Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, cạnh tranh đang diễn ra với
nhiều hình thức khác nhau, ngày càng quyết liệt trong giai đoạn phát triển hiện nay của
nền kinh tếthếgiới. Do những hạn chếvềnguồn lực, các công ty, các tổchức kinh tế
buộc phải hợp tác với nhau trong quá trình sản xuất, tiêu thụcũng nhưnghiên cứu và
phát triển. Trong quá trình đó Mua bán (hay mua lại) và sáp nhập trởthành một công cụ
để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
12 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1879 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu M&A: Một số vấn đề cơ bản về nguyên tắc và trình tự tiến hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
M&A: Một số vấn đề cơ bản về nguyên tắc và
trình tự tiến hành
Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, cạnh tranh đang diễn ra với
nhiều hình thức khác nhau, ngày càng quyết liệt trong giai đoạn phát triển hiện nay của
nền kinh tế thế giới. Do những hạn chế về nguồn lực, các công ty, các tổ chức kinh tế
buộc phải hợp tác với nhau trong quá trình sản xuất, tiêu thụ cũng như nghiên cứu và
phát triển. Trong quá trình đó Mua bán (hay mua lại) và sáp nhập trở thành một công cụ
để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thuật ngữ M&A (Mergers and Acquisitions)
được dùng để chỉ sự sáp nhập và mua lại các
doanh nghiệp. Sáp nhập là hình thức kết hợp
của hai hay nhiều doanh nghiệp, thường có c
quy mô, thống nhất với nhau thành một doanh
nghiệp mới. Mua lại là hình thức kết hợp mà một
doanh nghiệp mua lại toàn bộ hoặc phần lớn
doanh nghiệp khác mà không hình thành một
doanh nghiệp mới. Trên góc độ pháp lý, công ty
bị mua lại toàn bộ sẽ ngừng hoạt động, công ty tiến hành mua lại “nuốt” trọn hoạt động
kinh doanh của công ty kia.
Trong thực tế, một thương vụ mua lại cũng có thể được xem là sáp nhập nếu như các
bên có sự thỏa thuận nhằm mục đích mang lại lợi ích lớn nhất có thể cho cả hai bên.
Ngược lại, khi mà đối tượng bị mua lại không muốn, thậm chí thực hiện các kỹ thuật tài
chính để chống lại, thì nó hoàn toàn được coi là một thương vụ mua lại cưỡng bức
(hostile acquisition). Để xác định một thương vụ là mua lại hay sáp nhập, cần phải xem
đến tính chất hợp tác hay thù địch giữa hai bên. Nó chính là cách ban giám đốc, người
lao động và cổ đông của công ty bị mua lại nhận thức về mỗi thương vụ.
Trong hoạt động M&A, doanh nghiệp mua lại hay nhận sáp nhập còn được gọi là doanh
nghiệp thôn tính, doanh nghiệp bị sáp nhập hay bị mua lại là doanh nghiệp mục tiêu, là
ùng
một
đối tượng trong các vụ sáp nhập hay mua lại.
Về bản chất, M&A làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua cắt giảm
bộ máy hành chính, mở rộng cơ sở vật chất của nghiên cứu triển khai và mở rộng thị
phần. Xét về bản chất thì nội dung cốt lõi, không thay đổi của hoạt động M&A là chuyển
đổi sở hữu doanh nghiệp với mục đích tập trung tư bản, mở rộng quy mô doanh nghiệp,
trên cơ sở đó thực hiện những mục tiêu chiến lược, sách lược của doanh nghiệp.
J. Fred Weston và Samuel C. Weaver xếp các hoạt động sáp nhập, mua lại doanh
nghiệp thành 3 loại:
- Sáp nhập theo chiều ngang (horizontal merger).
- Sáp nhập theo chiều dọc (vertical merger).
- Sáp nhập theo dạng hỗn hợp (conglomerate merger).
Sáp nhập theo chiều ngang xảy ra giữa những doanh nghiệp
có cùng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, từ đó tạo ra một hãng
có sức cạnh tranh cao, giảm thiểu đối thủ cạnh tranh, tiết kiệm
chi phí. Sáp nhập theo chiều dọc xảy ra giữa các doanh nghiệp
cùng lĩnh vực kinh doanh, nhưng khác nhau về phân khúc thị
trường. Sự sáp nhập này sẽ tạo ra giá trị thông qua tận dụng
kinh nghiệm và khả năng của các công ty trong một chuỗi
(Supply chain), nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng.
