Mạch ngừng thi công bê tông toàn khối

Khi phần bê tông đã được đổ trước tại vị trí này của khối bê tông đã chuyển sang giai đoạn ninh kết và đóng rắn, thì không thể được phép đổ bê tông mới vào đó, vì nếu không sẽ làm phá vỡ vĩnh viễn các nối liên kết vừa mới hình thành trong vữa bê tông. Cần phải để cho bê tông cũ nằm ổn định trong khuôn đúc bê tông, cho đến khi bê tông cũ ninh kết và đóng rắn xong hoàn toàn, thì mới được đổ tiếp. Từ đó hình thành nên mạch ngừng tại vị trí tạm ngừng thi công này. Do mạch ngừng ảnh hưởng đến tính toàn khối của bê tông, nên tốt nhất là thi công liên tục không để mạch ngừng. Khi bắt buộc phải để, vị trí của nó phải được khống chế trong miền kết cấu có có nội lực nhỏ hoặc nội lực không gây nguy hiểm cho kết cấu tại tiết diện mạch ngừng. Để khắc phục sự giảm yếu do mạch ngừng gây ra, tại vị trí mạch ngừng có thể bổ sung thêm cốt thép gia cường mạch ngừng.

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 3584 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mạch ngừng thi công bê tông toàn khối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mạch ngừng thi công bê tông toàn khối ] Nguyên do của mạch ngừng Khi phần bê tông đã được đổ trước tại vị trí này của khối bê tông đã chuyển sang giai đoạn ninh kết và đóng rắn, thì không thể được phép đổ bê tông mới vào đó, vì nếu không sẽ làm phá vỡ vĩnh viễn các nối liên kết vừa mới hình thành trong vữa bê tông. Cần phải để cho bê tông cũ nằm ổn định trong khuôn đúc bê tông, cho đến khi bê tông cũ ninh kết và đóng rắn xong hoàn toàn, thì mới được đổ tiếp. Từ đó hình thành nên mạch ngừng tại vị trí tạm ngừng thi công này. Do mạch ngừng ảnh hưởng đến tính toàn khối của bê tông, nên tốt nhất là thi công liên tục không để mạch ngừng. Khi bắt buộc phải để, vị trí của nó phải được khống chế trong miền kết cấu có có nội lực nhỏ hoặc nội lực không gây nguy hiểm cho kết cấu tại tiết diện mạch ngừng. Để khắc phục sự giảm yếu do mạch ngừng gây ra, tại vị trí mạch ngừng có thể bổ sung thêm cốt thép gia cường mạch ngừng. Việc thi công bê tông toàn khối trường hợp có để mạch ngừng sẽ tạo ra các đợt thi công bê tông và các phân đoạn thi công bê tông. Vị trí mạch ngừng là vị trí giảm yếu của kết cấu bê tông cốt thép toàn khối. Do đó kích thước của mạch ngừng phải cố gắng giảm đến mức tối đa: chiều dài mạch ngừng là ngắn nhất, mạch ngừng càng thẳng, ít gấp khúc càng tốt, mặt mạch ngừng phải thẳng góc với trục kết cấu để diện tích bề mặt mạch ngừng là nhỏ nhất. Mạch ngừng trong thi công sàn sườn toàn khối Bố trí mạch ngừng theo phương đứng trong sàn sườn Các vùng có thể bố trí mạch ngừng đứng cắt qua dầm chính (gạch đỏ) và cắt qua dầm phụ (gạch xanh). Nội lực trong kết cấu dầm sàn toàn khối (sàn sườn) gồm lực cắt Q và mô-men uốn M. Đối với mô-men M, tương đương với ngẫu lực gồm hai thành phần lực dọc tác động vào hai nửa tiết diện mạch ngừng: phần lực nén, do bê tông vùng nén chịu, có tác dụng ép chặt bê tông hai bên mạch ngừng, tăng ma sát, hạn chế tác