Luật pháp - Bài 4: Hợp đồng thương mại, hợp đồng dân sự trong kinh doanh

Ngày 22/5/1950,. Chủ tịch nước ban hành sắc lệnh 97/SL thừa nhận sự tự do lập ước trong mọi lãnh vực, kể cả kinh doanh, và quyền của Nhà nước tuyên bố khế ước vô hiệu nếu cần thiết  Ngày 10/4/1956,Thủ tướng ban hành QĐ 735/TTg kèm theo Điều lệ tạm thời về Hợp đồng kinh doanh

pdf62 trang | Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 658 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật pháp - Bài 4: Hợp đồng thương mại, hợp đồng dân sự trong kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 4 HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI HỢP ĐỒNG DÂN SỰ TRONG KINH DOANH 1 NỘI DUNG A.KHÁI NIỆM B.HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI C.HỢP ĐỒNG DÂN SỰ TRONG KINH DOANH 2 3A.KHÁI NIỆM  Hợp đồng kinh doanh  Hợp đồng kinh tế  Hợp đồng dân sự  Hợp đồng thương mại 4HỢP ĐỒNG KINH DOANH  Ngày 22/5/1950,. Chủ tịch nước ban hành sắc lệnh 97/SL thừa nhận sự tự do lập ước trong mọi lãnh vực, kể cả kinh doanh, và quyền của Nhà nước tuyên bố khế ước vô hiệu nếu cần thiết  Ngày 10/4/1956,Thủ tướng ban hành QĐ 735/TTg kèm theo Điều lệ tạm thời về Hợp đồng kinh doanh 5HỢP ĐỒNG KINH TẾ  Năm 1960, do Nghị Định 04/TTg, Thủ tướng ban hành Điều lệ tạm thời về chế độ Hợp đồng Kinh tế giữa các xí nghiệp quốc doanh và các cơ quan nhà nước  Ngày 10/3/1975, do Nghị Định 54/CP, Hội Đồng Chính Phủ ban hành Điều lệ về Hợp Đồng Kinh Tế, áp dụng đến 1989 6HỢP ĐỒNG KINH TẾ  Ngày 25/9/1989,Hội Đồng Nhà Nước thông qua Pháp lệnh Hợp đồng Kinh Tế, áp dụng cho đến năm 2005.  Ngày 14/6/2005, Quốc Hội thông qua Bộ Luật Dân sự có hiệu lực từ 1/1/2006.  Ngày 14/6/2005, do Nghị quyết số 45/2005-QH 11, Quốc Hôi tuyên bố Pháp lệnh hợp đồng Kinh tế 1989 hết hiệu lực từ ngày Bộ Luật Dân sự có hiệu lực HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI  Luật Thương mại 1997 và 2005 đều không chính thức dùng các từ này  Luật TM 2005 qui định nhiều loại hợp đồng trong thương mại như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vv, và giới luật gia gọi các loại hợp đồng này là hợp đồng thương mại, để phân biệt với các hợp đồng dân sự 7 HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI Đ.4 Luật Thương Mại 2005 qui định: Hoạt động thương mại không được qui đinh trong Luật thương mại và các luật khác thì áp dụng qui đinh của Bộ Luật Dân sự 8 TÓM LẠI Trong kinh doanh hiện nay chỉ có 2 loại hợp đồng :  Hợp đồng Thương Mại là những loại hợp đồng được qui định trong Luật Thương Mại 2005  Hợp đồng dân sự là những hợp đồng không được qui đinh trong Luật Thương Mại, do Bộ Luật Dân sự 2005 điều chỉnh 9 B.HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI  I. CÁC LOẠI HĐ THƯƠNG MẠI  II.HÌNH THỨC  III.CHẾ TÀI TRONG THƯƠNG MẠI  IV.MIỄN TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM  V.THỜI HẠN KHIẾU NẠI  VI.THỜI HIỆU KHỞI KIỆN 10 I.CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI Luật thương mại 2005 qui định 17 loại hợp đồng sau đây:  1.Hợp đồng mua bán hàng hóa (đ.24- đ.62)  2.Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa , gồm HĐ kỳ hạn và HĐ quyền chọn (đ.63-đ.73)  3. Hợp đồng dịch vụ (đ.74-đ.87) 11 HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI  4.Hợp đồng dịch vụ khuyến mại (đ.90 )  5.Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại (đ.110)  6.Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ (đ.124)  7.Hợp đồng dịch vụ tổ chức,tham gia hội chợ, triễn lãm thương mại (đ 130)  8.Hợp đồng đại diện cho thương nhân(đ.142) 12 CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI  9.Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa(159)  10.Hợp đồng đại lý (đ.168)  11.Hợp đồng gia công (đ.178)  12.Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa (đ.193)  13.Hợp đồng giữa bên trúng thầu với bên mời thầu (đ.230-231) 13 CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI  14.Hợp đồng kinh doanh dịch vụ logistics (đ.233 và kế tiếp)  15.Hợp đồng kinh doanh dịch vụ giám định (đ.254 và kế tiếp)  16.Hợp đồng cho thuê hàng hóa (đ.269 kt)  17.Hợp đồng nhượng quyền thương mại (đ.284 và kế tiếp) 14 II.HÌNH THỨC CỦA HĐTM Qui đinh theo từng loại hợp đồng:  Hđ mua bán hàng hóa, dịch vụ: lời nói, văn bản, hành vi cụ thể và theo qui định của pháp luật (đ.24, đ.74)  Hđ dịch vụ khuyến mại, dịch vụ quảng cáo,trưng bày giới thiệu hàng hóa, tổ chức tham gia hội chợ, đại diện cho thương nhân,ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý, 15 HÌNH THỨC CỦA HĐTM  :gia công, tổ chúc đấu giá hàng hóa, giữa bên trúng thầu với bên nhận thầu,nhượng quyền thương mại :văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương  HĐ dich vụ logistics,giám định, cho thuê hàng hóa :Luật không qui định hình thức 16 HÌNH THỨC CỦA HĐTM  Các hình thức có giá trị tương đương văn bản gồm điện báo, telex,fax,thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo qui định của pháp luật (khoản 15, đ.3)  Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu giữ bằng phương tiện điện tử K.5 đ.3) 17 III.CHẾ TÀI TRONG THƯƠNG MẠI (đ.292)  1.Buộc thực hiện hợp đồng  2.Phạt vi phạm  3.Buộc bồi thường thiệt hại  4.Tạm ngừng thực hiện hợp đồng  5.Đình chỉ thực hiện hợp đồng  6.Hủy bỏ hợp đồng  7.Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trá pháp luật và tập quán 18 1/Buộc thực hiện đúng hợp đồng.  bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu phí tổn phát sinh 19 2/Phạt vi phạm bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách 20 3/Buộc bồi thường thiệt hại bên vi phạm bồi hoàn những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm 21 4/Tạm ngừng thực hiện hợp đồng một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng khi xảy ra điều kiện đã thỏa thuận hoặc có vi phạm cơ bản, trừ các trường hợp miễn trách 22 5/Đình chỉ thực hiện hợp đồng một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng khi xảy ra điều kiện đã thỏa thuận hoặc có vi phạm cơ bản, trừ các trường hợp miễn trách 23 6/Huỷ hợp đồng  bãi bỏ việc thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng, trừ các trường hợp miễn trách. bao gồm hủy toàn bộ hợp đồng và hủy một phần hợp đồng. 24 IV.TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH NHIỆM KHI VI PHẠM(Đ 294)  1.Do các bên đã thỏa thuận  2.Sự kiện bất khả kháng  3.Vi phạm do lỗi hoàn toàn của bên kia  4.Do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước không biết trước lúc giao kết hợp đồng  Bên vi phạm phải chứng minh các trường hợp này 25 V.THỜI HẠN KHIẾU NẠI 14 ngày kể từ ngày thương nhân kinh doanh logistics giao hàng (đ.237) Do các bên thỏa thuận hoặc theo qui định sau đây của LTM(đ.318) 26 V.THỜI HẠN KHIẾU NẠI  3 tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng;  6 tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng; hoặc 3 tháng kể từ ngày hết hạn bảo hành;  9 tháng kể từ khi bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc kể từ ngày hết hạn bảo hành đối với các khiếu nại khác 27 VI.THỜI HIỆU KHỞI KIỆN ** hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm (Đ.319) ** chín tháng, kể từ ngày giao hàng đối với thương nhân kinh doanh logistics (.k e, đ.237) C.HỢP ĐỒNG DÂN SỰ  I.ĐỊNH NGHĨA  II.PHÂN LOẠI  III.HỢP ĐỒNG DÂN SỰ THÔNG DỤNG  IV.NGUYÊN TẮC GIAO KẾT  V.HÌNH THÚC CỦA HỢP ĐỒNG  VI.NÔI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG  VII.ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HĐ 29  VIII.HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG  IX.HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU  X.THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG  XI.BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG  XII.THỜI HIỆU KHỞI KIỆN 30 31 I.ĐỊNH NGHĨA Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (đ.388). II.PHÂN L0ẠI HỢP ĐỒNG(đ.406)  1.Hợp đồng song vụ: mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau  2.Hợp đồng đơn vụ: chỉ một bên có nghĩa vụ  3.Hợp đồng chính: hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ  4.Hợp đồng phụ: hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính 32 II.PHÂN L0ẠI HỢP ĐỒNG(đ.406)  5.Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba: các bên giao kết đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thú ba được hưởng lợi ích từ việc thức hiện nghĩa vụ đó.  6.Hợp đồng có điều kiện: việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định 33 34 III.HỢP ĐỒNG DÂN SỰ THÔNG DỤNG TRONG KINH DOANH  1.Hợp đồng mua bán tài sản(đ.428- đ.449)  2.Hợp đồng vay tài sản(đ.471-đ.479)  3.Hợp đồng thuê tài sản (đ.480-đ.491)  4.Hợp đồng thuê nhà (đ.492-đ.500)  5.Hợp đồng thuê khoán tài sản (đ.501-511  6.Hợp đồng mượn tài sản(đ.512-đ.517)  7.Hợp đồng dịch vụ (đ.518-đ.526) 35 III.HỢP ĐỒNG DÂN SỰ THÔNG DỤNG TRONG KINH DOANH(tt)  8.Hợp đồng vận chuyển hành khách (đ.527- đ.534)  9.Hợp đồng vận chuyển tài sản (đ.535-46)  10.Hợp đồng gia công (đ.547-đ.558)  11.Hợp đồng gởi giữ tài sản (đ.559-566)  12.Hợp đồng bảo hiểm (đ.567-đ.580)  13.Hứa thưởng và thi có giải(đ.590-đ.593) 36 IV.NGUYÊN TẮC GIAO KẾT  1.Tự do giao kết hợp đồng  2.Không trái pháp luật, đạo đức xã hội  3.Tự nguyện  4.Bình đẳng  5.Thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng 37 ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI  Đạo đức xã hôi là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng (đ.128 BLDS) 38 V.HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG  1.Nếu pháp luật có qui định hình thức thì phải tuân theo qui định: ví dụ, bằng văn bản có công chúng hoặc chứng thực, phải đăng ký, hoặc xin phép  2.Hợp đồng được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là hình thức văn bản 39 V.HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG  3.Nếu pháp luật không qui đinh hình thức, hợp đồng có thể được giao kết bằng lời nói, văn bản hay hành vi cụ thể  4.Hợp đồng không bị vô hiệu khi vi phạm qui đinh về hình thức trù khi pháp luật có qui định 40 VI.NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG  Các bên thỏa thuận theo từng loại hợp đồng  Các điều khoản thông thường là : đối tượng của hợp đồng (tài sản phải giao, việc phải làm vv...), số lượng, chất lượng,giá, phương thúc thanh toán, thời hạn, địa điểm, phương thúc thực hiện hợp đồng,quyền và nghĩa vụ các bên,trách nhiệm do vi phạm hđ, phạt vi phạm vv... 41 VII.ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỐNG  1.Người giao kết hợp đồng có năng lực hành vi dân sự  2.Mục đích và nôi dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội  3.Người giao kết hoàn toàn tự nguyện  4.Hình thức hợp đồng đúng pháp luật nếu có qui định 42 VII.ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỐNG  5.Nếu các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hay hủy bỏ hợp đồng, thì khi điều kiện đó xảy ra, hợp đồng có hiệu lực hoặc bị hủy bỏ.  6.Nếu điều kiện đó không thể xày ra hoặc xảy ra do hành vi cố ý cản trở hoặc thúc đẩy của một bên hoặc của người thứ ba thì coi như điều kiện đó đã xảy ra hoặc đã không xảy ra VIII.HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có qui định khác,. (đ.405) 43 44 IX.HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU 1.Hợp đồng dân sự ̣ không có một trong các điều kiện ghi trong điều 122 BLDS là vô hiệu 45 IX.HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. 