Những vấn đề chung về hệ thống luật quốc tế như khái
niệm luật quốc tế, mối quan hệ giữa luật quốc tế và
pháp luật quốc gia, các chủ thể của luật quốc tế, nguồn
của luật quốc tế, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc
tế, tranh chấp và các phương thức giải quyết tranh
chấp quốc tế;
Luật quốc tế trong các vấn đề chuyên ngành: luật quốc
tế về dân cư, luật về điều ước quốc tế, luật về lãnh thổ,
luật biển quốc tế, luật về ngoại giao và lãnh sự,.
264 trang |
Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 689 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật quốc tế - Giới thiệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 August 2012 Trần Phú Vinh 1
LUẬT QUỐC TẾ
CHƯƠNG TRÌNH 2 TÍN CHỈ
Giảng viên:
Trần Phú Vinh
1 August 2012 Trần Phú Vinh 2
LUẬT QUỐC TẾ- Giới thiệu
Thời lượng
Mô tả môn học
Mục tiêu môn học
Phương pháp dạy và học
Phương pháp thi
Yêu cầu đối với người học
Tài liệu tham khảo
Phân bổ thời gian
Giảng viên
1 August 2012 Trần Phú Vinh 3
LUẬT QUỐC TẾ
Thời lượng: 9 buổi học
Mô tả môn học:
Những vấn đề chung về hệ thống luật quốc tế như khái
niệm luật quốc tế, mối quan hệ giữa luật quốc tế và
pháp luật quốc gia, các chủ thể của luật quốc tế, nguồn
của luật quốc tế, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc
tế, tranh chấp và các phương thức giải quyết tranh
chấp quốc tế;
Luật quốc tế trong các vấn đề chuyên ngành: luật quốc
tế về dân cư, luật về điều ước quốc tế, luật về lãnh thổ,
luật biển quốc tế, luật về ngoại giao và lãnh sự,.
1 August 2012 Trần Phú Vinh 4
LUẬT QUỐC TẾ- Mục tiêu môn học
1. Biết và phân biệt được hệ thống pháp luật quốc tế và pháp
luật quốc gia;
2. Biết và hiểu được cách thức hình thành pháp luật quốc tế, hệ
thống nguồn của luật quốc tế, các nguyên tắc cơ bản và các
chế định cơ bản của luật quốc tế, vị thế của Việt Nam trong
quan hệ với các nước về lãnh thổ, biên giới, ngoại giao, lãnh
sự;
3. Sử dụng đúng các thuật ngữ pháp lý khi nói, viết, diễn đạt vấn
đề có liên quan;
4. Vận dụng được các kiến thức trên vào việc nghiên cứu và
đánh giá những sự kiện thực tế trong quan hệ giữa các quốc
gia cũng như các chủ thể khác của luật quốc tế; và
5. Giải quyết được một số bài tập tình huống có liên quan.
1 August 2012 Trần Phú Vinh 5
LUẬT QUỐC TẾ-
Phương pháp dạy và học cơ bản
Trình bày bài giảng
Đặt câu hỏi- trả lời
Thảo luận
Nghiên cứu tình huống
Bài tập
Tranh luận
Viết bài nghiên cứu
1 August 2012 Trần Phú Vinh 6
LUẬT QUỐC TẾ-
Phương pháp thi CUỐI KỲ
Thi Viết
Được Sử dụng tài liệu
Thời gian thi: khoảng
75 phút
1 August 2012 Trần Phú Vinh 7
LUẬT QUỐC TẾ-
Yêu cầu đối với người học
Có sự hiểu biết và quan tâm nhất định về tình hình kinh
tế, xã hội, chính trị ở Việt Nam và thế giới;
Có sẵn những kiến thức thuộc môn học Pháp luật đại
cương hoặc Lý luận chung nhà nước- pháp luật và các
môn luật chuyên ngành cơ bản;
Đọc và nghiên cứu trước khi lên lớp các tài liệu bao gồm
tài liệu bài giảng, giáo trình, sách hoặc bài báo tham
khảo, văn bản pháp luật có liên quan, các tài liệu khác
theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn;
Chuẩn bị các câu trả lời cho phần các câu hỏi, bài tập
cho mỗi bài, chuẩn bị các vấn đề thắc mắc, phản biện;
Tích cực tham gia đóng góp ý kiến trong giờ học;
Có khả năng làm việc theo nhóm và thảo luận tại lớp;
Trình bày, phát biểu quan điểm nhóm và quan điểm cá
nhân.
