Việc áp dụng hệ thống thang bảng lương mới sẽ nảy sinh những vấn đề gì? Ông Huân tiên lượng: Những doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh có thể sẽ khó áp dụng.
Vụ trưởng Huân cho rằng: "Theo thang bảng lương mới, mức lương chi trả cho người lao động sẽ tăng lên, phần đóng BHXH cho người lao động (15% lương) của doanh nghiệp cũng sẽ tăng theo, khiến chi phí cho doanh nghiệp tăng. Do đó, lương của người lao động tăng nhưng thu nhập thực tế có thể giảm, thậm chí giảm tương đối.
Ông Huân lý giải: Sẽ xảy ra thực tế trên bởi khi mức lương cao lên sẽ dẫn tới mức đóng BHXH tăng tương ứng (người lao động phải đóng BHXH tương ứng 5% lương)".
14 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1705 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lương tăng nhưng thu nhập thực tế vẫn có thể giảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước, được tự chủ trong việc trả lương và tiền thưởng trên cơ sở hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và năng suất lao động của mỗi người. Nhà nước và xã hội tôn trọng thu nhập hợp pháp của người kinh doanh. Xác định hợp lý thuế thu nhập cá nhân
Cải cách cơ bản tiền lương đối với cán bộ, công chức nhà nước. Tiền tệ hóa đầy đủ tiền lương, điều chỉnh tiền lương bảo đảm mức sống tương ứng với nhịp độ tăng thu nhập trong xã hội. Hệ thống thang, bậc lương bảo đảm tương quan hợp lý, khuyến khích người giỏi, lao động có năng suất cao. Thay đổi cơ chế tài chính đối với khu vực sự nghiệp, tạo điều kiện đổi mới chế độ tiền lương của khu vực này. Thông qua cải cách chế độ tiền lương, thúc đẩy việc tinh giản biên chế bộ máy công quyền.
Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống bảo hiểm và an sinh xã hội. Tiến tới áp dụng chế độ bảo hiểm cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân. Kết hợp sự trợ giúp của Nhà nước với việc phát triển các quỹ từ thiện, quỹ xã hội, quỹ đền ơn đáp nghĩa, nhằm giúp đỡ có hiệu quả người được hưởng chính sách xã hội, nạn nhân chiến tranh, thiên tai, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những người tàn tật và người già không nơi nương tựa. Bảo đảm người có công với nước có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của dân cư cùng xã, phường
Lương tăng nhưng thu nhập thực tế vẫn có thể giảm!
17:41' 25/12/2004 (GMT+7)
(VietNamNet) - Ông Phạm Minh Huân, Vụ trưởng Vụ Tiền lương Tiền công (Bộ LĐ-TB&XH) đã khẳng định như vậy. Theo ông Huân, tăng lương (đồng nghĩa với việc số tiền đóng BHXH tăng lên) nhưng năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh không tăng hoặc giảm thì đương nhiên thu nhập thực tế sẽ giảm.
Lương mới: Sẽ càng khó cho DN đang gặp khó khăn?
Bảng lương mới được xây dựng theo hướng tiền lương của người lao động gắn với hiệu quả, năng suất lao động.
Việc áp dụng hệ thống thang bảng lương mới sẽ nảy sinh những vấn đề gì? Ông Huân tiên lượng: Những doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh có thể sẽ khó áp dụng.
Vụ trưởng Huân cho rằng: "Theo thang bảng lương mới, mức lương chi trả cho người lao động sẽ tăng lên, phần đóng BHXH cho người lao động (15% lương) của doanh nghiệp cũng sẽ tăng theo, khiến chi phí cho doanh nghiệp tăng. Do đó, lương của người lao động tăng nhưng thu nhập thực tế có thể giảm, thậm chí giảm tương đối.
Ông Huân lý giải: Sẽ xảy ra thực tế trên bởi khi mức lương cao lên sẽ dẫn tới mức đóng BHXH tăng tương ứng (người lao động phải đóng BHXH tương ứng 5% lương)".
