Mối quan hệ của luật sư với các cơ
quan tiến hành tố tụng
Do yêu cầu hoạt động nghề nghiệp, giữa luật sư với các cơ quan tiến
hành tố tụng trong thực tế đã hình thành mối quan hệ thường xuyên và
mật thiết. Việc xác định bản chất mối quan hệ này là một yêu cầu cần
thiết trong nhận thức pháp luật. Đồng thời việc quan tâm xây dựng, xác
lập mối quan hệ giữa luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng chính là
giúp thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp hơn, lành mạnh hơn, chủ động tích
cực hơn và trên hết nhằm đem đến những lợi ích cho công tác pháp luật
nói chung, hiệu quả hoạt động của luật sư nói riêng.
8 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 866 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật tố tụng hình sự - Mối quan hệ của luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mối quan hệ của luật sư với các cơ
quan tiến hành tố tụng
Do yêu cầu hoạt động nghề nghiệp, giữa luật sư với các cơ quan tiến
hành tố tụng trong thực tế đã hình thành mối quan hệ thường xuyên và
mật thiết. Việc xác định bản chất mối quan hệ này là một yêu cầu cần
thiết trong nhận thức pháp luật. Đồng thời việc quan tâm xây dựng, xác
lập mối quan hệ giữa luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng chính là
giúp thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp hơn, lành mạnh hơn, chủ động tích
cực hơn và trên hết nhằm đem đến những lợi ích cho công tác pháp luật
nói chung, hiệu quả hoạt động của luật sư nói riêng.
Hoạt động của luật sư là hoạt động nghề nghiệp, tự thân nó đã mang tính độc
lập tương đối. Hoạt động của luật sư là hoạt động bổ trợ tư pháp, nên tất yếu
liên quan đến hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng ở tất cả các giai
đoạn tố tụng. Hoạt động của luật sư không chỉ được quy định trong Luật Luật
sư, các Nghị định quy định chi tiết và Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Luật
sư mà gần như liên quan đến tất cả các văn bản pháp luật tố tụng, trên tất cả
các lĩnh vực tố tụng. Luật sư không chỉ xuất hiện trong định chế Người bào
chữa qua các vụ án hình sự mà còn là Người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho
đương sự hay Người đại diện cho đương sự trong các vụ án dân sự, hành
chính, kinh tế, lao động Luật sư không chỉ tham gia hoạt động tố tụng ở
Tòa án mà còn tham gia tố tụng trọng tài trong các vụ tranh chấp thương mại
giải quyết theo thủ tục Trọng tài. Khái quát lại, hoạt động của luật sư hiện
diện trong tất cả mối quan hệ pháp luật, tham gia bảo trợ pháp lý cho các tổ
chức và công dân ở nhiều tư cách tố tụng khác nhau.
Theo quan điểm chúng tôi, bản chất mối quan hệ giữa luật sư với các cơ quan
tiến hành tố tụng, mang các thuộc tính sau đây:
Quan hệ giữa luật sư với các công chức ở các cơ quan tiến hành tố tụng
là quan hệ giữa những đồng nghiệp trong công tác pháp luật.
Luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên về thực chất là những đồng
nghiệp của nhau, họ là những luật gia, người làm công tác pháp luật, người
thực thi pháp luật. Tuy cương vị và tư cách tố tụng mỗi người mỗi lúc có
khác nhau nhưng trên hết họ là những đồng nghiệp của nhau trong hệ thống
các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan tư pháp và bổ trợ tư pháp.
Phẩm chất của những người được xem là đồng nghiệp này có ảnh hưởng đến
thanh danh, uy tín của các cơ quan tiến hành tố tụng, của hệ thống các cơ
quan bảo vệ pháp luật nói chung. Dưới mắt công chúng và cũng là sự tồn tại
khách quan, họ là những người “cùng hội, cùng thuyền”. Chưa kể theo
truyền thống một số nước, những người này thường có sự chuyển hóa nghề
nghiệp cho nhau, chẳng hạn một người trước khi được xem xét bổ nhiệm
chức danh thẩm phán, nhất thiết phải trải qua cương vị luật sư với một số
thâm niên nhất định. Ở Việt Nam ta, theo Luật Luật sư, thì những người là
thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên đến tuổi hưu hoặc chuyển ngành,
có thể gia nhập đoàn luật sư để trở thành luật sư. Trong thực tế, mối quan hệ
giữa luật sư và công chức ở các cơ quan tiến hành tố tụng là mối quan hệ đan
xen, bổ sung lẫn nhau.
