Tiền đềra đời, tồn tại và phát triển của tài chính:
1. Tiền đềsản xuất hàng hoá và tiền tệ
Cuối thời kỳcông xã nguyên thuỷ:
Phân công lao động xã hội phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá được hình
thành Tiền tệxuất hiện như1 đòi hỏi khách quan Cuộc cách mạng trong
công nghệphân phối ( chuyển từphân phối bằng hiện vật sang phân phối bằng giá trị)
Tài chính ra đời.
60 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lý thuyết tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Cao đẳng Nghề Thương mại và Công nghiệp Nguyễn Phương Thúy
Đề cương môn học Lý thuyết tài chính 1
Môn học: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH
Chương I: Những vấn đề cơ bản về tài chính
I/ Tiền đề ra đời, tồn tại và phát triển của tài chính:
1. Tiền đề sản xuất hàng hoá và tiền tệ
Cuối thời kỳ công xã nguyên thuỷ:
Phân công lao động xã hội phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá được hình
thành Tiền tệ xuất hiện như 1 đòi hỏi khách quan Cuộc cách mạng trong
công nghệ phân phối ( chuyển từ phân phối bằng hiện vật sang phân phối bằng giá trị)
Tài chính ra đời.
2. Tiền đề Nhà nước:
Chế độ tư hữu xuất hiện:
Xã hội bắt đầu phân chia giai cấp và có sự đấu tranh giữa các giai cấp trong xã
hội Nhà nước xuất hiện dưới hình thái Nhà nước của chế độ nô lệ nhu cầu chi
tiêu nhằm duy trì quyền lực của Nhà nước Quỹ tiền tệ của nhà nước do công dân
đóng góp Tài chính nhà nước (tài chính công ) xuất hiện
3. Sự tồn tại và phát triển:
Trong các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, tài chính công chỉ là để phục vụ cho các
hoạt động đơn thuần về mặt chính trị của Nhà nước.
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933, vai trò của Nhà nước đã được
thay đổi. Tài chính công lúc này không còn là một yếu tố trung lập mà là một công cụ
để Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế.
Ngoài bộ phận tài chính công phục vụ trực tiếp cho chức năng chính trị, còn xuất
hiện bộ phận tài chính công phục vụ cho việc thực hiện chức năng quản lý kinh tế của
Nhà nước. Bên cạnh đó cũng xuât hiện bộ phận tài chính tư gắn liền với các hoạt động
kinh tế của khu vực tư nhân trong nền kinh tế - xã hội.
Có thể nhận xét rằng, trong 2 tiền đề kể trên thì sản xuất hàng hóa - tiền tệ là
nhân tố mang tính chất khách quan có ý nghĩa quyết định đối với sự ra đời, tồn tại và
Trường Cao đẳng Nghề Thương mại và Công nghiệp Nguyễn Phương Thúy
Đề cương môn học Lý thuyết tài chính 2
phát triển của tài chính và Nhà nước là nhân tố có ý nghĩa định hướng tạo ra hành lang
và điều tiết sự phát triển của tài chính.
II/ Bản chất của tài chính:
1. Biểu hiện bên ngoài:
Có thể thấy những biểu hiện bên ngoài của tài chính trong các mối quan hệ sau:
- Quan hệ giữa Nhà nước với các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các tầng lớp dân
cư:
Dân cư, doanh nghiệp Nhà nước
- Quan hệ giữa các Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội và các tầng lớp dân cư:
Biểu hiện cụ thể:
+ Các quan hệ thanh toán tiền mua bán tài sản, vật tư, hàng hoá, dịch vụ.
+ Các hình thức huy động nguồn tài trợ vốn kinh doanh của doanh nghiệp, tổ
chức kinh tế, hộ gia đình và cá nhân kinh doanh: phát hành cổ phiếu, trái phiếu, liên
doanh, tín dụng,
+ Quan hệ đóng lệ phí bảo hiểm và nhận tiền bồi thường bảo hiểm: bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm thương mại.
+ Quan hệ trả lương, trả công giữa doanh nghiệp với người lao động trong DN.
+ Quan hệ phân phối lợi nhuận và sử dụng các quỹ trong doanh nghiệp.
