Luật pháp - Những biện pháp ngăn chặn

I. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH NHỮNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN 1. Khái niệm: Biện pháp ngăn chặn là những biện pháp cưỡng chế do pháp luật tố tụng hình sự quy định và được áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố hình sự nhằm kịp thời ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, hoặc có những hành động gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

pdf34 trang | Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 709 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật pháp - Những biện pháp ngăn chặn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN I. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH NHỮNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN 1. Khái niệm: Biện pháp ngăn chặn là những biện pháp cưỡng chế do pháp luật tố tụng hình sự quy định và được áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố hình sự nhằm kịp thời ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, hoặc có những hành động gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. 2. Ý nghĩa Ý nghĩa của việc quy định những biện pháp ngăn chặn Đảm bảo cho hoạt động của các CQTHTT được thực hiện thuận lợi, việc chứng minh vụ án đạt kết quả tốt, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh phòng và chống tội phạm. Góp phần bảo đảm việc thực hiện dân chủ, tôn trọng các quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo vệ. II. CĂN CỨ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN CĂN CỨ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN Để kịp thời ngăn chặn TP Khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử Khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội Để đảm bảo thi hành án III. CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN CỤ THỂ BẮT NGƯỜI Bắt bị can, bị cáo để tạm giam (Điều 80 BLTTHS) Bắt người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 81 BLTTHS) Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã: (Điều 82 BLTTHS) 1. Bắt người: a. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam:  Khái niệm: Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là việc bắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử để tạm giam, phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.  Điều kiện áp dụng: Điều kiện áp dụng việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam Người bị bắt phải là bị can hoặc bị cáo Người đó phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng; hoặc phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù 2 năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc ĐT, truy tố, XX hoặc có thể tiếp tục phạm tội  Thẩm quyền áp dụng: Thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND và VKSQS các cấp Chánh án, Phó Chánh án TAND và TAQS các cấp Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm TANDTC; HĐXX Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp  Thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam: Người có thẩm quyền ra lệnh bắt Người thi hành lệnh đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và NV của người bị bắt và lập biên bản về việc bắt  Lưu ý: Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng ký vào biên bản. Nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến; khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến; khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người. Không được bắt người vào ban đêm b. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp:  Khái niệm: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là việc bắt người khi người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc có căn cứ để cho rằng sau khi thực hiện tội phạm, người đó có hành vi bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.  Các trường hợp bắt: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp Khi có căn cứ để cho rằng một người đang chuẩn bị thực hiện TP rất nghiêm trọng hoặc TP đặc biệt nghiêm trọng Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn Khi thấy có dấu vết của TP ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện TP và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ Biết chính xác một người đang chuẩn bị thực hiện TP TP đang được chuẩn bị nói trên phải thuộc TP rất nghiêm trọng hoặc TP đặc biệt nghiêm trọng Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra TP chính mắt trông thấy và xác nhận về người đã thực hiện TP Xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn Tìm thấy dấu vết của TP ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện TP Cần bắt ngay để ngăn chặn việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ  Thẩm quyền ra lệnh bắt khẩn cấp: (khoản 2 Đ. 81 BLTTHS) Những người có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng  Thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp: Tương tự như thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Tuy nhiên, có những điểm khác biệt cơ bản sau: Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp không cần sự phê chuẩn trước của VKS cùng cấp Sau khi bắt phải báo ngay cho VKS cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn Được tiến hành bắt khẩn cấp vào bất cứ lúc nào, không kể ban ngày hay ban đêm c. Bắt người phạm tội quả tang : (Đ. 82 BLTTHS) Khái niệm: Bắt người phạm tội quả tang là việc bắt người khi người đó đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt  Các trường hợp bắt: Các trường hợp bắt người phạm tội quả tang Đang thực hiện TP thì bị phát hiện Ngay sau khi thực hiện TP thì bị phát hiện Đang thực hiện TP hoặc ngay sau khi thực hiện TP thì bị đuổi bắt 2. Tạm giữ: (Đ. 86 BLTTHS) a. Khái niệm: Tạm giữ là BPNC trong TTHS do cơ quan và những người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người đang bị truy nã hoặc người phạm tội ra đầu thú, tự thú. b. Đối tượng áp dụng: Những đối tượng có thể bị tạm giữ Người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp Người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang Người bị bắt theo quyết định truy nã Người phạm tội tự thú Người phạm đầu thú c. Thẩm quyền áp dụng: (khoản 2 Đ. 86 BLTTHS) Những người có quyền ra Quyết định tạm giữ Những người có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển d. Thủ tục tạm giữ: 12 giờ Ra QĐ tạm giữ Người thi hành QĐ tạm giữ giải thích quyền và NV của người bị tạm giữ Phê chuẩn Hủy bỏ QĐ tạm giữ VKS cùng cấp Trả tự do ngay cho người bị tạm giữ Tạm giữ người với QĐ tạm giữ đã được phê chuẩn 3. Tạm giam: (Đ. 88 BLTTHS) a. Khái niệm: Tạm giam là