- Thay thế được hoàn toàn các hệ thống truyền cũ như: 0-20mA, 0-10V.
- Cho phép làm việc với các sản phẩm của nhiều nhà sản xuất khác nhau.
- Là hệ thống mở, đồng thời cho phép hiệu chỉnh điều khiển từ phòng điều
khiển trung tâm
- Hệ thống hoạt động với độ tin cậy cao hơn
- Độ mềm dẻo gần như không có giới hạn.
- Giá thành thấp.
- Lượng thông tin truyền tải lớn
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2143 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lý thuyết chung về mạng truyền thông trong công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chổồng 1. Lyù thuyóỳt chung vóử maỷng truyóửn thọng trong cọng nghióỷp
Nguyóựn Kim Aẽnh & Nguyóựn Maỷnh Haỡ - Tổỷ õọỹng hoùa - BKÂN 1
chương 1
Lý thuyết chung về mạng truyền thông
trong công nghiệp
1. Tổng quan chung
1.1. Giới thiệu về mạng truyền thông trong công nghiệp
Do đặc thù của các ngành công nghiệp mà đã tạo ra nhiều loại mạng truyền
thông khác nhau. Mặt khác mạng truyền thông trong công nghiệp cũng có
những đặc thù riêng, có thể phân biệt chúng với mạng thông tin quảng đại
thông qua một số khía cạnh sau:
- Phạm vi hoạt động
- Yêu cầu về độ tin cậy khi truyền
Ưu điểm của sử dụng mạng truyền thông trong công nghiệp:
- Thay thế được hoàn toàn các hệ thống truyền cũ như: 0-20mA, 0-10V...
- Cho phép làm việc với các sản phẩm của nhiều nhà sản xuất khác nhau.
- Là hệ thống mở, đồng thời cho phép hiệu chỉnh điều khiển từ phòng điều
khiển trung tâm
- Hệ thống hoạt động với độ tin cậy cao hơn
- Độ mềm dẻo gần như không có giới hạn.
- Giá thành thấp.
- Lượng thông tin truyền tải lớn
1.2. Mô hình phân cấp trong mạng truyền thông công nghiệp
Để có cái nhìn tổng thể về mạng truyền thông trong công nghiệp, hãy xem
mô hình phân cấp để thấy các đặc trưng, cũng như chức năng nhiệm vụ của
của từng cấp.
Chổồng 1. Lyù thuyóỳt chung vóử maỷng truyóửn thọng trong cọng nghióỷp
Nguyóựn Kim Aẽnh & Nguyóựn Maỷnh Haỡ - Tổỷ õọỹng hoùa - BKÂN 2
Cấp hiện trường:
Đây là cấp nằm tại hiện trường và tất nhiên cấp này nằm sát với dây chuyền
sản xuất nhất. Các thiết bị chính trong cấp này là sensor và cơ cấu chấp
hành, chúng có thể được nối mạng trực tiếp hoặc thông qua đường Bus để
nối với cấp trên (cấp điều khiển).
Hệ thống Bus dùng để kết nối các thiết bị ở cấp hiện trường với cấp điều
khiển gọi là Bus trường (fieldbus), trong thực tế hệ thống Bus này đòi hỏi
cần có đáp ứng thời gian thực trong các cuộc trao đổi thông tin, một đặc
trưng của các cuộc trao đổi tin trong cấp trường là các bản tin thường có
chiều dài không lớn
Các sensor và cơ cấu chấp hành được nối trên đường Bus có thể là các thiết
bị thông minh hoặc cũng có thể là các thiết bị thông thường có xử dụng
thêm các bộ chuyển đổi giao thức tương thích.
Điển hình của Bus trường là: Profibus-DP, Profibus-PA, Can, Foundation
Fielbus, DeviceNet.