1 August 2012 Trần Phú Vinh 8
LUẬT QUỐC TẾ-
Tài liệu tham khảo (1)
Giáo trình:
Giáo trình Luật Quốc tế – Trường Đại học Luật
Hà Nội, NXB. Công an nhân dân, 2008
Sách tham khảo:
Hệ thống Liên hợp quốc, Võ Anh Tuấn, NXB.
Chính trị quốc gia, 2004
Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của Luật biển
ở Việt Nam, NXB. Chính trị quốc gia, 2004
Sổ tay pháp lý cho người đi biển – Bộ ngoại
giao, NXB chính trị quốc gia, năm 2002
Các văn bản pháp luật về Công pháp quốc tế
và văn bản pháp luật Việt Nam có liên quan,
NXB. Chính trị quốc gia, 1999
1 August 2012 Trần Phú Vinh 9
LUẬT QUỐC TẾ-
Tài liệu tham khảo (2)
Bài báo tham khảo:
Ranh giới trên biển, Huy Duong:
Vấn đề vạch đường biên giới Biển giữa Việt Nam và một số quốc gia láng
giềng liên quan:
Hiệp ước Biên giới trên đất liền, HĐ phân định Vịnh Bắc Bộ VN-TQ:
Vấn đề xác lập chủ quyền lãnh thổ:
vie/luatphapquocte-vdoc-24086274.aspx
Internet:
Liên hợp quốc :
Toà án quốc tế
Văn bản pháp luật :
Hội hàng hải Việt Nam :
Bộ Ngoại giao Việt Nam: www.mofa.gov.vn
Biên giới lãnh thổ: www.biengioilanhtho.gov.vn
1 August 2012 Trần Phú Vinh 10
LUẬT QUỐC TẾ-
Tài liệu tham khảo (3)
Các văn bản pháp luật quốc tế :
1. Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945
2. Qui chế Tòa án quốc tế năm 1945
3. Công ước Viên về quan hệ ngoại giao năm 1961
4. Công ước Viên về quan hệ lãnh sự năm 1963
5. Công ước Viên về luật điều ước quốc tế năm
1969
6. Tuyên bố 1970 của Đại Hội đồng LHQ về các
nguyên tắc điều chỉnh quan hệ hợp tác, hữu nghị
giữa các quốc gia
7. Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm
1982
1 August 2012
Trần Phú Vinh
11
LUẬT QUỐC TẾ-
Tài liệu tham khảo (4)
Các văn bản pháp luật Việt nam:
1. Hiến pháp Việt Nam năm 1992
2. Luật Biên giới quốc gia năm 2003
3. Luật Biển Việt Nam năm 2012
4. Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHN Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp
giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam (12/05/1977)
5. Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHN Việt Nam về đường cơ sở dùng
để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam (12/11/1982)
6. Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHN Việt Nam về vùng trời Việt Nam
(05/06/1984)
7. Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại
giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt
Nam (22/08/1993)
8. Pháp lệnh về cơ quan đại diện nước CHXHN Việt Nam ở nước ngoài
(02/12/1993)
9. Pháp lệnh về hàm cấp ngoại giao (31/05/1995)
10. Pháp lệnh lãnh sự (13/11/1990)
11. Pháp lệnh lực lượng cảnh sát biển Việt Nam (28/03/1998)
12. Luật Quốc tịch năm 2008
13. Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005
1 August 2012 Trần Phú Vinh 12
LUẬT QUỐC TẾ-
Phân bổ thời gian
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về Luật Quốc tế:
buổi 1
Chương 2: Những nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc
tế: buổi 2
Chương 3: Luật Điều ước quốc tế: buổi 3
Chương 4: Dân cư trong luật quốc tế: buổi 4
Chương 5: Luật Quốc tế về lãnh thổ và biên giới quốc
gia: buổi 5
Chương 6: Luật Biển Quốc tế: buổi 6
Chương 7: Luật Ngoại giao và Lãnh sự: buổi 7
Chương 8: Giải quyết tranh chấp quốc tế: buổi 8
Ôn tập
CÁC NỘI DUNG
ĐỊNH HƯỚNG CHUẨN BỊ
TRƯỚC KHI ĐẾN LỚP-
MÔN LUẬT QUỐC TẾ
Giảng viên:
Trần Phú Vinh
1 August 2012 Trần Phú Vinh 14
Nội dung chuẩn bị các Chương
Chương 1:
1. Khái niệm luật quốc tế.
2. Phân tích các đặc trưng của luật quốc tế để so sánh với pháp
luật quốc gia.
3. Các loại nguồn của luật quốc tế. Điều kiện để được coi là
nguồn cơ bản của luật quốc tế? Sự khác nhau giữa các nguồn
LQT với nguồn của pháp luật Việt Nam?
4. Mối quan hệ giữa các loại nguồn của luật quốc tế.
5. Chủ thể của luật quốc tế. Phân biệt với chủ thể của pháp luật
quốc gia.
6. Mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế.
1 August 2012 Trần Phú Vinh 15
Nội dung chuẩn bị các Chương
Chương 2:
1. Thế nào là nguyên tắc cơ bản của luật quốc
tế ?
2. Có bao nhiêu nguyên tắc cơ bản của luật quốc
tế ? Tên của chúng ?
3. Nguyên tắc nào có ngoại lệ, nguyên tắc nào
không có ngoại lệ ?
4. Nội dung, ý nghĩa của từng nguyên tắc.
5. Các phương thức giải quyết tranh chấp quốc
tế .
6. Tại sao nói các nguyên tắc này có mối tương
hỗ lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất ?
7. Tìm 1 số ví dụ liên quan đến từng nguyên tắc.
1 August 2012 Trần Phú Vinh 16
Nội dung chuẩn bị các Chương
Chương 3:
1. Khái niệm, nguồn và các nguyên tắc cơ bản của luật ĐƯQT
2. Xác định các đặc trưng của ĐƯQT.
3. Xác định và cho ví dụ về tên gọi một số loại ĐƯQT.
4. Phân biệt ĐƯQT và tập quán quốc tế.
5. Vị trí của ĐƯQT trong hệ thống các nguồn của luật quốc tế.
6. Xác định thẩm quyền và trình tự ký kết ĐƯQT.
7. Vấn đề bảo lưu ĐƯQT và ý nghĩa của việc đó.
8. Hiệu lực của ĐƯQT và vấn đề thực hiện điều ước.
9. Tìm một số ví dụ về ĐƯQT có thể không phát sinh được hiệu lực.
10. Pháp luật VN và pháp luật quốc tế về vấn đề ký kết, gia nhập và
thực hiện các ĐƯQT của Việt Nam.
11. Thực tiễn vấn đề ký kết, gia nhập và thực hiện các ĐƯQT của
Việt Nam.
1 August 2012 Trần Phú Vinh 17
Nội dung chuẩn bị các Chương
Chương 4:
1. Xác định vai trò của dân cư trong một quốc gia.
2. Khái niệm và phân loại dân cư.
3. Khái niệm và đặc điểm của quốc tịch.
4. Quy chế pháp lý về việc xác lập và chấm dứt quốc tịch.
So sánh với pháp luật Việt Nam.