Giảm bớt tính bình quân, cào bằng
Việc ban hành 7 Nghị định về tiền lương là bước tiếp tục cụ thể hóa lộ trình cải cách tiền lương đến năm 2007 đã được QH thông qua.
Hệ thống thang bảng lương trong doanh nghiệp được ban hành tại Nghị định 205/NĐ-CP có nhiều điểm mới: Thứ nhất, mở rộng quan hệ tiền lương tối thiểu - trung bình - tối đa để giảm bớt tính bình quân, cào bằng.
Quan hệ tiền lương trung bình năm 1993 (từ tốt nghiệp ĐH trở xuống) chỉ cách nhau 0,78. Người vừa tốt nghiệp ĐH hưởng lương bậc một là 1,78, chỉ hơn lao động giản đơn 0,78. Lần này, lương khởi điểm của người tốt nghiệp ĐH bậc một sẽ là 2,34 (678.600 đồng/tháng, tăng 31,5% so với thời điểm trước 1/10/2004), chênh hệ số tới 1,34 so với lao động giản đơn.
Thứ hai, lương trong các doanh nghiệp hiện nay chỉ mang tính chất hướng dẫn, trên cơ sở mở rộng quan hệ tiền lương, thiết kế lại hệ thống thang bảng lương trong các công ty nhà nước theo hướng đơn giản hóa, từ 26 bảng lương rút xuống còn 20, từ thang lương của 21 ngành nghề rút xuống còn 3 thang lương cho các nhóm ngành nghề.
Đặc biệt, trong những quy định lần này có thiết kế thang lương dành cho người giỏi, người tài để khuyến khích họ. Lương chuyên gia cao cấp và nghệ nhân là 8 (2,32 triệu đồng/tháng) và 6,75 (1,9575 triệu đồng), gần bằng lương tổng giám đốc. Các cơ quan chức năng đang xây dựng tiêu chuẩn đối với những đối tượng được hưởng mức lương này theo hướng cụ thể hóa, không chung chung.
Thứ ba, bổ sung một số nhóm ngành, nghề mới xuất hiện, sửa đổi một số bất hợp lý.
Còn lại, số ngạch, bậc cơ bản giữ nguyên như cũ để việc áp dụng hệ thống thang bảng lương từ cũ sang mới một cách đơn giản, tránh gây biến động và không mất nhiều thời gian nghiên cứu. Như vậy, lương nhân viên phục vụ, người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện bình thường, vẫn giữ nguyên hệ số 1,0 (bằng mức lương tối thiểu 290.000 đồng/tháng).
Lãnh đạo DN hưởng lương theo năm, gắn với trách nhiệm cá nhân
Tiền thưởng sẽ gồm 2 phần: một phần trích từ quỹ khen thưởng phúc lợi, phần còn lại được trích một phần từ lợi nhuận (gọi là quỹ thưởng cho ban quản lý). Hàng năm, quỹ tiền thưởng được trích tối đa không quá 60% để thưởng cuối năm, phần còn lại để thưởng sau khi kết thúc nhiệm kỳ.
Khi kết thúc nhiệm kỳ, nếu tổng lợi nhuận thực hiện không thấp hơn tổng lợi nhuận kế hoạch của cả nhiệm kỳ (3 - 5 năm) thì thành viên HĐQT, Tổng giám đốc, giám đốc được hưởng phần tiền thưởng còn lại; nếu thấp hơn thì cứ giảm 1% tổng lợi nhuận phải trừ 0,5% phần tiền thưởng còn lại.
Ông Phạm Minh Huân, vụ trưởng Vụ Tiền lương Tiền công (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết, điểm nhấn khác của hệ thống lương mới: lương Chủ tịch và các thành viên HĐQT, Tổng giám đốc và giám đốc các doanh nghiệp nhà nước đều là lương chức vụ, theo hạng doanh nghiệp, nhấn mạnh vai trò, vị trí của lãnh đạo doanh nghiệp, trong đó lương Chủ tịch HĐQT cao hơn tổng giám đốc 1 bậc.
