Xung đột pháp luật
Hiện tượng Xung đột pháp luật có thể phát sinh phổ biến trong rất nhiều nhóm quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế.
Chú ý Tuy nhiên trong 1 số chế định cụ thể cá biệt thì hiện tượng xung đột đó không xảy ra như: Quan hệ thuộc
lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Quan hệ tố tụng tòa án trọng tài.
Rõ ràng, không phải lúc nào cũng có Xung đột pháp luật, Xung đột pháp luật chỉ là hiện tượng, tức là chỉ xuất hiện khi một quan hệ pháp luật cụ thể phát sinh và pháp luật của các quốc gia đều có thể tham gia điều chỉnh cho
quan hệ đó nhưng lại có cách hiểu không giống nhau.
Nguyên nhân của sự Xung đột pháp luật thì có nhiều nhưng chủ yếu là do: (1) không có quy phạm pháp luật thực chất thống nhất; (2) nội dung pháp luật của các quốc gia khác nhau.
Xung đột pháp luật về Hợp đồng thương mại quốc tế là cách hiểu, cách quy định khác nhau của hai hay nhiều hệ thống pháp luật tham gia điều chỉnh Hợp đồng thương mại quốc tế về một vấn đề cụ thể nào đó liên quan đến Hợp đồng thương mại quốc tế. Chẳng hạn, về hình thức hợp đông thương mại quốc tế, luật của Việt Nam bắt buộc phải lập dưới hình thức văn bản nhưng luật của Mỹ thì cho phép bằng hình thức văn bản đối với những hợp đồng có trị giá trên 500 USD hoặc bằng lời nói – dưới 500 USD. Nếu doanh nghiệp Việt Nam giao kết hợp đồng với Doanh nghiệp của Mỹ mà không thỏa thuận luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng là luật nào thì sẽ dẫn đến tình trạng hợp đồng sẽ vô hiệu theo luật pháp của Việt Nam nếu nó được giao kết bằng lời nói.
Ở đây, cần nhấn mạnh rằng, sở dĩ có xung đột về Hợp đồng thương mại quốc tế là do khi giao kết hợp đồng, các bên tham gia giao kết đã không dự liệu trước luật nào sẽ áp dụng cho hợp đồng. Đấy là cách hữu hiệu để không dẫn đến Xung đột pháp luật.
Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó, các bên tham gia giao kết hợp đồng không thỏa thuận, không quy định trong hợp đồng sẽ áp dụng luật nào thì khi có tranh chấp xảy ra, không biết dẫn chiếu luật pháp nước nào (nước người mua, người bán hay người thứ ba), Xung đột pháp luật có thể xảy ra nếu quốc gia của 2 chủ thể ký kết hợp đồng này chưa tham gia điều ước quốc tế nào trực tiếp điều chỉnh Hợp đồng thương mại quốc tế.
15 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 850 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật tố tụng hình sự - Xung đột pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xung đột pháp luật
Hiện tượng Xung đột pháp luật có thể phát sinh phổ biến trong rất nhiều nhóm quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế.
Chú ý Tuy nhiên trong 1 số chế định cụ thể cá biệt thì hiện tượng xung đột đó không xảy ra như: Quan hệ thuộc
lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Quan hệ tố tụng tòa án trọng tài.
Rõ ràng, không phải lúc nào cũng có Xung đột pháp luật, Xung đột pháp luật chỉ là hiện tượng, tức là chỉ xuất hiện khi một quan hệ pháp luật cụ thể phát sinh và pháp luật của các quốc gia đều có thể tham gia điều chỉnh cho
quan hệ đó nhưng lại có cách hiểu không giống nhau.
Nguyên nhân của sự Xung đột pháp luật thì có nhiều nhưng chủ yếu là do: (1) không có quy phạm pháp luật thực chất thống nhất; (2) nội dung pháp luật của các quốc gia khác nhau.
