Lý thuyết hạch toán kế toán

Chương 1. Bản chất và đối tượng của hạch toán kế toán Chương 2. Phương pháp chứng từ Chương 3. Phương pháp tính giá Chương 4. Phuơng pháp đối ứng tài khoản Chương 5. Hệ thống tài khoản kế toán Chương 6. Phương pháp tổng hợp và cân đối Chương 7. Hạch toán các quá trình kinh doanh chủ

pdf32 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lý thuyết hạch toán kế toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRẦN THỊ DƯƠNG NGÂN- ĐHKTQD Chương 1. Bản chất và đối tượng của hạch toán kế toán Chương 2. Phương pháp chứng từ Chương 3. Phương pháp tính giá Chương 4. Phuơng pháp đối ứng tài khoản Chương 5. Hệ thống tài khoản kế toán Chương 6. Phương pháp tổng hợp và cân đối Chương 7. Hạch toán các quá trình kinh doanh chủ yếu CHƯƠNG 1 BẢN CHẤT VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN i. BẢN CHẤT CỦA HTKT ii. ĐỐI TƯỢNG CỦA HTKT 1. Sự cần thiết khách quan của HTKT Là 1 hệ thống điều tra quan sát, tính toán, đo lường và ghi chép các quá trình kinh tế, nhằm quản lí các quá trình đó ngày một chặt chẽ hơn • Quan sát các quá trình và hiện tượng kinh tế (đo lường mọi hao phí trong SX và kết quả của SX và thể hiện bằng đơn vị đo lường thích hợp: hiện vật, LĐ, tiền) • Tính toán: sử dụng phép tính, phương pháp tổng hợp phân tích để xác định các chỉ tiêu cần thiết, từ đó biết được tiến độ thực hiện các mục tiêu, dự án và hiệu quả của hoạt động kinh tế I. BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN • Ghi chép: thu thập, xử lí, ghi lại tình hình, kết quả của hoạt động kinh tế trong từng thời kì, từng địa điểm phát sinh theo 1 trật tự nhất định. Từ đó có thể phản ánh và kiểm tra toàn diện, có hệ thống các hoạt động sản xuất XH 2.1. Các thước đo được sử dụng trong hạch toán Thước đo hiện vật: sử dụng đơn vị đo lường vật lí (kg, m,...); đo lường chính xác từng đối tượng riêng biệt nhưng không thể sử dụng nó để xử lí các thông tin ban đầu thành thông tin tổng hợp của nhiều đối tượng  Thuớc đo lao động: sử dụng đơn vị đo thời gian để đo lường các đối tượng hạch toán như hao phí lao động sống (NSLĐ...) Thước đo tiền tệ. ưu: tổng hợp được thông tin từ các thông tin ban đầu về các đối tượng riêng biệt nhược: lạm phát 2. HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG HỆ THỐNG CÁC LOẠI HẠCH TOÁN 2.2. Các loại hạch toán 1. Hạch toán nghiệp vụ (HT nghiệp vụ kĩ thuật): tuỳ tính chất của từng nghiệp vụ và yêu cầu quản lí mà sử dụng 1 trong 3 thước đo. 2. Hạch toán thống kê: phạm vi nghiên cứu rộng 3. Hạch toán kế toán:  Phản ánh và giám đốc một cách liên tục, toàn diện và có hệ thống tất cả các loại vật tư, tiền vốn và mọi mặt kinh tế. Nghiên cứu vốn KD dưới góc độ TS & NV HTKT sử dụng cả 3 thước đo, thước đo giá trị (tiền tệ) được coi là chủ yếu  Sử dụng hệ thống phương pháp: chứng từ, đối ứng TK, tính giá, tổng hợp- cân đối kế toán Cung cấp thông tin về tuần hoàn của vốn (động): cung cấp vật tư => SX => tiêu thụ  Thông tin 2 mặt của mỗi hiện tượng, mỗi quá trình: TS & NV, tăng & giảm, CP & kết quả...  