1.Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:  a)Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự  b)Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật,... 46 IX.HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU Điều 122.Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sư (tiếp theo):  ...không trái đạo đức xã hội.  c)Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện 2.Hình thúc giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có qui định. 47 2.CÁC TRƯỜNG HỢP HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU  1.Vi phạm pháp luật,đạo đức xã hội(đ.128)  2.Giao dịch giả tạo nhằm che dấu môt giao dịch khác (đ.129)  3.Người không có hoặc bị mất, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự(đ.130)  4.Do bị nhầm lẫn (đ.131)  5.Do bị lừa dối, đe dọa (đ.132) 48 2.CÁC TRƯỜNG HỢP HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU  6.Người xác lập không nhận thức hoặc làm chủ được hành vi của mình(đ.133)  7.Do không tuân thủ qui đinh về hình thức (đ.134)  8.Có đối tượng không thể thực hiện được vì lý do khách quan ngay từ khi ký kết (đ.411) 49 3.THỜI HIỆU YÊU CẦU TÒA ÁN TUYÊN BỐ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU  1.Hai năm : đối với các trường hợp về năng lực (đ.130),nhầm lẫn (đ.131), bị lừa dối, đe dọa (đ.132), thiếu nhận thức (133), không tuân thủ hình thúc (đi. 134)  2.Không có thời hiệu: vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội (đ.128), giả tạo (đ.129) 50 4.HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU  Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm xác lập  Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận bằng hiện vật hoặc bằng tiền, trừ trường hợp tài sản bị tích thu.  Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường 51 4.HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU  Hợp đồng vô hiệu từng phần không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại.  Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm vô hiệu hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thề hợp đồng chính.  Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính trừ khi các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là phần không thể tách rời hợp đồng chính X.THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG(đ.412-422) Nguyên tắc thực hiện hợp đồng:  1.Đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác.  2.Trung thực , hợp tác, có lợi nhất cho các bên,bảo đảm tin cậy lẫn nhau.  3.Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng và của người khác (Đ.412) 52 X.THỰC HiỆN HỢP ĐỒNG(đ.412-422, 426) Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự (đ 426) 53 XI.BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG (Đ.318 -373)  Cầm cố tài sản  Thế chấp tài sản  Bảo lãnh tài sản  Đặt cọc  Ký cược  Ký quỹ  Tín chấp 54 1/Cầm cố tài sản (Đ.326-341) Một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. 55 2/Thế chấp tài sản (đ.342-357) Một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. 56 3/Đặt cọc(đ.358) một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự 57 4/Ký cược (đ.359) bên thuê tài sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê. 58 5/Ký quỹ (đ.360) bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong toả tại một ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự 59 6/Bảo lãnh tài sản(đ.361-371) Người thứ ba cam kết với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. 60 XII.SỬA ĐỔI,CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ  1.Sửa đổi :Đ.423  2.Chấm dứt :Đ.424  3.Hủy bỏ :Đ.425 61 XIII.THỜI HIỆU KHỞI KIỆN  Hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị vi phạm (đ.427) 62
Tài liệu liên quan