BPNC trong TTHS do CQĐT, VKS và Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hơp luật định nhằm ngăn chặn tội phạm hoặc bảo đảm việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. b. Điều kiện áp dụng: Người bị tạm giam phải là bị can hoặc bị cáo Bị can, bị cáo đó phạm tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng Điều kiện áp dụng biện pháp tạm giam Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc ĐT, truy tố, XX hoặc có thể tiếp tục phạm tội Người bị tạm giam phải là bị can hoặc bị cáo Phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên hai năm Có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc ĐT, truy tố, XX hoặc có thể tiếp tục PT d. Thủ tục tạm giam: 3 ngày (kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam) Ra lệnh tạm giam Kiểm tra căn cước của người bị TG; thông báo ngay cho gia đình người bị TG và cho CQ xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị TG cư trú hoặc làm việc biết. Phê chuẩn Không phê chuẩn VKS cùng cấp Trả tự do ngay cho người đang bị TG Tiếp tục TG người với lệnh TG đã được phê chuẩn 4. Cấm đi khỏi nơi cư trú: (Đ. 91 BLTTHS) a. Khái niệm: Cấm đi khỏi nơi cư trú là BPNC do CQĐT, VKS, Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập. b. Điều kiện, đối tượng áp dụng: Điều kiện áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú Đối tượng áp dụng phải là bị can hoặc bị cáo Phải có nơi cư trú rõ ràng c. Thẩm quyền áp dụng: (khoản 2 Đ. 91 BLTTHS) Những người có quyền ra lênh cấm đi khỏi nơi cư trú Những người có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam (QĐ của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT các cấp về việc cấm đi khỏi nơi cư trú không cần phải có sự phê chuẩn của VKS cùng cấp trước khi thi hành) Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa d. Thủ tục áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú: (khoản 2, 3 Đ. 91 BLTTHS) Người có thẩm quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú Bị can, bị cáo phải làm giấy cam đoan không đi khỏi nơi cư trú của mình, phải có mặt đúng thời gian, địa điểm ghi trong giấy triệu tập Thông báo về việc áp dụng biện pháp này cho CQ xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú và giao bị can, bị cáo cho CQ xã, phường, thị trấn để quản lý, theo dõi họ Bị can, bị cáo vi phạm lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú Sẽ bị áp dụng BPNC khác 5. Bảo lĩnh: (Đ. 92 BLTTHS) a. Khái niệm: Bảo lĩnh là BPNC (dùng để thay thế biện pháp tạm giam) trong TTHS do CQĐT, VKS, Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo khi có cá nhân hoặc tổ chức làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và đảm bảo sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập b. Căn cứ áp dụng: Căn cứ áp dụng biện pháp bảo lĩnh Áp dụng để thay thế biện pháp tạm giam Dựa vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo c. Thẩm quyền áp dụng: (khoản 2 Đ. 92 BLTTHS) Những người có quyền ra QĐ về việc bảo lĩnh Những người có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam (QĐ của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT các cấp về việc bảo lĩnh không cần phải có sự phê chuẩn của VKS cùng cấp trước khi thi hành) Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa d. Thủ tục áp dụng biện pháp bảo lĩnh: Người có thẩm quyền ra QĐ cho bị can, bị cáo được bảo lĩnh Người thân thích của bị can, bị cáo (trong trường hợp này ít nhất phải có 2 người) làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của các CQTHTT Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc Cá nhân nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan Bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng BPNC khác  Bảo lĩnh cá nhân:  Bảo lĩnh tổ chức: Người có thẩm quyền ra QĐ cho bị can, bị cáo được bảo lĩnh Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình. Tổ chức nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của các CQTHTT Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức Tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan Bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng BPNC khác 6. Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm: (Đ. 93 BLTTHS) a. Khái niệm: Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm là BPNC (dùng để thay thế biện pháp tạm giam) trong TTHS do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo để bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập. b. Căn cứ áp dụng: Căn cứ áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm Áp dụng để thay thế biện pháp tạm giam Dựa vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo c. Thẩm quyền áp dụng: (khoản 2 Đ. 93 BLTTHS) Những người có quyền ra QĐ về việc đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm Những người có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam (QĐ của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT các cấp về việc bảo lĩnh phải được sự phê chuẩn của VKS cùng cấp trước khi thi hành) Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa d. Thủ tục áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm: Cơ quan ra QĐ về việc đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm phải lập biên bản ghi rõ số lượng tiền, tên và tình trạng tài sản đã được đặt và giao cho bị can hoặc bị cáo một bản Bị can, bị cáo vắng mặt không có lý do chính đáng theo giấy triệu tập của CQĐT, VKS, Tòa án Số tiền hoặc tài sản đã đặt sẽ bị sung quỹ Nhà nước Bị can, bị cáo sẽ bị áp dụng BPNC khác Bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan CQTHTT trả lại cho bị can, bị cáo số tiền hoặc tài sản đã đặt IV. HỦY BỎ, THAY THẾ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN 1. Hủy bỏ biện pháp ngăn chặn: (khoản 1 Đ. 94 BLTTHS) Hủy bỏ biện pháp ngăn chặn Trường hợp người đã yêu cầu KTVA rút Y/C trước ngày mở phiên tòa ST Các trường hợp được miễn TNHS (Đ. 19, 25, k 2 Đ. 69 BLHS) Khi VA được Đ/C Khi thấy không còn cần thiết Các trường hợp không được KTVAHS (Đ. 107 BLTTHS) Đã hết thời hạn ĐT mà không chứng minh được bị can đã thực hiện TP Khi VKS rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa ST 2. Thay thế biện pháp ngăn chặn: Thay thế BPNC là việc áp dụng một BPNC khác nghiêm khắc hoặc ít nghiêm khắc hơn BPNC đang được áp dụng, căn cứ vào yêu cầu của việc giải quyết vụ án, vào thái độ chấp hành pháp luật của bị can, bị cáo. Việc thay thế BPNC có thể do CQĐT, VKS, Tòa án quyết định tùy theo từng giai đoạn tố tụng và yêu cầu của giai đoạn đó. Đối với những BPNC do VKS phê chuẩn thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải do VKS quyết định.