I. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA TƯ
PHÁP QUỐC TẾ
1. Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp
quốc tế
Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế
có các dấu hiệu sau đây:
i. Quan hệ dân sự là đối tượng điều chỉnh
của Tư pháp quốc tế được hiểu theo nghĩa
rộng.
ii. Quan hệ dân sự do Tư pháp quốc tế
điều chỉnh luôn có “Yếu tố nước ngoài”.
42 trang |
Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 699 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật pháp - Chương 1: Những đặc điểm cơ bản của tư pháp quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA
TƯ PHÁP QUỐC TẾ
I. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA TƯ
PHÁP QUỐC TẾ
• 1. Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp
quốc tế
• Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế
có các dấu hiệu sau đây:
i. Quan hệ dân sự là đối tượng điều chỉnh
của Tư pháp quốc tế được hiểu theo nghĩa
rộng.
ii. Quan hệ dân sự do Tư pháp quốc tế
điều chỉnh luôn có “Yếu tố nước ngoài”.
“Dấu hiệu nước ngoài”
• - Dấu hiệu về mặt chủ thể: Có chủ thể
nước ngoài tham gia;
• - Dấu hiệu về mặt sự kiện pháp lý: Sự kiện
pháp lý là căn cứ xác lập, thay đổi, chấm
dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài
hoặc xảy ra ở nước ngoài;
• - Dấu hiệu về mặt tài sản: Tài sản liên
quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
• Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế
Việt Nam
Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế
là quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu
tố nước ngoài.
Điều 1 Bộ Luật dân sự năm 2005 của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam quy định: “Bộ Luật dân sự quy định
địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho
cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ
thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể
về nhân thân và tài sản trong các quan hệ
dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động (sau đây gọi chung
là quan hệ dân sự)”.
Điều 1 Bộ Luật tố tụng dân sự năm
2004 quy định: “Bộ Luật tố tụng dân sự
quy định những nguyên tắc cơ bản trong
tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện
để tòa án giải quyết các vụ án về tranh
chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi
chung là vụ án dân sự) và trình tự, thủ tục
yêu cầu để tòa án giải quyết các việc về
yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động (sau
đây gọi chung là việc dân sự)”.
Điều 758 Bộ Luật Dân sự năm 2005 của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam: “Quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một
trong các bên tham gia là cơ quan, tổ
chức, cá nhân nước ngoài, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các
quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là
công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ
để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó
theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại
nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến
quan hệ đó ở nước ngoài”.
Tương tự, theo khoản 2 Điều 405 Bộ
Luật tố tụng dân sự năm 2004 quy
định: “Vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngoài là vụ việc dân sự có ít nhất một
trong các đương sự là người nước ngoài
hoặc các quan hệ dân sự giữa các đương
sự là công dân, cơ quan, tổ chức Việt
Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi,
chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước
ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài
sản liên quan đến quan hệ đó ở nước
ngoài”.
• Khoản 14 Điều 8 Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000 quy định:
• “Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia
đình:
• a. Giữa công dân Việt Nam và người nước
ngoài;
• b. Giữa người nước ngoài với nhau
thường trú tại Việt Nam;
2. Phương pháp điều chỉnh của Tư
pháp quốc tế
Chính đối tượng điều chỉnh của Tư pháp
quốc tế có ý nghĩa quyết định đến phương
pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế. Có
02 phương pháp điều chỉnh của Tư pháp
quốc tế, đó là:
- Phương pháp điều chỉnh trực tiếp
(phương pháp thực chất).
- Phương pháp điều chỉnh gián tiếp
(phương pháp xung đột).
Phương pháp điều chỉnh trực tiếp: Là
phương pháp điều chỉnh bằng cách sử
dụng các quy phạm thực chất chủ yếu
chứa đựng trong điều ước quốc tế và các
quy phạm thực chất trong pháp luật quốc
gia để tác động vào quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài, giải quyết về mặt nội
dung các quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài.