hại của mạch ngừng; phần lực kéo, coi như hoàn toàn do cốt thép chịu, có thể đảm bảo bằng cách tăng cốt thép gia cường mạch ngừng, không ảnh hưởng đến sự làm việc của bê tông tại mạch ngừng. Vậy mô-men uốn dù lớn hay nhỏ ít có tác hại đến vùng kết cấu bê tông giảm yếu tại mạch ngừng. Còn lực cắt , tác dụng dọc theo tiết diện mạch ngừng, làm trượt hai phần kết cấu bê tông cốt thép hai bên mạch ngừng, gây tác hại lớn tới kết cấu tại đây. Do đó, mạch ngừng phải được bố trí căn cứ vào độ lớn của lực cắt. Đối với sàn khu vệ sinh (các ô sàn tính theo trạng thái giới hạn thứ II: về nứt) thì không được phép bố trí mạch ngừng theo phương đứng. Đối với sàn sườn bình thường, mạch ngừng theo phương đứng được để như sau: Khi hướng đổ bê tông song song với dầm phụ, tức mạch ngừng cắt qua dầm phụ, thì mạch ngừng có thể bố trí tại bất kỳ tiết diện nào nằm trong đoạn 1/3 chính giữa của nhịp dầm phụ Ldp đồng thời cũng là nhịp bản theo phương dầm phụ Lb1 (nhịp bản chính là nhịp dầm phụ). Ở các vị trí này lực cắt trong cả bản và dầm phụ đều nhỏ. Khi hướng đổ bê tông song song với dầm chính, tức là mạch ngừng cắt qua dầm chính, thì mạch ngừng có thể bố trí tại bất kỳ tiết diện nào, mà: vừa nằm trong đoạn 1/2 chính giữa nhịp dầm chính Ldc, vừa nằm trong đoạn 1/2 chính giữa nhịp bản theo phương dầm chính Lb2 (nhịp bản có thể không trùng với nhịp dầm chính). Ở các vị trí này lực cắt trong cả bản và dầm chính đều nhỏ. Tuy nhiên, tùy theo mặt bằng kết cấu mà vùng để được mạch ngừng trong trường hợp này có thể không có, và nếu có thì mạch ngừng lại cắt qua nhịp làm việc chính của hê thống kết cấu, cho nên cần hạn chế để mạch ngừng kiểu này, hãy cố gắng đổ bê tông song song dầm phụ để mạch ngừng cắt qua dầm phụ. Mạch ngừng phải cấu tạo thẳng đứng, vuông góc với trục dầm, và được tạo thành nhờ khuôn mạch ngừng loại thành đứng. Bố trí mạch ngừng nằm ngang trong hệ dầm liền sàn (sàn sườn) Khi phải bố trí mạch ngừng theo phương ngang, thì mạch ngừng thường được đặt ở dầm tại vị trí dưới nách dầm (nơi tiếp giáp giữa dầm với sàn) khoảng 20 - 30 mm. Trong trường hợp dầm cao > 800 mm, nếu đúc bê tông liên tục thì để tránh sự co ngót ban đầu của vữa bê tông, khi đổ bê tông tới cách nách dầm 20 - 30 mm, ta cần phải tạm nghỉ để bê tông kịp co ngót rồi mới đổ tiếp tới sàn, nhưng cũng không lâu quá thời điểm bắt đầu ninh kết của bê tông. Do vậy sẽ không hình thành mạch ngừng nằm ngang, việc đúc bê tông không được coi là gián đoạn. Trích dẫn tiêu chuẩn Việt Nam Các yêu cầu kỹ thuật về mạch ngừng thi công sàn sườn bê tông toàn khối trên, được luật hóa ở các điều 6.6.5 và 6.6.7 trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453:1995. Điều 6.6.7 nêu rằng: Khi đổ bê tông tấm sàn có sườn theo hướng song song với dầm phụ thì mạch ngừng thi công bố trí trong khoảng 1/3 đoạn giữa nhịp của dầm. Khi đổ bê tông theo hướng song song với dầm chính thì mạch ngừng thi công bố trí trong hai khoảng giữa của nhịp dầm và sàn (mỗi khoảng 1/4 nhịp) Tiêu chuẩn xây dựng: TCVN 