Việc xây dựng hệ thống lương mới hiện nay gắn bó chặt chẽ với Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003, tách tiền lương của Chủ tịch HĐQT và các thành viên, Tổng giám đốc ra khỏi đơn giá tiền lương chung, xây dựng quỹ lương riêng cho những đối tượng này theo nguyên tắc xác định lương trả theo năm.
Theo đó, hàng tháng sẽ tạm ứng lương để cuối năm tính lại theo hiệu quả năng suất (hiện Bộ LĐ-TB&XH đang gấp rút hoàn thành thông tư hướng dẫn chế độ tiền lương, tiền thưởng và chế độ trách nhiệm đối với thành viên HĐQT, Tổng giám đốc và giám đốc.
Ông Huân cũng cho hay, Bộ sẽ đưa ra công thức tính lương cụ thể dựa vào hiệu quả, năng suất lao động và mức độ hoàn thành nhiệm vụ).
Việc tách lương, thưởng của HĐQT, tổng giám đốc, giám đốc còn nhằm đáp ứng việc thí điểm thuê tổng giám đốc, giám đốc của các doanh nghiệp nhà nước.
Lao động dôi dư: DN phải tự giải quyết!
Vụ trưởng Vụ Tiền lương Tiền công, ông Phạm Minh Huân cho biết thêm, về tiền lương, thưởng, lần này Nhà nước giao quyền chủ động trong quản lý lao động, tiền lương và thu nhập cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng sẽ phải thường xuyên đánh giá, nếu xuất hiện lao động dư thừa thì phải chịu trách nhiệm giải quyết chế độ cho người lao động chứ không phải đổ cho nhà nước như trước đây.
Qua đó, tiền lương của người lao động lần này tiếp tục được làm rõ theo hướng gắn với hiệu quả, năng suất lao động. Hiệu quả, năng suất lao động tăng thì lương, thưởng tăng và ngược lại. Phụ cấp độc hại: Mức cao nhất 116.000 đồng/tháng. Đi thu tiền điện thoại, điện nước, phụ cấp 58.000 đồng/tháng.
Ông Huân cũng cho hay, Bộ LĐ-TB&XH đang khẩn trương xây dựng thông tư hướng dẫn mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm trong các công ty nhà nước theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14-12 về quy định hệ thống thang bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước.
Theo Nghị định 205, phụ cấp độc hại áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm, đặc biệt độc hại, nguy hiểm mà chưa được xác định trong mức lương. Loại phụ cấp này gồm 4 mức, từ 0,1 đến 0,4 (tính theo mức lương tối thiểu chung hiện hành 290.000 đồng/tháng) Mức phụ cấp dự kiến sẽ tương ứng là: 29.000 đồng (hệ số 0,1), 58.000 đồng, 87.000 đồng và 116.000 đồng.
Vẫn theo Nghị định 205, phụ cấp lưu động gồm 3 mức (0,2-0,4-0,6), áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở.
Tại thông tư hướng dẫn, Bộ LĐ-TB&XH dự kiến, những lao động được hưởng mức phụ cấp 0,6 (174.000 đồng/tháng), gồm: người làm việc trong tổ, đội, công trình như tổ đội khảo sát, tìm kiếm, khoan, thăm dò khoáng sản; tổ, đội khảo sát, đo đạc xây dựng hệ thống đo đạc quốc gia, hệ thống cơ sở đo đạc chuyên dùng; tổ, đội khảo sát, đo đạc địa hình; tổ, đội khảo sát, đo đạc xây dựng công trình thủy điện; tổ, đội sửa chữa điện nóng (đường dây cao thế có điện), quản lý vận hành đường dây 500 KV; công trình xây dựng ở miền núi cao, hải đảo.
Mức 0,4 (116.000 đồng/tháng): người làm việc trong các tổ, đội khảo sát, đo đạc thành lập các bản đồ địa chính; tổ đội khảo sát, đo đạc xây dựng chuyên ngành; tổ đội khảo sát, điều tra các nông, lâm trường; tổ đội xây lắp và sửa chữa đường dây cao thế, quản lý vận hành đường dây có điện áp từ 220 KV trở xuống; tổ đội xây lắp và sửa chữa tuyến cáp viễn thông liên tỉnh và vùng của thông tin liên tỉnh; Công trình xây dựng ở miền núi, trung du.