5. Vấn đề người không có quốc tịch và nhiều quốc tịch.
Những hệ quả pháp lý của nó.
6. Người nước ngoài và các chế độ đãi ngộ.
7. Việc bảo hộ công dân: sự cần thiết và các biện pháp.
8. Quy định của pháp luật VN trong trường hợp nhiều người
quốc tịch hoặc không có quốc tịch.
9. Những ví dụ về trường hợp bảo hộ công dân trên thế
giới.
1 August 2012 Trần Phú Vinh 18
Nội dung chuẩn bị các Chương
Chương 5:
1. Khái niệm và các bộ phận cấu thành lãnh thổ.
2. Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia.
3. Vẽ sơ đồ các bộ phận của lãnh thổ quốc gia.
4. Quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia.
5. Phân tích tính chất chủ quyền quốc gia trên từng vùng
lãnh thổ.
6. Các kiểu biên giới quốc gia.
7. Phân biệt các loại mốc.
8. Nguyên tắc xác định biên giới quốc gia.
9. Vấn đề biên giới nếu có sự thay đổi về địa lý.
10. Tìm thực tiễn VN về biên giới và lãnh thổ.
11. Các điều ước quốc tế của VN về biên giới.
1 August 2012 Trần Phú Vinh 19
Nội dung chuẩn bị các Chương
Chương 6:
1. Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia.
2. Các vùng biển quốc gia có quyền chủ quyền.
3. Các vùng biển nằm ngoài phạm vi chủ quyền và quyền chủ quyền
của quốc gia ven biển.
4. Quy chế pháp lý ở từng vùng biển.
5. Phân biệt: «chủ quyền hòan toàn và tuyệt đối» với «chủ quyền hoàn
toàn và đầy đủ»
6. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải:
a. Các loại đường cơ sở
b. Ý nghĩa của đường cơ sở
7. Chiều rộng của các vùng biển.
8. Ví dụ về những vụ tranh chấp về biển trên thế giới.
9. Thực tiễn tranh chấp trong vùng biển Đông.
1 August 2012 Trần Phú Vinh 20
Nội dung chuẩn bị các Chương
Chương 7:
1. Khái niệm và các nguyên tắc của luật ngoại giao và lãnh sự.
2. Hệ thống các cơ quan quan hệ đối ngoại ở trong nước và ngoài
nước.
3. Tại sao phải có các cơ quan này?
4. So sánh chức năng ngoại giao và chức năng lãnh sự.
5. So sánh quan hệ ngoại giao với quan hệ lãnh sự.
6. Phân biệt cấp bậc, hàm và chức vụ ngoại giao.
7. So sánh quyền ưu đãi và miễn trừ đối với cơ quan đại diện ngoại
giao và cơ quan lãnh sự.
8. So sánh quyền ưu đãi và miễn trừ đối với viên chức ngoại giao và
viên chức lãnh sự.
9. Thực tiễn quan hệ ngoại giao và lãnh sự giữa VN và các nước.
10. Một số ví dụ về sự căng thẳng trong quan hệ ngoại giao trên thế giới.
1 August 2012 Trần Phú Vinh 21
Nội dung chuẩn bị các Chương
Chương 8:
1. Khái niệm, phân loại, nguồn, nguyên tắc, ý nghĩa của việc giải
quyết các tranh chấp quốc tế.
2. Phân biệt tình thế và tranh chấp.
3. Các biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế. Ưu
nhược điểm của từng biện pháp.
4. Ví dụ thực tiễn về những vụ tranh chấp và cách thức giải
quyết.