Sáp nhập theo kiểu hỗn hợp xảy ra giũa các doanh nghiệp khác nhau hoàn toàn về lĩnh
vực kinh doanh, từ đó tạo ra các tập đoàn lớn hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực. Hình
thức sát nhập theo kiểu hỗn hợp này không còn phổ biến trong thời gian gần đây.
Một hoạt động mua, bán doanh nghiệp khác là bán một phần doanh nghiệp của mình.
Hoạt động này tồn tại hai hình thức là Spin- ff và Carve-off.
Spin-off: doanh nghiệp tách một phần hoạt động của mình thành lập doanh nghiệp mới.
Cổ phần của doanh nghiệp mới được chia cho các cổ đông hiện hữu của doanh nghiệp
.
Carve-off: doanh nghiệp tách một phần hoạt động của mình thành lập doanh nghiệp
mới và bán cổ phần ra công chúng.
Đây là hoạt động tái cơ cấu lại doanh nghiệp, cắt bỏ những phần hoạt động không hiệu
quả hoặc những phần không kiểm soát được (underperfoeming) nhằm mục đích tăng
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
I. Nguyên tắc thực hiện thương vụ M&A
Nguyên tắc cơ bản đằng sau việc quyết định mua lại hoặc sáp nhập với một doanh
nghiệp khác là phải tạo ra được giá trị cổ đông lớn hơn tổng giá trị hiện tại của hai
doanh nghiệp khi còn đứng riêng rẽ. Đây là nguyên nhân căn bản để tiến hành M&A.
Những doanh nghiệp mạnh mua lại doanh nghiệp khác nhằm tạo ra một doanh nghiệp
mới với năng lực cạnh tranh cao hơn, đạt hiệu quả về chi phí, chiếm lĩnh thị phần lớn
hơn, đạt hiệu quả vận hành cao. Những điều này tạo thành lợi ích kỳ vọng thuyết phục
các doanh nghiệp khác chấp nhận để mình bị mua lại.
Một số vấn đề mang tính nguyên tắc khi thực hiện quá trình M&A là:
1. Những phương thức định giá doanh nghiệp mục tiêu và tác động của việc xem
xét tài chính đến việc định giá.
Không có một phương thức định giá đại trà nào phù hợp cho mọi trường hợp M&A, vì
mỗi một doanh nghiệp mục tiêu đều có những đặc điểm riêng cần xem xét. Thông
thường người ta áp dụng nhiều kỹ thuật đánh giá khác nhau và so sánh các kết quả để
tìm ra các yếu tố làm tăng thêm hoặc giảm giá trị doanh nghiệp.
Ngoài việc định giá doanh nghiệp mục tiêu khi đứng độc lập, còn phải định giá doanh
nghiệp trong tổng thể doanh nghiệp sau khi sáp nhập hoặc mua lại. Do phần lớn các
thương vụ M&A được kỳ vọng để hợp lực cùng công ty mẹ nên thường áp dụng
phương thức khấu trừ dòng vốn, cho phép tính đến các lợi ích tương lai mà người mua
nhận được.
Tuy vậy, cần bổ sung thêm các kỹ thuật định giá khác để có được đầy đủ giá trị của
doanh nghiệp mục tiêu, như: bản phân tích so sánh trong cùng một ngành nghề, chi phí
thay thế hay chi phí cần có để có thể bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh tương tự
như doanh nghiệp mục tiêu. Giá thực tế mà người mua phải trả là một hàm số của kỹ
năng đàm phán, những rủi ro hay lợi ích từ việc mua doanh nghiệp đem lại, phụ thuộc
chủ yếu vào từng nhà đầu tư. Khi xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp mục
tiêu, cần chú ý phát hiện các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố định giá, làm
ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp mục tiêu.