Thông tin thu được có tính 2 mặt: thông tin & kiểm tra 3 loại hạch toán có tuy có nội dung, nhiệm vụ và phương pháp riêng, nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau trong việc thực hiện chức năng phản ánh và giám đốc quá trình tái sản xuất xã hội 3. VAI TRÒ CỦA HTKT TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÍ Phản ánh và giám đốc một cách liên tục và toán diện các mặt hoạt động kinh tế, tài chính ở tất cả các DN, tổ chức, cơ quan sự nghiệp: Đối với các nhà quản lí kinh tế: dựa vào thông tin kế toán để định ra các kế hoạch, dự án và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, dự án đó.  Các nhà đầu tư: dựa vào thông tin kế toán đẻ nắm được hiệu quả của 1 thời kinh doanh và tính hình tài chính của DN (lãi, lỗ...) từ đó có quyết định nên hay không nên đầu tư và biết đầu DN đã sử dụng số vốn đầu tư đó ntn? Nhà nước: thông qua kiểm tra, tổng hợp các số liệu của kế toán, Nhà nước nắm được tình hình CP, lợi nhuận của các đơn vị từ đó đề ra chính sách về đầu tư, thuế, hoạch định chính sách, soạn thảo luật lệ... 4- CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN VÀ KHÁI NIỆM CHUNG ĐƯỢC THỪA NHẬN 1. Thực thể kinh doanh:(ghi chép, tổng hợp và báo cáo) 2. Hoạt động liên tục: (hoạt động vô thời hạn, không bị giải thể trong tương lai gần) 3. Thước đo tiền tệ: (là đơn vị cơ bản trong các BCTC) 4. Kì kế toán: (năm, tháng, quí) 5. Nguyên tắc giá phí: (dựa trên giá trị thực tế) 6. Nguyên tắc doanh thu thực hiện: (số tiền thu được và ghi nhận khi quyền sở hữu hàng hoá bán ra được chuyển giao) 7. Nguyên tắc phù hợp 9. Nguyên tắc nhất quán 10. Nguyên tắc công khai 11. Nguyên tắc trọng yếu: (một khoản mục là quan trọng nếu có lí do hợp lí để biết rằng nó sẽ ảnh hưởng đến quyết định của những người sử dụng các BCTC) 12. Nguyên tắc thận trọng: (việc ghi tăng vốn CSH chỉ thực hiện khi có chứng cớ chắc chắn; việc ghi giảm vốn CSH được ghi nhận ngay khi có chứng cớ có thể) 8. Nguyên tắc khách quan: khách quan và kiểm tra được II. ĐỐI TƯỢNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN 1- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG HTKT • NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CỦA QUÁ TRÌNH TÁI SX TRÊN GÓC ĐỘ VỐN • NGHIÊN CỨU SỰ VẬN ĐỘNG LIÊN TỤC CỦA VỐN TRONG QUÁ TRÌNH KD • NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ TRỰC TIẾP ĐẾN VỐN VÀ MỐI QUAN HỆ KINH TẾ – PHÁP LÍ NGOÀI VỐN (TS THUÊ NGOÀI, NHẬN VL GIA CÔNG, LIÊN KẾT KINH TẾ...) • XÁC ĐỊNH RÕ PHẠM VI BIỂU HIỆN CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG (ĐƠN VỊ KINH TẾ, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP) 2. Tài sản và Nguồn vốn Vốn: ai cũng cần??? HTKT nghiên cứu sự hình thành và vận động của vốn trong 1 đơn vị cụ thể Lượng vốn biểu hiện dưới dạng vật chất hay phi vật chất, đo bằng tiền => TS Vốn được hình thành (tài trợ) từ nhiều nguồn khác nhau => NV 2.1. Phân loại TS của DN: TS là tất cả những thứ hữu hình và vô hình gắn với lợi ích kinh tế hiện tại và tương lai của đơn vị thoả mãn các điều kiện - Thuộc quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát lâu dài của đơn vị - Có giá trị thực sự đối với đơn vị - Có giá phí xác định Phân loại TS của DN (tiếp) .... Xét về mặt giá trị và tính chất luân chuyển của TS, toàn bộ TS của DN được chia làm 2 loại: Loại 1: TS ngắn hạn (TS lưu động) - Phản ánh toàn bộ giá trị của các loại TS lưu động của DN -Thời gian luân chuyển ngắn (1 chu kì KD hay 1 năm) Gồm: + TS ngắn hạn trong SX: (dự trữ cho sx và trong sx) gồm những TS ngắn hạn dự trữ cho quá trình SX (nguyên, nhiên VL, công cụ, dụng cụ... đang dự trữ trong kho, chuẩn bị cho sx) và TS ngắn hạn trong SX (giá trị SPDD) Phân loại TS của DN: (tiếp) + TS ngắn hạn lưu thông TS dự trữ cho quá trình lưu thông (thành phẩm, hàng hoá dự trữ trong kho hay gửi bán) TS trong quá trình lưu thông (vốn bằng tiền, các khoản phải thu.) + TS ngắn hạn tài chính là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn với mục đích kiếm lời (đầu tư liên doanh, đầu tư chứng khoán) + TS ngắn hạn khác.... Phân loại TS của DN: (tiếp) Loại 2: TS dài hạn (TS cố định) Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những TS của DN có thời gian luân chuyển dài (> 1 năm hay 1 chu kì kinh doanh) + Phải thu dài hạn: là TS của DN đang bị chiếm dụng, thời hạn thu hồi >1năm hay 1 chu kì KD + TSCĐ hữu hình  là các TSCĐ có hình thái vật chất, có đủ tiêu chuẩn của TSCĐ về giá trị và thời gian sử dụng trong chế độ quản lí tài chính hiện hành (nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, phương tiện truyền dẫn...) Phân loại TS của DN: (tiếp) TSCĐ HH có thể do DN tự mua, xây dựng hoặc đi thuê dài hạn + TSCĐ vô hình Là những TSCĐ không có hình thái vật chất, thể hiện 1 lượng giá trị đã được đầu tư, chi trả, chi phí, nhằm có được các lợi ích hoặc các nguồn có tính chất kinh tế mà các giá trị của chúng xuất phát từ các đặc quyền hoặc quyền của DN: => quyền sử dụng đất => nhãn hiệu hàng hoá =>...... => bản quyền => phần mềm máy vi tính =>....... Phân loại TS của DN: (tiếp) + TSCĐHH tự có đã và đang đầu tư Là những TSCĐHH thuộc quyền sở hữu của đơn vị mà đơn vị đã và đang đầu tư (cả XDCB dở dang) + TSCĐ vô hình tự có đã và đang đầu tư Là những TSCĐ vô hình thuộc quyền sở hữu của đơn vị mà đơn vị đã đầu tư và đang trong quá trình đầu tư + TSCĐ thuê TC Là những TSCĐ mà đơn vị đi thuê dài hạn nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động của đơn vị Phân loại TS của DN: (tiếp) + TSCĐ tài chính Là giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn với mục đích kiếm lời: - đầu tư góp vốn liên doanh dài hạn, - chứng khoán dài hạn, - cho thuê TSCĐ dài hạn, bất động sản đầu tư... (Là những khoản đầu tư có thời gian thu hồi vốn dài trên 1 năm hay 1 chu kì kinh doanh) 2.2. PHÂN LOẠI NGUỒN VỐN CỦA DN Xét theo nguồn hình thành, toàn bộ vốn của DN được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn nợ phải trả 1. Vốn chủ sở hữu: Là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp mà DN không phải cam kết thanh toán. Vốn chủ sở hữu do chủ DN và các nhà đầu tư tự góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh. Vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ Vốn chủ sở hữu (tiếp) 1 DN có thể có 1 hoặc nhiều vốn chủ sở hữu: Đối với DN nhà nước: NV hoạt động do nhà nước cấp hoặc đầu tư nên NN là chủ sở hữu vốn DN liên doanh, liên kết: Các thành viên tham gia góp vốn Cá nhân tham gia góp vốn Các công ti cổ phần: Cổ đông DN tư nhân: Cá nhân hoặc hộ gia đình Vốn chủ sở hữu (tiếp) Vốn chủ sở hữu khác: -là số vốn chủ sở hữu có nguồn gốc từ lợi nhuận để lại: + các quĩ DN, các khoản dự trữ theo điều lệ, luật định -các loại vốn khác: + XDCB + chênh lệch đánh giá lại TS + chênh lệch tỉ giá hối đoái... 2. Nợ phải trả: Là số tiền vốn mà DN đi vay, đi chiếm dụng của các đơn vị, tổ chức, cá nhân DN có trách nhiệm phải trả + gồm: các khoản nợ tiền vay Các khoản nợ phải trả cho người bán, cho NN, cho CNV Các khoản phải trả khác Nợ phải trả của DN chia ra: Nợ ngắn hạn: - DN có trách nhiệm trả trong vòng 1 chu kì hoạt động kinh doanh bình thường hoặc trong vòng 1 năm. - Được trang trải bằng TS lưu động hoặc bằng các khoản nợ vay ngắn hạn phát sinh - Gồm: vay ngắn hạn, thương phiếu phải trả, khoản nợ dài hạn đã đến hạn trả, tiền phải trả cho người bán, người nhận thầu, thuế và các khoản phải nộp ngân sách, lương, phụ cấp phải trả cho CNV, các khoản nhận kí cược, kí quĩ ngắn hạn và các khoản phải trả ngắn hạn khác Nợ phải trả của DN chia ra (tiếp): Nợ dài hạn: - Là các khoản nợ mà thời gian trả nợ trên 1 năm. - Gồm: vay dài hạn cho đầu tư phát triển nợ thế chấp phải trả thương phiếu dài hạn trái phiếu phải trả các khoản nhận kí cược kí quĩ dài hạn Các khoản phải trả dài hạn khác Như vậy: TS và NV chỉ là 2 mặt khác nhau của vốn TS biểu hiện trạng thái cụ thể của vốn: cái đang có, đang tồn tại ở đơn vị NV biểu hiện mặt trừu tượng, chỉ ra phạm vi sử dụng hay nguồn huy động TS. TS = NV TS = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả 3. TUẦN HOÀN CỦA VỐN KINH DOANH - Mua hàng: vốn từ hình thái tiền tệ => vốn dự trữ cho SX - SX: giai đoạn kết hợp giữa LĐ, TLLĐ và đối tượng LĐ để tạo ra SP. (các chi phí) - Tiêu thụ: vốn từ hình thái hiện vật chuyển sang hình thái tiền tệ - Tuỳ vào đặc điểm KD của từng đơn vị. tiªu thô mua hµng s¶n xuÊt Trong quá trình tái sx, vốn của các tổ chức sxkd vận động không ngừng qua các giai đoạn khác nhau.... và được thay đổi cả về hình thái vật chất và giá trị Tuần hoàn của vốn kinh doanh (tiếp) Tuỳ đặc điểm kinh doanh của từng đơn vị: DN sản xuất: T – H ......SX...... T’ – H’ DN thương mại: T – H - T’ DN tín dụng: T - T’ 4. Kết luận chung về đối tượng của hạch toán kế toán (vốn KD của đơn vị được xem xét trong quan hệ giữa 2 mặt biểu hiện TS & NV) 1. Luôn có tính hai mặt, độc lập với nhau nhưng cần bằng về lượng 2. Luôn vận động qua các giai đoạn khác nhau, theo 1 trật tự xác định và khép kín sau 1 chu kì nhất định 3. Luôn có tính đa dạng 4. Mỗi loại đối tượng cụ thể của HTKT đều gắn liền trực tiếp đến lợi ích kinh tế, quyền lợi và trách nhiệm của nhiều phía khác nhau
Tài liệu liên quan