PC PC
PC PC PC
HIS HIS EWS
FCS FCS FCS FCS
S S A S A
PC - Personal Computer
HIS -Human Interface Station
FCS - Field Control Station
S - Sensor
A - Actuator
Fieldbus
System bus
Ethernet
Fast Ethernet
Quản lí
kinh tế
Quản lí kỹ
thuật
Điều khiển
và giám sát
Hiện điều
khiển
Hình 1.1 Mô hình phân cấp các hệ thống mạng trong công nghiệp
Hiện trường
Chổồng 1. Lyù thuyóỳt chung vóử maỷng truyóửn thọng trong cọng nghióỷp
Nguyóựn Kim Aẽnh & Nguyóựn Maỷnh Haỡ - Tổỷ õọỹng hoùa - BKÂN 3
Cấp điều khiển:
Cấp này bao gồm các trạm điều khiển hiện trường (FCS), các bộ điều khiển
logic lập trình (PLC), các thiết bị quan sát .. . Chức năng thu thập các tín
hiệu từ hiện trường, thực hiện điều khiển cơ sở, điều khiển logic, tổng hợp
dữ liệu ...
Các thiết bị ở cấp này được kết nối với nhau và kết nối với các thiết bị ở cấp
trên (cấp điều khiển giám sát) thông qua Bus hệ thống, thực tế các bản tin
trao đổi trên Bus hệ thống cũng đòi hỏi tín năng thời gian thực cao, mặt
khác đặc thù của các bản tin là chiều dài lớn hơn nhiều so với các bản tin
trao đổi trên Bus trường
Điển hình của Bus hệ thống là: Profibus-FMS, ControlNet, Industrial
Ethernet.
Cấp điều khiển giám sát:
Các thiết bị trong cấp này bao gồm các trạm giao tiếp người máy HIS, các
trạm thiết kế kỹ thuật EWS, và các thiết bị phụ trợ khác. Chức năng của cấp
này là thực hiện điều khiển quá trình (Process Control), thực hiện các thuật
toán điều khiển tối ưu...
Việc kết nối các thiết bị ở cấp này với các thiết bị ở cấp trên (cấp quản lí kỹ
thuật) được thực hiện thông qua mạng Ethernet, thực chất đây là một mạng
cục bộ LAN, với tính năng trao đổi thông tin không nhất thiết trong thời
gian thực,
Cấp quản lí kỹ thuật và cấp quản lí kinh tế:
Thực chất các cấp này rất quan trọng đối với các hoạt động của công ty, tuy
nhiên yêu cầu về tốc độ trao đổi thông tin cũng như đòi hỏi về thời gian
thực là không cao, chức năng của các cấp này là quản lí tình trạng hoạt
động của các thiết bị trong toàn hệ thống cũng như hoạch định chiến lược
phát triển sản xuất dựa trên tình trạng của thiết bị .
Một số giao thức dùng trong các hệ thống mạng này là Fast Ethernet,
TCP/IP
2. Cơ sở thực hiện mạng truyền thông trong công
nghiệp
2.1. Mô hình tham chiếu OSI (Open Systems Interconnection)
- 1983 tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO (International Standards
Organization) đã đưa ra 1 kiến trúc giao thức với chuẩn ISO 7498 được
gọi là mô hình tham chiếu OSI, nhằm hỗ trợ việc xây dựng các hệ thống
truyền thông có khả năng giao tiếp với nhau.
Chổồng 1. Lyù thuyóỳt chung vóử maỷng truyóửn thọng trong cọng nghióỷp
Nguyóựn Kim Aẽnh & Nguyóựn Maỷnh Haỡ - Tổỷ õọỹng hoùa - BKÂN 4
- Chuẩn này không đưa ra quy định nào về cấu trục một bản tin, và cũng
không định nghĩa một chuẩn dịch vụ cụ thể nào. OSI chỉ là một mô hình
kiến trúc phân lớp với mục đích phục vụ việc xắp xếp và đối chiếu các
hệ thống truyền thông có sẵn, trong đó bao gồm việc so sánh đối chiếu
các giao thức và dịch vụ truyền thông, cũng như làm cơ sở cho phát triển
hệ thống.
ã Lớp vật lý (Physical Layer)
Lớp này được định nghĩa là sự kết nối vật lý giữa PC và mạng như sau:
- Theo cấu trúc mạng
- Theo các chuẩn truyền dẫn: áp hoặc dòng
- Theo phương thức mã hoá tín hiệu
- Theo giao diện cơ học (cáp hoặc giắc cắm)
ã Lớp liên kết dữ liệu (Data Link Layer)
Lớp này được định nghĩa như sau:
- Protocol phù hợp với việc truy cập mạng theo các bản tin nhận và gửi.
