Luật tố tụng dân sự - Những nội dung cơ bản của tố tụng dân sự

I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ II. TÀI SẢN VÀ QUYỀN SỞ HỮU III. NGHĨA VỤ DÂN SỰ VÀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ IV. TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ V. THỪA KẾ VI. QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VII. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TỐ TỤNG DÂN SỰ.

pdf53 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 679 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật tố tụng dân sự - Những nội dung cơ bản của tố tụng dân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Please purchase a personal license. LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thu Ba Khoa Luật Đại học KTQD email: bgtb@hn.vnn.vn 2Nội dung chương 6 I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ II. TÀI SẢN VÀ QUYỀN SỞ HỮU III. NGHĨA VỤ DÂN SỰ VÀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ IV. TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ V. THỪA KẾ VI. QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VII. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TỐ TỤNG DÂN SỰ. 3I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ  Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật dân sự  Nguồn và hệ thống pháp luật dân sự  Quan hệ pháp luật dân sự. 4Đối tượng điều chỉnh  Quan hệ tài sản là những quan hệ xã hội gắn liền và thông qua một tài sản  Quan hệ nhân thân là những quan hệ xã hội phát sinh từ một giá trị tinh thần (giá trị nhân thân) của một cá nhân hay một tổ chức và luôn luôn gắn liền với một chủ thể nhất định. 5Phương pháp điều chỉnh  Phương pháp bình đẳng thỏa thuận  Sự bình đẳng của các chủ thể dựa trên cơ sở sự độc lập về mặt tài sản và tổ chức.  Việc xác lập và giải quyết những quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân chủ yếu do ý chí và vì lợi ích của chính các chủ thể là cá nhân, tổ chức tham gia vào các quan hệ đó. 6Nguồn của pháp luật dân sự  Hiến pháp1992  Bộ luật dân sự 2005  Các đạo luật và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan do các cơ quan nhà nước trung ương ban hành như Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, Luật doanh nghiệp năm 2005, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000  Các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên  Một số tập quán quốc tế. 7Phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự 2005 Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự (nghĩa rộng) bao gồm: - Quan hệ dân sự (nghĩa hẹp) - Quan hệ hôn nhân và gia đình - Quan hệ kinh doanh, thương mại - Quan hệ lao động. 8Hệ thống pháp luật dân sự (C cu B lut dân s)  Phần chung là phần quy định về nhiệm vụ, những nguyên tắc cơ bản của luật dân sự, xác định địa vị pháp lý của các loại chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự và những vấn đề chung nhất của luật dân sự như vấn đề thời hạn, thời hiệu.  Phần riêng bao gồm những quy phạm pháp luật được sắp xếp thành các chế định pháp luật điều chỉnh từng mặt, từng lĩnh vực cụ thể của quan hệ pháp luật dân sự. 9Quan hệ pháp luật dân sự  Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự  Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự  Nội dung của quan hệ pháp luật dân sự. 10 Các loại chủ thể  Cá nhân, pháp nhân - Chủ thể chủ yếu  Hộ gia đình, tổ hợp tác - Chủ thể hạn chế  Nhà nước - Chủ thể đặc biệt. 11 Những mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân 1) Không có năng lực hành vi dân sự (Người dưới 6 tuổi) 2) Năng lực hành vi dân sự đầy đủ (Người đủ 18 tuổi trở lên và có nhận thức bình thường) 3) Năng lực hành vi dân sự không đầy đủ (Người từ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi) 4) Mất năng lực hành vi dân sự (Người không có nhận thức bình thường) 5) Hạn chế năng lực hành vi dân sự (Người bị Tòa án ra quyết định tuyên bố bị chế năng lực hành vi dân sự) 12 Pháp nhân trong pháp luật dân sự  Những điều kiện để một tổ chức có tư cách pháp nhân  Các loại pháp nhân  Ý nghĩa của vấn đề tư cách pháp nhân. 13 Các chế định của Phần riêng  Tài sản và quyền sở hữu  Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự  Thừa kế  Những quy định về chuyển quyền sử dụng đất  Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. 14 II. TÀI SẢN VÀ QUYỀN SỞ HỮU  Khái niệm về tài sản  Khái niệm, nội dung quyền sở hữu tài sản  Các hình thức sở hữu ở Việt Nam. 15 Khái niệm về tài sản  Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.  Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ. 