4453-1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối-Quy phạm thi công và nghiệm thu. Công tác bê tông Cũng như công tác ván khuôn, cốt thép thì công tác đổ bê tông cũng giữ vai trò quan trọng trong thi công. Bê tông sử dụng phải tuạn thủ theo TCVN. Bê tông được sử dụng là bê tông thương phẩm được đưa đến công trình bằng xe trộn, được đưa lên sàn bằng cẩu tháp và một xe bơm ngang công suất 80m3/giớ dự phòng. Chất lượng các loại cốt liệu như cát, đá, xi măng, nước……thường xuyên được kiểm nghiệm theo TCVN. Các thí nghiệm sẽ được lưu giữ nộp trình ban quản lý xét duyệt. Bản sao về xi măng sử dụng để trộn xi măng sẽ nộp trình, trong đó nêu rõ loại bê tông đã được kiểm tra phân tích chất lượng tại phòng thí nghiệm có chức năng được ban quản lý chấp thuận, bảo đảm phù hợp với yêu cầu sử dụng của công trình. Cấp phối bê tông sử dụng cho công trình sẽ được lập và nộp trình ban quản lý thiết kế phê duyệt. Quy trình đổ bê tông cho từng loại cấu kiện phải được giám sát chặt chẽ đảm bảo đạt chất lượng đổ bê tông cao nhất. Các dụng cụ để che nắng, để tránh mất nước nhanh, che mưa, đầm bê tông phải luôn dự phòng sẵn. Bê tông phải đảm bảo không bị rỗ, không bị phân tầng khi đầm bê tông. Trộn bê tông bằng máy đặt tại công trường : Bê tông cho tất cả các kết cấu của công trình đều được trộn bằng máy trộn bê tông 500lít đặt tại hiện trường. Cấp phối (Xi măng, cát, đá ) phải đúng theo thiết kế – cấp phối được nhà thầu xây dựng, kiểm tra, đệ trình bên A phê duyệt. Thời gian phải đủ để vật liệu được trộn đều (khoảng 2,5 phút với máy trôn 500lít) Trình tự đổ vật liệu vào máy trộn: Trước hết đổ 15-20% lượng nước, sau đó đổ ximăng và cốt liệu cùng một lúc, đồng thời đổ dần và liên tục phần nước còn lại. Khi dùng phụ gia thì việc trộn phụ gia phải theo chỉ dẫn của người sản xuất phụ gia. Trong qua trình trộn để tránh hỗn hợp bê tông bám dính vào thùng trộn, cứ sau 2 giờ làm việc cần đổ vào thùng trộn cốt liệu lớn và nước của một mẻ trôn và quay máy trộn khoảng 5 phút, sau đó cho cát và xi măng vào trộn tiếp theo thời gian qui định.[1] Vận chuyển vật liệu : - Bê tông đổ bằng máy trộn tại chỗ sẽ được vận chuyển theo phương thẳng đứng bằng vận thăng và tời, vận chuyển ngang bằng xe cải tiến, xe cút kít. ' - Các phương tiện vận chuyển phải đảm bảo bê tông không bị phân tầng, kín khít để đảm bảo không làm mất nước xi măng trong khi vận chuyển. - Đường vận chuyển phải bằng phẳng tiện lợi.[1] Thực hiện công tác đổ bê tông -Trước khi đổ bê tông: kiểm tra lại hình dáng, kích thước, khe hở của ván khuôn. Kiểm tra cốt thép, sàn giáo, sàn thao tác. Chuẩn bị các ván gỗ để làm sàn công tác . - Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 1,5m - 2m để tránh phân tầng bê tông. - Khi đổ bê tông phải đổ theo trình tự đã định, đổ từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, bắt đầu từ chỗ thấp trước, đổ theo từng lớp, xong lớp nào đầm lớp ấy. - Dùng đầm bàn cho sàn, đầm dùi cho cột, dầm, tường. - Chiều dày lớp đổ bê tông tuân theo bảng 16 