2. Khi mua lại một doanh nghiệp mà việc định giá tài sản phải do một cơ quan
định giá được uỷ quyền thực hiện
Việc định giá do các chuyên gia đảm nhận nhằm tránh thất thoát tài sản mà chủ sở hữu
có thể không nắm được chính xác (như trường hợp bán doanh nghiệp của Nhà nước)
do không phản ảnh đúng giá trị kinh tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các phương pháp
định giá tài sản doanh nghiệp được các chuyên gia sử dụng lại thường có các mức giá
trị cao giả tạo, nên người mua phải so sánh giá trị doanh nghiệp mục tiêu với giá trị của
doanh nghiệp riêng của mình để xem thương vụ có khả thi về mặt kinh tế hay không.
Việc xem xét phải thực hiện trước khi các chuyên gia định giá tiến hành. Điều này có vai
trò quan trọng để phát hiện các yếu tố tác động đến việc định giá của chuyên gia và đưa
ra các bằng chứng cho các chuyên gia, nhằm tác động đến việc định giá doanh nghiệp.
3. Hạn chế tối đa sự trùng lặp giữa việc xem xét các khía cạnh pháp lý với việc
xem xét các khía cạnh tài chính trước đàm phán M&A
Trong thực tế có một số lĩnh vực đòi hỏi phải xem xét cả khía cạnh pháp lý lẫn tài chính,
vì nếu tách riêng chúng thì có thể sẽ có những kết luận khác nhau. Ở một số lĩnh vực
khác, việc phân chia nhiệm vụ chính và phụ cho các chuyên gia tài chính và pháp lý
cũng là cách hữu hiệu để tránh chồng chéo, trùng lắp.
Các chuyên gia nghiên cứu phải đảm bảo rằng, tất cả các kết quả điều tra đều phải
được trao đổi kịp thời trong nhóm làm việc. Để quá trình điều tra trước đàm phán thành
công đòi hỏi phải có sự phối hợp của một nhóm công tác, gồm người mua và các
chuyên gia. Tốt nhất là có một người làm chủ nhiệm dự án, để điều phối chung quá trình
điều tra, nhằm giảm tối đa sự chồng chéo công việc giữa các thành viên. Cần tránh giới
hạn quá khắt khe phạm vi công việc của các chuyên gia.
4. Xác định các nghĩa vụ và rủi ro tiềm ẩn
Các nghĩa vụ và rủi ro tiềm ẩn là lĩnh vực cần được quan tâm trong các thương vụ M&A;
đồng thời cũng là một trong những vấn đề khó khăn nhất. Sẽ không có một thủ tục định
sẵn nào có thể đảm bảo tất cả các nghĩa vụ và rủi ro sẽ được phát hiện hết. Tuy nhiên,
công việc điều tra tài chính cần quan tâm trước tiên là phải xem xét các đặc điểm riêng
có của doanh nghiệp mục tiêu để xác định các rủi ro chủ yếu. Danh mục các vấn đề cần
quan tâm nhất thiết phải đề cập đến bản chất ngành nghề, các sự kiện chủ yếu gần nhất
liên quan đến sản xuất, kinh doanh, lịch sử phát triển doanh nghiệp, địa bàn hoạt động,
đặc điểm và môi trường giám sát của quản trị doanh nghiệp, cũng như mức độ sử dụng
các chuyên gia trong quá khứ.
Một khi các lĩnh vực chủ yếu đã được xác định, việc điều tra tài chính sẽ tập trung vào
việc thảo luận với các lãnh đạo chủ chốt có liên quan trong tất cả các lĩnh vực của
doanh nghiệp (không chỉ bao gồm những người làm việc ở bộ phận tài chính, kế toán);
đồng thời phân tích các thông tin thu được từ doanh nghiệp mục tiêu. Cuối cùng, việc
xác định các rủi ro tiềm ẩn phải dựa vào việc đưa ra những câu hỏi phù hợp cho những
người phù hợp, có hiểu biết về những dấu hiệu mang tính cảnh báo. Do đó, trong việc
chọn chuyên gia, kinh nghiệm M&A được xem là điểm tốt nhất để giúp họ xác định
những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp mục tiêu.
5. Xung đột lợi ích
Trong các thương vụ M&A, một vấn đền cần luôn phải quan tâm là xem xét có xung đột
lợi ích có thể có khi thực hiện thương vụ. Có hai loại xung đột lợi ích thường gặp là
xung đột giữa người bán với người mua và xung đột xảy ra khi có một hãng kiểm toán
chung cho các khách hàng có lợi ích xung đột.