5. Những đảm bảo cho việc giải quyết tranh chấp.
NỘI DUNG
CÁC CHƯƠNG
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN
VỀ LUẬT QUỐC TẾ
TRẦN PHÚ VINH
August 1, 2012 Trần Phú Vinh 24
GIỚI THIỆU
1.KHÁI NIỆM LQT
2.NGUỒN CỦA LQT
3.CHỦ THỂ CỦA LQT
4.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA LQT
August 1, 2012 Trần Phú Vinh 25
VĂN BẢN PHÁP LUẬT CHỦ YẾU
• Hiến chương Liên hợp quốc
• Quy chế tòa án quốc tế của
Liên hợp quốc
August 1, 2012 Trần Phú Vinh 26
1. KHÁI NIỆM LQT
KHÁI NIỆM LQT
CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA
LQT:
Đối tượng điều chỉnh
Chủ thể của LQT
Trình tự xây dựng và hình thành
quy phạm
Cưỡng chế tuân thủ LQT
August 1, 2012 Trần Phú Vinh 27
Khái niệm Luật quốc tế
Luật quốc tế là một hệ thống pháp luật độc lập:
Bao gồm những nguyên tắc, những qui phạm pháp luật
được các quốc gia và các chủ thể khác tham gia quan
hệ pháp luật quốc tế thoả thuận xây dựng nên trên cơ
sở tự nguyện và bình đẳng, thông qua đấu tranh và
thương lượng
nhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt (chủ yếu là
quan hệ chính trị) giữa các chủ thể của Luật quốc tế với
nhau (trước tiên và chủ yếu là các quốc gia)
khi cần thiết, được bảo đảm thực hiện bằng những biện
pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thể do chính các chủ
thể của Luật quốc tế thi hành, và bằng sức đấu tranh
của nhân dân và dư luận tiến bộ thế giới.
August 1, 2012 Trần Phú Vinh 28
Các đặc trưng cơ bản của
Luật quốc tế
• Đối tượng điều chỉnh của Luật quốc
tế
• Chủ thể của Luật quốc tế
• Trình tự xây dựng và hình thành
các qui phạm của Luật quốc tế
• Cưỡng chế tuân thủ Luật quốc tế
August 1, 2012 Trần Phú Vinh 29
Đối tượng điều chỉnh của Luật quốc tế
• Là những quan hệ nhiều mặt
trong đời sống quốc tế: quan
hệ chính trị, kinh tế, văn hóa,
khoa học - kỹ thuật,...
• Chủ yếu là những quan hệ
chính trị.
August 1, 2012 Trần Phú Vinh 30
Chủ thể của Luật quốc tế
Chủ thể trước tiên và cơ bản của Luật quốc tế
là các quốc gia có chủ quyền
Các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập
Các tổ chức quốc tế liên chính phủ (liên quốc
gia)
Một vài thực thể khác (Các vùng lãnh thổ,
Vatican)
August 1, 2012 Trần Phú Vinh 31
Trình tự xây dựng và hình thành
các qui phạm của Luật quốc tế
Không có cơ quan hay thiết chế nào có thẩm
quyền (không có cơ quan lập pháp) để xây
dựng các qui phạm pháp luật của Luật quốc tế;
Con đường duy nhất để hình thành những qui
phạm Luật quốc tế là sự thỏa thuận giữa các
quốc gia, họ tự đặt ra các qui tắc xử sự để tuân
theo dưới hình thức ký kết các điều ước quốc tế
hoặc công nhận các tập quán quốc tế;
Quốc gia là chủ thể chủ yếu của Luật quốc tế
và là chủ thể chủ yếu xây dựng nên qui phạm
Luật quốc tế.
August 1, 2012 Trần Phú Vinh 32
Cưỡng chế tuân thủ Luật quốc tế
Không có cơ quan nào ấn định một chế tài
hữu hiệu để bảo vệ các qui phạm Luật quốc
tế. Các quốc gia tham gia thỏa thuận xây
dựng các nguyên tắc và qui phạm của Luật
quốc tế có trách nhiệm thỏa thuận qui
định các biện pháp cưỡng chế riêng lẻ
hay tập thể với điều kiện phải tuân thủ các
nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế.
