Lý thuyết thiết kế cơ chế” (mechanism design theory) đã đem lại
giải Nobel kinh tế năm 2007 cho 3 giáo sư người Mỹ.Đây là bài
viết của tác giả Trần Hữu Dũng trình bày cho công chúng một
cách đơn giản dễ hiểu, về một lý thuyết phức tạp khó hiểu này.
Cơ cấu là một “trò chơi”
Nhớ lại rằng theo Adam Smith thì thị trường sẽ đem người mua
và người bán lại với nhau. Vô số người bán sẽ gặp vô số người
mua, “bàn tay vô hình” sẽ “hướng dẫn” mọi giao dịch, người bán
sẽ bán hàng của họ ở giá cao nhất mà người mua chấp thuận, ai
nấy đều thoả mãn, tài nguyên sẽ được phân bố một cách hữu
hiệu nhất.
Nhưng. thực tế hầu như chẳng bao giờ được như thế. Đành
rằng thị trường rất là hữu hiệu, song chúng chỉ vận hành tối hảo
trong những điều kiện vô cùng khắt khe mà thực tế ít khi (nếu có
khi nào!) hội đủ. Chẳng hạn như: người mua và người bán lắm
lúc không tìm ra nhau, hoặc một người mua tìm cách đầu cơ,
hoặc người bán chính là nhà nước (mà mục tiêu không (chỉ) là lợi
nhuận).
Rồi, nếu thông tin mà người mua hoặc người bán là “riêng tư” -nghĩa là chỉ người ấy biết - ví dụ như chất lượng của món hàng,
hoặc mức giá tối đa mà họ có thể chấp nhận (nếu là người mua)
hoặc tối thiểu (nếu là người bán), thì thị trường có thể “thất bại”.
Thậm chí buôn bán không thể xảy ra.
11 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2014 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lý thuyết thiết kế cơ chế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lý thuyết thiết kế cơ chế
“Lý thuyết thiết kế cơ chế” (mechanism design theory) đã đem lại
giải Nobel kinh tế năm 2007 cho 3 giáo sư người Mỹ.Đây là bài
viết của tác giả Trần Hữu Dũng trình bày cho công chúng một
cách đơn giản dễ hiểu, về một lý thuyết phức tạp khó hiểu này.
Cơ cấu là một “trò chơi”
Nhớ lại rằng theo Adam Smith thì thị trường sẽ đem người mua
và người bán lại với nhau. Vô số người bán sẽ gặp vô số người
mua, “bàn tay vô hình” sẽ “hướng dẫn” mọi giao dịch, người bán
sẽ bán hàng của họ ở giá cao nhất mà người mua chấp thuận, ai
nấy đều thoả mãn, tài nguyên sẽ được phân bố một cách hữu
hiệu nhất.
Nhưng... thực tế hầu như chẳng bao giờ được như thế. Đành
rằng thị trường rất là hữu hiệu, song chúng chỉ vận hành tối hảo
trong những điều kiện vô cùng khắt khe mà thực tế ít khi (nếu có
khi nào!) hội đủ. Chẳng hạn như: người mua và người bán lắm
lúc không tìm ra nhau, hoặc một người mua tìm cách đầu cơ,
hoặc người bán chính là nhà nước (mà mục tiêu không (chỉ) là lợi
nhuận)...
Rồi, nếu thông tin mà người mua hoặc người bán là “riêng tư” -
nghĩa là chỉ người ấy biết - ví dụ như chất lượng của món hàng,
hoặc mức giá tối đa mà họ có thể chấp nhận (nếu là người mua)
hoặc tối thiểu (nếu là người bán), thì thị trường có thể “thất bại”.
Thậm chí buôn bán không thể xảy ra.
Ví dụ: công ty nọ có thể nói rằng họ chỉ chấp thuận cung cấp một
dịch vụ với giá 200 USD, trong lúc mà thật sự họ có thể đủ lợi
nhuận với giá 150 USD. Một công ty khác có thể nói rằng họ chỉ
chịu mua dịch vụ ấy với giá 100 USD, dù (trong thâm tâm, không
nói ra) họ sẵn sàng trả đến 170 USD. Hiển nhiên, hai công ty này
có thể mua bán với nhau nếu giá dịch vụ ấy rơi vào khoảng từ
150 - 170 USD. Nhưng sự buôn bán này có thể không xảy ra bởi
lẽ cả hai đều có động lực giữ kín cái “thế” của họ.
Thuyết “thiết kế cơ chế” bắt nguồn từ câu hỏi: cơ chế nào là tốt
nhất (đối với một chủ thể nhất định, có thể là nhà nước, có thể là
công ty, hay bất kỳ một tổ chức nào khác) để phân bố hàng hoá
và dịch vụ khi mà mọi người đều (a) có những “thông tin riêng
tư”, và (b) hành xử theo tư lợi của mình.