Xung đột giữa người bán và người mua luôn tồn tại, vì người bán không muốn cung cấp
tất cả thông tin cho người mua trong giai đoạn điều tra trước đàm phán, do người bán
không chắc người mua có thực sự muốn mua hay không; trong khi đó, người mua muốn
biết càng nhiều thông tin càng tốt để có thể đánh giá đúng doanh nghiệp mục tiêu.
Trong phần lớn các thương vụ M&A, bên bán buộc phải giữ cân bằng giữa các rủi ro và
lợi ích trong cung cấp thông tin kinh doanh nhạy cảm cho bên mua. Đối với người mua,
việc có đầy đủ thông tin là hết sức cần thiết để đánh giá đúng doanh nghiệp mục tiêu và
định giá mua doanh nghiệp mục tiêu. Đối với người bán, việc cung cấp các thông tin
nhạy cảm có thể gây tổn hại cho doanh nghiệp trong trường hợp việc mua bán không
thành, nhưng đồng thời nó cũng giúp nâng cao giá bán doanh nghiệp nếu thương vụ
được hoàn tất. Vì vậy, thông thường bên bán kiểm tra việc cung cấp thông tin sao cho
các thông tin nhạy cảm chỉ được tiết lộ khi họ cảm thấy thương vụ M&A có khả năng
thực hiện được.
Trên thực tế có thể xảy ra trường hợp một hãng kiểm toán được hai hoặc nhiều khách
hàng có lợi ích cạnh tranh trong một thương vụ lựa chọn. Trong trường hợp này,
nguyên tắc bí mật khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng nhất, phải được
quản lý với những quy tắc kiểm soát nhất định. Một trong những quy tắc đó là có cơ chế
rõ ràng, nhằm giảm thiểu thông tin mật bị sử dụng không phù hợp. Bên cạnh nhiều biện
pháp bảo mật khác, cần phải thường xuyên thông báo cho khách hàng về các xung đột
lợi ích tiềm năng, đồng thời tiến hành các bước cần thiết để thiết lập các chế tài đạo
đức như là những rào cản để tránh rò rỉ thông tin.
II. Trình tự tiến hành thương vụ M&A
Thông thường, việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp cần tuân thủ một số bước bắt
buộc, có ảnh hưởng đến chất lượng của thương vụ. Có thể chia ra là 3 bước cơ bản là:
xem xét đánh giá doanh nghiệp mục tiêu, đàm phán và cuối cùng là hoàn tất thương vụ,
chuyển sở hữu doanh nghiệp mục tiêu.
1. Xem xét đánh giá doanh nghiệp mục tiêu (due diligence)
Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng đối với người mua, nó có ý nghĩa quyết định đến
sự thành công của thương vụ M&A. Khi tiến hành cần xem xét kỹ doanh nghiệp mục
tiêu trên tất cả các phương diện, đó là:
- Các báo cáo tài chính
Xem xét các báo cáo tài chính và các bản khai thuế của doanh nghiệp trong vòng 3-5
năm, để đánh giá được tình trạng tài chính hiện tại và xu hướng trong tương lai. Những
số liệu này phải được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập có uy tín. Đánh giá
tình hình tài chính doanh nghiệp mục tiêu trên nhiều khía cạnh, chỉ tiêu như: mức độ
lành mạnh; sự phù hợp giữa các báo cáo tài chính và các bản khai thuế: Tỷ suất vận
hành và bán hàng của doanh nghiệp trong tương quan với mức trung bình của ngành
kinh doanh đó;... Các số liệu này cho phép xác định giá trị thực của doanh nghiệp mục
tiêu.
- Các khoản phải thu và phải chi
Kiểm tra ngày tháng trên các hoá đơn xem doanh nghiệp mục tiêu có thanh toán kịp thời
không. Thời hạn thanh toán có thể khác nhau tuỳ từng ngành kinh doanh, song thường
từ 30 đến 60 ngày. Nếu các lệnh trả tiền được thanh toán sau thời hạn ghi trong hoá
đơn từ 90 ngày trở lên, thì có nghĩa là người chủ doanh nghiệp có thể đang gặp khó
khăn với việc thu chi. Việc tìm hiểu xem doanh nghiệp có bị đặt dưới quyền xiết nợ do
không thanh toán được các hoá đơn hay không là rất quan trọng.
