Lý luận cơ bản về tài chính

Khái niệm tài chính Theo nghĩa hẹp, tài chính được hiểu như là: thu - chi tiền tệ của chính phủ. Hoạt động tín dụng, làm ảnh hưởng cung tiền. Theo quan điểm hiện đại, tài chính phản ánh hoạt động chuyển giao tiền tệ để thỏa mãn các nhu cầu của các chủ thể kinh tế.

ppt27 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1807 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lý luận cơ bản về tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* * LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH CHƯƠNG 1 TS. NGUYỄN VĨNH HÙNG * * NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Khái quát sự ra đời và phát triển phạm trù tài chính Bản chất tài chính Chức năng tài chính Hệ thống tài chính * * KHÁI QUÁT Khái niệm tài chính Theo nghĩa hẹp, tài chính được hiểu như là: thu - chi tiền tệ của chính phủ. Hoạt động tín dụng, làm ảnh hưởng cung tiền. Theo quan điểm hiện đại, tài chính phản ánh hoạt động chuyển giao tiền tệ để thỏa mãn các nhu cầu của các chủ thể kinh tế. * * KHÁI QUÁT Sự ra đời và phát triển phạm trù tài chính gắn liền với sự phát triển của tiền tệ và nền kinh tế hàng hóa. Tài chính gắn với các chủ thể sử dụng => hình thành các khâu tài chính: Tài chính công Tài chính doanh nghiệp Tài chính cá nhân và hộ gia đình Ngày nay tài chính trở thành ngành khoa học. Khoa học tài chính được hỗ trợ rất nhiều từ khoa học toán ứng dụng. * * BẢN CHẤT TÀI CHÍNH Nguồn tài chính Theo nghĩa hẹp: khối tiền có tính lỏng cao Theo nghĩa rộng: bao gồm các loại tài sản tài chính và các loại tài sản khác có khả năng chuyển hóa thành tiền Phân theo phạm vi, nguồn tài chính gồm: Nguồn tài chính trong nước; Nguồn tài chính nước ngoài: Bù đắp sự mất cân đối cán cân thanh toán Bù đắp sự mất cân đối tiết kiệm - đầu tư trong nước * * Sự vận động các nguồn lực tài chính phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong phân phối nguồn lực. Sự phân phối thể hiện (i) hoặc là tạo lập quỹ tiền tệ (ii) hoặc là đầu tư/sử dụng các quỹ tiền tệ như thế nào. Lợi ích và chi phí là hai khái niệm có tính chuẩn tắc trong phân phối nguồn lực. Giải bài toán về hiệu quả kinh tế để đánh đổi, lựa chọn trong số các nhu cầu thực tế trên cơ sở tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu các chi phí => Max (lợi ích – chi phí) BẢN CHẤT TÀI CHÍNH * * Bản chất của tài chính phản ánh quan hệ kinh tế giữa các chủ thể với nhau trong quá trình phân phối nguồn tài chính. Tính kinh tế của tài chính biểu hiện: Nguồn lực giới hạn => cần lợi ích tối đa (kinh tế hoặc xã hội) và tối thiểu hóa chi phí sử dụng nguồn lực … BẢN CHẤT TÀI CHÍNH * * Tài chính có 3 chức năng: Huy động nguồn lực Phân bổ nguồn lực Giám sát nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính CHỨC NĂNG TÀI CHÍNH * * Chức năng huy động nguồn tài chính hay còn gọi là chức năng huy động vốn thể hiện khả năng tổ chức khai thác các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC * * Chức năng huy động vốn được thực hiện trên cơ sở tương tác giữa các yếu tố: Chủ thể cần vốn và các nhà đầu tư . Thị trường tài chính và các định chế tài chính. Môi trường tài chính và kinh tế. HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC * * Phân bổ nguồn tài chính phản ánh kế hoạch sử dụng nguồn lực sẵn có để đạt được các mục tiêu trong tương lai. Chiến lược phân bổ nguồn lực thể hiện qua sơ đồ sau PHÂN BỔ NGUỒN LỰC * * Kiểm tra tài chính phản ánh hoạt động thu thập và đánh giá những bằng chứng về thông tin liên quan đến quá trình huy động và phân bổ các nguồn tài chính với mục đích đảm bảo tính dúng dặn tính hiệu quả và hiệu lực của việc tạo lập và sử dụng vốn KIỂM TRA TÀI CHÍNH * * Kiểm tra tài