Mức 0,2 (58.000 đồng/tháng), gồm: người làm việc trong các tổ, đội điều tra, khảo sát còn lại; người đi thu tiền điện, điện thoại, tiền nước tại các hộ gia đình; nhân viên đi mua hàng nông, lâm, hải sản.
Thái An (ghi)
Triển khai thực hiện Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có côngNgày 6-7 tháng 1 năm 2005 tại Hà nội, Ban Chỉ đạo nghiên cứu cải cách chính sách lương Nhà nước tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện các văn bản quy định chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công đã được Ban Bí thư, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ ban hành.Đồng chí Đỗ Quang Trung – Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo nghiên cứu cải cách chính sách tiền lương Nhà nước đã tham dự và chủ trì hội nghị. Tham dự Hội nghị phía bắc này có đại biểu các Bộ, Ban, ngành ở Trung ương và đại biểu của 31 tỉnh, thành phố phía Bắc từ tỉnh Quảng Trị. Theo kế hoạch ngày 10-11 tháng 1 năm 2005 sẽ tổ chức Hội nghị tại Thành phố Hồ Chí Minh để triển khai các văn bản này cho các địa phương còn lại phía nam. Tại Hội nghị này các đồng chí lãnh đạo và chuyên gia Bộ Nội vụ, Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính giới thiệu nội dung 9 văn bản quy định về chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công và được thực hiện từ 01/10/2004 như sau: 1. Quyết định số 128 QĐ/TW ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận và các Đoàn thể. 2. Nghị quyết số 730/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn bảng lương chức vụ và bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ của ngành Toà án, ngành Kiểm sát. 3. Nghị định số 203/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu. 4. Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. 5. Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp trong các công ty nhà nước. 6. Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty nhà nước. 7. Nghị định số 207/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương, tiền thưởng và chế độ trách nhiệm đối với các thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty nhà nước. 8. Nghị định số 208/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về việc điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội. 9. Nghị định số 210/2004/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định về chế độ trợ cấp và phụ cấp ưu đãi đối với người có công. Các văn bản này là sự thể chế hoá 6 nội dung cơ bản với những điểm mới đã được Hội nghị Trung ương tám khoá IX thông qua như : Lương tối thiểu; quan hệ tiền lương, hệ thống thang lương, bảng lương và phụ cấp; cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập trong khu vực hành chính, sự nghiệp; tiền lương của doanh nghiệp nhà nước; chính sách bảo hiểm xã hội; trợ cấp ưu đãi người có công. 1/ Về tiền lương tối thiểu: Tiếp tục thực hiện cơ chế mức lương tối thiểu chung là mức sàn thấp nhất để làm căn cứ điều chỉnh các quan hệ lao động trong xã hội theo Bộ luật Lao động và làm căn cứ quy định đóng, hưởng bảo hiểm xã hội; việc điều chỉnh mức lương sàn phải phù hợp với mặt bằng tiền lương, tiền công trên thị trường lao động và mức tăng thu nhập chung trong xã hội. Trong từng khu vực (hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước) cho phép áp dụng mức lương tối thiểu khác nhau bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu chung tuỳ thuộc vào nguồn trả lương của từng khu vực. Từ năm 1993 đến nay chúng ta đã nhiều lần điều chỉnh tiền lương tối thiểu, cụ thể là: Năm 1993 lương tối thiểu là 120.000 đồng; năm 1997 điều chỉnh lên 144.000 đồng; năm 2000 điều chỉnh lên 180.000 đồng; năm 2001 điều chỉnh lên 