Trong trường hợp không có thỏa thuận về
biện pháp cưỡng chế, các quốc gia có
quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế
riêng lẻ hoặc tập thể.
August 1, 2012 Trần Phú Vinh 33
2. NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ
Khái niệm
Cơ sở pháp lý
Các loại nguồn
August 1, 2012 Trần Phú Vinh 34
2. NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ-
Khái niệm
Nguồn của Luật quốc tế là những
hình thức biểu hiện sự tồn tại,
hay chứa đựng các nguyên tắc và
qui phạm pháp luật quốc tế do
các chủ thể của Luật quốc tế xây
dựng nên.
August 1, 2012 Trần Phú Vinh 35
2. NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ-
Cơ sở pháp lý
Điều 38(1) Qui chế Tòa án quốc tế qui định: Tòa án, với
chức năng là giải quyết phù hợp với Luật quốc tế các
vụ tranh chấp được chuyển đến Tòa, sẽ áp dụng:
Các công ước quốc tế, chung hoặc riêng, thiết lập ra
những qui phạm được các bên tranh chấp thừa nhận;
Các tập quán quốc tế như một chứng cứ thực tiễn
chung, được thừa nhận như luật;
Những nguyên tắc chung của luật được các quốc gia
văn minh thừa nhận;
các án lệ và các học thuyết của các chuyên gia có
chuyên môn cao nhất về Luật quốc tế của nhiều quốc
gia được coi là phương tiện để xác định các qui phạm
pháp luật.
August 1, 2012 Trần Phú Vinh 36
3. NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ-
Các loại nguồn
• Điều ước quốc tế
• Tập quán quốc tế
• Những nguyên tắc chung của luật
• Các phán quyết của tòa án
• Các học thuyết về luật quốc tế
• Nghị quyết của các tổ chức quốc tế
liên quốc gia
August 1, 2012 Trần Phú Vinh 37
3. CHỦ THỂ CỦA LUẬT QUỐC TẾ
Khái niệm
Phân loại
August 1, 2012 Trần Phú Vinh 38
3. CHỦ THỂ CỦA LUẬT QUỐC
TẾ- Khái niệm
Chủ thể của LQT là thực thể độc
lập tham gia vào quan hệ do
pháp luật quốc tế điều chỉnh, có
đầy đủ quyền, nghĩa vụ và khả
năng gánh vác trách nhiệm pháp
lý do hành vi của chính chủ thể
thực hiện.
August 1, 2012 Trần Phú Vinh 39
3. CHỦ THỂ CỦA LUẬT QUỐC
TẾ- Các loại chủ thể
1. Các quốc gia
2. Các dân tộc đang đấu tranh
giành quyền tự quyết
3. Các tổ chức quốc tế liên chính
phủ (liên quốc gia)
4. Một vài thực thể khác (Các
vùng lãnh thổ, Vatican)
August 1, 2012 Trần Phú Vinh 40
4. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
CỦA LUẬT QUỐC TẾ
1.Luật quốc tế cổ đại (thời kỳ
chiếm hữu nô lệ)
2.Luật quốc tế trung đại (thời
kỳ phong kiến)
3.Luật quốc tế cận đại (thời
kỳ tư bản chủ nghĩa)
4.Luật quốc tế hiện đại
August 1, 2012 Trần Phú Vinh 41
Luật quốc tế cổ đại- Đặc điểm
Chịu ảnh hưởng của chiến tranh
Mang tính chất khu vực
August 1, 2012 Trần Phú Vinh 42
Luật quốc tế cổ đại-
Chế định và Quy phạm
Khoa học Luật quốc tế chưa hình thành
Xuất hiện những qui định làm giảm nhẹ
mức độ tàn khốc chiến tranh như cấm dùng
thuốc độc và vũ khí tẩm thuốc độc
Luật ngoại giao phát triển, xuất hiện các cơ
quan đại diện ngoại giao ở các nước
Đã có mầm mống của nguyên tắc tôn trọng
các cam kết quốc tế (Pacta sunt servanda)
Các luật gia La Mã đã có những đóng góp
đáng kể cho sự ra đời của thuật ngữ Luật
quốc tế, luật vạn dân
August 1, 2012 Trần Phú Vinh 43
Luật quốc tế trung đại- Đặc điểm
Vua chúa phong kiến vừa nắm quyền chính
trị và vật chất trong tay, ranh giới giữa
công việc quốc gia và tư nhân trộn lẫn nhau
những vấn đề chủ quyền của quốc gia là
chủ quyền của vua vì vua là người duy nhất
nắm quyền. Vua chúa phong kiến là chủ
thể của Luật quốc tế.