Phương pháp điều chỉnh gián tiếp: Là
phương pháp điều chỉnh bằng cách sử
dụng một hệ thống các quy phạm xung đột
chủ yếu chứa đựng trong pháp luật quốc
gia và các quy phạm xung đột chứa đựng
trong các điều ước quốc tế để lựa chọn hệ
thống pháp luật áp dụng giải quyết các
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
II. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA TƯ PHÁP
QUỐC TẾ
• 1. Phạm vi điều chỉnh rộng
• 2. Phạm vi điều chỉnh hẹp
• 3. Phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc
tế Việt Nam
Nhìn chung, có thể thấy các nhóm quan hệ
thuộc phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế
Việt Nam bao gồm:
• - Năng lực chủ thể của thể nhân nước ngoài và
pháp nhân nước ngoài;
• - Xung đột pháp luật và lưa chọn pháp luật;
• - Xung đột thẩm quyền xét xử và xác định cơ
quan tài phán có thẩm quyền;
• - Ủy thác tư pháp quốc tế;
• - Công nhận và thi hành bản án, quyết định của
Tòa án, trọng tài nước ngoài;
• - Các quan hệ pháp luật về sở hữu có yếu tố
nước ngoài;
• - Các quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài
bao gồm cả hợp đồng thương mại quốc tế, hợp
đồng vận chuyển hàng hóa và hợp đồng vận
chuyển hành khách quốc tế;
• - Các quan hệ pháp luật về tiền tệ và tín dụng có
yếu tố nước ngoài(*);
• - Các quan hệ về quyền tác giả và quyền sở
hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài(*);
• - Quan hệ thanh toán quốc tế(*);
• - Các quan hệ pháp luật về thừa kế có yếu tố
nước ngoài;
• - Các quan hệ về hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài;
• - Các quan hệ về lao động có yếu tố nước
ngoài;
• - Các quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước
ngoài;
• - Trọng tài thương mại quốc tế(*)[1].
•
[1] Những nhóm quan hệ có dấu (*) thường
được tách ra thành các môn học riêng trong
chương trình đào tạo cử nhân luật.
III. ĐỊNH NGHĨA TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Tư pháp quốc tế là tổng thể các quy phạm
pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp
luật dân sự, thương mại, hôn nhân và gia
đình, lao động (quan hệ dân sự theo nghĩa
rộng), quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố
nước ngoài và các vấn đề khác có liên
quan.
IV. NGUỒN CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ
• 1. Khái niệm
• Trong khoa học pháp lý thì nguồn của
pháp luật là các hình thức chứa đựng và
thể hiện các quy phạm pháp luật.
Nguồn của Tư pháp quốc tế bao gồm các
loại sau đây:
• - Điều ước quốc tế;
• - Tập quán quốc tế;
• - Thực tiễn tòa án và trọng tài (án lệ);
• - Luật pháp của mỗi quốc gia.
2. Các loại nguồn của Tư pháp quốc tế
2.1 Luật pháp của mỗi quốc gia
Luật pháp của mỗi quốc gia được hiểu là một hệ
thống văn bản pháp quy (kể cả luật không thành
văn) của một quốc gia, bao gồm Hiến pháp, luật
và các văn bản dưới luật.
Ở Việt Nam, các quy phạm pháp luật điều chỉnh
các quan hệ Tư pháp quốc tế không nằm tập
trung ở một văn bản mà nằm rải rác ở các văn
bản pháp quy khác nhau ở nhiều ngành luật
khác nhau.
2.2 Các điều ước quốc tế
Có rất nhiều điều ước quốc tế đa
phương và song phương được ký kết
để điều chỉnh các quan hệ Tư pháp
quốc tế và số lượng các điều ước
này không ngừng tăng lên.