chính thể hiện dưới các loại hình sau: Thanh tra tài chính. Kiểm toán nội bộ. Kiểm toán độc lập. Kiểm toán nhà nước. KIỂM TRA TÀI CHÍNH * * Kiểm tra tài chính được thực hiện trên cơ sở kết hợp các yếu tố: Chủ thể kiểm tra. Đối tượng kiểm tra. Cơ sở kiểm tra. Phương pháp kiểm tra. Báo cáo và đánh giá kết quả kiểm tra. KIỂM TRA TÀI CHÍNH * * HỆ THỐNG TÀI CHÍNH Hệ thống tài chính là một hệ thống gồm có thị trường và các định chế tài chính thực hiện chức năng gắn kết cung – cầu về vốn. * * HỆ THỐNG TÀI CHÍNH Cơ cấu hệ thống tài chính gồm: Thị trường tài chính. Các chủ thể tài chính - những người kiến tạo thị trường. Cơ sở hạ tầng tài chính của hệ thống tài chính. * * HỆ THỐNG TÀI CHÍNH * * Thị trường tài chính: Cơ cấu gồm: Thị trường tiền tệ và thị trường vôn => Hai thị trường này lại có mối quan hệ hữu cơ với nhau: Các biến đổi về giá cả, lãi suất trên thị trường tiền tệ thường kéo theo các biến đổi trực tiếp trên thị trường vốn. Ngược lại, những biến động trên thị trường chứng khoán ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ. ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG TÀI CHÍNH * * Các chủ thể tài chính: Các tổ chức gắn liền với các hoạt động tài chính công (Public finance), Tài chính doanh nghiệp (Business/corporation finance), Các định chế tài chính (Financial institutions) và Tài chính cá nhân hoặc hộ gia đình (Personal or Household finance). ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG TÀI CHÍNH * * Cơ sở hạ tầng tài chính của hệ thống: Hệ thống luật pháp và quản lý nhà nước. Hệ thống giám sát. Hệ thống thông tin . Hệ thống thanh toán. Hệ thống dịch vụ chứng khoán. Nguồn nhân lực. ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG TÀI CHÍNH * * Các công ty bảo hiểm, các nhà đầu tư, công ty tài chính: Tham gia thị trường chứng khoán: người mua - người bán. Xây dựng và quản lý danh mục đầu tư. Cung cấp các dịch vụ tài chính. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC ĐINH CHẾ TÀI CHÍNH VÀ THI TRƯỜNG TÀI CHÍNH * * Các ngân hàng thương mại Phát hành cổ phiếu huy động vốn. Cung cấp các dịch vụ tài chính. Phát triển các nghiệp vụ phái sinh. Thực hiện các hoạt động đầu tư. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC ĐINH CHẾ TÀI CHÍNH VÀ THI TRƯỜNG TÀI CHÍNH * * Các định chế tài chính trung gian đóng vai trò là tổ chức hỗ trợ nâng cao mức tín nhiệm = > Đảm bảo/bảo lãnh thanh toán cho các tổ chức phát hành chứng khoán nợ. Các định chế tài chính trung gian đóng vai trò chứng khoán hóa => Các khoản nợ (tín dụng) chuyển hóa thành chứng khoán MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC ĐINH CHẾ TÀI CHÍNH VÀ THI TRƯỜNG TÀI CHÍNH * * Tài chính công và định chế tài chính Nộp thuế. Tài trợ của chính phủ. Mô giới phát hành chứng khoán chính phủ. Cho vay. Các định chế tài chính quốc doanh: Thực hiện các chính sách vĩ mô nhà nước. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHỦ THỂ TÀI CHÍNH * * Tài chính công và doanh nghiệp Nộp thuế. Tài trợ của chính phủ. Cho vay. Các doanh nghiệp nhà nước: Thực hiện các chính sách vĩ mô của nhà nước. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHỦ THỂ TÀI CHÍNH * * Tài chính doanh nghiệp và các định chế tài chính Tài trợ vốn. Liên kết và tham gia đầu tư. Cung cấp các dịch vụ tài chính . MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHỦ THỂ TÀI CHÍNH * * Tài chính là gì? Bản chất của tài chính? Chức năng của tài chính? Hệ thống tài chính và mối quan hệ của yếu tố trong hệ thống NHẮC LẠI * * Hệ thống tài chính nước Mỹ Cải cách hệ thống tài chính Việt Nam năm 2006 còn gặp nhiều khó khăn ĐỌC THÊM VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
Tài liệu liên quan