- Chia các khối dữ liệu lớn thành các khung định dạng dữ liệu.
Cả hai lớp này được gọi là lớp phần cứng, trong mạng cục bộ lớp này được
chia làm 2 lớp con: lớp điều khiển truy nhập môi trường ( MAC – Media
Access Control) và lớp điều khiển liên kết logic (LLC – Logical Link
Control). Trong một số hệ thống lớp này có thể đảm nhiệm thêm chức năng
như kiểm soát lưu thông và đồng bộ hoá việc chuyển giao các khung dữ
liệu.
A Protocol
N
D
P
Môi trường truyền dẫn Immediate data
Communication
network
Hình 1.2. Cấu trúc mô hình tham chiếu OSI
Lớp ứng dụng
Lớp biểu diễn dữ liệu
Lớp kiểm soát nối
Lớp vận chuyển
Lớp liên kết dữ liệu
Lớp vật lí
Lớp mạng
Lớp ứng dụng
Lớp biểu diễn dữ liệu
Lớp kiểm soát nối
Lớp vận chuyển
Lớp liên kết dữ liệu
Lớp vật lí
Lớp mạng
Chổồng 1. Lyù thuyóỳt chung vóử maỷng truyóửn thọng trong cọng nghióỷp
Nguyóựn Kim Aẽnh & Nguyóựn Maỷnh Haỡ - Tổỷ õọỹng hoùa - BKÂN 5
ã Lớp mạng (Network Layer)
Lớp này được định nghĩa như sau:
- Truyền thông tin tối ưu trên mạng.
- Điều khiển các thông điệp trạng thái để gửi chúng tới các thiết bị khác
trong mạng.
ã Lớp vận chuyển (Transport Layer)
Lớp này được định nghĩa như sau:
- Quản lý địa chỉ của thiết bị trên mạng
- Định vị các đối tác truyền thông thông qua địa chỉ.
- Đồng bộ hoá giữa các đối tác.
- Xử lí lỗi và kiểm soát dòng thông tin.
ã Lớp kiểm soát nối (Session Layer)
Chức năng của lớp này là kiểm soát mối liên kết truyền thông giữa các
chương trình ứng dụng, bao gồm việc tạo lập, quản lí và kết thúc các đường
nối giữa các ứng dụng của đối tác.
ã Lớp biểu diễn dữ liệu (Presentation Layer)
Chức năng của lớp này là chuyển đổi các dạng biểu diễn dữ liệu khác nhau
về cú pháp thành dạng chuẩn, để các đối tác truyền thông khác nhau có thể
giao tiếp với nhau.
ã Lớp ứng dụng (Application Layer)
Có chức năng cung cấp các dịch vụ cao cấp (dựa trên cơ sở các giao thức
cao cấp) cho người sử dụng và các chương trình ứng dụng. Các dịch vụ ở
lớp này chủ yếu được thực hiện bằng phần mềm.
2.2. Cấu trúc mạng (Topology)
Trước khi trình bày về cấu trúc mạng hãy xem xét khái niệm liên kết
Liên kết:
Là mối liên hệ vật lý hoặc logic giữa hai hay nhiều đối tác truyền thông.
Với liên kết vật lý các đối tác là các trạm truyền thông được liên kết với
nhau qua một môi trường vật lý. Liên kết logic vó thể hiểu như sau: Đối tác
truyền thông không nhất thiết phải là một thiết bị phần cứng mà có thể là
một chương trình hệ thống hay một chương trình ứng dụng trên một trạm
nên quan hệ giữa các đối tác này chỉ có tính logic. Tương ứng với một đối
tác vật lý thường có nhiều đối tác logic và tất nhiên nhiều mối liên kết logic
được xây dựng trên cơ sở một mối liên lết vật lý.