210.000 đồng và đến năm 2003 đã điều chỉnh lên 290.000 đồng/ tháng. Như vậy đến nay lương tối thiểu đã tăng thêm 61,1% so với năm 2000; trong khi đó chỉ số giá tính theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố đến hết năm 2004 tăng thêm 19% so với năm 2000 và tăng thêm 79,3% so với tháng 12/1993. Sau năm 2004 mức lương tối thiểu chung sẽ tiếp tục được điều chỉnh phù hợp với mặt bằng tiền lương, tiền công trên thị trường lao động và mức tăng thu nhập chung xã hội; đồng thời căn cứ khả năng ngân sách và nguồn trả lương, từng bước điều chỉnh tiền lương tối thiểu áp dụng đối với cán bộ, công chức tiến tới bảo đảm cho cán bộ, công chức có mức lương ở mức thu nhập trung bình khá trong xã hội. 2/ Về quan hệ tiền lương, hệ thống thang lương, bảng lương và phụ cấp: Mở rộng dãn cách quan hệ mức lương tối thiểu – trung bình (tốt nghiệp đại học hết tập sự) – tối đa (chuyên gia cao cấp), trong đó chú trọng nâng thêm mức lương trung bình, mức lương thấp có lợi cho số đông cán bộ, công chức và người hưởng lương, đồng thời nâng mức lương tối đa để khuyến khích người có trình độ chuyên môn cao. Theo đó điều chỉnh quan hệ tiền lương từ 1-1,78-8,5 hiện nay lên 1-2,34-10. Thu gọn hệ thống thang lương, bảng lương; yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và trách nhiệm theo nghề hoặc công việc thực hiện bằng các chế độ phụ cấp. Phân biệt bảng lương công chức với bảng lương viên chức, lực lượng vũ trang và trong các công ty nhà nước.
Rút bớt số bậc trong các ngạch tạo điều kiện mở rộng khoảng cách giữa các bậc trong ngạch, giảm bớt tính bình quân trong tiền lương. Thực hiện nguyên tắc xếp lương chuyên môn và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ lãnh đạo bầu cử và bổ nhiệm để thuận lợi cho điều động, luân chuyển cán bộ (riêng Bộ trưởng và tương đương trở lên, viên chức quản lý Công ty nhà nước và cán bộ chuyên trách cấp xã thực hiện chế độ lương chức vụ). Thực hiện một số chế độ phụ cấp mới như: Phụ cấp thâm niên vượt khung áp dụng đối với những người đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch; phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo; phụ cấp trách nhiệm theo nghề hoặc công việc; phụ cấp quân binh chủng đặc biệt. 3/ Về cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập trong khu vực hành chính, sự nghiệp: Mở rộng thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính; thực hiện tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp theo hướng các đơn vị sự nghiệp thực hiện hạch toán thu, chi (không vì mục tiêu lợi nhuận), tự chủ về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, về quản lý và sử dụng lao động, quản lý các nguồn lực tài chính và tự chủ về trả lương cho người lao động; Thực hiện phân cấp gắn với thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc xếp lương và nâng bậc lương; quy định chế độ nâng bậc lương sớm khi đạt thành tích xuất sắc đối với cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện nhiều nguồn kinh phí để trả lương đối với cán bộ, công chức thay cho một nguồn từ ngân sách nhà nước trước đây, cụ thể là từ năm 2003 theo Nghị định số 03/2003/NĐ-CP ngày 15/1/2003 (khi nâng lương tối thiểu từ 210.000 đồng lên 290.000 đồng/tháng) đã thực hiện từ 4 nguồn trả lương sau: từ 10% tiết kiệm chi thường xuyên (không kể chi lương), từ một phần thu của các đơn vị có thu (35% đến 40%), từ 50% tăng thu ngân sách địa phương, phần còn thiếu do ngân sách Trung ương bảo đảm. 4/ Về tiền lương của doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp được điều chỉnh mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu chung trên cơ sở năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong hệ thống bảng lương sản xuất kinh doanh có bảng lương chuyên gia cao cấp và nghệ nhân; quy định bảng lương chức vụ đối với các thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị. Tiền lương và tiền thưởng đối với Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc trả theo năm phụ thuộc vào hiệu quả và tăng năng suất lao động. 5/ Về chính sách bảo hiểm xã hội: Điều chỉnh lương hưu để giải quyết chênh lệch bất hợp lý về lương hưu giữa các thời kỳ (tháng 9 năm 1985, tháng 4 năm 1993 và tháng 10/2004) cụ thể là: Năm 2003 khi điều chỉnh lương tối thiểu từ 210.000đồng lên 290.000 đồng (tăng thêm 38,1%) thì lương hưu của người về hưu trước tháng 9/1985 tăng thêm 46%, trước tháng 4/1993 tăng thêm 42%. Tiếp đó đến tháng 1/2004 tăng thêm lương hưu từ 7% đến 9%. Tháng 10/2004, khi điều chỉnh quan hệ tiền lương mới, tiếp tục điều chỉnh lương hưu 10%. Sau đó hàng năm đều điều chỉnh tăng lương hưu bảo đảm không có chênh lệch bất hợp lý giữa người nghỉ hưu trước và sau tháng 10/2004. Khi Nhà nước tăng lương tối thiểu thì sẽ tăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội. Chuẩn bị và trình Quốc hội vào cuối năm 2005 Luật bảo hiểm xã hội theo hướng mở rộng chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện và quy định chế độ bảo hiểm thất nghiệp. 6/ Về trợ cấp ưu đãi người có công: Điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công tương ứng với mức sống trung bình của xã hội. Tiếp tục thực hiện trợ cấp một lần đối với người được tặng thưởng huân chương, huy chương kháng chiến. Tại Hội nghị này, các đồng chí lãnh đạo và chuyên gia các Bộ, Ban, ngành cũng trình bày những hướng dẫn cụ thể về tổ chức thực hiện, về chương trình, cách thức triển khai… để tổ chức triển khai cụ thể ở các cơ quan, đơn vị, các Bộ ngành, địa phương.
Cải cách cơ bản chính sách tiền lương: Phải bắt đầu từ những quan niệm
Những thiết kế cụ thể về thang lương, bảng lương... sẽ không có ý nghĩa và đi vào cuộc sống nếu không giải quyết vấn đề từ gốc: những quan niệm cơ bản.
Sự công bằng trong tiền lương và thu nhập
Chi tiền lương là đầu tư vào con người, là chi đầu tư phát triển, không phải là chi cho tiêu dùng, cho khu vực "phi sản xuất". Tiền lương phản ánh bản chất của chế độ kinh tế-xã hội và bản sắc văn hóa của dân tộc, phản ánh các giá trị của xã hội, phản ánh trình độ phát triển kinh tế của đất nước.
Vấn đề đặt ra hiện nay là bảo đảm sự công bằng về hưởng thụ trong quan hệ tiền lương giữa các loại lao động, các vùng, thúc đẩy mọi người cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp chấn hưng kinh tế đất nước, chống đặc quyền, đặc lợi trong thu nhập. Mọi người lao động đều được khuyến khích lao động, hưởng thu nhập bằng kết quả lao động của mình; khắc phục tình trạng lao động không tương xứng với số lương được hưởng, sống lâu lên lão làng, "đến hẹn lại lên", triệt tiêu động lực lao động.
Cần phân biệt: lương được trả cho việc chứ không phải trả cho người; người nào được trao giữ nhiệm vụ gì, chức danh gì thì được trả lương theo nhiệm vụ, chức danh đó; người có quá trình cống hiến sẽ được bù đắp bằng một khoản trợ cấp riêng không phải là lương. Người giữ chức vụ thì được phụ cấp trách nhiệm, khi thôi chức vụ thì trở lại hưởng lương cơ bản của mình. Người làm việc tại các vùng khó khăn, công việc nguy hiểm thì được phụ cấp tương xứng với mức độ khó khăn, nguy hiểm của công việc; khi không làm những việc đó nữa thì trở lại mức lương cơ bản của mình, không được giữ suốt đời các phụ cấp đó. Cần thực hiện sự ưu đãi biệt đãi đối với những người có cống hiến lớn, có biệt tài, chống khuynh hướng xem thường, thậm chí rẻ rúng nhân tài, khắc phục tình t