• Hội nghị La Haye về Tư pháp quốc tế (Hague
Conference on Private International Law)
• Viện quốc tế về nhất thể hoá pháp luật
tư (Iinternational Institute for the Unification of
Private Law/Iinstitut International Pour
l’unification du Droit Prive – UNIDROIT)
• Liên minh Châu Âu (Europe Community - EC)
• Ủy ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên
hiệp quốc (United Nations Commission on
International Trade Law – UNCITRAL)
2.3 Tập quán quốc tế
Tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự
được hình thành trong một thời gian dài,
được áp dụng khá liên tục và một cách có
hệ thống, đồng thời được sự thừa nhận
của đông đảo các quốc gia. Tập quán
quốc tế đôi khi vừa là nguồn của Công
pháp quốc tế vừa là nguồn của cả Tư
pháp quốc tế.
2.4 Thực tiễn tòa án và trọng tài
Thực tiễn tòa án (hay còn gọi là án lệ hoặc
tiền lệ án) được hiểu là các bản án hoặc
quyết định của tòa án mà trong đó thể
hiện các quan điểm của các thẩm phán
đối với các vấn đề pháp lý có tính chất
quyết định trong việc giải quyết các vụ
việc nhất định và mang ý nghĩa giải quyết
đối với các quan hệ tương ứng trong
tương lai.
• V. CÁC LOẠI QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA
TƯ PHÁP QUỐC TẾ
• 1. Các quan điểm khác nhau về hệ thống quy
phạm pháp luật của Tư pháp quốc tế
• 1.1 Quan điểm thứ nhất: Tư pháp quốc tế chỉ
bao gồm các quy phạm xung đột.
• 1.2 Quan điểm thứ hai: cho rằng trong hệ thống
quy phạm của Tư pháp quốc tế gồm có quy
phạm xung đột (quy phạm xung đột trong các
điều ước quốc tế và quy phạm xung đột trong
pháp luật quốc gia) và quy phạm thực chất
thống nhất (quy phạm thực chất trong các điều
ước quốc tế).
• 1.3 Quan điểm thứ ba: Hệ thống quy phạm
Tư pháp quốc tế không chỉ bao gồm các
quy phạm xung đột (quy phạm xung đột
trong các điều ước quốc tế và quy phạm
xung đột trong pháp luật quốc gia), quy
phạm thực chất thống nhất và cả quy
phạm thực chất thông thường (quy phạm
thực chất được quy định trong các văn
bản pháp luật quốc gia trực tiếp điều chỉnh
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mà
không cần sự dẫn chiếu của bất kỳ quy
phạm xung đột nào).
• 2. Các loại quy phạm pháp luật của Tư
pháp quốc tế
• 2.1 Quy phạm thực chất
• 2.1.1 Khái niệm
• Là loại quy phạm pháp luật trong Tư pháp
quốc tế trực tiếp giải quyết quan hệ dân
sự do Tư pháp quốc tế điều chỉnh.
• 2.1.2 Phân loại quy phạm thực chất
• a- Các quy phạm thực chất trong các điều
ước quốc tế, tập quán quốc tế (quy phạm
thực chất thống nhất)
• b- Quy phạm thực chất trong luật quốc gia
(quy phạm thực chất trong nước)
• Điều 32 Công ước Viên năm 1980 quy định:
• “1. Nếu chiếu theo hợp đồng hay công ước này,
người bán giao hàng cho một người chuyên chở,
và nếu hàng không được cá biệt hoá một cách
rõ ràng dành cho mục đích của hợp đồng bằng
cách ghi ký mã hiệu trên hàng hoá, bằng các
chứng từ chuyên chở hay bằng một cách khác,
thì người bán phải thông báo cho người mua
biết về việc họ đã gửi hàng kèm theo chỉ dẫn về
hàng hoá.