Các loại liên kết:
Chổồng 1. Lyù thuyóỳt chung vóử maỷng truyóửn thọng trong cọng nghióỷp
Nguyóựn Kim Aẽnh & Nguyóựn Maỷnh Haỡ - Tổỷ õọỹng hoùa - BKÂN 6
- Liên kết điểm - điểm (Point to Point) : Mối liên kết này chỉ có 2 đối tác
thạm gia, về mặt vật lý hai tạm được nối với nhau bởi một đường truyền.
Để thực hiện một mạng truyền tin dựa trên liên kết này sẽ là tập hợp của
nhiều đường dây độc lập.
- Liên kết điểm – nhiều điểm (multi – drop): Nhiều trạm được nối
chung với một trạm chủ (master). Như vậy các đối tác sẽ được nối chung
vào một đường dây
- Liên kết nhiều điểm – nhiều điểm (multi – point): nhiều đối tác tham
gia và thông tin được trao đổi theo nhiều hướng. Cũng tương tự liên kết
điểm – nhiều điểm với liên kết này các đối tác cũng được nối trên cùng
một đường dây.
Định nghĩa: Cấu trúc mạng là tổng hợp của các mối liên kết.
Cấu trúc mạng cũng hiểu là cách sắp xếp, tổ chức về mặt vật lý của mạng
nhưng cũng hiểu là cách sắp xếp logic của các nút mạng.
Các loại cấu trúc mạng:
+ Topology đầy đủ:
Với cấu trúc đầy đủ này thì sự giao tiếp giữa các trạm là nhanh, một
đối tác bị sự cố sẽ không ảnh hưởng tới các đối tác còn lại nhưng cấu trúc
này giá thành cao do tốn kém dây dẫn
+ Topology hình sao:
B
C
A
E
D
Hình 1.3. Sơ đồ Topology đầy đủ (Full)
A
B C
D
E
F
Hình 1.4. Sơ đồ topology hình sao
Chổồng 1. Lyù thuyóỳt chung vóử maỷng truyóửn thọng trong cọng nghióỷp
Nguyóựn Kim Aẽnh & Nguyóựn Maỷnh Haỡ - Tổỷ õọỹng hoùa - BKÂN 7
Các đối tác trao đổi thông tin với nhau thông qua một trạm chủ, tuy
nhiên một sự cố của trạm chủ sẽ dẫn đến sự tê liệt của toàn hệ thống do đó
trạm chủ đòi hỏi phải có độ tin cậy cao.
+ Topology vòng lặp
Trong cấu trúc này các thành viên được nối với nhau tạo thành mạch vòng
khép kín, tín hiệu được truyền đi theo chiều cố định. ưu điểm của phương
pháp này là mỗi nút mạng có thể là bộ khuếch đại điều đó khiển cho
khoảng cách đối với cấu trúc này có thể là rất xa. Mặt khác mỗi đối tác
ngăn mạch vòng làm hai phần nên khả năng sảy ra xung đột sẽ giảm do tín
hiêụ chỉ được truyền đi theo một chiều.
+ Topology bus
Trong cấu trúc này các đối tác truyền thông được nối trên cung một
dây dẫn. Với cấu trúc daisy-chain các đối tác được nối trực tiếp vào đường
truyền. Còn cấu trúc trunk-line/drop-line thì có các dây phụ để nối các đối
tác vào đường Bus chung. ưu điểm của phương pháp này là đơn giản và tiết
kiệm dây dẫn.
+ Cấu trúc cây
A
B
C
D
Hình 1.5. Sơ đồ topology kiểu vòng loop
Hình 1.6. Cấu trúc trunk-
line/drop-line
Hình 1.7. Cấu trúc daisy-chain
Chổồng 1. Lyù thuyóỳt chung vóử maỷng truyóửn thọng trong cọng nghióỷp
Nguyóựn Kim Aẽnh & Nguyóựn Maỷnh Haỡ - Tổỷ õọỹng hoùa - BKÂN 8
Cấu trúc cây là tổng hợp của nhiều liên kết với các cấu trúc như
đường thẳng, sao, mạch vòng... Đây là cấu trúc thường gặp trong thực tế.
