. Phần chủ động gồm các chi tiết lắp ghép trực tiếp
hay gián tiếp với bánh đà và có cùng tốc độ quay với
bánh đà gồm: bánh đà, đĩa ép, vỏ ly hợp, lò xo ép.
· Phần bị động gồm các chi tiết lắp ghép trực tiếp
hay gián tiếp với trục bị động của ly hợp ( hay trục
sơ cấp hộp số) và có cùng tốc độ góc với cùng trục bị
động của ly hợp gồm: trục bị động, đĩa bị động
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2929 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ly hợp 1 đĩa ma sát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ly hợp 1 đĩa ma sát
Ly hợp 1 đĩa ma sát bao gồm 2 phần : Phần chủ động và phần bị
động
. Phần chủ động gồm các chi tiết lắp ghép trực tiếp
hay gián tiếp với bánh đà và có cùng tốc độ quay với
bánh đà gồm: bánh đà, đĩa ép, vỏ ly hợp, lò xo ép.
· Phần bị động gồm các chi tiết lắp ghép trực tiếp
hay gián tiếp với trục bị động của ly hợp ( hay trục
sơ cấp hộp số) và có cùng tốc độ góc với cùng trục bị
động của ly hợp gồm: trục bị động, đĩa bị động
1: Cấu tạo các bộ phận :
a: Bánh đà:
Bánh đà được bắt chặt với trục khuỷu nhờ các bulong
định tâm, trên bề mặt được gia công nhẵn làm mặt
tựa của ly hợp. Đồng thời có các chốt định tâm bảo
đảm đồng tâm giữa bánh đà và võ. Bánh đà được
làm bằng thép, đôi khi được làm bằng gang có khả
năng hấp thụ nhiệt tốt và giải nhiệt tốt.
b: Đĩa ma sát:
Hình 1: Đĩa ma sát.
Đĩa bao gồm một moayơ có rãnh then hoa và một
tấm kim loại phẳng hình tròn được phủ vật liệu ma
sát
Rãnh then hoa nằm giữa trung tâm đĩa ma sát và ăn
khớp với răng then hoa trên trục sơ cấp. Làm trục sơ
cấp và đĩa ma sát quay. Tuy nhiên đĩa ma sát này
được tự do trượt về phía trước hay phía sau trên trục
trục sơ cấp
Đĩa chế tạo bằng chất amiant chịu nhiệt cao. Sợi
cacton và dây đồng đỏ kết nối hoặc đúc kết với
nhau, hoặc làm bằng thép với kim loại sứ. Có hệ số
masát cao và ổn định.
Các lò xo trên đĩa masát gọi là lò xo chống rung hay
giảm chấn. Khi ly hợp đóng, mâm ép sẽ ép chặt đĩa
masát với bánh đà đang quay, lò xo bị nén và giảm
chấn khi đĩa bắt đầu quay cùng bánh đà.
Giữa hai bề mặt ma sát còn các lò xo đệm bề mặt
bằng phẳng, nó có mãng gợn sóng hay uốn cong. Lò
xo này cho phép tấm vật liệu sát uốn cong về phía
trong và yếu đi trong khi ly hợp bắt đầu đóng. Gọi là
đóng êm dịu.
c: Mâm ép ly hợp:
Chế tạo bằng vật liệu chịu tải. Mâm ép phải được
chuyển động tịnh tiến theo chiều trục. Có ba loại:
kiểu lò xo cuộn – kiểu lò xo lá – kiểu bán ly tâm
c.1 Kiểu lò xo cuộn
Sử dụng những lò xo cuộn nhỏ tương tự như lò xo
supap. Bề mặt mâm ép là một vòng tròn lớn đĩa ma
sát tiếp xúc vào, thường được cấu tạo bằng sắt và
kim loại. Bề mặt sau của mâm ép là bề mặt có các lò
xo và đòn bẩy được gắn với cần lỳ hợp. Trong suốt
quá trình hoạt động, mâm ép duy chuyển về phía
trước và phía sau bên trong vỏ ly hợp.
Cần đẩy được lắp bên trong mâm ép, được nâng lên
và dịch chuyển bề mặt mâm ép ra xa so với bánh đà.
Các cuộn lò xo hình elip nhỏ gắn vòng quanh mâm
ép, cần đẩy giữ chúng từ vị trí lò xo về vị trí làm việc
Hình 2. Mâm ép kiểu lò xo cuộn
Vỏ bao mâm ép bao bọc các lò xo, cần đẩy và bề
mặt mâm ép. Nó được chia thành nhiều lỗ vì giữa các
bộ phận mâm ép liên kết bộ phận lại với nhau. Các lỗ
nằm quanh cạnh ngoài của nắp thì dùng để bắt chặt
mâm ép và bánh đà.
1 Nguyên lý hoạt động:
Khi mở , cơ cấu ly hợp ấn bạc đạn chà đẩy cần bẩy,
đầu kia của cần bẩy nâng mâm ép ra xa so với bánh
đà, ép cuộn lò xo lại, đĩa ma sát trượt ra xa đối với
bánh đà và công suất không truyền được đến hộp số.
Khi đóng bạc đạn chà dịch chuyển ra xa với cần bẩy.
Vì vậy những lò xo trên mâm ép sẽ ép mâm ép đẩy
đĩa ma sát về phía bánh đà đang quay.
c.2. Kiểu lò xo lá (lò xo mặt trời):
Hình 3. Mâm ép kiểu lò xo cuộn
Đĩa ép mặt trời thường sử dụng những lò xo lá đơn.