TCVN4453: 1995 để phù hợp với bán kính tác dụng của đầm. - Bê tông phải đổ liên tục không ngừng tuỳ tiện, trong mỗi kết cấu mạch ngừng phải bố trí ở những vị trí có lực cắt và mô men uốn nhỏ. - Khi trời mưa phải che chắn, không để nước mưa rơi vào bê tông. Trong trường hợp ngừng đổ bê tông qua thời hạn qui định ở bảng 18 TCVN 4453:1995. - Bê tông móng chỉ được đổ lên lớp đệm sạch trên nền đất cứng. - Đổ bê tông cột có chiều cao nhỏ hơn 5m và tường có chiều cao nhỏ hơn 3m thì nên đổ liên tục. - Cột có kích thước cạnh nhỏ hơn 40cm, tường có chiều dầy nhỏ hơn15cm và các cột bất kì nhưng có đai cốt thép chồng chéo thì nên đổ liên tục trong từng giai đoạn có chiều cao 1,5m. - Cột cao hơn 5m và tường cao hơn 3m nên chia làm nhiều đợt nhưng phải đảm bảo vị trí và cấu tạo mạch ngừng thi công hợp lí Bê tông dầm và bản sàn được tiến hành đồng thời, khi dầm có kích thước lớn hơn 80cm có thể đổ riêng từng phần nhưng phải bố trí mạch ngừng thi công hợp lý.[1] - Tập hợp các số liệu, hồ sơ, lý lịch của cốt liệu sử dụng cho bê tông (cát, đá, xi măng, thép) khi các số liệu đó được tập hợp đầy đủ, đúng yêu cầu thiết kế thí mới được sử dụng, thiết kế cấp phối bê tông theo yêu cầu của kết cấu công trình. Sau khi có thiết kế cấp phối sẽ lấy mẫu thí nghiệm hình lập phương 15 x 15 x 15 bảo dưỡng mẫu theo quy trình kỹ thuật sau đó tiến hành ép mẫu để kiểm tra cường độ bê tông. - Cốt thép, coffa phải được nghiệm thu trước khi đổ bê tông, xét đến tất cả các lực tác dụng (do máy móc phục vụ cho việc đổ bê tông gây ra như đầm dùi, ống bơm…) khi đổ bê tông vào thép và coffa phải đảm bảo không làm sai lệch vị trí thép hay gây nở cho coffa làm cho cấu kiện bị biến dạng, sai lệch so với thiết kế đề ra. Trước khi đổ phải kiểm tra kỹ lưỡng, kịp thời bịt kín các khe hở giữa coffa với nhau tránh tình trạng bê tông chảy nước bằng giấy bao thấm nước, băng keo…kiểm tra các cục kê đảm bảo lớp bảo vệ bê tông. Vệ sinh sạch sẽ phần bên trong và bên ngoài cấu kiện đổ bê tông không để sót vật nào trong ngoài cấu kiện vì khi đổ rồi sẽ không lấy ra được. - Vạch cốt cao độ, cốt nền của khối đổ theo yêu cầu thiết kế. Chuẩn bị mặt bằng tạo khoảng không thao tác, đường vận chuyển từ nơi trộn đến nơi đổ sao cho thuận lợi nhất, bê tông được vận chuyển tới là đổ liên tục không được gián đoạn nếu không sẽ ảnh hưởng đến cường độ cũng như độ liên kết của bê tông với kết cấu thép. - Chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị đổ bê tông như đầm bê tông, xẻng để xúc, xô để đựng……nếu cao phải chuẩn bị giàn dáo như khi đổ cột…… trường hợp đổ vào ban đêm phải chuẩn bị hệ thống chiếu sáng phục vụ cho công tác đổ bê tông. - Bố trí lực lượng nhân công, giám sát kỹ thuật đủ theo yêu cầu công việc. Đổ bê tông cột : - Dùng máng tôn đưa bê tông vào khối đổ qua các cửa sổ. - Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 2m để bê tông không bi phân tầng do vậy phải dùng các cửa đổ. - Đầm được đưa vào trong để đầm theo phương thẳng đứng, khi đầm chú ý đầm kỹ các góc , khi