• Nghị quyết số 19/2008/NQ-QH12 ngày 03 tháng
6 năm 2008 của Quốc hội về việc thí điểm cho
tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu
nhà ở tại Việt Nam
• Điều 2. Đối tượng được mua và sở hữu nhà ở tại Việt
Nam
• Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây
được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
• 1. Cá nhân nước ngoài có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam
theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc được doanh
nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của
pháp luật về doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp trong
nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê giữ
chức danh quản lý trong doanh nghiệp đó;
• 2. Cá nhân nước ngoài có công đóng góp cho Việt Nam
được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
tặng thưởng Huân chương, Huy chương; cá nhân nước
ngoài có đóng góp đặc biệt cho Việt Nam do Thủ tướng
Chính phủ quyết định;
• 3. Cá nhân nước ngoài đang làm việc trong lĩnh
vực kinh tế - xã hội có trình độ đại học hoặc
tương đương trở lên và người có kiến thức, kỹ
năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu;
• 4. Cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân
Việt Nam;
• 5. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang
hoạt động tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư
không có chức năng kinh doanh bất động sản,
có nhu cầu về nhà ở cho những người đang làm
việc tại doanh nghiệp đó ở.
• 2.2 Quy phạm xung đột
• 2.2.1 Khái niệm
• Quy phạm xung đột là quy phạm ấn định
luật pháp nước nào cần phải áp dụng để
giải quyết quan hệ pháp luật dân sự có
yếu tố nước ngoài trong một tình huống
thực tế.
• 2.2.2 Phân loại quy phạm xung đột
• a- Căn cứ vào nguồn của quy phạm xung
đột:
• Quy phạm xung đột trong luật quốc gia
(quy phạm xung đột quốc nội)
• Quy phạm xung đột trong các điều ước
quốc tế (quy phạm xung đột quốc tế)
• Khoản 1 Điều 773 Bộ Luật dân sự năm
2005 quy định: “Việc bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng được xác định theo pháp
luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt
hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của
hành vi gây thiệt hại”.
Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt
Nam và Mông Cổ “việc tuyên bố một
người bị mất tích hoặc chết cũng như việc
xác nhận sự kiện chết thuộc thẩm quyền
của cơ quan tư pháp của bên ký kết mà
theo những tin tức cuối cùng người đó là
công dân khi còn sống Khi giải quyết
các vụ việc này, cơ quan của các bên ký
kết áp dụng pháp luật của nước mình”.
• b- Căn cứ vào kỹ thuật xây dựng quy
phạm: có 02 loại quy phạm xung đột
• Quy phạm xung đột một bên (một chiều).
• Quy phạm xung đột 02 bên (hai chiều).
Khoản 4 Điều 766 Bộ Luật dân sự 2005
quy định: “Việc xác định quyền sở hữu đối
với tàu bay dân dụng và tàu biển tại Việt
Nam phải tuân theo pháp luật về hàng
không dân dụng và pháp luật về hàng hải
của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Khoản 1 Điều 764 Bộ Luật dân sự năm
2005 “việc xác định một người mất tích
hoặc chết phải tuân theo pháp luật của
nước mà người đó có quốc tịch vào thời
điểm trước khi có tin tức cuối cùng về việc
mất tích hoặc chết”.
• 2.2.3 Cơ cấu quy phạm xung đột
• Khác với quy phạm pháp luật thông
thường, quy phạm xung đột được cấu
thành bởi hai bộ phận (hai thành phần):
phạm vi và hệ thuộc.
• Phạm vi là phần quy định quy phạm xung
đột này được áp dụng cho loại quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài nào.
• Hệ thuộc là phần quy định chỉ ra luật pháp
nước nào được áp dụng để giải quyết
quan hệ pháp luật đã ghi ở phần phạm vi.
• VI. MỐI QUAN HỆ GIỮA TƯ PHÁP
QUỐC TẾ VỚI LUẬT QUỐC TẾ VÀ VỚI
PHÁP LUẬT QUỐC GIA
• 1. Mối quan hệ giữa Tư pháp quốc tế
với Luật quốc tế
• 2. Mối quan hệ giữa Tư pháp quốc tế
với pháp luật quốc gia