Xung đột pháp luật về Hợp đồng thương mại quốc tế là cách hiểu, cách quy định khác nhau của hai hay nhiều hệ thống pháp luật tham gia điều chỉnh Hợp đồng thương mại quốc tế về một vấn đề cụ thể nào đó liên quan đến Hợp đồng thương mại quốc tế. Chẳng hạn, về hình thức hợp đông thương mại quốc tế, luật của Việt Nam bắt buộc phải lập dưới hình thức văn bản nhưng luật của Mỹ thì cho phép bằng hình thức văn bản đối với những hợp đồng có trị giá trên 500 USD hoặc bằng lời nói – dưới 500 USD. Nếu doanh nghiệp Việt Nam giao kết hợp đồng với Doanh nghiệp của Mỹ mà không thỏa thuận luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng là luật nào thì sẽ dẫn đến tình trạng hợp đồng sẽ vô hiệu theo luật pháp của Việt Nam nếu nó được giao kết bằng lời nói.
Ở đây, cần nhấn mạnh rằng, sở dĩ có xung đột về Hợp đồng thương mại quốc tế là do khi giao kết hợp đồng, các bên tham gia giao kết đã không dự liệu trước luật nào sẽ áp dụng cho hợp đồng. Đấy là cách hữu hiệu để không dẫn đến Xung đột pháp luật.
Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó, các bên tham gia giao kết hợp đồng không thỏa thuận, không quy định trong hợp đồng sẽ áp dụng luật nào thì khi có tranh chấp xảy ra, không biết dẫn chiếu luật pháp nước nào (nước người mua, người bán hay người thứ ba), Xung đột pháp luật có thể xảy ra nếu quốc gia của 2 chủ thể ký kết hợp đồng này chưa tham gia điều ước quốc tế nào trực tiếp điều chỉnh Hợp đồng thương mại quốc tế.
Lúc đó, việc giải quyết Xung đột pháp luật về Hợp đồng thương mại quốc tế, có thể sử dụng những gợi ý sau:
- Nếu xung đột về hình thức của hợp đồng thì cơ quan có thẩm quyền lựa chọn luật (Tòa án hoặc Trọng tài) sẽ áp dụng luật nơi giao kết hợp đồng. Tức là hợp đồng được giao kết ở đâu thì lấy luật nơi đó điều chỉnh hợp đồng.
- Nếu xung đột về nội dung hợp đồng – luật nước người bán, luật nới thực hiện nghĩa vụ, luật lựa chọn...
- Nếu xung đột về địa vị pháp lý của các bên ký kết hợp đồng - luật quốc tịch, luật nơi cư trú.
Doanh nghiệp khi giao kết hợp đồng thương mại quốc tế có thể lựa chọn tập quán thương mại quốc tế là Luật áp dụng giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Tuy nhiên khi áp dụng tập quá thương mại quốc tế trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế các bên thường gặp những sai sót cơ bản sau
1) Không ghi rõ tập quán áp dụng.
Ví dụ: “Các bên thừa nhận rằng tập quán thương mại quốc tế sẽ điều chỉnh hợp đồng này”. Hoặc “Bên bán đồng ý bán và bên mua đồng ý mua 1.000 tấn đạm Urê theo điều kiện FOB San Francisco”.
Như vậy, nếu vận dụng điều khoản này sẽ không biết tập quán nào được áp dụng. Do vậy cần ghi rõ “Bên bán đồng ý bán và bên mua đồng ý mua 1.000 tấn đạm ure theo điều kiện FOB San Francisco – Incoterms 2000”.
2) Sử dụng sai nội dung của điều kiện thương mại.
Ví dụ: bên bán (Công ty của Việt Nam), bên mua (Công ty của Hoa Kỳ) thỏa thuận: “Bên bán đồng ý bán và bên mua đồng ý mua 1.000 tấn cá phi - lê đông lạnh theo điều kiện FOB San Francisco – Incoterms 2000”. Thực ra San Francisco là cảng đến, nhưng theo Incoterms 2000 thì FOB là điều kiện thương mại giao hàng dọc mạn tàu (tại cảng bốc hàng quy định).
