A.I. LUẬT SƯ TRONG GIAI ĐOẠN PHÚC THẨM
• 1. Ý NGHĨA CỦA GIAI ĐOẠN PHÚC THẨM
• 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬT SƯ CẦN QUAN
• TÂM TRONG GIAI ĐOẠN PHÚC THẨM
• II. LUẬT SƯ TRONG GIAI ĐOẠN GĐT, TT
• 1. Ý NGHĨA CỦA GIAI ĐOẠN GĐT, TT
• 2. CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CẦN LƯU Ý
• TRONG GIAI ĐOẠN GĐT, TT
• 3. VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG GIAI
• ĐOẠN GĐT, TT
• 4. HÌNH THỨC ĐƠN KIẾN NGHỊ XEM XÉT
• ĐỂ KHÁNG NGHỊ GĐT, TT
•B. ÁP DỤNG HỒ SƠ TÌNH HUỐNG
37 trang |
Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật pháp - Kĩ năng của luật sư vụ án hành chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
•A.I. LUẬT SƯ TRONG GIAI ĐOẠN PHÚC THẨM
• 1. Ý NGHĨA CỦA GIAI ĐOẠN PHÚC THẨM
• 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬT SƯ CẦN QUAN
• TÂM TRONG GIAI ĐOẠN PHÚC THẨM
• II. LUẬT SƯ TRONG GIAI ĐOẠN GĐT, TT
• 1. Ý NGHĨA CỦA GIAI ĐOẠN GĐT, TT
• 2. CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CẦN LƯU Ý
• TRONG GIAI ĐOẠN GĐT, TT
• 3. VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG GIAI
• ĐOẠN GĐT, TT
• 4. HÌNH THỨC ĐƠN KIẾN NGHỊ XEM XÉT
• ĐỂ KHÁNG NGHỊ GĐT, TT
•B. ÁP DỤNG HỒ SƠ TÌNH HUỐNG
I.1.Ý NGHĨA CỦA GIAI ĐOẠN PHÚC THẨM
- Đây là giai đoạn kết thúc vụ kiện, bản án có hiệu lực
pháp luật và sẽ được thi hành.
- Trong phiên Tòa phúc thẩm, các chứng cứ trong phiên
Tòa sơ thẩm sẽ được kiểm tra lại cùng với các chứng cứ
mới được nêu.
- Diễn biến phiên Tòa phúc thẩm thường nhanh hơn so
với phiên Tòa sơ thẩm.
I.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬT SƯ CẦN
QUAN TÂM TRONG GIAI ĐOẠN PHÚC THẨM
• a). Thảo đơn kháng cáo
b). Nghiên cứu hồ sơ, bổ sung chứng cứ, điều chỉnh phương
án bảo vệ (nếu cần thiết).
• c). Gặp gỡ thân chủ trước phiên Tòa phúc thẩm.
• d).Tham gia phiên Tòa phúc thẩm.
a). Thảo đơn kháng cáo
@. Thời hạn kháng cáo :
• - Đương sự hoặc người đại diện có quyền kháng cáo trong
thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án hoặc ra quyết định;
nếu vắng mặt thời hạn này được tính từ ngày nhận bản án,
quyết định hoặc niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã nơi cư
trú hoặc trụ sở.
• - Nếu kháng cáo quá hạn vì trở ngại khách quan thì thời
gian gặp trở ngại không tính vào thời hạn kháng cáo.
• (đ.56 PL 1998, 2006)
@. Nội dung đơn kháng cáo :
• - Nội dung phần bản án sơ thẩm bị kháng cáo (kháng cáo
toàn bộ án sơ thẩm hay một phần án sơ thẩm).
• - Lý do kháng cáo
• - Các yêu cầu cấp phúc thẩm giải quyết.
• @. Nơi nộp đơn kháng cáo :
• - Tòa sơ thẩm nơi giải quyết vụ kiện
• *Khi nộp đơn, nhắc nhở thân chủ nộp án phí kháng cáo
• @ Trước khi bắt đầu phiên Tòa hoặc tại phiên Tòa phúc
thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng
cáo nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo nếu
thời hạn kháng cáo đã hết
@. Thời hạn kháng nghị :
• - VKS cùng cấp có quyền kháng nghị trong thời gian
10 ngày, VKS cấp trên là 20 ngày kể từ ngày tuyên án
hoặc ra quyết định;
• - Nếu vì trở ngại khách quan thì có thể kháng nghị quá
hạn, thời gian gặp trở ngại không tính vào thời hạn
kháng nghị.
