản. Những Bộ luật đơn giản đã được soạn thảo từ năm 1634 (ở Tiểu bang Massachusetts) đến năm 1682 (ở Tiểu bang Pennsylvania). Tuy nhiên nó không giống như pháp điển hoá với kỹ năng hiện đại. Đây là kiểu tư duy pháp lý hoàn toàn khác người Anh.Sự ảnh hưởng của pháp luật Anh ở MỹĐến thế kỷ XVII thì sự việc đã thay đổi. Mức sống của người nhập cư đã được cải thiện, nền kinh tế và tình cảm cũng đang có sự chuyển đổi. Người ta cần một loại pháp luật phát triễn hơn. Mặt khác, common law bắt đầu được tiếp cận theo cách khác.Một mặt, common law được coi như biểu hiện của sự đoàn kết giữa những người Anh ở Bắc Mỹ, để đối mặt với mối đe doạ từ vùng Louisiana và vùng Canada thuộc Pháp. Mặt khác, sự kiện nước Mỹ độc lập năm 1776 đã tạo ra những điều kiện mới. Ý tưởng về một hệ thống pháp luật độc lập là hoàn toàn phù hợp với nền độc lập về chính trị vừa mới giành được ở nước Mỹ. Lý tưởng về một nền cộng hoà và sự hâm mộ dành cho pháp luật tự nhiên đã làm người Mỹ ủng hộ việc ban hành những Bộ luật. Ở Tiểu bang New Orleans còn có cả một Bộ luật dân sự năm 1808 theo kiểu của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa. Ở một số Tiểu bang còn cấm viện dẫn án lệ Anh kể từ sau năm 1776. Còn một số vùng lãnh thổ khi sáp nhập vào nước Mỹ vẫn duy trì việc áp dụng luật của Pháp hoặc Tây Ban Nha.Sự ảnh hưởng của pháp luật Anh ở CanadaNhà nước tự trị Canada (Dominion of Canada) được thành lập từ năm 1867 trên cơ sở Luật về vấn đề Bắc Mỹ thuộc Anh (British North America Act). Hiện nay, Canada có 10 tỉnh.Về tổ chức tư pháp: ở mỗi tỉnh có một hệ thống tư pháp riêng. Toà án tối cao Canada là toà án cấp phúc thẩm, bao gồm 9 thẩm phán, trong đó có 3 thẩm phán đến từ Québec – với tư duy pháp lý theo kiểu của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa được các luật gia common law (common lawyers) giải thích và biểu quyết theo đa số.Sự ảnh hưởng của pháp luật Anh ở AustraliaNăm 1770, triều đình Anh thiết lập quyền sở hữu của mình trên vùng đất Astralia. Đến năm 1828, Luật về Nghị viện (Act of Parliament) quy định: luật áp dụng ở thuộc địa Australia là common law và luật thành văn (statute) có hiệu lực ở nước Anh. Mỗi Bang có Hiến pháp và hệ thống pháp luật riêng. Nội dung pháp luật của các Bang tương tự nhau, vì đều theo khuôn mẫu của pháp luật Anh. Án lệ của Australia có thể có giá trị tham khảo đối với toà án Anh. Ở Australia có tổ chức tư pháp tương tự như ở Anh. Hình thức pháp luật (Common law)Án lệ (Case law)Tập quán pháp (Customary law)Luật thành vănLẽ phải (Luật hợp lý)(Reason)Án lệ (Case law)Chỉ có những bản án được coi là có tính bắt buộc (binding) mới tạo thành án lệ và có giá trị pháp lýChỉ có phần lập luận (speech) của bản án được coi là án lệ, bởi vì trong phần này, thẩm phán trình bày lý do và đưa ra ý kiến. Phán quyết của toà án thường là rất dài.