Như vậy việc các bên quy định như trên sẽ gây khó khăn trong thực hiện hợp đồng hoặc giải quyết tranh chấp. Vì vậy, các bên nên sử dụng đúng điều kiện thương mại và nội dung của nó. Cũng ví dụ trên, nếu cảng bốc xếp là cảng Hải Phòng thì nên ghi “Bên bán đồng ý bán và bên mua đồng ý mua 1.000 tấn cá phi - lê đông lạnh theo điều kiện FOB Hải Phòng – Incoterms 2000”.
3) Cho rằng tập quán thương mại quốc tế sẽ điều chỉnh toàn bộ hợp đồng:
Thực ra không phải vậy, mỗi tập quán chỉ điều chỉnh một phần, một vấn đề của hợp đồng. Do vậy cần tránh kiểu chọn luật như sau: “Hợp đồng này sẽ được điều chỉnh bởi Incoterms 2000”.
4) Sử dụng điều kiện thương mại không đúng theo phương thức chuyên chở:
Các bên cần nghiên cứu kỹ các điều kiện thương mại để áp dụng cho đúng theo phương thức chuyên chở hàng hóa mà các bên áp dụng
Khi giao kết hợp đồng thương mại quốc tế các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận Luật áp dụng trong việc giải quyết các tranh chấp của hợp đồng. Luật áp dụng mà các bên lựa chọn có thể là luật quốc gia, điều ước quốc tế và tập quán thương mại quốc tế... Luật áp dụng giải quyết tranh chấp là chuẩn mực để xác định hiệu lực và tính hợp pháp của hợp đồng và được lựa chọn như sau
1. Lựa chọn luật quốc gia điều chỉnh hợp đồng
Luật pháp quốc gia sẽ được áp dụng trong trường hợp được các bên lựa chọn. Tuy nhiên, các bên nên chủ động lựa chọn luật quốc gia mà mình quen thuộc. Việc chọn luật phải được ghi nhận cụ thể trong một điều khoản hợp đồng, gọi là “Điều khoản chọn luật” hoặc “Luật điều chỉnh”.
2. Lựa chọn áp dụng điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chủ yếu là Công ước Liên Hiệp Quốc năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế, được ký kết tại Viên năm 1980 (Sau đây gọi tắt là “Công ước Viên 1980”).
Pháp luật của Việt Nam cũng cho phép các bên được sử dụng Công ước Viên 1980 để điều chỉnh các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, Công ước Viên 1980 sẽ không đương nhiên có hiệu lực nếu các bên không lựa chọn và ghi rõ trong hợp đồng.
Khi các bên đã dẫn chiếu đến Công ước Viên 1980 thì toàn bộ các điều khoản và nội dung của Công ước Viên 1980 sẽ được áp dụng để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.
Trong Công ước Viên năm 1980, có qui phạm bắt buộc, qui phạm tùy nghi, qui phạm hướng dẫn v.v... Đối với qui phạm bắt buộc, các bên phải tuân thủ mà không được làm trái.
Điều 66 của Công ước Viên 1980: “Việc mất mát hàng hóa sau khi rủi ro đã được chuyển cho bên mua không loại trừ cho bên mua khỏi nghĩa vụ phải thanh toán tiền mua hàng” là một qui phạm bắt buộc. Các bên có thể thỏa thuận khác với qui phạm tùy nghi.
Điều 9.2 của Công ước Viên 1980 là một qui phạm tùy nghi với nội dung: “Các bên được coi là, trừ khi có thỏa thuận khác, đã thiết lập một tập quán áp dụng cho hợp đồng của mình hay chấp nhận một tập quán mà các bên đã biết hoặc phải biết và tập quán đó đã được áp dụng rộng rãi đối với các bên trong thương mại quốc tế và thường được các bên tham gia các hợp đồng cùng loại trong lĩnh vực thương mại cụ thể có liên quan". Nếu các bên không có thỏa thuận khác trong hợp đồng thì qui phạm tùy nghi sẽ được áp dụng. Còn đối với qui phạm hướng dẫn, các bên có quyền làm theo hoặc không làm theo.