+ v.v...
- Quan hệ tài chính quốc tế:
Biểu hiện cụ thể:
+ Quan hệ viện trợ, vay nợ giữa các Chính phủ hoặc giữa chính phủ của một
nước với các tổ chức phi Chính phủ, với các tổ chức tài chính- tiền tệ - tín dụng quốc tế.
+ Các hình thức đầu tư trực tiếp,gián tiếp giữa các tổ chức, cá nhân của các nước.
Qua các hiện tượng tài chính trên có thể thấy biển hiện bên ngoài của tài chính
là các hiện tượng thu, chi bằng tiền; là sự vận động của các nguồn tài chính; là sự tạo
lập và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể trong xã hội.
Thuế, phí, lệ phí, mua trái phiếu do Nhà
nước phát hành
Cấp phát vốn, kinh phí cho DNNN, Tổ chức
xã hội, thực hiện chính sách phúc lợi, xã hội
Trường Cao đẳng Nghề Thương mại và Công nghiệp Nguyễn Phương Thúy
Đề cương môn học Lý thuyết tài chính 3
2. Nội dung kinh tế xã hội ( bản chất bên trong)
Các hiện tượng tài chính ( biểu hiện bên ngoài của tài chính) là sự thể hiện và
phản ánh các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong quá trình phân phối các nguồn tài
chính, quá trình phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Các quan hệ kinh tế
như thế được gọi là các quan hệ tài chính. Các quan hệ tài chính biểu hiện mặt bản
chất bên trong của tài chính ẩn dấu sau các biểu hiện bên ngoài.
Chúng ta có thể dựa vào một số đặc điểm sau của các quan hệ tài chính để phân
biệt tài chính và các phạm trù kinh tế khác.
- Tài chính chỉ bao gồm những quan hệ kinh tế phân phối dưới hình thái giá trị.
- Tài chính là những quan hệ phân phối phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng
các quỹ tiền tệ.
- Tài chính là những quan hệ kinh tế chịu sự tác động trực tiếp của Nhà nước và của
Pháp luật.
Khái niệm tổng quát về tài chính:
Tài chính thể hiện ra là sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể
trong xã hội. Nó phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân
phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm
đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội.
III/ Chức năng của tài chính:
1. Chức năng phân phối:
Chức năng phân phối của tài chính là chức năng mà nhờ vào đó, các nguồn lực
đại diện cho những bộ phận của cải xã hội được đưa vào các quỹ tiền tệ khác nhau để
sử dụng cho những mục đích khác nhau, đảm bảo những nhu cầu, những lợi ích khác
nhau của đời sống xã hội.
1.1. Đối tượng, chủ thể và kết quả:
- Đối tượng: các nguồn của cải xã hội dưới hình thức giá trị, là các nguồn tài chính, là
tiền tệ đang vận động một cách độc lập với tư cách phương tiện thanh toán, phương tiện
tích luỹ trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.
- Chủ thể: Là Nhà nước ( Cụ thể là các cơ quan và tổ chức của nó), doanh nghiệp, các tổ
chức xã hội, hộ gia đình hay cá nhân dân cư.
Trường Cao đẳng Nghề Thương mại và Công nghiệp Nguyễn Phương Thúy
Đề cương môn học Lý thuyết tài chính 4
- Kết quả: là sự hình thành ( tạo lập ) hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể trong
xã hội nhằm những mục đích đã định.
1.2. Đặc điểm của chức năng phân phối:
- Sự phân phối chỉ diễn ra dưới hình thái giá trị, nó không kèm theo sự thay đổi hình
thái giá trị.
- Phân phối của tài chính gồm cả quá trình phân phối lần đầu và quá trình phân phối lại:
+ Phân phối lần đầu là sự phân phối được tiến hành trong lĩnh vực sản xuất cho
những chủ thể tham gia vào quá trình sáng tạo ra của cải vật chất hoặc thực hiện các
dịch vụ trong các đơn vị sản xuất và dịch vụ. Qua phân phối lần đầu, giá trị sản phẩm
xã hội mới chỉ được chia thành những phần thu nhập cơ bản.