• (đ.56 PL 1998, 2006)
b). Nghiên cứu hồ sơ, bổ sung chứng cứ,
điều chỉnh phương án bảo vệ
• * Sau khi hồ sơ vụ kiện được chuyển lên TA cấp phúc thẩm,
Luật sư cần liên hệ để đọc lại hồ sơ (kể cả biên bản phiên tòa sơ
thẩm).
• * Phát triển những lập luận, chứng cứ có lợi đã nêu trong phiên
Tòa sơ thẩm; bổ sung các chứng cứ khác (nhất là các VBQPPL)
để bảo vệ quan điểm trong phiên Tòa phúc thẩm.
• * Chuẩn bị bài bảo vệ trên cơ sở bài bảo vệ trong phiên tòa sơ
thẩm có điều chỉnh, bổ sung
c). Gặp gỡ thân chủ trước phiên Tòa
phúc thẩm
• * Trước ngày Tòa xử phúc thẩm, nên gặp thân chủ để :
- Giới thiệu nghi thức phiên Tòa, các câu hỏi HĐXX sẽ hỏi liên
quan đến thủ tục, cách trả lời
- Xác định lại nội dung kháng cáo, các yêu cầu cấp phúc thẩm
giải quyết.
- Các câu hỏi mà những người tham gia trong phiên Tòa có thể
hỏi; dự kiến các câu trả lời.
- Quyền của thân chủ về việc tham khảo ý kiến của Luật sư
trước khi trả lời câu hỏi.
d). Tham gia phiên Tòa phúc thẩm
• @ Lưu ý các vấn đề pháp lý như trong phiên Tòa sơ thẩm :
• - Giai đoạn bắt đầu phiên Tòa :
• *Tư cách pháp lý của các đương sự; quyền yêu cầu triệu tập
người làm chứng; cung cấp các chứng cứ mới; các trường hợp
hoãn phiên Tòa; thay đổi TP, KSV, TK, NGĐ, NPD.
• - Giai đoạn hỏi và tranh luận :
• * Khi hỏi, cách thức đặt hỏi áp dụng như trong phiên Tòa sơ
thẩm; cần tập trung các câu hỏi làm cơ sở cho phần tranh luận
sắp trình bày.
Những người tham gia tố tụng có quyền đề xuất với HĐXX
những vấn đề cần được hỏi thêm.
•* Thứ tự tranh luận: Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích
của người kháng cáo, các Luật sư bảo vệ các đương sự
khác.
* Phần đối đáp : thực hiện như trong giai đoạn sơ
thẩm.
* Cần nhấn mạnh vào các điểm đã nêu trong phiên
tòa sơ thẩm nhưng chưa được HĐXX cấp sơ thẩm
xem xét hoặc những nhận định không đúng của bản án
sơ thẩm; các chứng cứ mới bảo vệ nội dung kháng
cáo.
•@ Lưu ý trường hợp Tòa án áp dụng “tố tụng viết” :
• Đối với các vụ án hành chánh mà nội dung đã rõ
ràng, có đủ chứng cứ được các bên thừa nhận và
không có yêu cầu tham gia phiên Tòa thì Tòa án cấp
phúc thẩm vẫn có quyền xét xử mà không cần sự có
mặt của đương sự và những người tham gia tố tụng
khác
1. Ý NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIAI ĐOẠN
GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM
- Giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm là giai đoạn đặc
biệt, nằm ngoài trình tự “lưỡng cấp tài phán” (xét xử 2
cấp) nhằm khắc phục những sơ sót, sai sót phát sinh
trong giai đoạn sơ thẩm hoặc phúc thẩm đối với bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
- Để được giám đốc thẩm, tái thẩm phải có căn cứ, được
cấp có thẩm quyền kháng nghị trong thời hiệu.
2. CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CẦN LƯU Ý
TRONG GIAI ĐOẠN GĐT, TT
• 2.1. Các căn cứ để GĐT, TT .
2.2. Người có thẩm quyền kháng nghị GĐT,
TT và thời hạn kháng nghị GĐT, TT .
2.3. Cấp có thẩm quyền GĐT, TT
2.4. Thẩm quyền GĐT, TT
2.1. Căn cứ để giám đốc thẩm, tái thẩm
* Căn cứ để giám đốc thẩm (3):
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
- Phần quyết định trong bản án, quyết định không phù
hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.
- Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật
(đ.67 PL 1996, 1998, 2006)
• *. Căn cứ để kháng nghị tái thẩm (4):
• - Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương
sự đã không biết được khi giải quyết vụ án.
• - Đã xác định được lời khai của người làm chứng, kết luận
của NGĐ, NPD không đúng sự thật hoặc có giả mạo bằng
chứng.
• - TP, HTND, KSV, TK cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án.
• - Bản án, quyết định của TA hoặc quyết định của CQNN mà
TA dựa vào đó để giải quyết đã bị hủy bỏ.
• (đ.67 PL 1996, 1998, 2006)
2.2. Người có thẩm quyền kháng nghị GĐT, TT
và thời hạn kháng nghị GĐT, TT
•*. Người có thẩm quyền kháng nghị GĐT, TT :
• - Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC đối với
bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của TA các
cấp trừ quyết định giám đốc thẩm của HĐTP
TANDTC
•- Chánh án TAND cấp tỉnh, Viện trưởng VKSND cấp
tỉnh đối với bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
của TA cấp huyện
• (đ.68 PL 2006)
* Người có thẩm quyền kháng nghị GĐT, TT
TA THC TPT
caáp huyeän caáp tænh TANDTC
---@------------------------------------@-----------------------------@-------
sô thaåm * sô thaåm *
phuùc thaåm * phuùc thaåm*
- CA TANDTC, VT VKSNDTC
- CA TAND, VT VKSND tỉnh
CA TANDTC, VT VKSNDTC
•* Về thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ đối với vụ
án hành chánh :
• Đối với các bản án, quyết định của TA có hiệu lực bị
cho là không đúng, Thủ tướng có quyền yêu cầu
Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC xem xét,
giải quyết và trả lời trong vòng 30 ngày
• (đ 8. PL 1996, 1998, 2006)
• *. Thời hạn kháng nghị GDT, TT :
- GĐT : 1 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực
PL
- TT : 1 năm kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị
biết được căn cứ để kháng nghị.
* Người có thẩm quyền kháng nghị có quyền hõan, tạm
đình chỉ thi hành bản án, quyết định không quá 2 tháng để
xem xét, quyết định việc kháng nghị.
* Người kháng nghị có quyền hõan, tạm đình chỉ thi hành
bản án, quyết định bị kháng nghị cho đến khi có quyết định
GĐT, TT. (đ.69 PL 2006)
2.3. Cấp có thẩm quyền GĐT, TT
Uỷ ban thẩm phán TAND cấp tỉnh (gồm CA, PCA, một số *
Thẩm phán TAND cấp tỉnh, không quá 9 người) giám đốc
thẩm, tái thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực PL của
TA cấp huyện bị kháng nghị.
*Tòa hành chánh thuộc TANDTC (gồm 3 Thẩm phán) giám
đốc thẩm, tái thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực PL
của TA cấp tỉnh bị kháng nghị.
• *Hội đồng thẩm phán TANDTC (gồm CA, PCA, một số Thẩm
phán TANDTC, không quá 17 người) giám đốc thẩm, tái thẩm
những bản án, quyết định đã có hiệu lực PL của các Tòa thuộc
TANDTC bị kháng nghị.
• (đ.70 PL 2006)
* Cấp có thẩm quyền
giám đốc thẩm, tái thẩm
UBTP THC HĐTP
TAND tỉnh TANDTC TANDTC
----@--------------------------@-----------------------@-----
-----
GĐT, TT GĐT,TT GĐT,TT
Bản án, QĐ Bản án, QĐ Bản án, QĐ
TA huyện TA tỉnh của TPT, THC
TANDTC
2.4. Thẩm quyền và thời hạn GĐT, TT
• * Thẩm quyền GĐT, TT :
• - Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
• - Giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của TA
cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa
• - Huỷ bản án, quyết định bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm
hoặc phúc thẩm lại
• - Huỷ bản án, quyết định bị kháng nghị và đình chỉ vụ án
nếu có căn cứ.
• (đ.72 PL 2006)
* Thời hạn GĐT, TT :
• Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nhận được kháng nghị
kèm hồ sơ vụ án, TA phải mở phiên tòa GĐT, TT
• Phiên Tòa GĐT, TT không phải triệu tập các đương sự trừ
trường hợp TA thấy cần phải nghe ý kiến của họ trước khi
quyết định
• - Phiên Tòa GĐT, TT của UBTP TA cấp tỉnh, HĐTP
TANDTC hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự ;
biểu quyết có giá trị khi được quá nửa tổng số thành viên của
UBTP, HĐTP biểu quyết tán thành. Nếu không đạt được túc
số này thì phải hõan phiên Tòa, trong vòng 30 ngày, UBTP,
HĐTP phải tiến hành xét xử lại với sự tham gia của tòan thể
thành viên.