2.3. Môi trường truyền dẫn
2.3.1. Các đặc tính của môi trường truyền dẫn
Môi trường truyền dẫn là môi trường mà tín hiệu thông tin truyền qua
(thực chất đó là đường truyền). Môi trường truyền dẫn có ảnh hưởng
lớn tới tốc độ truyền dẫn, chất lượng đường truyền... Ta xét các đặc tính
sau:
ã Dung lượng truyền của môi trường truyền dẫn được tính theo công thức
sau:
Uk = Tk*Fk*Hk
ở đó: Tk - Thời gian trong đó có mặt tín hiệu truyền đi
Fk – Khoảng tần số làm việc của kênh
Hk - Đặc tính chỉ rõ sự tăng công suất tín hiệu Pth so với công
suất nhiễu Pnh trong kênh
Người ta còn gọi Uk là khả năng truyền của môi trường truyền dẫn
ã Tốc độ truyền thông tin:
V=I/T
ở đó: I – Lượng thông tin truyền
T – Thời gian truyền lượng thông tin I
2.3.2. Các loại môi trường truyền dẫn
a) Đường hai dây hở.
Bộ nối Bộ lặp
Hình 1.8. Cấu trúc cây
Bộ nối sao
Chổồng 1. Lyù thuyóỳt chung vóử maỷng truyóửn thọng trong cọng nghióỷp
Nguyóựn Kim Aẽnh & Nguyóựn Maỷnh Haỡ - Tổỷ õọỹng hoùa - BKÂN 9
Là loại môi trường truyền dẫn đơn giản, hai dây dẫn được cách li với
nhau bằng khoảng không. Loại này có thể nối các thiết bị với chiều dài
không lớn lắm và tốc độ truyền không quá 19.2 Kbis/s. Đường dây này
được ứng dụng trong truyền số liệu giữa các DTE và DCE.
Nhược điểm của loại dây này là chịu tác động của nhiễu xuyên âm,
ngoài ra cấu trúc hở khiến nó nhạy cảm với nhiễu gây ra bởi các nguồn bức
xạ, đó cũng chính là lí do khiến cho môi trường truyền dẫn này hạn chế về
tốc độ và chiều dài dây dẫn.
b) Cáp đôi dây xoắn
Đây là môi trường truyền dẫn có tính lịch sử trong truyền số liệu và
hiện này nó vẫn là môi trường truyền dẫn được dùng rất phổ biến. Nó được
phát minh cùng thời với điện thoại, và giá thì tương đối rẻ tiền
Cáp dây đôi xoắn có thể loại trừ tốt hơn. Trong một cáp có nhiều cặp
dây xoắn vào nhau. Một đôi dây xoắn bao gồm hai sợi dây được quấn cách
li ôm vào nhau do cấu trúc như thế mà trường điện từ của hai dây sẽ trung
hoà lẫn nhau, mặt khác dây tín hiệu và dây đất xoắn vào nhau giúp cho tín
hiệu giao thoa được cả hai dây thu nhận, không làm ảnh hưởng lên tín hiệu
vi sai. Chính vì vậy mà nhiễu ra môi trường xung quanh và nhiễu xuyên âm
giảm thiểu đáng kể.
Đường dây xoắn đôi thích hợp với thiết bị điều khiển đường dây và
mạch thu riêng, sử dụng tốc độ bit dưới 1 Mbps cho khoảng cách từ vài m
đến 15Km và tốc độ bit thấp hơn cho khoảng cách dài hơn. Điển hình của
cáp đôi dây xoắn là việc ứng dụng trong các hệ thống truyền thông sử dụng
chuẩn RS485 với tốc độ truyền thông thường là 64Kb/s và 96Kb/s
Tuy vậy cáp đôi dây xoắn có nhược điểm là chịu ảnh hưởng của nhiễu
kí sinh và hiện tượng can nhiệt (couplage)
Có 2 loại cáp xoắn đôi: Cáp xoắn đôi không bọc kim (UTP –
Unshielded Twisted Pair) dùng rộng rãi trong mạng điện thoại và trong
nhiều ứng dụng truyền số liệu; cáp xoắn đôi bọc kim (STP – Shielded
Twisted Pair), có một màn chắn để bảo vệ giảm ảnh hưởng của tín hiệu giao
thoa.