Tôn giáo phát triển mạnh và Luật quốc tế
mang màu sắc tôn giáo. Nhà thờ thường
đóng vai trò quan trọng trung gian giải
quyết các tranh chấp quốc tế.
August 1, 2012 Trần Phú Vinh 44
Luật quốc tế trung đại-
Chế định và Quy phạm
Khoa học Luật quốc tế đã được hình thành
như là một ngành khoa học độc lập.
Thế kỷ 14, xuất hiện hai chế định “Luật
chiến tranh và hòa bình” và “Tự do trên
Biển cả”, dần dần trở thành nền tảng của
Luật quốc tế.
Nhiều nguyên tắc, chế định trong lĩnh vực
thương mại, ngoại giao đã được phát triển.
Do quan hệ thương mại, hàng hải phát
triển nhiều tập quán buôn bán được hình
thành Những nguyên tắc bình đẳng về chủ
quyền quốc gia được hình thành.
August 1, 2012 Trần Phú Vinh 45
Luật quốc tế cận đại- Đặc điểm
Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trên trường
quốc tế, là công cụ để giai cấp tư sản duy trì sự
thống trị và bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.
Luật quốc tế chỉ áp dụng đối với những quốc gia
văn minh (1856), chỉ bảo vệ lợi ích của những quốc
gia mạnh. Chỉ những quốc gia văn minh mới được
coi là chủ thể của Luật quốc tế.
Điều ước quốc tế xuất hiện ngày càng nhiều.
Lần đầu tiên trong lịch sử, một số tổ chức quốc tế
đã xuất hiện: Liên minh điện tín quốc tế 1865, Liên
minh bưu chính viễn thông thế giới 1879.
August 1, 2012 Trần Phú Vinh 46
Luật quốc tế cận đại-
Chế định và Quy phạm
Các nguyên tắc của Luật quốc tế được
hình thành mang tính chất quốc tế
rộng rãi;
Chế định quốc tịch xuất hiện;
Luật chiến tranh, luật ngoại giao, luật
lãnh sự vẫn tiếp tục được bổ sung;
Xuất hiện nhiều điều ước bất bình
đẳng.
August 1, 2012 Trần Phú Vinh 47
Luật quốc tế hiện đại- Đặc điểm
Sau Cách mạng tháng Mười Nga, Luật quốc tế
có nội dung tiến bộ, biến đổi sâu sắc. Xuất hiện
nhiều nguyên tắc dân chủ, tiến bộ: nguyên tắc
chống chiến tranh xâm lược, coi chiến tranh
xâm lược là tội ác lớn nhất chống nhân loại;
Quan hệ giữa các quốc gia được xây dựng trên
những qui phạm, nguyên tắc tiến bộ hơn so với
thời kỳ trước, kế thừa được tinh hoa của thời
kỳ trước;
Trong thời kỳ này xuất hiện ngày càng nhiều
các tổ chức quốc tế liên quốc gia với tính chất,
phạm vi, chức năng, tổ chức khác nhau.
August 1, 2012 Trần Phú Vinh 48
Luật quốc tế hiện đại-
Chế định và Quy phạm
Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc
Ngày 24/10/1970 tại khóa họp thứ 25
Đại hội đồng Liên h