Cần nói rõ là chữ “cơ chế” (mechanism), ít ra vào giai đoạn đầu
của dòng lý thuyết này, là do Hurwicz dùng trong một nghĩa cực
kỳ chuyên môn. Ông định nghĩa “cơ chế” là “một trò chơi trong đó
các “tay chơi” gửi “thông điệp” cho nhau hoặc/và đến một “trung
tâm thông điệp”, và có một quy luật định trước để ghép một hậu
quả nhất định (tỷ như một cách phân bố hàng hoá và dịch vụ) đến
mỗi tập hợp thông điệp nhận được”. Đấu giá, chẳng hạn, là một
“cơ chế” theo nghĩa này.
Lý thuyết thiết kế cơ chế đi vào trung tâm bài toán căn bản nhất
của kinh tế học: làm sao “sắp xếp” những định chế, những luật
chơi kinh tế để, khi mỗi người cư xử thuần vì tư lợi, kết quả sẽ tối
hảo (theo một nghĩa nhất định) cho mọi người liên hệ.
Trong kinh tế học hiện đại, danh từ “cơ chế” thường được dùng
một cách “thoáng” hơn trong nghĩa chuẩn xác nguyên thuỷ của
Hurwicz. Nó có thể ám chỉ mọi thể chế và “luật chơi” chi phối các
sinh hoạt kinh tế, từ bộ kế hoạch trong một nền kinh tế chỉ huy,
đến tổ chức nội bộ một công ty, đến buôn bán trên thị trường...
Cơ chế tìm điểm cân bằng tối hảo
Năm 1972, Leonid Hurwicz đưa vào khoa học kinh tế một ý niệm
quan trọng, đó là “sự tương thích động lực” (incentive
compatibility). Theo định nghĩa của ông, một tiến trình sẽ có tính
“tương thích động lực” khi tất cả những người tham dự tiến trình
ấy đạt được mức thoả mãn cao nhất nếu họ thành thực tiết lộ
những thông tin tư riêng của họ.
Ý niệm này, và nhất là cách nó được “toán hoá” một cách giản dị
và cực kỳ “trang nhã” trong tay Hurwicz, là nền móng của toàn bộ
lý thuyết thiết kế cơ chế.
Định vị thuyết này trong dòng tiến hoá của tư tưởng kinh tế thì có
thể nói rằng Hurwicz (một người gốc Nga, sinh năm 1917) bị ảnh
hưởng của Friedrich Hayek (Nobel 1974) lẫn đối thủ của Hayek là
Oskar Lange về tính khả thi của kế hoạch hoá tập trung.
Oskar Lange lý luận rằng những công cụ thị trường có thể được
dùng trong kế hoạch hoá tập trung. Còn Hayek thì cho rằng việc
ấy là ảo tưởng, vì kế hoạch hoá kiểu đó sẽ cần một số lượng
thông tin khổng lồ - hầu như vô tận.
Hơn nữa, thông tin, chính chúng, sẽ tiêu tốn tài nguyên. Có thể
xem công trình của Hurwicz như tiếp nối nỗ lực của Hayek để
chứng minh rằng thị trường là hữu hiệu hơn kế hoạch nhà nước
trong phân bố nguồn lực kinh tế.
Nhưng Hurwicz đi xa hơn Hayek, bởi vì theo ông thì thị trường
cũng không thể hoàn hảo. Theo Hurwicz, nhược điểm căn bản
của kinh tế kế hoạch không chỉ là sự vô cùng phức tạp của nền
kinh tế, mà kế hoạch hoá là một ảo tưởng vì con người nhận
được những khuyến khích “sai” (đối với mục tiêu của kế hoạch).
Và vì sinh hoạt kinh tế là đầy dẫy những sự “bất đối xứng thông
tin”. Nói nôm na là người này biết nhiều hơn người kia về mặt
nào đó của giao dịch, và không muốn tiết lộ thông tin ấy cho đối
tác.
Thị trường tự do, tuy hữu hiệu hơn kế hoạch hoá về nhiều mặt,
vẫn còn nhiều hụt hẫng do những vấn đề về thông tin và động lực
bất tương thích như thế. Thuyết thiết kế cơ chế của ông là nhằm
phân tích các hụt hẫng này, và đưa ra một số tiêu chuẩn để thiết
lập và thẩm định những thể chế có khả năng bổ sung thị trường.
Nhờ Hurwicz, các lý thuyết gia kinh tế ngày nay biết rằng khi đi
tìm một cơ chế tối hảo để giải quyết một vấn đề nào đó, nhà
nghiên cứu có thể giới hạn sự tìm kiếm của mình trong một nhóm
cơ chế tương đối nhỏ, nhóm đó được Hurwicz gọi là các “cơ chế
trực tiếp” (direct mechanism) thoả mãn điều kiện “tương thích
động lực” mà Hurwicz vạch ra.