+ Phân phối lại là tiếp tục phân phối những phần thu nhập cơ bản, những quỹ tiền
tệ được hình thành trong phân phối lần đầu ra phạm vi xã hội hoặc theo những mục đích
cụ thể hơn của các quỹ tiền tệ.
Trong thực tế quá trình phân phối lần đầu và phân phối lại có sự đan xen lẫn
nhau. Điều này là do quá trình tái sản xuất cũng như các hoạt động khác trong nền kinh
tế - xã hội diễn ra thường xuyên, liên tục.
- Phân phối của tài chính là sự phân phối luôn luôn gắn liền với sự hình thành và sử
dụng các quỹ tiền tệ nhất định
2. Chức năng giám đốc:
Chức năng giám đốc là chức năng mà nhờ vào đó việc kiểm tra bằng đồng tiền
được thực hiện đối với quá trình vận động của các nguồn tài chính để tạo lập các quỹ
tiền tệ hay sử dụng chúng theo các mục đích đã định.
2.1. Đối tượng, chủ thể và kết quả:
- Đối tượng: là các quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, các quá trình vận động
của các nguồn tài chính. Đó cũng là đối tượng của chức năng phân phối.
- Chủ thể: cũng là các chủ thể phân phối.
- Kết quả:là phát hiện ra những mặt được và chưa được của quá trình phân phối, từ đó
giúp tìm ra các biện pháp hiệu chỉnh các quá trình vận động của các nguồn tài chính,
quá trình phân phối của cải xã hội theo các mục tiêu đã định nhằm đạt hiệu quả cao của
việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.
Trường Cao đẳng Nghề Thương mại và Công nghiệp Nguyễn Phương Thúy
Đề cương môn học Lý thuyết tài chính 5
2.2. Đặc điểm:
- Giám đốc tài chính là giám đốc bằng đồng tiền, nhưng nó không đồng nhất với mọi
loại kiểm tra, giám sát bằng đồng tiền nói chung trong xã hội. Giám đốc tài chính chỉ
thực hiện với chức năng phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ của tiền tệ.
- Giám đốc tài chính là loại giám đốc rất toàn diện, thường xuyên, liên tục và rộng rãi.
* Chức năng giám đốc của tài chính luôn gắn liền với chức năng phân phối. Ngay trong
quá trình phân phối – quá trình vận động của các nguồn tài chính để tạo lập, sử dụng
các quỹ tiền tệ, đã luôn có sự cần thiết và khả năng kiểm tra sát sao các quá trình đó.
IV/ Hệ thống tài chính của Việt Nam:
1. Căn cứ để xác định các khâu tài chính
Hệ thống tài chính là hệ thống biểu thị quan hệ tài chính trong các lĩnh vực khác
nhau, và giữa các lĩnh vực đó có mối quan hệ hữu cơ trong quá trình tạo lập, phân phối
và sử dụng các nguồn lực tài chính.
Những tiêu thức cơ bản để xác định khâu tài chính là:
- Được coi là khâu tài chính nếu ở nơi nào đó có tụ điểm của các nguồn tài
chính, thực hiện hoạt động “ bơm” và “hút” các nguồn tài chính đó. Tại mỗi tụ điềm
này cũng có thể có một hoặc một số quỹ tiền tệ để thực hiện các mục tiêu đã định trước
của các chủ sở hữu.
- Các quỹ tiền tệ bao giờ cũng gắn với một chủ thể nhất định.
- Được coi là một khâu của hệ thống tài chính nếu những hoạt động tài chính
nào đó có cùng tính chất, đặc điểm, vai trò, cùng hình thức thể hiện.
Có thể có khái niệm về khâu tài chính như sau:
Khâu tài chính là nơi hội tụ của các nguồn tài chính, nơi diễn ra việc tạo lập và
sử dụng các quỹ tiền tệ gắn liền với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chủ thể
trong lĩnh vực hoạt động.