Án lệ (Case law)Các quyết định của cấp xét xử cao nhất có ý nghĩa bắt buộc đối với các tòa án khác.Tòa án thượng thẩm bao gồm hai tòa (Tòa Dân sự và Tòa Hình sự) có nghĩa vụ tuân thủ các án lệ của Viện các Công tước và quyết định của Tòa thượng thẩm có ý nghĩa bắt buộc đối với các tòa cấp dưới.Tòa án cấp trên buộc phải tuận thủ án lệ của Tòa án cấp xét xử cao hơn và các quyết định của nó có ý nghĩa bắt buộc đối với cấp xét xử thấp hơn, cũng như ảnh hưởng đến việc xem xét vụ việc ở các tòa của chính mình.Các Tòa án khu vực và các Tòa án thị chính bắt buộc phải tuân thủ các án lệ của tất cả các cấp xét xử cấp trên và các quyết định riêng của Tòa án đó không phải là án lệ..Stare decisisNguyên tắc tôn trọng quyết định của tòa cấp trênNguyên tắc không buộc phải tuân theo án lệ của hệ thống tòa án khácNguyên tắc chỉ dựa vào cơ sở pháp lýNguyên tắc tham khảo đối với phần bình luậnNguyên tắc hiệu lực bất kể thời gianÁn lệ phải có vấn đề pháp lý (a point of law)R. v. Elizabeth Manley, [1933] (CA)Vụ án này xảy ra vào năm 1933, liên quan đến cô Elizabeth Manley. Cô này đã trình báo với cảnh sat rằng có một người đàn ông đã đánh cô và lấy toàn bộ tiền bạc. Tuy nhiên, khi cảnh sát tiến hành điều tra đã phát hiện vụ việc trên là không có thật. Tòa án đã kết tội cô Elizabeth Manley với tội danh “làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng “. Tội danh này không có trong luật (Đây là nội dung liên quan đến vấn đề Pháp luật – a point of Law). Do đó, tòa án đã đưa ra hai lý do và sau đó hình thành nên tiền lệ. Thứ nhất, đặt người vô tội trước nguy cơ bị bắt giữ; Thứ hai, là tốn thời gian và công sức cho cảnh sát trong quá trình điều tra một vụ việc không có thật. Từ vụ án Alizabeth Manley đã hình thành nên một tiền lệ trong phán quyết của Tòa án “ Bất kỳ người nào đặt người vô tội vào tình trạng bị truy tố và làm cảnh sát phải điều tra một vụ án không có thật thì bị buộc vào tội danh gây rối, ảnh hưởng đến trật tự công cộng”. Án lệ luôn xuất phát từ những tranh chấpChief Adjudication Officer v Webber [1989], 11234, CA.Trong vụ Chief Adjudication Officer kiện Webber. Câu hỏi đặt ra trong vụ kiện này liên quan đến tranh chấp giữa bên nguyên đơn và bị đơn về khái niệm từ “Student”. Cần hiểu như thế nào cho đúng để áp dụng theo quy định tại Điều 61 của Luật Hỗ trợ trong thu nhập năm 1987. Theo luật này một người được coi là sinh viên từ thời điểm bắt đầu của khóa học tập trung chính quy cho đến tận ngày cuối cùng của khóa học, kể cả thời gian của các kỳ nghỉ. Án lệ trong vụ Chief Adjudication kiện Webber có khác biệt ở chỗ thẩm phán của Tòa phúc thẩm xét xử vụ kiện này tuyên bố định nghĩa từ “sinh viên” nói trên không áp dụng đối với người đã thi trượt một số đơn vị học phần và phải thi lại như những sinh viên tại chức (A part – time student). Như vậy có thể nói, án lệ trên do thẩm phán tạo ra luôn dựa trên cơ sở của các vụ kiện cụ thể, và khi nó được coi là án lệ thì có thể áp dụng cho các vụ việc trong tương lai có những tình huống tương tự. Khi đó, những nội dung của án lệ sẽ được các thẩm phán viện dẫn, nhắc lại để phục vụ cho lập luận hợp lý của họLuật thành vănLuật thành văn CÔ QUAN BAN HAØNHTEÂN VAÊN BAÛNStatue LawNghị viện của Liên bang hoặc tiểu bangHiến pháp, Luật, đạo luật (constitution, code, act)Delegated or subordinate legislationCơ quan do nghị viện ủy quyềnInternational lawThỏa thuận đa quốc giaĐiều ước quốc tếLuật thành vănNếu có xung đột giữa hiến pháp và luật, thì áp dụng quy tắc