Điều 49 của Công ước Viên 1980 là một ví dụ điển hình của qui phạm hướng dẫn: “Bên mua có thể tuyên bố hợp đồng bị hủy bỏ:
(a). Nếu việc bên bán không thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào của mình theo hợp đồng hoặc theo Công ước này tạo ra một vi phạm nghiêm trọng trong hợp đồng; hoặc (b). Trong trường hợp nếu bên bán không giao hàng trong thời hạn bổ sung do bên mua ấn định theo khoản 1 Điều 47 hoặc tuyên bố rằng bên bán sẽ không giao hàng trong thời hạn ấn định đó”
Do đó, các bên cần nghiên cứu kỹ Công ước Viên 1980 trước khi thống nhất lựa chọn Công ước này làm luật điều chỉnh, để bảo đảm các thỏa thuận trong hợp đồng của các bên không trái với luật áp dụng, nếu không sẽ bị vô hiệu một phần hoặc toàn bộ.
3. Giá trị hiệu lực của tập quán thương mại quốc tế và một số sai lầm cần tránh
Tập quán thương mại quốc tế áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chủ yếu là:
- Incoterms 2000
- Tập quán khu vực như: Điều kiện thương mại theo UCC (áp dụng đối với khu vực Bắc Mỹ).
- UCP 600.
- Một số tập quán Thương mại Quốc tế khác.
Đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà một bên là doanh nghiệp Việt Nam thì tập quán quốc tế sẽ chỉ có hiệu lực áp dụng nếu được các bên lựa chọn và ghi nhận rõ ràng trong hợp đồng.
Trong trường hợp các bên không lựa chọn luật thì khi xảy ra tranh chấp, cơ quan tài phán sẽ quyết định chọn luật. Tuy nhiên, để bảo đảm quyền lợi của mình, các bên cần thiết phải chọn luật áp dụng. Khi lựa chọn luật điều chỉnh, cần phải bảo đảm nguyên tắc sau:
Nên lựa chọn nguồn luật áp dụng sao cho thuận tiện nhất cho việc thiết lập, thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp phát sinh.
Nên lựa chọn nguồn luật mà mình quen thuộc nhất.
- Cần phải nghiên cứu kỹ nguồn luật áp dụng để bảo đảm việc chọn luật đạt được những mục đích có lợi cho mình hoặc ít nhất không làm mất đi lợi thế hoặc gây tổn hại cho mình.
Ngoài ra các bên kí hợp đồng còn phải tôn trọng luật quốc tế với những giá trị pháp lí của các điều ước quốc tế về 3 quy phạm của điều ước quôc tế:
- Quy phạm bắt buộc: khi kí hợp đồng các tổ chức hữu quan phải tuân thủ.
- Quy phạm tuỳ ý: cho vận dụng hoặc không vận dụng.
- Quy phạm hướng dẫn
Khi bên lựa chọn luật quốc gia điều chỉnh quan hệ ngoại thương cần chú ý các nguyên tắc:
- Hoàn toàn tự nguyện
- Không trái luật pháp của nhà nước
- Không hạn chế năng lực pháp lý và năng lực hành vi của chủ thể
- Không làm phương hại đến lợi ích của Nhà Nước.
Điều kiện hiệu lực của hợp đồng kinh doanh thương mại quốc tế( hợp đồng mua bán ngoại thương - Điều 50 và 81 Luật thương mại quốc tế đối thoại thông qua ngày 10-5-1997)
Muốn hợp đồng mua bán ngoại thương có hiệu lực thì phải có đủ các điều kiện sau:
1. Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý.
Chủ thể bên nước ngoài là thương nhân và tư cách pháp lý của họ được xác định căn cứ theo luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch.
Chủ thể bên Việt Nam phải là thương nhân được phép hoạt động thương mại trực tiếp với nước ngoài.