2. Khái quát nhiệm vụ của các khâu tài chính:
2.1. Ngân sách Nhà nước:
NSNN là khâu chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia. NSNN có các nhiệm vụ
- Động viên, tập trung các nguồn tài chính cho việc tạo lập quỹ tiền tệ của Nhà nước. (
qua các khoản thu bắt buộc như thuế, phí, lệ phí và các khoản đóng góp tự nguyện như
vay nợ quốc tế, viện trợ tự nguyện, )
Trường Cao đẳng Nghề Thương mại và Công nghiệp Nguyễn Phương Thúy
Đề cương môn học Lý thuyết tài chính 6
- Phân phối và sử dụng quỹ ngân sách cho việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội
- Giám đốc, kiểm tra đối với các khâu tài chính khác và với mọi hoạt động kinh tế - xã
hội gắn liền với quá trình thu, chi ngân sách.
2.2. Tín dụng:
Tín dụng là một khâu quan trọng của hệ thống tài chính thống nhất. Quỹ tín dụng
được tạo lập bằng việc thu hút các nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi theo nguyên tắc
hoàn trả có thời hạn và có lợi tức. Sau đó quỹ này được sử dụng để cho vay theo nhu
cầu sản xuất kinh doanh hoặc đời sống cũng theo nguyên tắc hoàn trả có thời hạn và có
lợi tức. Các tổ chức sử dụng quỹ trên để kinh doanh lấy lợi nhuận gọi là các tổ chức tín
dụng. Tín dụng có nhiệm vụ là cầu nối giữa những người có khả năng cung ứng và
người có nhu cầu sử dụng tạm thời các nguồn tài chính.
2.3. Bảo hiểm
Các quỹ bảo hiểm có tính chất chung và đặc biệt là được tạo lập và sử dụng để
bồi thường tổn thất nhiều dạng cho những chủ thể tham gia bảo hiểm, tuỳ theo mục đích
của quỹ. Có 2 nhóm bảo hiểm là:
+ Bảo hiểm xã hội là một chế độ pháp định bảo vệ người lao động. Loại bảo hiểm này
được hình thành và sử dụng không vì mục đích kinh doanh mà mang tính chất của hội
tương hỗ.
+ Bảo hiểm thương mại là những hoạt động dịch vụ bảo hiểm chuyên nghiệp.
Do khả năng nhàn rỗi tạm thời của các nguồn tài chính trong các quỹ bảo hiểm,
các quỹ này có thể được sử dụng để cho vay hoặc đầu tư ngắn hạn, nên chúng có quan
hệ với các khâu khác trong thị trường tài chính
2.4. Tài chính hộ gia đình:
Quỹ tiền tệ của các hộ gia đình chủ yếu được sử dụng cho mục đích tiêu dùng
của gia đình. Một phần của quỹ này có thể tham gia vào quỹ Ngân sách nhà nước dưới
hình thức nộp thuế, phí, lệ phí; tham gia vào các quỹ bảo hiểm theo các mục đích bảo
hiểm khác nhau; tham gia vào các quỹ tín dụng dưới hình thức gửi tiền tiết kiệm,
Phần tài chính tạm thời nhàn rỗi của quý này có thể được sử dụng để đầu tư vào sản
xuất kinh doanh trong phạm vi kinh tế hộ gia đình, tham gia thị trường tài chính ( góp
cổ phần, mua cổ phiếu, trái phiếu,)
Trường Cao đẳng Nghề Thương mại và Công nghiệp Nguyễn Phương Thúy
Đề cương môn học Lý thuyết tài chính 7
2.5. Tài chính các tổ chức xã hội:
Các tổ chức xã hội là khái niệm chung để chỉ các tổ chức chính trị - xã hội, các
đoàn thể xã hội, các hội nghề nghiệp Các quỹ tiền tệ của các tổ chức xã hội chủ yếu
được sử dụng cho mục đích tiêu dùng trong hoạt động của các tổ chức đó. Khi các quỹ
chưa sử dụng, số dư ổn định của chúng có thể tham gia thị trường tài chính thông qua
các quỹ tín dụng hoặc các hình thức khác ( mua tín phiếu, trái phiếu, )
2.6. Tài chính doanh nghiệp:
TCDN là khâu cơ sở trong hệ thống tài chính quốc gia. TCDN có các nhiệm vụ:
- bảo đảm vốn và phân phối vốn hợp lý cho các nhu cầu của sản xuất kinh doanh.
