- 1679 Sài Gòn được lập bán chính thức với việc xây dựng các cơquan chính quyền lớn do Chúa
Nguyễn sai lập như: đồn binh, trạm thuế .
- 1698 Nguyễn Hữu Cảnh lập phủGia Định, lấy Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên
Trấn.
6 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1710 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lược sử quá trình quy hoạch Thành phố, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LƯỢC SỬ QUÁ TRÌNH QUY HOẠCH TP
A. Giai đoạn từ buổi đầu hình thành đến 1945
- 1679 Sài Gòn được lập bán chính thức với việc xây dựng các cơ quan chính quyền lớn do Chúa
Nguyễn sai lập như : đồn binh, trạm thuế….
- 1698 Nguyễn Hữu Cảnh lập phủ Gia Định, lấy Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên
Trấn.
- 1772 Lũy đất đầu tiên được đắp _ Lũy đất Bán Bích_ Nam từ Cát Ngang, Tây từ cầu Lão Huệ,
Bắc giáp Thượng Khẩu Nghi Giang ( rạch Thị Nghè) , QHKT cơ quan công quyền và phố
chợ.
- 1790 Vào tháng 3 âl. thành Gia Định được xây dựng theo kiểu Bát Giác.
- 1815 Xây dựng và hình thành một số tuyến đường mới.
- 1835 Sau loạn Lê Văn Khôi, nhà Nguyễn cho phá thành Bát Giác, xây thành Phụng mới trong
khoảng 2 tháng nằm ở phía Bắc thành cũ. Dân số khoảng 100.000 người.
- 1861
-
1867
Sau khi thành Gia Định bị phá hủy một
phần vào 1859 và triều Nguyễn nhường 3
tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp vào 1862
, thành Gia Định được mở thêm một số
đường, các cơ quan đầu não của Pháp được
xây dựng. 1863 một số công trình lớn được
xây dựng như cảng Nhà Rồng, Thảo Cầm
Viên, nhà máy Ba Son
- 1880
-
1883
Thành Gia Định được mở rộng, 2 khu Sài Gòn, Chợ Lớn phát triển mạnh. Bên cạnh tuyến
giao thông đường sông, tuyến đường sắt và tuyến xe điện được khai trương và đưa vào
hoạt động.
- 1931 Sài Gòn, Chợ Lớn trở thành 2 trung tâm lớn, mạng lưới các cơ sở, ban nghành, nhà máy,
các công ty vận tải, các công trình công cộng đã được thành lập và xây dựng.
- 1944
Sài Gòn, Chợ Lớn phát triển mạnh, dần được liên kết và nối liền với nhau. Dân số khoảng
350.000 người.
B. Giai đoạn 1945-1975
- 1945-1975 Do ảnh hưởng của chiến tranh, Sài gòn Chợ Lớn đón nhận một số lượng lớn
dân di cư từ các khu vực khác .Vì điều kiện sông rạch nằm ở phía Nam nên
Thành phố phát triển chủ yếu về hướng Bắc . Ngoài ra Sài Gòn Chợ Lớn đã
hoàn toàn hợp nhất ( đô thị hóa hoàn toàn phần vùng đệm) .