lex posterior derogate priori, nghĩa là văn bản ban hành sau sẽ có giá trị áp dụng.Không có thủ tục kiểm soát tính hợp hiến.Nếu có sự xung đột giữa các văn bản pháp luật và án lệ, người ta sẽ áp dụng các văn vản pháp luật. Tuy nhiên, theo tư duy truyền thống vốn coi trọng án lệ, các thẩm phán Anh luôn cố gắng giải thích các văn bản pháp luật theo hướng nhằm làm hạn chế tối đa việc áp dụng chúng.Tập quán phápTheo quan điểm common law, customary law thường hòa nhập vào case law hoặc statute lawCó những trường hợp tập quán được sử dụng như 1 nguồn luật độc lập:Tập quán được áp dụng trong lĩnh vực rất riêng biệt, thường là tập quán địa phương (local customs);Tập quán trong lĩnh vực thương mại (mercantile customs).Lẽ phải (reason)Trong trường hợp không có luật thành văn, không có án lệ, không có tập quán điều chỉnh vấn đề mà thẩm phán đang phải giải quyết, thì thẩm phản sẽ phải thực hiện quyền sáng tạo ra pháp luật – sử dụng lẽ phải (có người sử dụng thuật ngữ luật hợp lý), với tư cách là một nguồn luật thực sự. Trong trường hợp này, lẽ phải có vai trò lấp chỗ trống của pháp luật. Thẩm phán sẽ thường sử dụng những thuật ngữ như: reason, reasonable man, reasonable price, reasonable time, v.v..đây là nguồn luật thể hiện nét đặc thù của hệ thống pháp luật Anh – Mỹ.Lẽ phải (reason)Lẽ phải có thể được thể hiện bằng cách:Viện dẫn tập quán không có giá trị bắt buộc hoặc viện dẫn bản án không phải là án lệ, hoặc viện dẫn dicta;Viện dẫn án lệ nước ngoài (Scotland, Irland, các nước khối thịnh vượng chung như Canada, Australia, Mỹ), thậm chí án lệ của các nước thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa.Cấu trúc hệ thốngCommon lawEquity lawThông luật (Common law)Common law được bắt đầu từ pháp luật tố tụng: Đại pháp quan(Chancerllor)Tòa án hoàng giaWritWritWRITNguyên đơn có quyền đề nghị toà án ban hành lệnh hầu toà (writ) gửi tới bị đơn, theo đó ra lệnh cho bị đơn hành động đúng pháp luật, đáp ứng yêu cầu của nguyên đơn.Writ of praecipe: praecipe nghĩa là yêu cầu. Writ of right: writ có nội dung đòi quyền sở hữu bất động sản. Writ of trespass: từ trespass được hiểu là thiệt hại phát sinh từ sự cẩu thả, vô ý. Writ of assumpsit: assumpsit nghĩa là tôn trọng cam kết. Writ of detinue: chủ sở hữu có thể thông qua lệnh này đòi trả lại tài sản cá nhân bị chiếm hữu bất hợp pháp.Quá rắc rối!!!!!Nhưng.No Writs No rightsJUDICIAL WRITWrit of attachment: đây là lệnh theo đó bị đơn phải thực hiện một biện pháp bảo đảm nào đó để bảo đảm chắc chắn sự có mặt cảu mình trước toà Writ of distringas: đây là lệnh tạm giữ tài sản của bị đơn.Writ of capias ad respondum: lệnh bắt bị đơn.Writ of trorer: đây là loại writ theo đó nguyên đơn có quyền được xét xử có sự có mặt của bồi thẩm đoàn.Writ of detinne: đây là loại writ theo đó nguyên đơn không có quyền được xét xử với sự có mặt của bồi thẩm đoàn.WritJud WritNo!!Ko rảnhHelp!!!WRIT Hệ thống writ là một trong những biểu hiện bên ngoài thể hiện đặc trưng của pháp luật Anh. Nó chứng tỏ vai trò quan trọng của các quy định về thủ tục. Việc một người có đủ các cơ sở pháp luật nội dung không quan trọng bằng việc liệu người đó, theo các loại quy định phức