Quan hệ giữa luật sư với công chức các cơ quan tiến hành tố tụng là
quan hệ bình đẳng, tôn trọng vì công lý.
Sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau giữa những người làm công tác pháp luật
vốn là một truyền thống xuất phát từ quy định của pháp luật về quyền và
nghĩa vụ của mỗi chủ thể. Thái độ tôn trọng lẫn nhau giữa những đồng
nghiệp giúp cho mỗi người ý thức trách nhiệm hơn trước công việc và nâng
cao lòng tự trọng. Sự tôn trọng lẫn nhau giữa những người hoạt động pháp
luật làm cho tính tôn nghiêm ở chốn pháp đình càng được đề cao, tạo nên vẻ
đẹp cho“văn hóa pháp đình”, làm mẫu mực cho công chúng noi theo, làm
tấm gương trong việc tuyên truyền pháp luật!
Trong hoạt động nghề nghiệp, giữa các cơ quan và các cá nhân không tránh
khỏi có những lúc có ý kiến bất đồng, đối lập nhau Đó là điều tất nhiên
trong việc tìm ra chân lý, tuy nhiên đó cũng chỉ là sự bất đồng về quan điểm
pháp lý, chứ không nên và không thể là sự bất đồng, mâu thuẫn đối kháng
giữa những cá nhân và tổ chức cơ quan. Không thể đem những bất đồng về
quan điểm pháp lý vào cuộc sống đời thường, vào những quan hệ thường
nhật của những đồng nghiệp. Pháp đình phải là “ngôi nhà chung” của những
người làm công tác pháp luật!!
Quan hệ giữa luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng còn là quan hệ
phụ thuộc và hỗ tương nhau.
Khi xác định hoạt động luật sư là hoạt động bổ trợ tư pháp thì cũng đã hàm ý
hoạt động này phải có sự liên kết, phải mang yếu tố phụ thuộc, phải được sự
hỗ trợ từ nhiều phía. Ngược lại, các cơ quan tiến hành tố tụng cũng không thể
thiếu sự bổ trợ tư pháp từ luật sư.
Luật sư không phải là những người tiến hành tố tụng nhưng hoạt động tố tụng
không thể thiếu vắng luật sư!
Sự có mặt của luật sư không chỉ do yêu cầu của đương sự mà trong nhiều
trường hợp là do sự trưng cầu của Tòa án hoặc Viện kiểm sát hoặc do cơ
quan điều tra Trong nhiều trường hợp, sự hiện diện của luật sư là bắt buộc,
không thể thiếu. Nếu thiếu vắng luật sư thì hoạt động tố tụng sẽ bị đình trệ,
gián đoạn, không tiến hành được.
Xuất phát từ đặc điểm và thuộc tính này, sự hỗ trợ, phối hợp, giúp đỡ lẫn
nhau để hoàn thành nhiệm vụ là điều không thể thiếu giữa những người hoạt
động tố tụng.
Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động, bản chất công việc của luật sư, mối quan
hệ giữa luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng chưa được nhận thức đầy
đủ, dẫn đến các quy định của pháp luật tố tụng chưa được thực hiện nghiêm
chỉnh và mối quan hệ làm việc có những trở ngại đáng tiếc.
Nguyên nhân của mặt yếu kém này có thể khẳng định xuất phát từ nhiều
phía:
Đối với cơ quan Công an, phần đông cán bộ công an có tâm lý dè dặt đối
với luật sư vì thường có suy nghĩ là có luật sư tham gia tố tụng sẽ trở ngại
cho công tác điều tra, dễ bị thông cung Đây là nhận thức pháp luật chưa
đúng và là thành kiến cố hữu ở một bộ phận cán bộ công an
Đối với Viện kiểm sát, tình hình có được cải thiện hơn, quan hệ giữa cán bộ
kiểm sát với luật sư thường thì cởi mở, tuy nhiên vẫn còn có tâm lý dè dặt,
bất hợp tác; ở một bộ phận nhỏ có tâm lý rằng luật sư là kẻ phá bĩnh, đối
kháng với Viện kiểm sát
Đối với Toà án, do tham gia tố tụng tại tòa thường xuyên, nên quan hệ giữa
luật sư với cán bộ tòa án khá cởi mở Tuy nhiên do đặc điểm trong thực tế
án thường được duyệt trước, nên thẩm phán có tâm lý ngại có luật sư sẽ mất
nhiều thời gian, nhất là trong tình trạng án quá tải như hiện nay Do đó,
không phải lúc nào, vụ án nào, khi tham gia tố tụng, luật sư cũng được tạo
điều kiện thuận lợi, không phải mọi ý kiến phát biểu của luật sư được thẩm
phán lắng nghe, các đề xuất của luật sư được Tòa án xem xét giải quyết Cá
biệt, có những trường hợp thẩm phán trong lúc xét xử đã thiếu kiềm chế, xúc
phạm đến luật sư, khiến người dự toà bất bình
Công bằng mà nói, trong quá trình hành nghề, luật sư thường tìm được sự
giúp đỡ có hiệu quả của những người đứng đầu cơ quan tiến hành tố tụng,
nhất là khi gặp vướng mắc từ những công chức thừa hành.