Hình 1.9. Cấu tạo của cáp đôi dây xoắn
Chổồng 1. Lyù thuyóỳt chung vóử maỷng truyóửn thọng trong cọng nghióỷp
Nguyóựn Kim Aẽnh & Nguyóựn Maỷnh Haỡ - Tổỷ õọỹng hoùa - BKÂN 10
c) Cáp đồng trục
Hạn chế chính của cáp xoắn đôi gây ra bởi hiệu ứng bề mặt. Khi tốc độ
bit (cũng là tần số) của tín hiệu truyền dẫn tăng lên thì luồng chảy của dòng
điện trong dây chỉ ở trên bề mặt, do vậy sử dụng ít hơn tiết diện sẵn có, dẫn
đến sự tăng điện trở của dây đối với tín hiệu cao tần, làm tăng suy hao.
Ngoài ra, ở tần số cao, năng suất tín hiệu bị mất mát nhiều hơn do hiệu ứng
bức xạ. Vì vậy, với những ứng dụng đòi hỏi tốc độ bit cao hơn 1 Mbps, cần
phải có thiết bị điện tử thu và điều khiển tinh vi hơn hoặc sử dụng một môi
trường truyền dẫn khác.
Cáp đồng trục làm giảm tối thiểu hai hiệu ứng trên. Cáp có chất dẫn
điện ở chính giữa trục và bao quanh trục cũng là chất dẫn điện. Khoảng
giữa hai lớp chất dẫn điện thường được làm đầy bởi chất cách điện rắn hoặc
cấu trúc tổ ong.
Chất dẫn điện ở giữa là màn chắn hữu hiệu với tín hiệu nhiễu bên ngoài. Sự
tổn hao tín hiệu rất nhỏ gây ra do bức xạ điện từ và hiệu ứng bề mặt. Cáp
đồng trục có thể sử dụng với nhiều kiểu tín hiệu khác nhau, tốc độ điển
hình là 10Mbps.
Cáp đồng trục được sử dụng rộng rãi, chế độ hoạt động có thể sử dụng dải
cơ sở (BaseBand) hoặc dải rộng (BroadBand). Với BaseBand toàn bộ hiệu
suất đường truyền được dành cho một kênh truyền thông duy nhất trong khi
đó BroadBand thì sử dụng cho 2 hoặc nhiều kênh cùng phân chia dải thông
của đường truyền. Chúng được minh hoạ trên hình 3.10.
Lớp cách điện Lớp dẫn điện
Hình 1.10. Cấu tạo của cáp đồng trục
Chổồng 1. Lyù thuyóỳt chung vóử maỷng truyóửn thọng trong cọng nghióỷp
Nguyóựn Kim Aẽnh & Nguyóựn Maỷnh Haỡ - Tổỷ õọỹng hoùa - BKÂN 11
- Phương thức truyền dải cơ sở có thể truyền được cả tín hiệu tương tự
và tín hiệu số.
Khoảng cách truyền ở giải cơ sở từ 1Km đến 3Km tốc độ trong giải này là
1Mb/s đến 10Kb/s
Với giải rộng khoảng cách từ 10Km đến 50Km, tốc độ có thể lên đến
350Mb/s
Với điều chế dải rộng cáp đồng trục khá nhạy cảm với nhiễu tần số thấp, hệ
số chống nhiễu từ 50dB đến 60 dB. Trong trường hợp điều chế dải rộng thì
kém nhạy cảm hơn, hệ số chống nhiễu từ 80dB đến 100dB.