đầm không được để chạm cốt thép. - Khi đổ đến cử sổ thì bịt cửa lại và tiếp tục đổ phần trên. - Khi đổ bê tông cột lớp dưới cột thường bị rỗ do các cốt liệu to thường ứ đọng ở đáy nên để khắc phục hiện tượng này trước khi đổ bê tông ta đổ 1 lớp vữa XM có thành phần 1/2 hoặc 1/3 dày khoảng 10 - 20 cm. Đổ bê tông sàn : - Bê tông được lên bằng vận thăng chuyển ra sàn bằng xe cải tiến, xe cút kít. - Đầm bê tông bằng đầm dùi kết hợp đầm mặt. Đầm dùi để đầm kết cấu dầm, đầm mặt để đầm bản sàn. Đổ bê tông móng : - Bê tông được đổ trực tiếp vào khối đổ hoặc qua máng . - Đầm bê tông bằng đầm dùi. Đầm bê tông : Đầm bê tông là nhằm làm cho hỗn hợp bê tông được đặc chắc, bên trong không bị các lỗ rỗng, bên mặt ngoài không bị rỗ, và làm cho bê tông bám chặt vào cốt thép. Yêu cầu của đầm là phải đầm kỹ, không bỏ sót và đảm bảo thời gian, nếu chưa đầm đủ thời gian thì bê tông không được lèn chặt, không bị rỗng, lỗ. Ngược lại, nếu đầm quá lâu, bê tông sẽ nhão ra, đá sỏi to sẽ lắng xuống, vữa ximăng sẽ nổi lên trên, bê tông sẽ không được đồng nhất. Đối với sàn, nền, mái thì dùng đầm bàn để đầm, khi đầm mặt phải kéo từ từ, các dải chồng lên nhau 5-10cm. Thời gian đầm ở 1 chỗ khoảng 30-50s Đối với cột, dầm thì dùng đầm dùi để đầm, chiều sâu mỗi lớp bê tông khi đầm dùi khoảng 30-50cm, khoảng cách di chuyển đầm dùi không quá 1,5 bán kính tác dụng của đầm. Thời gian đầm khoảng 20-40s. Chú ý trong quá trình đầm tránh làm sai lệch cốt thép.[1] Bảo dưỡng bê tông : Bảo dưỡng bê tông tức là thực hiện việc cung cấp nước đầy đủ cho quá trình thuỷ hoá của xi măng-quá trình đông kết và hoá cứng của bê tông. Trong điều kiện bình thường.Ngay sau khi đổ 4 giờ nếu trời nắng ta phải tiến hành che phủ bề mặt bằng để tránh hiên tượng ‘trắng bề mặt’ bê tông rất ảnh hưởng đến cường độ nhiệt độ 15oC trở lên thì 7 ngày đầu phải tưới nước thường xuyên để giữ ẩm, khoảng 3 giờ tưới 1 lần, ban đêm ít nhất 2 lần, những ngày sau mỗi ngày tưới 3 lần. Tưới nước dùng cách phun (phun mưa nhân tạo), không được tưới trực tiếp lên bề mặt bê tông mới đông kết. Nước dùng cho bảo dưỡng, phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật như nước dùng trộn bê tông. Với sàn mái có thể bảo dưỡng bằng cách xây be, bơm 1 đan nước để bảo dưỡng. Trong suốt quá trình bảo dưỡng, không để bê tông khô trắng mặt.[1] Tổ chức các nhóm thực hiện bao gồm - Bộ phận hướng dẫn chỉ đạo: gồm cán bộ kỹ thuật, đội trưởng đội thi công. Bộ phận chỉ huy này phải có mặt túc trực khi đổ bê tông, kịp thời phát hiện và xử lý mọi tình huống xảy ra trên công trường. - Nhóm kiểm tra: Kiểm tra lại coffa, cốt thép, kẽm buộc…… trước và trong khi đổ. - Nhóm vận chuyển, đổ bê tông: bê tông được chuyển tới vị trí đổ bằng bơm bê tông hoặc bằng xe cút kít vận chuyển đến. - Nhóm hoàn thiện bề mặt bê tông: đảm bảo sau khi đổ bề mặt bê tông đúng cao độ thiết kế nhẵn phẳng hoặc tạo độ dốc cho bê tông. Trong quá trình đổ bê tông chú ý phải đầm dùi thật kỹ để cho bê tông phân bố đều trong kết cấu ( sử dụng đầm dùi