Về phía luật sư,do có không ít luật sư còn bị hạn chế về kiến thức, kỹ năng
và phong cách ứng xử nên chưa có được quan điểm pháp lý tốt, các luận
cứ chưa đủ sức thuyết phục trước tòa, trước các cơ quan tiến hành tố tụng,
chưa tạo được hiệu quả hoạt động nghề nghiệp. Nhiều luật sư ngại va chạm,
chỉ lo an phận thủ thường, nên ít khi lên tiếng đấu tranh, góp ý xây dựng,
không quan tâm góp phần xác lập, cải thiện, củng cố mối quan hệ với các cơ
quan tiến hành tố tụng trên tinh thần tôn trọng và bình đẳng. Lại có một số ít
luật sư có quan điểm lệch lạc, thái độ cực đoan, chỉ biết chạy theo việc tranh
thủ riêng với một số công chức ở cơ quan tiến hành tố tụng để được việc cho
mình mà bỏ qua nguyên tắc tố tụng, đánh mất quan điểm pháp lý cần thiết
của nghề nghiệp, qua đó đã vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp luật
sư, làm xoáy mòn lòng tin của công chúng vào cơ quan pháp luật và vị thế
luật sư.
Để cải thiện mối quan hệ trên, theo chúng tôi cần thiết xác lập và củng cố cho
được các yêu cầu sau đây:
Đối với cơ quan tiến hành tố tụng:
- Cần có cái nhìn tích cực hơn về hoạt động luật sư, xem luật sư là thành tố
không thể thiếu trong hoạt động tố tụng; sự hiện diện của luật sư phải được
xem là sự mang tới hiệu quả tích cực cho hoạt động pháp luật.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật tố tụng, trong đó có quy
định trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc đảm bảo cho luật
sư được hoạt động nghề nghiệp một cách bình thường và thuận lợi.
- Cần có thái độ tôn trọng khi luật sư tham gia tố tụng, ghi nhận đầy đủ
những đóng góp của luật sư trong việc giải quyết các vụ án, vụ kiện
Đối với Luật sư:
- Phải không ngừng phấn đấu nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, nêu cao tinh
thần tôn trọng sự thật khách quan, trung thực, dũng cảm đấu tranh bảo vệ lẽ
phải và công lý.
- Phải có thái độ tôn trọng và thiện chí đối với các cơ quan tiến hành tố tụng
và các công chức trong các cơ quan tiến hành tố tụng, tạo được không khí
quan hệ hợp tác, cởi mở, chân tình giữa những người cùng hoạt động luật
pháp.
- Phải phấn đấu để có được bản lãnh nghề nghiệp và phong cách riêng ở mỗi
luật sư.
Tóm lại, bản chất mối quan hệ giữa luật sư với công chức ở các cơ quan tiến
hành tố tụng là mối quan hệ giữa những đồng nghiệp, bình đẳng, tôn trọng và
hỗ trợ nhau. Xác lập được mối quan hệ đúng đắn, tích cực giữa luật sư với
các cơ quan tiến hành tố tụng là cách cải thiện môi trường pháp lý lành mạnh,
giúp thúc đẩy hoạt động luật sư đi lên, tạo ra không khí làm việc thuận lợi,
hài hòa ở các cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần thúc đẩy đời sống pháp lý
ngày càng phát triển, nâng cao./.
Nguồn:
(MKLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích nghiên cứu, giáo
dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị
tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm
hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư,
chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)