Chức năng giống như kiểu lò xo cuộn. Lò xo lá là một
lò xo ép vòng tròn lớn, lò xo được cuốn cong lên
hoặc lõm xuống và được chia thành những viên phân
được nối từ cạnh ngoài cho đến lỗ bên trong. Lò xo
này được gắn vào trong đĩa ép với cạnh ngoài được
lắp chặt về phía sau của bề mặt đĩa ép, một phe tròn
được gắn ở phía sau lò xo lá có nhiệm vụ định vị
cạnh ngoài của lò xo.
+Nguyên lý hoạt động:
Đĩa ép mặt trời hoạt động khi trung tâm của đĩa được
đẩy vào động cơ, thì cạnh ngoài của nó đi ngược lại
phía động cơ. Điều này sẽ tách đĩa ly hợp và đĩa ép
trượt ra xa so với bánh đà. Khi trung tâm của lò xo
được nhả ra thì lò xo sẽ trở lại trạng thái bình
thường. Lúc đó cạnh ngoài của đĩa ép mặt trời sẽ đẩy
bề mặt mâm ép vào trong đĩa ly hợp.
+Ưu điểm:
Giảm kích thước, khối lượng và đơn giản hoá nhiều
trong khâu kết cấu bộ ly hợp. Do không có các chi
tiết lắp ở vòng ngoài nên cân bằng dễ hơn
Loại trừ các lực li tâm làm giảm sức đè lên đĩa ly hợp
ở vận tốc cao. Lực tác dụng lên đĩa thường xuyên
đều ở mọi chế độ
c.3 Mâm ép loại bán ly tâm:
Là loại có thể thay đổi lực ép vào mâm ép theo tốc
độ động cơ.
Hình 4 : Mâm ép bán ly tâm
Nơi đầu ngoài của ba cần bẩy có gắn quả tạ, cần bẩy
có quả tạ được lắp ráp với mâm ép sao cho khi tăng
vận tốc, lực ly tâm tác dụng lên quả tạ là cho cần
bẩy tăng thêm sức đè lên mâm ép
Hình 5: Chi tiết cần bẩy mâm ép bán ly tâm
Khi ở chế độ ly và kết, các lò xo luôn luôn tác dụng
lực đè lên mâm ép. Tuy nhiên khi bộ ly hợp bắt đầu
kết, sẽ có thêm lực đè lên mâm ép do lực ly tâm tác
động lên cần bẩy. Vận tốc càng cao lực đè này càng
lớn.
d: Khớp ngắt ly hợp:
Hình 6 : Khớp Ngắt Ly Hợp
Khớp ngắt ly hợp thường sử dụng bạc đạn cầu và bộ
vòng, có tác dụng làm giảm ma sát giữa cần đẩy và
càng mở ly hợp, tránh sự mài mòn. Khớp ngắt ly hợp
là bộ phận kín trong đó chứa mỡ bò, nó trượt trên
trục hoặc trong ống bao lồng bên ngoài trục từ phía
trước của hộp số.
Ở một vài loại xe sử dụng khớp ngắt ly hợp bằng
than chì. Nó là một khối tròn bằng than chì chống
ma sát, ép lên trên đĩa phẳng và cần đẩy ly hợp.
Khớp ngắt ly hợp thường được tách rời ra ở phía sau
càng ly hợp. Một phe nhỏ để giữ khớp ngắt trên càng
mở. Khi đó sự chuyển động ở hướng khác sẽ đẩy
khớp ngắt chạy dài trên trục hộp số. Lúc này khớp
ngắt sẽ không còn hoạt động trong suốt quá trình
động cơ truyền công suất. Nó sẽ giảm bớt sự mài
mòn và hư hỏng của khớp ngắt ly hợp.
e: Ổ bi đỡ:
Ổ bi đỡ hoặc ống lót định hướng đặt ở cuối đầu trục
khuỷu. Nâng đỡ cuối trục sơ cấp hộp số. Thường ống
lót được làm bằng đồng cứng, có thể thay thế ổ bi
đũa hoặc bạc đạn cầu.
Đầu cuối trục sơ cấp có ngỗng trục nhỏ ở cuối trục.
Ngỗng trục này trượt bên trong ổ bi, ổ bi ngăn cản
trục hộp số và đĩa ly hợp lắc lên lắc xuống khi mà đĩa
ma sát tách rời. Ổ bi đỡ giúp trục sơ cấp nằm giữa
đĩa ma sát trên bánh đà.
2: Nguyên lý hoạt động:
Hình 7: Hoạt động cắt và nối của ly hợp
1.Vòng hướng dẫn trong ngoài
2.Mâm ép
3.Lò xo màng
4. Đĩa ly hợp
5. Bulông giữ
6. Bạc đạn chà.
- Đóng là trạng thái thường xuyên làm việc. Dưới tác
dụng lò xo ép: đĩa ép, đĩa bị động và bánh đà bị ép
vào nhau. Mômen xoắn truyền từ động cơ đến bánh
đà, qua bề mặt ma sát truyền đến moayơ đĩa bị động
tới trục bị động.
- Mở là trạng thái làm việc không thường xuyên.
Người lái tác dụng lên cơ cấu điều khiển kéo đĩa ép di
chuyển ngược chiều ép của lò xo, tách giữa các bề
mặt ma sát của đĩa bị động với bánh đà và đĩa ép.
Phần chủ động của ly hợp quay theo động cơ, nhưng
do lực ép không tác dụng lên đĩa ép, vì vậy không
tạo nên ma sát để truyền mômen xoắn từ phần chủ
động sang phần bị động.