16 Phân loại tài sản  Bất động sản bao gồm:  Đất đai  Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;  Các tài sản khác gắn liền với đất đai;  Các loại tài sản khác do pháp luật quy định.  Động sản là những tài sản không phải là bất động sản. 17 Khái niệm sở hữu và quyền sở hữu  Sở hữu (quan hệ sở hữu) là mối quan hệ xã hội về việc chiếm hữu những của cải vật chất trong xã hội.  Quyền sở hữu là biểu hiện về mặt pháp lý của các quan hệ sở hữu. Đó là những quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân hay các chủ thể khác trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. 18 Nội dung quyền sở hữu  Quyền chiếm hữu  Quyền sử dụng  Quyền định đoạt. 19 Các hình thức sở hữu ở Việt Nam a) Sở hữu Nhà nước b) Sở hữu tập thể c) Sở hữu tư nhân d) Sở hữu chung đ) Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. 20 III. NGHĨA VỤ DÂN SỰ VÀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ  Khái niệm và các căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự  Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự  Hợp đồng dân sự. 21 Khái niệm nghĩa vụ dân sự Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (gọi chung là bên có quyền)" (Điều 280 Bộ luật dân sự). 22 Các căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự  Hợp đồng dân sự;  Hành vi pháp lý đơn phương;  Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật;  Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật;  Thực hiện công việc không có uỷ quyền;  Những căn cứ khác do pháp luật quy định. 23 Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự 1. Cầm cố tài sản 2. Thế chấp tài sản 3. Đặt cọc 4. Ký cược 5. Ký quỹ 6. Bảo lãnh 7. Tín chấp. 24 Hợp đồng dân sự  Khái niệm hợp đồng dân sự  Phân loại hợp đồng dân sự  Giao kết hợp đồng dân sự  Thực hiện hợp đồng dân sự. 25 Khái niệm hợp đồng dân sự “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. (Điều 388 Bộ luật dân sự 2005). 26 Phân loại hợp đồng dân sự Theo tính chất của nghĩa vụ và hiệu lực của hợp đồng:  Hợp đồng song vụ  Hợp đồng đơn vụ  Hợp đồng chính  Hợp đồng phụ  Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba  Hợp đồng có điều kiện. 27 Phân loại hợp đồng dân sự Theo đặc điểm về nội dung của quan hệ hợp đồng:  Hợp đồng dân sự thông dụng  Những hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất  Những hợp đồng trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. 28 Các loại hợp đồng dân sự thông dụng  Hợp đồng mua bán tài sản  Hợp đồng trao đổi tài sản  Hợp đồng tặng cho tài sản  Hợp đồng vay tài sản  Hợp đồng thuê tài sản  Hợp đồng mượn tài sản  Hợp đồng dịch vụ  Hợp đồng vận chuyển  Hợp đồng bảo hiểm  Hứa thưởng và thi có giải. 29 Những hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất  Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất  Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất  Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất  Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất  Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất  Hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất. 30 Những hợp đồng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ  Hợp đồng chuyển giao các quyền tài sản thuộc quyền tác giả, quyền liên quan.  Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu  Hợp đồng chuyển giao công nghệ đối với các đối tượng là bí quyết kỹ thuật, kiến thức kỹ thuật về công nghệ. Những hợp đồng trong lĩnh vực này đều phải lập thành văn bản. Hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp pháp luật có quy định. 31 Giao kết hợp đồng dân sự  Nguyên tắc giao kết  Chủ thể của hợp đồng dân sự  Hình thức của hợp đồng dân sự  Nội dung của hợp đồng dân sự. 32 Nguyên tắc giao kết  Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội;  Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. 33 Chủ thể của hợp đồng dân sự  Cá nhân  Pháp nhân  Hộ gia đình  Tổ hợp tác. 34 Hình thức của hợp đồng dân sự  Lời nói  Văn bản, kể cả thông điệp dữ liệu cũng được xác định là các hình thức có giá trị tương đương văn bản  Hành vi cụ thể. 35 Nội dung của hợp đồng dân sự Tùy theo từng loại hợp đồng mà các bên có thể thỏa thuận về những nội dung sau:  Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm;  Số lượng, chất lượng;  Giá, phương thức thanh toán;  Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;  Quyền nghĩa vụ của các bên;  Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;  Các nội dung khác. 36 Thực hiện hợp đồng dân sự  Nguyên tắc thực hiện  Giải thích hợp đồng  Bảo đảm thực hiện hợp đồng  Sửa đổi, đình chỉ, huỷ bỏ và chấm dứt hợp đồng. 37 IV. TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ Hai loại trách nhiệm dân sự:  Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ dân sự  Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 38 Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ dân sự  Trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ dân sự  Trách nhiệm bồi thường thiệt hại. 39 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng  Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân  Bồi thường thiệt hại của pháp nhân  Bồi thường thiệt hại trong những trường hợp cụ thể. 40 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân  Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường  Người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ, thì cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi, người mất năng lặc hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý (theo Điều 621 Bộ luật dân sự năm 2005).  Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của cha mẹ.  Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (Điều 606, 621 Bộ luật dân sự năm 2005). 41 Bồi thường thiệt hại của pháp nhân  Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao.  Nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả khoản tiền mà mình đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật lao động. 42 V. THỪA KẾ  Khái niệm thừa kế  Thừa kế theo di chúc  Thừa kế theo pháp luật. 43 Khái niệm thừa kế  Thừa kế là quan hệ xã hội về việc chuyển giao di sản của người chết cho những người sống.  Hai hình thức thừa kế là:  Thừa kế theo di chúc;  Thừa kế theo pháp luật. 44 Thừa kế theo di chúc  Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết  Thừa kế theo di chúc là việc chuyển di sản của người chết cho người sống bằng chính sự định đoạt của người có di sản theo di chúc được lập ra khi họ còn sống.  Người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc: + Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; + Con đã thành niên mà không có khả năng lao động. (Điều 669 Bộ luật dân sự năm 2005). 45 Thừa kế theo pháp luật  Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.  Diện thừa kế là phạm vi những người có quyền hưởng thừa kế xác định theo quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng giữa người thừa kế với người để lại thừa kế.  Hàng thừa kế thể hiện thứ tự được hưởng di sản của những người thừa kế được pháp luật quy định thành 3 hàng. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. 46 VI. QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ  Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ  Quyền tác giả và quyền liên quan  Quyền sở hữu công nghiệp  Quyền đối với giống cây trồng  Nội dung quyền sở hữu trí tuệ  Chuyển giao công nghệ  Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. 47 Khái niệm “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm: quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng”. (Điều 4 Khoản 1 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005). 48 Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ  Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả  Quyền sở hữu công nghiệp  Quyền đối với giống cây trồng. 49 Quyền tác giả và quyền liên quan  Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.  Quyền liên quan đến quyền tác giả (gọi tắt là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. 50 Quyền sở hữu công nghiệp  Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.  Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp: + Sáng chế + Kiểu dáng công nghiệp + Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn + Nhãn hiệu + Tên thương mại + Chỉ dẫn địa lý + Bí mật kinh doanh + Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. 51 Quyền đối với giống cây trồng Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. 52 Nội dung quyền sở hữu trí tuệ Bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của:  Các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan;  Chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp;  Tác giả, chủ văn bằng bảo hộ đối với giống cây trồng. Quyền tài sản trong quyền sở hữu trí tuệ là các đối tượng của chuyển giao công nghệ. 53 VII. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TỐ TỤNG DÂN SỰ Bộ luật tố tụng dân sự 2004, Luật thi hành án dân sự 2008  Thẩm quyền của Tòa án trong tố tụng dân sự  Các giai đoạn cơ bản của tố tụng dân sự - Thủ tục tại phiên tòa sơ thẩm: Khởi kiện và thụ lý vụ án; Hòa giải và chuẩn bị xét xử; Phiên tòa sơ thẩm. - Thủ tục tại phiên tòa phúc thẩm: Chuẩn bị xét xử phúc thẩm; Xét xử phúc thẩm. - Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật: Thủ tục giám đốc thẩm; Thủ tục tái thẩm - Thủ tục giải quyết việc dân sự - Thi hành bản án,quyết định dân sự của Tòa án./.
Tài liệu liên quan