CHƯƠNG VI
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÌNH SỰ
1. Khái niệm
Luật hình sự là một ngành luật trong hệ thống
pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp
luật do Nhà nước ban hành, xác định những hành
vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm, đồng thời xác
định hình phạt đối với tội phạm đó
15 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 845 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật tố tụng hình sự - Chương VI: Luật hình sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG VI
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÌNH SỰ
1. Khái niệm
Luật hình sự là một ngành luật trong hệ thống
pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp
luật do Nhà nước ban hành, xác định những hành
vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm, đồng thời xác
định hình phạt đối với tội phạm đó.
2. Đối tượng điều chỉnh
- Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự là các quan hệ
xã hội giữa Nhà nước và người phạm tội xuất hiện
khi người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm được
quy định là tội phạm trong luật hình sự.
3. Phương pháp điều chỉnh:
Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật là cách thức mà
Nhà nước sử dụng để tác động tới các chủ thể trong quan hệ
pháp luật của ngành luật đó.
Luật hình sự sử dụng phương pháp quyền uy – phục tùng.
Trong đó: Nhà nước là bên ra quyền và người phạm tội là
bên buộc phải phục tùng quyền lực của nhà nước, chấp nhận
sự cưỡng chế của nhà nước bằng các hình phạt để trả giá cho
hành vi phạm của mình.
4. Nguồn của luật hình sự
Bộ luật Hình sự năm 1999 (Luật số 15/1999/QH10)
được Quốc Hội khóa X thông qua tại kỳ họp thứ 6
ngày 21/12/1999. Bộ luật Hình sự 1999 thay thế cho
Bộ luật Hình sự năm 1985, bắt đầu có hiệu lực từ ngày
01/7/2000.
Luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung một số
điều theo Luật số 37/2009/QH12 được QH khóa 12
thông qua tại kỳ họp thứ 5 ngày 19/6/2009.
Cấu trúc: Bộ luật hình sự năm 1999 có lời nói đầu và 344
điều luật. Sau lần sửa đổi bổ sung vào năm 2009 luật hình sự
được bổ sung thêm 13 tội danh mới nhưng vẫn phân bố trong
các điều luật cũ bằng cách một số tội danh chia nhóm thành a-
b-c. Cấu trúc bộ luật chia thành hai phần là phần chung và
phần các tội phạm.
Phần chung: gồm 10 chương với 77 điều luật. Mỗi chương
trình bày về một vấn đề chung của luật hình sự
Phần các tội phạm: gồm 14 chương với 267 điều luật. Mỗi
chương điều chỉnh một nhóm tội phạm cụ thể.
II. TỘI PHẠM
1. Khái niệm:
Điều 8 Bộ luật Hình sự quy định, “Tội phạm là hành vi nguy
hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố
ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh
tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích
hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác
của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.”
2. Dấu hiệu đặc trưng của tội phạm
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội
- Trái pháp luật hình sự;
- Có lỗi của chủ thể
- Do chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện
- Phải chịu chế tài là hình phạt;
3. Phân loại:
- Dựa vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, tội
phạm được chia thành 04 loại: ít nghiêm trọng, nghiêm
trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
4. Cấu thành của tội phạm
• Mặt khách quan của tội phạm: hành vi phạm tội, hậu quả
xảy ra có liên hệ nhân quả với hành vi; có phương tiện,
công cụ, thời gian, địa điểm phạm tội.
• Mặt chủ quan: lỗi cố ý hoặc vô ý, động cơ, mục đích;
• Chủ thể tội phạm: cá nhân đủ tuổi, không bệnh tâm thần
hoặc bệnh khác mất khả năng nhận thức.
• Khách thể tội phạm: các quan hệ pháp luật được bảo vệ
trong Bộ luật hình sự.
5. Đồng phạm
a) Khái niệm:
Theo khoản 1 điều 20 Bộ luật Hình sự “Đồng phạm là
trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội
phạm”.
b) Đặc điểm:
- Mặt khách quan: Hành vi vi phạm do nhiều người cùng thực
hiện. Có thể có nhiều hành vi với các vai trò khác nhau:
giúp sức, tổ chức, xúi giục, thực hành.
- Chủ thể: ít nhất là hai người trở lên
- Mặt chủ quan: chỉ xảy ra ở lỗi cố ý.
III. HÌNH PHẠT
1. Khái niệm:
Điều 26, Bộ luật Hình sự quy định “Hình phạt là biện pháp
cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ
hoặc hạn chế quyền lợi ích của người phạm tội.
Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Tòa án
quyết định.”
2. Đặc điểm của hình phạt:
- Là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất
- Được quy định trong BLHS
- Chỉ do Tòa án áp dụng
- Chỉ áp dụng đối với người phạm tội (vi phạm pháp luật
hình sự), không áp dụng với các loại vi phạm khác.
3. Các loại hình phạt
a) Hình phạt chính:
- Cảnh cáo
- Phạt tiền
- Cải tạo không giam giữ
- Trục xuất
- Tù có thời hạn
- Tù chung thân
- Tử hình
b) Hình phạt bổ sung
- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định;
- Cấm cư trú
- Quản chế
- Tước một số quyền công dân;
- Tịch thu tài sản
- Phạt tiền (khi không áp dụng là hình phạt chính);
- Trục xuất (khi không áp dụng là hình phạt chính);
4. Nguyên tắc áp dụng hình phạt
- Mỗi tội chỉ áp dụng 01 hình phạt chính nhưng có thể áp
dụng nhiều hình phạt bổ sung. Nếu đã áp dụng phạt
tiền/trục xuất là hình phạt chính rồi thì không áp dụng
làm hình phạt bổ sung nữa.
- Phạm nhiều tội thì phải tổng hợp hình phạt theo quy
định BLHS.
- Không phạt tiền với người 14 – 16 tuổi
- Không áp dụng hình phạt tử hình với người chưa thành
niên, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng
tuổi;
- Không áp dụng chung thân với người chưa thành niên
Khi tổng hợp hình phạt thì một 03 ngày cải tạo không
giam giữ = 01 ngày tù; Hình phạt tù có thời hạn không
vượt quá 30 năm. Các hình phạt tiền thì cộng dồn lại
không có giới hạn tối đa.
Giải thích về chế định án treo