2. Hàng hoá theo hợp đồng là hàng hoá được phép mua bán theo quy định của pháp luật của nước bên bán và nước bên mua.
3. Hợp đồng mua bán hàng hoá phảỉ có nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương sau đây:
· Tên hàng
· Số lượng
· Quy cách chất lượng
· Giá cả
· Phương thức thanh toán
· Địa điểm và thời hạn giao nhận hàng
Ngoài ra còn các nội dung chủ yểu quy định trên đây các bên có thể thoả thuận các nội dung khác trong hợp đồng.
4. Hợp đồng mua bán hàng hoá của Việt Nam với thương nhân nước ngoài phải được lập thành văn bản, thư từ, điện tín, telex, fax, thư điện tín và các hình thức thông tin điện tín khác cũng được coi là hình thức văn bản.Mọi thoả thuận bằng miệng kể cả sửa đổi phải bổ sung đều không có hiệu lực.
Nếu vi phạm một trong các điều kiện trên đây hợp đồng có thể thành trái phap luật, là hợp đồng vô hiệu toàn bộ hay vô hiệu từng phần.
a)Vô hiệu toàn bộ (phải huỷ bỏ cả hợp đồng): do vi phạm điều cấm của pháp luật như mua bán hàng cấm, người kí không đủ thẩm quyền
b)Vô hiệu từng phần:có vi phạm pháp luật nhưng vẫn thi hành được hợp đông, trừ điều vô hiệu
3. Các loại hợp đồng mua bán ngoại thương
- Hợp đồng giao hàng một lần
- Hợp đồng giao hàng định kỳ (thường là hàng tháng hay hàng năm giao đều đặn)
- Hợp đồng thanh toán bằng tiền
- Hợp đồng thanh toán bằng hàng(đổi hàng)
- Hợp đồng giao hàng chậm
- Hợp đồng mẫu, hợp đồng tiêu chuẩn là hợp đồng in sẵn bỏ trống các chỗ chưa thoả thuận. Bên mua và bên bán thoả thuận sẽ điền vào chỗ trống thành hợp đồng đủ nội dung dể các bên kí kết.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU
Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương đã được ký kết, đơn vị kinh doanh XNK - với tư cách là một bên ký kết -phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Ðây là một công việc rất phức tạp. Nó đòi hỏi phải tuân thủ luật quốc gia và quốc tế, đồng thời bảo đảm được quyền lợi quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của đơn vị. Về mặt kinh doanh, trong quá trình thực hiện các khâu công việc để thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh XNK phải cố gắng tiết kiệm chi phí lưu thông, nâng cao tính doanh lợi và hiệu quả của toàn bộ nghiệp vụ giao dịch.
Ðể thực hiện một hợp đồng xuất khẩu, đơn vị kinh doanh phải tiến hành các khâu công việc sau đây:
- Giục mở L/C và kiểm tra L/C (nếu hợp đồng quy định sử dụng phương thức tín dụng chứng từ)
- Xin giấy phép xuất khẩu
- Chuẩn bị hàng hoá
- Kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng hoá
- Thuê tàu lưu cước
- Mua bảo hiểm
- Làm thủ tục hải quan
- Giao hàng lên tàu
- Làm thủ tục thanh toán
- Giải quyết khiếu nại, trọng tài
- Thanh lý hợp đồng
Với yêu cầu của đề tài, Nhóm chúng tôi xin được trình bày “ Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu từ khâu làm thủ tục hải quan đến khi hoàn tất hợp đồng.”.
1. Làm thủ tục hải quan.
Hàng hoá khi đi ngang qua biên giới quốc gia để xuất khẩu hoặc nhập khẩu đều phải làm thủ hải quan. Việc làm thủ tục hải quan gồm ba bước chủ yếu sau đây:
a. Khai báo hải quan
Chủ hàng khai báo các chi tiết về hàng hoá lên tờ khai (customs declanration) để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ. Yêu cầu của việc khai này là trung thực và chính xác. Nội dung của tờ khai bao gồm những mục như : Loại hàng, (hàng mậu dịch, hàng trao đổi tiểu ngạch biên giới hàng tạm nhập tái xuất...), tên hàng, số, khối lượng, giá trị hàng, tên công cụ vận tải, xuất khẩu hoặc nhập khẩu với nước nào... tờ khai hải quan phải được xuất trình kèm theo một số chứng từ khác, mà chủ yếu là: giấy phép xuất nhập khẩu, hoá đơn phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết.
b. Xuất trình hàng hoá.