- Giai đoạn 1960 Quy hoạch TMB Sài gòn Chợ Lớn được giao cho KTS Ngô Viết Thụ soạn
thảo, tuy nhiên dưới ảnh hưởng của các biến động chính trị và làn sóng dân
nhập cư ồ ạt nên đô thị phát triển nhanh chóng làm phát sinh nhiều vấn
nạn
C. Qui hoạch thành phố sau 1975 đến nay
Năm 1975 dân số thành phố khoảng 3.500.000 người. Với ảnh
hưởng của chiến tranh và cơ chế bao cấp, Thành phố sau năm
1975 phát triển chậm, còn tồn tại nhiều vấn đề nan giải. Tuy
nhiên, bên cạnh đó thành phố đã nỗ lực xây dựng được nhiều
chương trình và dự án mới như:hệ thống công viên cây xanh,
vui chơi, giải trí: Đầm Sen, Suối Tiên, Hồ Kỳ Hòa … các khu du
lịch: địa đạo Củ Chi, Đền tưởng niệm Bến Dược-Củ Chi, Chiến
khu An Phú Đông, 18 Thôn Vườn Trầu, Hóc Môn Bà Điểm, Láng
Le Bàu Cò, Vườn thơm Bưng Sáu Xã, Rừng Sác …Các công trình văn hóa như: Nhà hát Hòa Bình, nhà hát
bến Thành… cải tạo các công trình công cộng: Ủy ban nhân dân TP, Nhà hát lớn TP, chợ Bến Thành, hệ
thống các nhà Bảo tàng cách mạng, lịch sử…
Quy hoạch tổng thể thành phố được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào
16/01/1993:
Nghị quyết 01 của Bộ Chính trị (khóa V) đã khẳng định Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm:
+ Chính trị
+ Kinh tế
+ Văn hóa
+ Khoa học kỹ thuật.
+ Đầu mối giao thông
+ Du lịch
Và đồng thời có vị trí chính trị sau thủ đô Hà Nội.
Với vị trí quan trọng đó và với kinh nghiệm học tập từ các nước công nghiệp đi trước trong chiến lược đô
thị hóa tập trung , việc quy hoạch xây dựng TP.Hồ Chí Minh phải đặt trong mối quan hệ với khu vực, cả
nước và quốc tế. Đồng thời tránh khuynh hướng tập trung quá mức , phát triển quy mô quá lớn.
Các số liệu quy hoạch cụ thể:
- Về quy mô dân số
Cần chủ động và thực hiện các biện pháp khống chế để đến năm 2010 tổng số dân thành phố
không quá 5 triệu người.
- Về hướng phát triển không gian đô thị
Phát triển chủ yếu về phía Thủ Đức đến giáp giới Dĩ An – Biên Hoà, nơi có điều kiện địa chất và
hạ tầng tương đối tốt, và phát triển các hướng phụ về phía Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn. Riêng việc
phát triển trung tâm thành phố qua phía Thủ Thiêm cần được cân nhắc cụ thể về điều kiện đất đai, hạ
tầng kỹ thuật và môi trường.
Điều chỉnh quy hoạch chung TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020, được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt ngày 10/07/1998:
Với sự phát triển ngày càng mạnh của thành phố, Bộ Chính trị vẫn tiếp tục khẳng định thành phố Hồ Chí
Minh là trung tâm:
+ Chính trị (giữ vị trí thứ 2 sau thủ đô Hà Nội)
+ Kinh tế
+ Văn hóa
+ Khoa học kỹ thuật.
+ Đầu mối giao thông
+ Du lịch
Bên cạnh đó bộ chính trị đã bổ sung thêm 2 yêu cầu mới:
+ Thương mại
+ Tài chính
Phạm vi điều chỉnh lập quy hoạch và định hướng phát triển không
gian bao gồm thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị xung quanh
thuộc các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, Bà Rịa –
Vũng Tàu có bán kính ảnh hưởng từ 30-50 km. Hướng phát triển
chính của thành phố vẫn chủ yếu về phía Đông Bắc, gắn với Thuận
An (Bình Dương ), Biên Hòa (Đồng Nai). Bổ sung thêm hướng phát
triển về phía Nam, Đông Nam tiến ra biển, gắn với khu Nhà Bè, Bình
Chánh, Hiệp Phước - Cần Giờ, đô thị mới Nhơn Trạch – Long Thành
và hướng phụ khác về phía Bắc, Tây Bắc gắn với Củ Chi, Hóc Môn
dọc quốc lộ 22 và trục xuyên Á nối với Tây Ninh, Campuchia. Trung
tâm thành phố được mở rộng qua Thủ Thiêm nhằm khai thác các lợi
thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cảnh quan hai bên bờ sông
Sài Gòn, đất đai, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và môi trường.