máy). - Việc đổ bê tông, hoàn thiện bề mặt bê tông sẽ phải thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật đưới sự chỉ đạo của bộ phận hướng dẫn. Một số lưu ý trong công tác bê tông - Bê tông cột: bê tông đổ cột dùng bê tông thương phẩm được trộn sẵn mang đến công trường bằng xe trộn. Từ đây bê tông được công nhân xúc và đổ thủ công từng xô bê tông vào cột. Bố trí nhân lực gồm người xúc, người vận chuyển, người chuyền, người đầm dùi và người đổ bê tông. Đổ bê tông trên cột cao thì phải bắt giàn dáo. Đảm bảo phối hợp nhịp nhàng mỗi thành viên thực hiện công việc để cho bê tông đổ vào cột được liên tục. Độ cao đổ bê tông cột phải nhỏ hơn 1,5m do đó, ta phải chừa lỗ đổ trên ván khuôn cột đảm bảo độ rơi của bê tông khi đổ cột. Chú ý đầm dùi kỹ để cho bê tông phân bố đều trong cột và tránh rỗ mặt bê tông. Các tầng trên cao dùng cần trục tháp phân bố bê tông để đổ cột. - Bê tông dầm, sàn: do đặt điểm ở Thành phố xe bê tông chỉ có thể vào ban đêm vì vậy công tác đổ bê tông dầm, sàn được tiến hành vào ban đêm cho đến sáng. Dầm, sàn được đổ toàn khối sua khi đã nghiệm thu cốt thép, đường điện âm trong sàn, các vị trí đặt ống nước……xe bê tông được đặt ngoài công trình, được bơm lên sàn bằng vòi bơm. Bố trí đổ bê tông trên sàn gồm hai người điều chỉnh vòi bơm, một nhóm dàn bê tông ra cho đều và đầm dùi. Đổ bê tông tới đâu thì đầm dùi tới đó, đổ bê tông từ trên cao xuống chổ sâu trước sau đó mới đổ chổ cạn. Do sàn rộng nên khi đổ bê tông phải tạo rãnh phân chia một khối bề mặt lớn thành các diện tích nhỏ hơn để đổ. Chú ý đổ bê tông từ giữa ra hai bên. Ngoài ra còn đổ bê tông thành bể nước, thành thang máy, cầu thang…… Khi thi công bê tông cốt thép phải đổ làm nhiều đợt, mạch ngừng giữa các đợt phải xác định trước. Vị trí đặt mạch ngừng sao cho nội lực ở vị trí đó tương đối nhỏ và phải vuông góc với phương truyền lực nén của kết cấu: Đối với cột thì mạch ngừng đặt tại vị trí tiếp giáp giữa đầu cột với mặt dưới của dầm, đối với sàn nấm thì đặt tại chân mũ cột, đối với dầm xiên mạch ngừng đặt tại chân dầm xiên, đối với cầu trục mạch ngừng đặt tại vai cầu trục hay phía trên cầu trục, đối với dầm, sàn mạch ngừng đặt ngay dưới chân bản sàn, sàn không sườn thì mạch ngừng đặt ở bất kỳ vị trí nào miễn sao song song với phương cạnh ngắn, sàn có sườn thì mạch ngừng đặt ở ¼ nhịp sàn nằm về phía bên phải. Chú ý xử lý mạch ngừng phải tạo nhám bề mặt của mạch ngừng. Bảo dưỡng tháo dỡ coffa - Bảo dưỡng bê tông giai đoạn đầu sẽ bắt đầu ngay sau khi bề mặt bê tông đã đủ cứng, không bị vỡ và việc bảo dưỡng phải tiến hành liên tục trong 12 giờ. - Bề mặt bê tông phải luôn giữ ẩm bằng cách tưới nước lên hoặc dùng vật liệu giữ nước phủ lên bề mặt để giữ cho bê tông luôn được ẩm. - Chỉ được tháo dỡ coffa khi cường độ bê tông đạt yêu cầu theo quy phạm thi công và nghiệm thu. Khi tháo coffa không được làm chấn động và rung ảnh hưởng kết cấu bê tông. Ngay sau khi tháo coffa phải kiểm tra sửa chữa tất cả các khuyết tật như vỡ, nứt, nẻ.
Tài liệu liên quan