Hàng hoá xuất nhập khẩu phải được xắp xếp trật tự thuận tiện cho việc kiểm soát. Chủ hàng phải chịu chi phí và nhân công về việc mở, đóng các kiện hàng. Yêu cầu của việc xuất trình hàng hoá cũng là sự trung thực của chủ hàng. Ðể thực hiện thủ tục kiểm tra và giám sát chủ hàng phải nộp thủ tục phí hải quan.
c. Làm nghĩa vụ nộp thuế xuất khẩu.
Hầu hết các hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng thương mại đều là đối tượng chịu thues và chủ hàng phải là đối tượng nộp thuế ( trừ các hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế hoặc thuế suất bằng 0 )
Chủ hàng căn cứ vào số thuế phải nộp ghi trên tờ khai hàng vag giấy thông báo thuế do hải quan trao, nếu xác nhận là đúng thì kí tên vào giấy thông báo thuế. Sau đó chủ hàng có nghĩa vụ phải nộp đủ, nộp đúng theo thời hạn của luật thuế quy đinh. Đối với thuế xuất khẩu thì hạn nộp trong vòng 15 ngày kể từ ngày kí thông báo thuế.
Nếu quá thời hạn trên mà chủ hàng chưa nộp đủ thì phải chịu phạt 0.2% số tiền thuế nộp chậm.
Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan, chủ hàng thực hiện công việc tiếp theo là giao hàng hoá cho người vận tải.
2. Giao nhận hàng với tàu
a. Giao hàng xuất khẩu
Hàng xuất khẩu của ta được giao, về cơ bản, bằng đường biển và đường sắt. Nếu hàng được giao bằng đường biển, chủ hàng phải tiến hành các việc sau:
Căn cứ vào chi tiết hàng xuất khẩu, lập bảng đăng ký hàng chuyên chở cho người vận tải (đại diện hàng hải hoặc thuyền trưởng hoặc Công ty đại lý tàu biển) để đổi lấy sơ đồ xếp hàng (Stowage plan).
Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày giờ làm hàng.
Bố trí phương tiện đem hàng vào cảng, xếp hàng lên tàu.
Lấy biên lai thuyền phó (Mate,s receipt) và đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển.
Vận đơn đường biển phải là vận đơn hoàn hảo, đã bốc hàng( Clean on board B/L) và phải chuyển nhượng được ( Negotiable).
Nếu hàng hoá được giao bằng container khi chiếm đủ một container (FCL), chủ hàng phải đăng lý thuê container, đóng hàng vào container và lập bảng kê hàng trong container (container list). Khi hàng giao không chiếm hết một container (LCL), chủ hàng phải lập "bản đăng ký hàng chuyên chở" (cargo list). Sau khi đăng ký được chấp thuận , chủ hàng giao hàng đến ga container cho người vận tải.
Nếu hàng hoá chuyên chở bằng đường sắt, chủ hàng phải kịp thời đăng ký với cơ quan đường sắt để xin cấp toa xe phù hợp với tính chất hàng hoá và khối lượng hàng hoá. Khi đã dược cấp toa xe, chủ hàng tổ chức bốc xếp hàng, niêm phong cặp chì làm các chứng từ vận tải, trong đó chủ yếu là vận đơn đường sắt.
3. Lập bộ chứng từ thanh toán
Sau khi giao hàng, người xuất khẩu nhanh chóng lập bộ chứng từ thanh toán,trình ngân hàng để đòi tiền hàng.Yêu cầu đối với bộ chứng từ này là phải hoàn toàn chính xác, phù hợp với L/C cả nội dung và hình thức ( nếu thanh toán bằng L/C, còn thanh toán theo phương thức khác thì theo yêu cầu của ngân hàng hoặc theo quy định của hợp đồng).