- tổ chức cho vốn chu chuyển một cách liên tục và có hiệu quả.
- phân phối thu nhập và lợi nhuận của doanh nghiệp theo đúng quy định của Nhà nước
- kiểm tra mọi quá trình vận động của các nguồn tài chính trong doanh nghiệp, đồng
thời, kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với các quá trình đó.
Mỗi quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp đều có mục đích nhất định, nhưng tính chất
chung của chúng là gắn liền với sản xuất kinh doanh, chi dùng cho mục đích sản xuất
kinh doanh và phần tiêu dùng để hình thành thu nhập của những người tham gia vào sản
xuất kinh doanh ở doanh nghiệp.
Sơ đồ: Hệ thống tài chính
Chú thích: quan hệ trực tiếp
quan hệ gián tiếp
Ngân sách
Nhà nước
Tài chính DN Tín dụng
TC các tổ chức xh Bảo hiểm
Thị trường
tài chính
Tài chính
hộ gia đình
Trường Cao đẳng Nghề Thương mại và Công nghiệp Nguyễn Phương Thúy
Đề cương môn học Lý thuyết tài chính 8
Chương 2: Ngân sách Nhà nước
I/ Những vấn đề chung về Ngân sách Nhà nước:
1. Khái niệm Ngân sách Nhà nước
Ngân sách Nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá
trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước
tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của
Nhà nước trên cơ sở luật định.
2. Đặc điểm của Ngân sách Nhà nước:
- Mọi hoạt động thu – chi của Ngân sách Nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế
- chính trị của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định.
- Đằng sau những hoạt động thu – chi tài chính đó chứa đựng nội dung kinh tế xã hội
nhất định, chứa đựng những quan hệ kinh tế , quan hệ lợi ích nhất định. Trong các quan
hệ lợi ích đó, lợi ích quốc gia, lợi ích tổng thể bao giờ cũng được đặt lên trên .
- Ngân sách nhà nước có đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. Nét riêng biệt là nó được
chia thành nhiều quỹ nhỏ, có tác dụng riêng và chỉ sau đó ngân sách nhà nước mới được
dùng cho những mục đích đã định trước.
3. Vai trò của Ngân sách Nhà nước:
3.1. Công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của NN
Đây là vai trò truyền thống của Ngân sách Nhà nước trong mọi mô hình kinh tế,
nó gắn chặt với các chi phí của Nhà nước trong quá trình tồn tại và thực hiện nhiệm vụ
của mình. C.Mác đã tổng kết như sau: “ Sức mạnh chuyên chính của Nhà nước được
quyết định bởi Ngân sách và ngược lại”
3.2. Công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế:
Vai trò này của Ngân sách nhà nước được thể hiện trên các mặt
- Ngân sách Nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích
thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền.
- Ngân sách Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết thị trường, bình ổn
giá cả, chống lạm phát.
Trường Cao đẳng Nghề Thương mại và Công nghiệp Nguyễn Phương Thúy
Đề cương môn học Lý thuyết tài chính 9
3.3. Công cụ điều tiết thu nhập để đảm bảo công bằng xã hội:
Nền kinh tế thị trường có 1 khuyết tật là phân hoá giai cấp, phân hoá giàu nghèo.
Nhà nước phải sử dụng công cụ ngân sách để điều tiết thu nhập, giảm bớt khoảng cách
về thu nhập giữa các tầng lớp trong xã hội. Việc điều tiết được thực hiện qua hoạt động
thu chi ngân sách. Cụ thể:
- Qua hoạt động thu ngân sách ( thuế), Nhà nước điều tiết bớt một phần thu nhập
của tầng lớp có thu nhập cao trong xã hội, hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm
- Qua hoạt động chi ngân sách( các khoản cấp phát, trợ cấp,), Nhà nước hỗ trợ
để nâng cao đời sống của tầng lớp nghèo trong xã hội.