• (đ.71 PL 2006)
II. 3. VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ
TRONG GIAI ĐOẠN GĐT, TT
Khi nhận hồ sơ của thân chủ về yêu cầu GĐT, TT, Luật
sư cần phải :
- Đọc kỹ hồ sơ vụ án : các bản án đã xử và các tài liệu có
liên quan do thân chủ cung cấp
- Hỏi thêm thân chủ các chi tiết khác có liên quan đến vụ
án chưa thể hiện trong hồ sơ
- Đánh giá vụ án có căn cứ GĐT hoặc TT hay không
- Nếu xét thấy có căn cứ, xác định còn thời hạn GĐT,
TT hay không.
- Nếu còn thời hạn, hỗ trợ thân chủ tập họp các chứng
cứ cần thiết (chứng cứ đã có, chứng cứ tìm kiếm
thêm)
- Soạn đơn đề nghị người có thẩm quyền xem xét để
kháng nghị GĐT,TT
- Theo dõi kết quả để gởi tiếp đơn nhắc nhở (nếu chưa
được cấp thẩm quyền trả lời) hoặc giải thích, trợ giúp
thân chủ các giai đoạn tiếp theo trong trường hợp
được cấp thẩm quyền đồng ý kháng nghị
II.4. HÌNH THỨC ĐƠN YÊU CẦU XEM XÉT
ĐỂ KHÁNG NGHỊ GĐT, TT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
• Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
• ----------------
• .., ngày tháng năm
• ĐƠN KIẾN NGHỊ XEM XÉT
• ĐỂ KHÁNG NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM (TÁI THẨM)
• Kính gởi : - (Người có thẩm quyền
• kháng nghị GĐT, TT)
• - Người (đơn vị) yêu cầu xem xét để kháng nghị GĐT,
TT
•- Lược kể nội dung vụ kiện và các bản án, quyết định
đã giải quyết.
• - Các hậu quả phát sinh từ bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật .
• - Căn cứ và các yêu cầu người có thẩm quyền xem xét để
kháng nghị GĐT, TT
• (Các tài liệu, chứng cứ chứng minh)
• * Kèm theo đơn phải có các chứng cứ liên quan đến vụ
kiện - nếu có - (nhất là các chứng cứ pháp lý liên quan đến
yêu cầu kháng nghị)
VỤ KIỆN QĐ XPVPHC VỀ HÀNH VI
VI PHẠM QUYỀN SHCN
- Người khởi kiện: CSSX Mỹ phẩm Thành Nam do bà
TRẦN THỊ BẠCH LIÊN là Chủ cơ sở
- Người bị kiện: Chủ tịch UBND TP.HCM.
- Đối tượng khởi kiện : Quyết định XPVPHC về hành vi
vi phạm quyền SHCN số 3271/QĐ-UB ngày 11-8-2003.
* NỘI DUNG VỤ KIỆN :
- Ngày 30/5/2008, ĐQLTT 5A thuộc Chi cục QLTT
TP.HCM kiểm tra, phát hiện tại CSSX Mỹ phẩm Thành
Nam có nhiều sản phẩm có dấu hiệu vi phạm nhãn hiệu
hàng hóa (chữ Miss) và kiểu dáng công nghiệp (chai nước
hoa hình cô gái) do Cty mỹ phẩm Sài Gòn làm chủ quyền
hợp pháp và vi phạm quy chế ghi nhãn hàng hóa.
- ĐQLTT 5A đã tạm giữ hàng, chờ các cơ quan chức năng
xác định.
- Ngày 19/6/2003, Cục SHCN có Công văn số 851/KN gửi
Chi cục QLTT TP.HCM xác định hành vi của CSSX Mỹ
phẩm Thành Nam là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp theo quy định tại đ. 805 Bộ luật dân sự .
- Ngày 26/6/2003, ĐQLTT 5A lập biên bản xác định
CSSX Mỹ phẩm Thành Nam vi phạm quyền SHCN
của Cty mỹ phẩm Sài Gòn theo quy định tại đ.50 Nghị
định 63/ CP được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số
06/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 của Chính phủ và
đ.805 BLDS.