Roger Myerson, xây dựng trên căn bản lý thuyết của Hurwicz,
cho rằng một trong những căn nguyên của sự bất tương thích
động cơ là sự “chọn lựa ngược” (adverse selection). Các công ty
bảo hiểm y tế, chẳng hạn, bị cái khó khăn này: đa số những
người mua bảo hiểm đắt tiền là những người mà sức khoẻ có
“vấn đề” - tức là loại khách hàng mà các công ty bảo hiểm không
muốn có - mà chỉ những người này biết. Nếu công ty bảo hiểm
tăng giá bảo hiểm để bù lỗ thì lại chỉ những người có sức khoẻ
kém hơn nữa mới mua, công ty lại càng thêm lỗ lã...
Đóng góp nổi bật của Myerson vào thuyết thiết lập cơ chế là về
cái gọi là “nguyên tắc biểu lộ” (revelation principle), dùng toán học
để đơn giản hoá cách tính những “luật chơi” hữu hiệu nhất để
khuyến dụ các cá nhân bộc lộ những thông tin riêng tư của mỗi
người. Bài “Optimal auction design” (thiết kế đấu giá tối hảo) của
Myerson là một “hạt giống” kinh điển cho những tiến bộ sau này
trong lý thuyết ấy.
“Nguyên tắc biểu lộ” của Myerson là một bước tiến lớn cho
những phân tích về cơ chế kinh tế. Song, còn rắc rối: trong nhiều
trường hợp, một cơ chế sẽ đưa đến, không chỉ một “cân bằng”
(equilibrium) duy nhất, nhưng nhiều “cân bằng”, có cái “thật tốt”,
có cái “không tốt bằng”. Câu hỏi sẽ là: có một cơ chế nào mà mọi
cân bằng của nó đều là tối hảo? Maskin (1977) là người đầu tiên
phác thảo đáp án cho bài toán này.
Khám phá của Eric Maskin là cốt lõi của “thuyết thực thi”
(implementation theory). Cụ thể, thuyết này soi sáng vấn đề:
trong trường hợp nào thì có thể thiết kế một cơ chế mà hậu quả
chỉ gồm những “điểm cân bằng” thoả mãn tính “tương thích động
lực” của Hurwicz, nghĩa là tối hảo.
Nhiều ứng dụng
Nhìn lại, Hurwicz, Maskin, và Myerson (và những người đi sau
các ông) phác hoạ một cách thẩm định các “cơ chế phân bố tài
nguyên” trong một thế giới có nhiều nền kinh tế đua chen nhau:
từ kinh tế kế hoạch như của Liên Xô cũ, đến kinh tế thị trường,
đến những nền kinh tế “được quản lý”.
Các ông đưa ra những cơ chế phân bố (allocation mechanism)
khác nhau, cho phép các cơ quan điều tiết kinh tế của nhà nước,
các nhà quản lý kinh doanh, thấy cái ưu và nhược điểm của từng
cơ chế, và chọn lựa thiết kế tối hảo trong một tình huống nhất
định nào đó. Từ những năm 1970 thì lý thuyết này ngày càng tinh
vi và phức tạp nhờ các tiến bộ của máy tính điện tử và thuyết trò
chơi.
Trong thực hành, một ứng dụng rất quan trọng là trong việc điều
tiết công nghiệp (kể cả điều tiết chống độc quyền), khi mà các
công ty không bao giờ muốn tiết lộ tổn phí sản xuất và những
thông tin tư riêng khác.
Những áp dụng quan trọng nữa là trong các biện pháp chống ô
nhiễm môi trường, bán đấu giá các mạng lưới phân phối điện, và
đặc biệt là bán đấu giá các dải băng tầng radio. Một ứng dụng
nữa là giúp nhà nước nghĩ ra những cách tốt hơn để “cấu trúc”
hợp đồng với các công ty cung cấp vũ khí (thường lợi dụng sự
thiếu thông tin của nhà nước để bán với giá cao tận mây xanh…).
Công trình của ba nhà kinh tế được giải Nobel năm nay cũng có
thể được xem như gieo nghi vấn là quyền sở hữu có thể là “quá
đáng” trong một nền kinh tế tư bản. Theo quan điểm này, những
người sở hữu công ty thường có xu hướng giấu nhau những
thông tin về công ty của họ. Myerson cho rằng chính vì lý do này
mà các công ty thuê người làm công, bởi những người này
(không là sở hữu chủ của công ty) sẽ dễ cộng tác với nhau hơn.
Đối với những người “quá tin” vào “thị trường”, lý thuyết này là
cần thiết như một hồi chuông cảnh tỉnh. Đành rằng thị trường là
một thể chế phân bố nguồn lực xã hội một cách “khá tốt”, hầu
như không bao giờ nó có thể vận hành tối hảo.