- Đội ngũ nhân viên
Xác định tầm quan trọng của đội ngũ nhân viên đối với sự thành công của doanh nghiệp
(bao gồm: xem xét thói quen làm việc của nhân viên; thời gian làm việc của các nhân
viên chủ chốt; khả năng tiếp tục ở lại làm việc cho công ty sau khi có sự thay đổi chủ sở
hữu; hình thức khuyến khích cần thiết để giữ nhân viên chủ chốt; khả năng dễ dàng
thay thế nhân viên chủ chốt; mối quan hệ của nhân viên chủ chốt với các khách hàng
khách hàng của công ty...
- Khách hàng
Đây là tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp mục tiêu. Phải bảo đảm là các khách
hàng cũng bền vững như những tài sản hữu hình khác của doanh nghiệp. Đánh giá
khách hàng trên một số khía cạch chủ yếu sau: Mối quan hệ với người chủ hiện thời của
doanh nghiệp, lịch sử khách hàng quan hệ với doanh nghiệp và mức độ đóng góp của
mỗi khách hàng vào lợi nhuận của doanh nghiệp; đánh giá khả năng khách hàng sẽ ra
đi hay ở lại khi doanh nghiệp chuyển sang chủ sở hữu mới; chính sách của doanh
nghiệp đối với việc giải quyết các khiếu nại, trả lại hàng đã mua, tranh chấp... mối quan
hệ của Người chủ cũ của doanh nghiệp đối với cộng đồng hay ngành kinh doanh....
- Địa điểm kinh doanh
Đây là điều đặc biệt quan trọng nếu doanh nghiệp mục tiêu là một công ty bán lẻ. Địa
điểm kinh doanh có tầm quan trọng như thế nào đối với sự thành công của công ty? Địa
điểm của công ty bạn định mua tốt như thế nào? Ở đó có đủ chỗ đỗ xe để tạo thuận tiện
cho khách hàng đến với công ty không? Công ty phụ thuộc như thế nào vào việc bán
hàng cho các khách hàng trong khu vực? Triển vọng kinh doanh trong tương lai ở khu
vực này ra sao? Liệu nơi này có đang trong quá trình thay đổi nhanh chóng từ khu
chung cư mới sang toà nhà văn phòng hay không? Địa điểm kinh doanh này có trở nên
cuốn hút hơn hay ít cuốn hút hơn do những thay đổi ở khu vực lân cận hay không?
- Tình trạng cơ sở vật chất
Môi trường hoạt động của một doanh nghiệp có thể cho biết rất nhiều về doanh nghiệp
đó. Việc xem xét, đánh giá khía cạnh này của doanh nghiệp mục tiêu do đó rất quan
trọng.
- Các đối thủ cạnh tranh
Xem xét khía cạnh này để xác định năng lực cạch tranh của doanh nghiệp mục tiêu
trong ngành kinh doanh. Cần trả lợi được một số vấn đề cơ bản: Các đối thủ cạnh tranh
là ai và chiến thuật của họ là gì? Trong kinh doanh có thường xảy ra các cuộc chiến về
giá cả không? Gần đây môi trường cạnh tranh đã thay đổi như thế nào? Có đối thủ cạnh
tranh nào đã phải bỏ cuộc không? Lý do tại sao?
- Đăng ký kinh doanh, các giấy phép và việc phân chia khu vực kinh doanh
Cần đảm bảo là các giấy phép kinh doanh chính và các văn bản pháp lý khác có thể
được chuyển giao lại cho bên mua một cách dễ dàng. Cần tìm hiểu xem quá trình
chuyển giao sẽ như thế nào, phí tổn là bao nhiêu, bằng cách liên hệ với các nhà chức
trách địa phương có thẩm quyền. Nếu doanh nghiệp là một công ty cổ phần thì được
đăng ký kinh doanh theo quy chế nào? Có phải công ty đang hoạt động với tư cách là
một tập đoàn nước ngoài hay không?