tạp về thủ tục, có cơ hội thực hiện các quyền của mình hay không. Bên nguyên đơn phải lựa chọn được các loại writ, nghĩa là: ngay từ đầu quá trình tố tụng, bên nguyên đơn phải quyết định được phương thức tố tụng. Nếu người này không lựa chọn đúng loại writ, vụ việc sẽ không được xem xét.Sinh viên thuyết trìnhĐề tài: Ý nghĩa của Writ trong hệ thống pháp luật Anh MỹSự phân biệt luật công luật tư bị loại bỏToà án Hoàng gia Anh mở rộng thẩm quyền của mình bằng cách cho rằng chính lợi ích của nhà vua sẽ chứng minh cho sự can thiệp của Toà án Hoàng gia. Các loại toà án khác chỉ giải quyết những vấn đề liên quan đến lợi ích tư nhân. Cho thấy luật công vẫn được xem trọngKhía cạnh “luật công” của pháp luật Anh được thể hiện trong một kỹ thuật rất đặc biệt được gọi là writ. Trong cách phân loại pháp luật, các luật gia Anh, trong chừng mực nhất định, vẫn dựa theo cách phân loại truyền thống các loại writ, cho dù hệ thống writ đã bị loại bỏ từ thế kỷ XIX. Pháp luật Anh Mỹ ít chịu ảnh hưởng luật La Mã Có rất nhiều thuật ngữ luật học Anh là thuật ngữ La-tinh, nhưng chúng cũng không có mối liên hệ trực tiếp với luật La Mã về luật nội dung. Thủ tục của pháp luật Anh mang sắc thái rất cổ. Kiến thức ở trường Đại học, dựa trên nền tảng luật La Mã, có thể cho phép tìm ra các giải pháp đúng cho cuộc tranh chấp, nhưng chưa chắc cho phép thắng kiện. Chính pháp luật tố tụng Anh đã cản trở của sự ảnh hưởng của luật La Mã. Các luật gia Anh được đào tạo từ thực tiễn, quan tâm chủ yếu tới vấn đề thủ tục tố tụng và chứng cứ.Sự xuất hiện của equity lawNothing is perfect and noone is perfectCommon law đôi khi không hoàn hảo, vì thế mà xuất hiện equity lawA chuyển nhượng đất cho B với điều kiện kèm theo là mọi hoa lợi phát sinh phải dành cho C là con cháu của A.Theo common law, B có quyền từ chối nghĩa vụ, vì B là 1 legal ownerC có quyền đến gặp Đại pháp quan để đòi hỏi sự công bằng. Nếu xét thấy đúng, đại pháp quan có quyền triệu tập B ra xử bởi một kiểu tòa án đặc biệt.Vì lẻ phải, công bằng, và tình yêu Thiên Chúa, Đại pháp quan buộc B phải tuyên thệ là phải thực hiện theo sự tín thác, vì quyền lợi của C, nếu B bất tuân, Đại pháp quan có thể thực hiện các biện pháp tư pháp nghiêm khắcSự xuất hiện của equity lawNothing is perfect and noone is perfectCommon law đôi khi không hoàn hảo, vì thế mà xuất hiện equity lawA chuyển nhượng đất cho B với điều kiện kèm theo là mọi hoa lợi phát sinh phải dành cho C là con cháu của A.Theo common law, B có quyền từ chối nghĩa vụ, vì B là 1 legal ownerC có quyền đến gặp Đại pháp quan để đòi hỏi sự công bằng. Nếu xét thấy đúng, đại pháp quan có quyền triệu tập B ra xử bởi một kiểu tòa án đặc biệt.Vì lẻ phải, công bằng, và tình yêu Thiên Chúa, Đại pháp quan buộc B phải tuyên thệ là phải thực hiện theo sự tín thác, vì quyền lợi của C, nếu B bất tuân, Đại pháp quan có thể thực hiện các biện pháp tư pháp nghiêm khắcEQUITY LAW (LUẬT CÔNG BẰNG) Common lawEquity lawBổ sungTòa án common law(Tòa án hoàng gia)Luật gia common lawTòa án equity law(Tòa đại pháp)Luật gia equity lawEQUITY LAW (LUẬT CÔNG BẰNG)Equity law được áp dụng theo nguyên tắc equity tôn trọng pháp luật (equity