Luật tố tụng dân sự - Chương IX: Luật tố tụng dân sự Việt Nam

I. Khái quát chung về luật tố tụng dân sự Việt Nam 1. Khái niệm Luật tố tụng dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự, nhằm nhanh chóng bảo vệ kịp thời lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong xã hội (theo điều 1, Bộ luật tố tụng dân sự)

pdf13 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 685 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật tố tụng dân sự - Chương IX: Luật tố tụng dân sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IX LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM I. Khái quát chung về luật tố tụng dân sự Việt Nam 1. Khái niệm Luật tố tụng dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự, nhằm nhanh chóng bảo vệ kịp thời lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong xã hội (theo điều 1, Bộ luật tố tụng dân sự) 2. Đối tượng điều chỉnh Luật tố tụng dân sự điều chỉnh ba nhóm quan hệ sau trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự tại tòa án và quá trình thi hành bản án, quyết định của Tòa án: + Quan hệ phát sinh giữa cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng; + Quan hệ giữa những cơ quan tiến hành tố tụng với nhau; + Quan hệ giữa những người tham gia tố tụng với nhau; + Chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự - Các cơ quan tiến hành tố tụng gồm: Tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự. - Người tiến hành tố tụng gồm: Chánh án Tòa án, thẩm phán, thư ký tòa án, hội thẩm nhân dân; Viện trưởng viện kiểm sát và kiểm sát viên; Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự và chấp hành viên. Khác với tố tụng hình sự, trong tố tụng dân sự VKS không tham gia vào tất cả các vụ án, mà chỉ tham gia một số trường hợp theo quy định pháp luật. * Người tham gia tố tụng gồm: Trong giai đoạn Tòa án người tham gia tố tụng là: - Đương sự trong vụ án dân sự là những cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia vào vụ án với vai trò là: + Nguyên đơn; + Bị đơn; + Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. - Người đại diện cho đương sự; - Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự; - Người làm chứng; - Người giám định; - Người phiên dịch Trong giai đoạn Thi hành án người tham gia tố tụng là: - Người phải thi hành án; - Người được thi hành án; - Người có quyền, nghĩa vụ liên quan; 3. Phương pháp điều chỉnh: Luật tố tụng dân sự sử dụng hai phương pháp sau: + Phương pháp quyền uy – phục tùng: được sử dụng để tác động đến quan hệ giữa cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng với những người tham gia tố tụng. + Phương pháp bình đẳng thỏa thuận: được sử dụng để điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa các đương sự trong vụ việc dân sự. Trong quá trình giải quyết vụ việc đương sự thể hiện quyền tự định đoạt của mình như: khởi kiện, hòa giải, rút đơn kiện, yêu cầu hoặc không yêu cầu thi hành án. II. Thủ tục giải quyết vụ việc và thi hành án dân sự 1. Thủ tục giải quyết vụ án dân sự: Vụ án dân sự: là những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án trong các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động. Quá trình giải quyết vụ án dân sự qua các bước sau: - Khởi kiện vụ án dân sự; - Thụ lý vụ án dân sự; - Thu thập chứng cứ - Hòa giải - Xét xử sơ thẩm; - Xét xử phúc thẩm; - Xét lại bản án theo trình tự đặc biệt: tái thẩm và giám đốc thẩm. Kết quả xét xử của vụ án dân sự là bản án; nếu tranh chấp kết thúc bằng hòa giải thành hoặc rút đơn thì Tòa án ra quyết định * Lưu ý: - Trong tố tụng dân sự trách nhiệm chứng minh thuộc về các đương sự (trong tố tụng hình sự trách nhiệm chứng minh thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng). - Thẩm quyền của Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm phân chia rất phức tạp quy định từ điều 25 đến 37 của Bộ luật tố tụng dân sự. Nhìn chung có thể khái quát : + Tòa án sơ thẩm là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, sinh sống. + Tòa án cấp huyện giải quyết hầu hết các loại tranh chấp thuộc thẩm quyền của TA nói chung trừ một số tranh chấp KDTM theo quy định. + Tòa án cấp huyện không giải quyết những tranh chấp có yếu tố nước ngoài. • Tranh chấp dân sự phải được khởi kiện trong thời hiệu do pháp luật quy định mới được thụ lý giải quyết. Thời hiệu khởi kiện quy định chung là 02 năm kể từ ngày quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Thời hiệu này có thể không phải 02 năm một số trường hợp đặc biệt do pháp luật có quy định khác (lao động: 01 năm; bảo hiểm: 03 năm; thừa kế: 10 năm; yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho người chết: 03 năm ). • Để được thụ lý giải quyết người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí (trừ những trường hợp được miễn). • So sánh giữa tố tụng dân sự và tố tụng hình sự. 2. Thủ tục giải quyết việc dân sự: Việc dân sự: là việc các cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp nhưng có yêu cầu Toà án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ chủ thể hoặc công nhận quyền pháp lý của chủ thể về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Để giải quyết việc dân sự Tòa án không tiến hành mở phiên tòa, mà mở phiên họp. Phiên họp thực hiện bởi một thẩm phán được phân công thụ lý giải quyết + đại diện viện kiểm sát = thư ký ghi biên bản. Người yêu cầu và những cá nhân, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc yêu cầu cũng được triệu tập đến tham gia phiên họp. Quyết định giải quyết việc dân sự cũng có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm tương tự như bản án dân sự. Nhưng thời hạn kháng cáo, kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự ngắn hơn, chỉ có 07 ngày. 3. Thủ tục thi hành án Cơ quan có thẩm quyền thi hành án dân sự gồm: Chi cục thi hành án dân sự (cấp huyện) và cục thi hành án dân sự (cấp tỉnh). • Những bản án, quyết định được đưa ra thi hành gồm: + Bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; + Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm; + Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án; + BA – QĐ dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã có quyết định của Toà án VN công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. - Những bản án, quyết định sau đây được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định (về cấp dưỡng, trả công lao động, nhận người lao động trở lại làm việc, trả lương, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất tinh thần của công dân; QĐ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời). • Thủ tục yêu cầu thi hành án: - Người được thi hành án phải nộp đơn yêu cầu thi hành án theo mẫu, trong thời hạn luật định (thời hiệu thi hành án là 03 năm). - Kèm theo đơn yêu cầu phải cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án; - Người phải thi hành án sẽ có thời gian để tự nguyện thi hành. Hết thời gian tự nguyện sẽ bị cưỡng chế. - Người được thi hành án phải nộp phí thi hành án.