II/ Nội dung hoạt động chủ yếu của Ngân sách Nhà nước:
1. Thu Ngân sách Nhà nước:
1.1. Khái niệm thu Ngân sách Nhà nước
Thu NSNN là hệ thống các quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị nảy sinh
trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực chính trị tập trung các nguồn lực tài chính
trong xã hội để hình thành quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của Nhà nước .
1.2. Đặc điểm của thu Ngân sách Nhà nước:
- Thu ngân sách Nhà nước thực chất là sự phân chia nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà
nước với các chủ thể trong xã hội dựa trên quyền lực của Nhà nước nhằm giải quyết hài
hoà các mối quan hệ về lợi ích kinh tế.
- Thu ngân sách Nhà nước gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự vận động của các phạm
trù giá trị khác như giá cả, thu nhập, lãi suất,.
1.3. Nội dung kinh tế của thu Ngân sách Nhà nước:
1.3.1. Thu thuế:
a, Khái niệm về thuế:
Thuế là sự đóng góp theo nghĩa vụ đối với Nhà nước được quy định bởi pháp luật
do các pháp nhân và thể nhân thực hiện.
b, Đặc điểm của thuế:
- Thuế mang tính chất bắt buộc và không hoàn trả trực tiếp.
- Thuế được thiết lập dưa trên nguyên tắc luật định
- Thuế làm chuyển đổi quyền sở hữu từ sở hữu tập thể và cá thể thành sở hữu
toàn dân.
Trường Cao đẳng Nghề Thương mại và Công nghiệp Nguyễn Phương Thúy
Đề cương môn học Lý thuyết tài chính 10
c, Các yếu tố cấu thành của thuế:
- Tên gọi
- Đối tượng nộp thuế ( người nộp thuế)
- Đối tượng tính thuế
- Thuế suất
- Đơn vị tính thuế
- Giá tính thuế
- Ưu đãi, miễn giảm thuế
- Thủ tục nộp thuế
1.3.2. Lệ phí
Lệ phí là một khoản thu mang tính chất bắt buộc, nhưng có tính chất đối giá,
nghĩa là lệ phí thực chất là một khoản tiền mà dân chúng trả cho Nhà nước khi họ
hưởng thụ những dịch vụ do Nhà nước cung cấp.
So với thuế, tính pháp lý của lệ phí thấp hơn.
1.3.3. Lợi tức cổ phần Nhà nước:
Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện đầu tư vốn vào hoạt động sản
xuất kinh doanh bằng hình thức mua hoặc góp cổ phần để hình thành nên các doanh
nghiệp cổ phần mà ở đó Nhà nước có tư cách là một cổ đông.
1.3.4. Bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước:
Gồm:
- Thu về bán hoặc cho thuê tài nguyên thiên nhiên như: đất chuyên dùng, đất
rừng, mặt nước; bán tài nguyên, khoáng sản;
- Thu về bán tài sản thuộc sở hữu Nhà nước nhưng không thuộc tài nguyên như:
bán hoặc cổ phẩn hoá các doanh nghiệp Nhà nước cho tư nhân, cho nước ngoài
1.3.5. Hợp tác lao động với nước ngoài và thu khác:
Các khoản thu khác như: bán tài sản không có người thừa nhận, các khoản tiền
phạt, các khoản viện trợ không hoàn lại,
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng
- GDP bình quân đầu người
Đây là một chỉ tiêu phản ánh khả năng tăng trưởng và phát triển của một quốc
gia, phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của một nước. GDP bình quân
Trường Cao đẳng Nghề Thương mại và Công nghiệp Nguyễn Phương Thúy
Đề cương môn học Lý thuyết tài chính 11
đầu người là một nhân tố khách quan quyết định mức động viên của ngân sách nhà
nước, vì vậy khi ấn định mức động viên vào ngân sách, Nhà nước cần căn cứ vào chỉ
tiêu này.
- Khả năng xuất khẩu nguồn tài nguyên thiên nhiên. ( dầu mỏ và khoáng sản)
Đối với các nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào phong phú thì xuất
khẩu tài nguyên sẽ đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.
-Tỷ suất doanh lợi của nền kinh tế
Tỷ suất doanh lợi của nền kinh tế là chỉ tiêu phản hiệu quả của đầu tư phát triển
kin