d) Sợi quang
Đây là môi trường truyền dẫn đang được xử dụng rộng rãi trong công
nghiệp bởi các ưu điểm sau:
- Dung lượng truyền lớn
- Tính bảo mật tín hiệu khi truyền cao
- Trọng lượng nhẹ (đặc biệt thích hợp với kỹ thuật hàng không)
- Khả năng chống nhiễu tốt
- Tốc độ truyền cao (có thể lên đến hàng trăm Mb/s)
- Không bị ăn mòn trong các môi trường oxi hoá
Chúng ta hãy xét một số các vấn đề lí thuyết trước khi xem xét sợi quang
+ Bản chất và các đặc trưng của sóng ánh sáng
*. Bản chất sóng ánh sáng
- ánh sáng cường độ lớn không phải bao gồm những lượng tử năng lượng
lớn mà gồm rất nhiều lượng tử lan truyền. Bản chất của sóng ánh sáng có cả
tính chất sóng và tính chất hạt. Tốc độ lan truyền của sóng ánh sáng là
3.108m/s trong chân không
BaseBand BroadBand
Hình 1.11. Minh hoạ dải cơ sở và dải rộng
Chổồng 1. Lyù thuyóỳt chung vóử maỷng truyóửn thọng trong cọng nghióỷp
Nguyóựn Kim Aẽnh & Nguyóựn Maỷnh Haỡ - Tổỷ õọỹng hoùa - BKÂN 12
- Khi nghiên cứu các phần tử thu quang người ta xử dụng các đặc tính hạt
của nó. Khi nghiên cứu quá trình lan truyền của cáp quang trên sợi quang
người ta lại quan tâm đến tính chất sóng của nó.
*. Các đặc trưng cơ bản
+ Dải phổ bức xạ quang học. Đặc trưng cơ bản của các nguồn bức xạ điện
từ là dải phổ bức xạ quang học hay dải bước sóng tương ứng:
)(&)( Hzcfm
f
c
l
l ==
- ánh sáng sử dụng trong thông tin quang là ánh sáng trong vùng hồng
ngoại:
- Hồng ngoại gần IR-A: 0.78mm – 1.4 mm
- Hồng ngoại giữa IR-B: 1.4mm – 6 mm
- Hồng ngoại gần IR-A: 6mm – 1mm
- Phổ bức xạ có 3 loại khác nhau là phổ liên tục, phổ rời rạc và phổ hấp
thụ. Trong thông tin quang người ta sử dụng phổ liên tục và phổ rời
rạc.
+ Đặc tính không kết hợp: Khi các nguồn bức xạ hoạt động, từng nguyên tử
sẽ bức xạ ngẫu nhiên các xung ánh sáng, Mỗi xung ánh sáng chứa đựng
một dao động riêng. Các xung ánh sáng chỉ tồn tại trong 1 thời gian ngắn
(18-8) và đi được khoảng 3m. Sau đó các nguyên tử ngừng bức xạ trong một
thời gian dài, trong thời gian đó các nguyên tử khác lại bức xạ và nó tạo ra
ánh sáng liên tục.
Do các nguyên tử nên pha của chúng là ngẫu nhiên, do đó không thể có
hiện tượng giao thoa trong một thời gian dài và người ta gọi đó là đặc tính
không kết hợp của ánh sáng.
+ Nguyên lí truyền dẫn ánh sáng
- Dựa vào hiện tượng phản xạ toàn phần
- Khi n1>n2 và at <= a
+ Cấu tạo sợi quang
Cáp sợi quang gồm một sợi thuỷ tinh đơn cho mỗi tín hiệu được truyền,
nằm trong vỏ bọc ngăn ánh sáng bên ngoài. Tín hiệu ánh sáng sinh ra bởi
máy phát quang. Máy phát quang thực hiện sự chuyển đổi từ điện sang
quang. Tương tự, máy thu quang thực hiện chức năng ngược lại tại đầu cuối
thu. Máy phát quang sử dụng LED hoặc ILD, máy thu quang sử dụng diode
quang hoặc transistor quang để thực hiện các chuyển đổi.
n2
n1
Chổồng 1. Lyù thuyóỳt chung vóử maỷng truyóửn thọng trong cọng nghióỷp
Nguyóựn Kim Aẽnh & Nguyóựn Maỷnh Haỡ - Tổỷ õọỹng hoùa - BKÂN 13
Trong sợi quang đa mode chiết suất bậc, vật liệu chế tạo vỏ và lõi khác
nhau nhưng chiết suất là đồng nhất. Các tia sáng do diode phát ra với góc
nhỏ hơn góc tới hạn sẽ được phản xạ toàn phần tại giao di