follows the law hoặc equitas sequitur legem). Sự can thiệp của Chancery Court không tạo ra quy phạm pháp luật mới, không thay đổi nội dung pháp luật.Toà án equity law can thiệp vì “sự công bằng”Trong trường hợp có sự xung đột giữa common law và equity law, equity law sẽ được ưu tiên áp dụng. Equity law vẫn chỉ ở vị trí bổ sung cho common law, trước hết phải xem xét các quy định của common law, sau đó mới xem xét vấn đề: liệu equity law có thể tác động như thế nào đối với các quy định này.EQUITY LAW (LUẬT CÔNG BẰNG)Thẩm phán equity law hành động bằng cách ra lệnh cho bị đơn: cấm bị đơn xử sự theo cách này hay cách khác, và áp đặt cho bị đơn một cách xử sự phù hợp với đòi hỏi của đạo đức và lương tâm. Các giải pháp equity law thường rất mềm dẻo, mang tính tuỳ ý.Thẩm phán equity law chỉ can thiệp nếu hành động của bị đơn bị coi là trái với lương tâm, đồng thời nguyên đơn phải có tư cách đạo đức tốt, có “bàn tay sạch” (“clean hands”).EQUITY LAW (LUẬT CÔNG BẰNG)Xuất phát từ Chancery CourtQuy phạm equity law – có chức năng bổ sung cho quy phạm common lawViệc xét xử không cần sự tham gia của bồi thẩm đoàn;Xem xét vấn đề trên hồ sơ và thẩm vấn.Thường mang tính tuỳ nghi, phụ thuộc hoàn toàn và thẩm phán, trên cơ sở đạo đức và lương tâm. Bill (khiếu nại)Xuất phát từ Toà án Hoàng giaQuy phạm common law: Là quy phạm chủ yếuViệc xét xử phải có hội đồng;Tranh luận bằng lời, theo nguyên tắc tố tụng đối khángBị ràng buộc bởi án lệ và thủ tục phức tạp (Writ)Equity lawCommon lawEQUITY LAW (LUẬT CÔNG BẰNG)Thẩm phán equity law hành động bằng cách ra lệnh cho bị đơn: cấm bị đơn xử sự theo cách này hay cách khác, và áp đặt cho bị đơn một cách xử sự phù hợp với đòi hỏi của đạo đức và lương tâm. Các giải pháp equity law thường rất mềm dẻo, mang tính tuỳ ý.Thẩm phán equity law chỉ can thiệp nếu hành động của bị đơn bị coi là trái với lương tâm, đồng thời nguyên đơn phải có tư cách đạo đức tốt, có “bàn tay sạch” (“clean hands”).EQUITY LAW (LUẬT CÔNG BẰNG)Có thể thực hiện cùng một lúc hai hoạt động khởi kiện đối với cùng một vụ việc, trước toà án common law và toà án equity law. Tình trạng này được chấm dứt vào năm 1873 – 1875, với Luật về cải cách tổ chức toà án (Judicature Acts). Từ năm 1875 đã có sự phát triễn mới: rất nhiều vấn đề không mang tính lương tâm, đạo đức cũng được toà án equity law xem xét (chẳng hạn: vấn đề thế chấp). Mọi cơ quan tài phán đều có thể áp dụng các quy phạm equity law và common law. Trong thời hiện đại, sự phân biệt giữa hai loại luật này đôi khi bị mờ nhạt.Một số đặc thù trong hệ thống pháp luật Anh-MỹTrustEstoppelKỹ năng distinctionTrust (Ủy thác)Bảo vệ lợi ích vật chất của người không có năng lực pháp luật. Các mối quan hệ pháp nhân (người đứng đầu doanh nghiệp chính là người được uỷ thác)Giải quyết vấn đề thừa kế: ở Anh, trước khi trao tài sản cho người được thừa kế theo di chúc, phải trao tài sản cho một người quản lý tài sản (administrator) hoặc người thi hành di chúc (executor) – có vai trò như người được uỷ thác.EstoppelTheo common law, để một giao kết hợp đồng có giá trị, thì trong hợp đồng phải có điều khoản consideration, điều này lại tỏ ra không hợp lý. Equity