- Ngày 27-6-2003, ĐQLTT 5A có tờ trình gửi Chi cục
QLTT TP.HCM xin gia hạn thêm thời gian làm việc
đối với CSSX Mỹ phẩm Thành Nam từ ngày 12-7-
2003 đến ngày 22-8-2003. Phó Chi cục trưởng Chi cục
QLTT TP.HCM. đã ký duyệt.
- Ngày 31-7-2003, Chi cục QLTT TP.HCM có công văn số
281/QLTT-Đ5A đề nghị UBND TP.HCM ra quyết định
xử phạt VPHC đối với CSSX Mỹ phẩm Thành Nam về
hành vi vi phạm quyền SHCN theo khoản 2 đ. 9 Nghị định
12/1999/NĐ-CP (06/3/1999) và hành vi vi phạm quy chế
ghi nhãn hàng hóa theo điểm a, khoản 12, đ.10a, Nghị định
01/2002/NĐ- CP (03/01/2002) và buộc loại bỏ yếu tố vi
phạm quyền SHCN trên sản phẩm.
- Ngày 11-8-2003, Chủ tịch UBND TP.HCM ban hành
Quyết định số 3271/QĐ-UB xử lý vi phạm hành chính đối
với CSSX Mỹ phẩm Thành Nam với nội dung:
+ Hình thức phạt chính : phạt tiền 75 triệu đồng về hành vi
vi phạm quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và
hành vi sản xuất hàng hóa vi phạm quy chế ghi nhãn hàng
hóa
+ Hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả :
tước quyền sử dụng GCNĐKKD của CSSX thời hạn là 01
năm ; tịch thu tiêu hủy các sản phẩm vi phạm SHCN; buộc
bà Trần thị Bạch Liên chủ kinh doanh CSSX Mỹ phẩm
Thành Nam loại bỏ yếu tố vi phạm quyền sở hữu công
nghiệp (chữ Miss) trên các lọai hàng hóa ; buộc đình chỉ
lưu thông hàng hóa vi phạm quy chế hàng hóa ghi nhãn
hàng hóa
- Bà TRẦN THỊ BẠCH LIÊN khiếu nại QĐ 3271/QĐ-UB
- Ngày 16-10-2003 Chủ tịch UBND TP.HCM ra QĐ
4438/QĐ-UB giữ nguyên QĐ 3271/QĐ-UB
- Ngày 20-10-2003 bà TRẦN THỊ BẠCH LIÊN khởi kiện
vụ án hành chính tại TAND TP.HCM yêu cầu hủy QĐ
3271/QĐ-UB
- Tại bản án hành chính sơ thẩm số 11/HCST ngày 25-02-
2004, TAND TP.HCM đã bác đơn khởi kiện của CSSX
Mỹ phẩm Thành Nam vì cho rằng QĐ 3271/QĐ-UB thực
hiện đúng các qui định của pháp luật.
- Ngày 01-3-2004, bà TRẦN THỊ BẠCH LIÊN có đơn
kháng cáo.
- Tại bản án hành chính phúc thẩm số 30/HCPT ngày 09-8-2004,
Tòa phúc thẩm TANDTC tại TP.HCM đã sửa bản án sơ thẩm,
hủy QĐ 3271/QĐ-UB vì cho rằng có đủ cơ sở kết luận CSSX
Mỹ phẩm Thành Nam đã có hành vi vi phạm sở hữu công
nghiệp và quy chế ghi nhãn hiệu hàng hóa nhưng Quyết định xử
phạt của Chủ tịch UBND TP.HCM được ban hành đã quá thời
hạn ra Quyết định xử phạt được quy định tại k.1 đ.56 Pháp lệnh
XLVPHC vì ngày lập biên bản là ngày 26-6-2003 nhưng đến
ngày 11-8-2003 Chủ tịch UBND mới ban hành Quyết định xử
phạt. Đội QLTT 5A có văn bản xin gia hạn thêm thời gian làm
việc đối với CSSX Mỹ phẩm Thành Nam, chứ không làm thủ
tục xin gia hạn thời hạn xử phạt.
Vụ án đã được người có thẩm quyền kháng nghị giám
đốc thẩm.
Hỏi :
- Theo bạn, người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc
thẩm là những ai ? Căn cứ kháng nghị ? Thời hạn
kháng nghị ?
- Cấp có thẩm quyền giám đốc thẩm ?
- Dự kiến nội dung của quyết định giám đốc thẩm ?