- Hình ảnh công ty
Cách thức mà một công ty được công chúng biết đến có thể là một tài sản đáng kể hoặc
một khoản nợ phải trả mà không thể đánh giá được trong bản quyết toán. Có rất nhiều
yếu tố vô hình cần xem xét khi đánh giá một công ty: cách thức phục vụ khách hàng,
cách thức nhân viên công ty trả lời điện thoại và mức độ hỗ trợ cộng đồng hay ngành
kinh doanh đó.
2. Đàm phán giá
Các thông tin nhận được trong giai đoạn xem xét đánh giá doanh nghiệp mục tiêu sẽ
được xử lý để doanh nghiệp mua lại quyết định có mua doanh nghiệp mục tiêu đã chọn
hay không. Nếu quyết định mua lại, bước tiếp theo là đàm phán giá mua lại doanh
nghiệp.
Khi tiến hành đàm phán, việc tìm hiểu mục đích, động lực của các bên tham gia có ý
nghĩa hết sức quan trọng, nhiều khi có vai trò quyết định thành công của thương vụ
M&A.
Các động lực của người bán được hình thành và chịu ảnh hưởng bởi một loạt các “động
lực giá trị” (value drivers). Có hai loại giá trị chủ yếu là loại giá trị tiếp cận (approach
value) và loại giá trị lảng tránh (avoidance value). Các giá trị tiếp cận là mục đích chúng
ta hướng tới, như tiền bạc, sự giàu có, cuộc sống sang trọng... còn các giá trị lảng tránh
là những yếu tố bất lợi chúng ta muốn tránh, như những tác động tiêu cực của sự phát
triển, các khó khăn nội bộ doanh nghiệp, những rủi ro chung, các vấn đề liên quan đến
áp lực công việc... Thông thường, người mua luôn cố gắng tìm hiểu động lực nào để
người bán muốn bán doanh nghiệp của mình. Việc hiểu rõ động lực của người bán sẽ
giúp cho người mua có kế hoạch đàm phán hợp lý, tận dụng được các cơ hội và phát
hiện được các rủi ro cũng như điểm yếu cần khắc phục.
Một nghiên cứu của hãng Price Waterhouse Coopers (PwC) đã phân tích các giá trị tiếp
cận chung của người mua thông qua việc điều tra 300 chủ doanh nghiệp tư nhân, là
những người đã từng bán hoặc chuyển đổi doanh nghiệp của họ. Kết quả nghiên cứu ở
Bảng dưới đây:
Giá trị tiếp cận trong động lực bán doanh nghiệp
TT Giá trị tiếp cận % số người lựa chọn
1 Tối đa hoá lợi nhuận 79
2
Tối thiểu hoá mức thuế
phải nộp
73
3
Bảo vệ khả năng tồn tại
công ty
71
4
Tối thiểu hoá rủi ro cho
người bán
64
5
Bảo vệ việc làm cho
người lao động
44
Nguồn: Acquisition Marketplace Review, 2007
Trong trường hợp M&A thôn tính (hostile M&A hoặc poison M&A), bên bán buộc phải
bán doanh nghiệp của mình do áp lực của bên mua, như là quy luật của cạnh tranh thị
trường.
Động lực của người mua trong hầu hết các trường hợp M&A tương tự như động lực
của người bán, đó là tối đa hoá lợi nhuận, mở rộng thị trường; tăng doanh thu, địa bàn
hoạt động, lĩnh vực hoạt động; tối thiểu hoá thuế suất tính trên doanh thu... Mục đích
bao trùm của M&A là duy trì và mở rộng hoạt động của doanh nghiệp, đối đầu với cạnh
tranh trên thị trường. Trong nhiều trường hợp, việc mua lại một doanh nghiệp đối thủ
hoạt động trên cùng một lÜnh vực xuất phát từ động lực triệt tiêu cạnh tranh, một động
thái không có lợi cho xã hội và người tiêu dùng.
3. Hoàn tất hoạt động M&A
Đây là bước hoàn tất cuối cùng chuyển sở hữu doanh nghiệp, hoà nhập hoạt động của
doanh nghiệp mới mua vào hoạt động chung của doanh nghiệp thôn tính.
J. Fred Weston - Tiến sỹ của Anderson Shool of Business at UCLA.
Samuel C. Weaver - Tiến sỹ của LehighUniversity đồng tác giả cuốn sách
“Mergers and Acquisitions”, Xuất bản bởi McGraw-Hill Professional, 2001.