Bộ chứng từ thanh toán gồm phương tiện thanh toán gồm: Phương tiện thanh toán và các chứng từ gửi hàng.Bộ chứng từ thanh toán cụ thể thường gồm các loại sau:
· Hối phiếu (Bill of exchange)
· Vận đơn hoàn hảo, bản chính –(Original Bill of Lading)
· Đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm ( nếu bán theo giá CIF)
· Hoá đơn thương mại
· Giấy chứng nhận phẩm chất hàng hoá
· giấy chứng nhận số lượng
· Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá
· Giấy kiểm dịch động thực vật
· Phiếu đóng gói hàng hoá và các chứng từ khác theo hợp đồng.
Bộ chứng từ khi lập xong, cần kiểm tra lại kĩ lưỡng, rồi nhanh chóng xuất trình cho ngân hàng để thanh toán hoặc chiết khấu.
4.Giải quyết khiếu nại, trọng tài
a. Người bán khiếu nại
Khi người mua vi phạm hợp đồng, người bán có quyền khiếu nại. Hồ sơ khiếu nại gồm:
Đơn khiếu nại: Nội dung của đơn khiếu nại gồm: tên, địa chỉ của bên nguyên, bên bị, cơ sở pháp lí để khiếu nại( căn cứ vào điều khoản của hợp đồng), lý do khiếu nại, nêu những tổn hại do người mua gây ra, yêu cầu cách thức giải quyết
Các chứng từ đi kèm với hồ sơ khiếu nại gồm:
- Hợp đồng mua bán ngoại thương
- Hoá đơn thương mại
- Các thư từ, điện, fax giao dịch giữa 2 bên
b. Khi người mua hoặc các cơ quan hữư quan khiếu nại
Nếu nhận được hồ sơ khiếu nại của các cơ quan hữu quan, hoặc của bên mua, bên bán, phải nghiêm túc nghiên cứu hồ sơ, tìm phương án giải quyết cho thoả đáng.
Trong trường hợp có khiếu nại mà hai bên không giải quyết được thì đưa ra trọng tài.
5.Thanh lý hợp đồng
Sau khi đã thực hiện xong hợp đồng, nếu không có vướng mắc và khiếu nại gì, thi hai bên tiến hành thanh lý hợp đông.Thanh lý hợp đồng xuất khẩu được làm thành văn bản, có đầy đủ chữ ký của hai bên. Nội dung của thanh lý hợp đồng phải nói rõ hai bên đã thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ mọi hợp đông đã quy định. Sau khi thanh lý hợp đồng hai bên không có quyền khiếu nại về thực hiện hợp đồng.
Hợp đồng thương mại quốc tế - Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo công ước Viên 1980
1. Khái quát về Hợp đồng thương mại quốc tế
1.1. Khái niệm: Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các chủ thể trong hoạt động thương mại quốc tế làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ giữa họ.
Hoạt động thương mại theo nghĩa rộng là bao gồm tất cả hành vi nhằm mục đích sinh lợi, nó có thể là mua bán hàng hóa dịch vụ, hợp đồng mua bán các quyền tài sản, mua bán quyền sở hữu tài sản,...
Tính quốc tế thể hiện ở yếu tố chủ thể, đối tượng, sự kiện pháp lý mang tính quốc tế
1.2. Đặc điểm của Hợp đồng thương mại quốc tế***
- Là sự thỏa thuận giữa các bên.
- Chủ thể: thương nhân với tư cách cá nhân hoặc pháp nhân.
- Đối tượng của HĐ thương mại quốc tế: mua ban hàng hóa quốc tế -> hàng hóa (hữu hình, vô hình), hợp đồng vận chuyển quốc tế -> dịch vụ, quyền tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, hoặc một công việc. Pháp luật Việt Nam quy định hàng hóa phải là động sản và có sự chuyển dịch hàng hóa qua biên giới. Một số hàng hoa nằm trong doanh mục bị cấm xuất khẩu hoặc bị cấm nhập khẩu -> không được làm hàng hóa để mua bán.
- Hình thức: nói, viết (email, fax...)